Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Kinh Đô

Mục Lục

PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 2

PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 5

1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh: 5

2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả KD 5

3. Phân tích và đánh giá HQKD của công ty cổ phần kinh đô 7

3.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 7

3.2. Chỉ tiêu Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh 7

3.3. Doanh lợi của vốn tự có 8

3.4. Doanh lợi của doanh thu bán hàng 9

3.5. Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh 10

3.6. Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh 10

4. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh một số lĩnh vực: 12

4.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định 12

4.2. Chỉ tiêu sức sinh lời 12

4.3. Chỉ tiêu sức sản xuất 12

5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 13

5.2. Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động 13

5.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương 14

5.3. Năng suất lao động 14

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh: 15

6.1. Các nhân tố bên trong 15

6.1.1. Lực lượng lao động 15

6.1.2. Hoạt Động Phát Triển Nguồn Nhân Lực 15

6.1.2.2 Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 16

6.1.3. Bộ phận quản trị doanh nghiệp 17

6.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 18

6.2.1. Môi trường pháp lý 18

6.2.2. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế 19

6.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng 20

Phần III: Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: 21

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết và hợp tác như mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư vào Nutifood, Eximbank... Tháng 12/2008, Kinh Đô chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dương. Nhà máy được đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc khép kín, hiện đại, tiên tiến bậc nhất trên thế giới theo công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu khu vực và quốc tế. Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á. Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn. PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Bản chất của hiệu quả kinh doanh: Khái niệm Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả bằng công thức chung nhất như sau: H = K/C Trong đó H – hiệu quả; K – kết quả đạt được; C – hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó. => Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả KD Sự cần thiết phải tính hiệu quả kinh doanh Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi DNKD là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, DN phải sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường. Để sản xuất phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. DN càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Để sử dụng tiết kiệm nguồn lực DN phải có chiến lược KD đúng, phân bổ nguồn lực đúng và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện mới của thị trường. Để làm điều đó cần đo lường hiệu quả. Thông qua kết quả đo lường này mà biết hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và các nguồn lực ở mức độ nào. Từ đó mới biết chiến lược có còn đúng ở mức độ nào, phân bổ nguồn lực còn đúng ở mức độ nào,… để điều chỉnh chúng. Như thế, đánh giá để cung cấp các thông tin hiệu quả là tất yếu để phục vụ cho việc ra quyết định KD. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm buộc mọi DN phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận các DN nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi DN trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường – tức KD không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng tồn tại. Để duy trì lợi thế về giá cả DN phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các DN khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất KD với hiệu quả cao, DN mới có khả năng đạt được điều này. Hiệu quả KD càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để DN thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận 3. Phân tích và đánh giá HQKD của công ty cổ phần kinh đô 3.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Ta có bảng số liệu sau: (Nguồn số liệu) Chỉ tiêu Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh Đây là chỉ tiêu tốt nhất, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả cho mọi DN thuộc mọi ngành kinh tế. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn, càng chứng tỏ tính hiệu quả cao. Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô So sánh với các DN cùng ngành Trừ năm 2008 thì trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh” của DN có xu hướng tăng. Năm 2009 tăng mạnh khoảng 60% so với năm 2007. Năm 2010 giảm nhẹ khoảng 7,6% so với năm 2009. Chứng tỏ DN làm ăn càng ngày hiệu quả càng cao. Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 DN lớn cùng ngành ta thấy nhìn chung Kinh Đô vẫn cao hơn. Vì thế so với ngành thì Kinh Đô làm ăn CÓ hiệu quả hay Kinh Đô sử dụng tổng vốn kinh doanh CÓ hiệu quả. Doanh lợi của vốn tự có Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng tốt. Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô So sánh với các DN cùng ngành Trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Doanh lợi của vốn tự có” của Doanh nghiệp không ổn định. Năm 2009 tăng mạnh khoảng 136,6% so với năm 2007,. Năm 2010 giảm khoảng 28,6%. Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 Doanh nghiệp lớn cùng ngành ta thấy nhìn chung Kinh Đô vẫn cao hơn Bibica, giai đoạn 2009 – 2010 cao hơn Hải Hà và không có xu hướng giảm như Hải Hà. Vì thế so với ngành thì Kinh Đô kinh doanh CÓ hiệu quả hay Kinh Đô sử dụng tổng vốn tự có CÓ hiệu quả. Doanh lợi của doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Doanh thu bán hàng của Kinh đô được tính bằng tổng giá trị các khoản đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô So sánh với các DN cùng ngành Trừ năm 2008 thì trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh” của DN có xu hướng tăng. Năm 2009 tăng mạnh khoảng 87,7% so với năm 2007. Năm 2010 giảm nhẹ khoảng 12,3% so với năm 2009. Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 DN lớn cùng ngành ta thấy Kinh Đô cao hơn nhiều so với Hải Hà và Bibica. Một đồng doanh thu bán hàng của Kinh Đô tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với Hải Hà và Bibica. Vì thế so với ngành thì Kinh Đô kinh doanh CÓ hiệu quả. Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này không trực tiếp đánh giá hiệu quả mà chỉ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh ở một thời kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô So sánh với các DN cùng ngành Trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh” tương đối ổn định, giữa các năm không có sự thay đổi đáng kể. Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 DN lớn cùng ngành ta thấy Kinh Đô kém xa 2 DN này. 1 đồng vốn kinh doanh của Kinh Đô đem lại ít doanh thu bán hàng hơn so với Hải Hà và Bibica. Chứng tỏ sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh chưa đạt hiệu quả Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này cũng không trực tiếp đánh giá hiệu quả kinh doanh, chỉ cho biết 1 đồng CPKD bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô So sánh với các DN cùng ngành Trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh” ở Công ty Cổ phần Kinh Đô có xu hướng giảm. Cho thấy càng ngày 1 đồng CPKD bỏ ra càng thu được ít doanh thu hơn. Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 DN lớn cùng ngành ta thấy Kinh Đô cao hơn Bibica và thấp hơn Hả Bảng tổng hợp Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh một số lĩnh vực: Hiệu quả ở lĩnh vực đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu xác định. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng nguồn lực cá biệt cụ thể. Phân tích hiệu quả ở từng lĩnh vực là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguốn lực và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định So sánh với các Cty cùng ngành Chỉ tiêu sức sinh lời Chỉ tiêu sức sinh lời của 1 đồng vốn dài hạn cho thấy cứ 1 đồng vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng tiền lãi, biểu hiện trình độ sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp. Sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định ở Cty Kinh Đô trong các năm 2007 – 2010 không ổn định. Biểu hiện ở chỗ từ năm 2007 đến 2009 tăng mạnh 71% nhưng đến 2010 lại giảm 22,6%. Khi so sánh với các Doanh nghiệp cùng ngành thì Kinh Đô là cao nhất. Chỉ tiêu sức sản xuất Chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng doanh thu. Ta thấy chỉ tiêu này ở Cty Kinh Đô hầu như đều lớn hơn 2 và giữ ở mức ổn định, không biến động nhiều. Đây là một điểm đặc trưng ở các Cty bánh kẹo, bởi vì tài sản cố định chỉ chiếm một tỉ lệ thấp trên tổng tài sản và doanh thu thì luôn cao hơn rất nhiều so với tài sản cố định. Tuy nhiên khi so sánh với các Doanh nghiệp cùng ngành thì Kinh Đô tỏ ra thấp hơn Bibica và kém xa Hải Hà. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn cố định của Cty Kinh Đô CÓ hiệu quả. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nhân tố sang tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Mức sinh lời của lao động, năng suất lao động và hiệu suất tiền lương Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động Thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động. Sức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ tính toán. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức cụ thể sau: ΠBQLĐ = ΠR/LBQ Trong đó: ΠBQLĐ là lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong kì ΠR là lợi nhuân ròng trong kì LBQ là số lao động bình quân trong kì Năm 2009 với mức lợi nhuận thuần là 522.943.000.000(đồng) nên ΠBQLĐ là 188.041,352 đồng/người. Năm 2010 (9 tháng đầu năm) có mức lợi nhuận thuần là 489.088.200.000(đồng) nên ΠBQLĐ là 175.867.745,4 đồng/người. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương Phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được bao nhiêu đồng kết quả. Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc doanh thu: SSXTL = ΠR/ΣTL Trong đó: SSXTL là hiệu suất tiền lương của lì tính toán ΣTL là tổng quĩ tiền lương và thưởng trong kì Năm 2009: Tổng quỹ lương và thưởng là 9.889.841.000(đồng) với lợi nhuận thuần là 522.943.000.000(đồng) nên SSXTL là 52,877 Năm 2010 (9 tháng đầu năm): Tổng quỹ lương và thưởng là 1.042.720.000(đồng) với lợi nhuận thuần là 489.088.200.000(đồng) nên SSXTL là 469,050 5.3. Năng suất lao động Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán được xác định: NSBQLĐ = K/LBQ Trong đó: NSBQLĐ: là năng suất lao độngbình quân của kì tính toán K: Kết quả của kỳ tính toán bắng đơn vị hiện vật hoặc giá trị Năm 2009: Công ty sản xuất được 18.922.325(thùng) nên NSBQLĐ là 6804(thùng) Năm 2010 (9 tháng đầu năm) : Công ty sản xuất được 17.430.551 (thùng) nên NSBQLĐ là 6267 (thùng) 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh: 6.1. Các nhân tố bên trong 6.1.1. Lực lượng lao động Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay CTC Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 2.781 người. Năm 2010 là năm đánh dấu sự thay đổi căn bản về tổ chức và nhân sự của Kinh Đô. Để vận hành những quy trình mới, Kinh Đô đã mời những nhân tài từ các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến hợp tác, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao và cấp trung tại công ty, phối hợp với các cấp quản lý và đội ngũ nhân sự hiện tại của Kinh Đô, cùng định hướng chiến lược của các thành viên kỳ cựu, chung sức xây dựng một Kinh Đô mang diện mạo mới, tầm cao mới. Chính họ với phong cách làm việc trẻ trung, năng động, sáng tạo, bài bản…đã thổi một luồng sinh khí mới vào Kinh Đô, mang lại hiệu quả cao hơn cho tổ chức, cùng xây dựng nền tảng để Kinh Đô phát triển vững mạnh trong tương lai. 6.1.2. Hoạt Động Phát Triển Nguồn Nhân Lực 6.1.2.1. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ CÓ CHUYÊN MÔN CAO, HỢP TÁC, CỐNG HIẾN VÀ HƯỚNG ĐẾN KHÁCH HÀNG Nằm trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, với mục tiêu xây dựng tập đoàn Kinh Đô nằm trong Top 25% (Ngành hàng Tiêu dùng) là một trong những doanh nghiệp được ưa thích trên thị trường lao động Việt Nam. Để triển khai thành công các dự án mang tính chiến lược này, Tập đoàn Kinh Đô đã và đang triển khai các kế hoạch sau: Xây dựng đội ngũ làm việc theo tinh thần Together, We Win, với mục đích xây dựng Kinh Do Group có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, hợp tác, cống hiến và hướng đến khách hàng. Từng bước chuyển đổi cách tiếp cận của Tập đoàn theo định hướng Dựa trên năng lực của cá nhân có gắn với kết quả kinh doanh của từng tổ chức thuộc tập đoàn. Đây được xem là chìa khóa mang tính cốt lõi để tối đa hóa nguồn lực và tổ chức nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của Kinh Đô với các doanh nghiệp khác trên thị trường. 6.1.2.2 Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty. Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐ Cty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Năm 1996 công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Năm 2000, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực. Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002:2000. Công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's. 6.1.3. Bộ phận quản trị doanh nghiệp  Ông TRẦN KIM THÀNH - sáng lập Tập đoàn Kinh Đô và đưa Kinh Đô phát triển vượt bậc trở thành Tập Đoàn đa ngành về thực phẩm, bán lẻ, bất động sản và tài chính. Bằng khả năng và sự nhạy bén của mình, Ông đã thành công trong việc hoạch định chiến lược và tổ chức hệ thống quản lý điều hành Công ty Kem KiDo, đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao sau khi mua lại nhà máy kem Wall’s từ Unilever. Hiện Ông Thành là Chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Kinh Đô và đang giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều công ty tầm cỡ tại Việt Nam. Ông TRẦN LỆ NGUYÊN - người đồng sáng lập Tập Đoàn Kinh Đô. Ông đã thành công trong quyết định mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever và đã giúp Kinh Đô có được bước phát triển vượt bậc. Bà VƯƠNG BỬU LINH - Sáng lập viên - Thành Viên Hội Đồng Quản Trị. Bà là người định hướng chiến lược ứng dụng ERP của SAP vào Kinh Đô, giúp nâng cao khả năng quản lý hiệu quả và ra quyết định nhanh chóng, chính xác trong toàn hệ thống Kinh Đô. Bà VƯƠNG NGỌC XIỀM - Sáng lập viên - Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Bà Vương Ngọc Xiềm tham gia điều hành Kinh Đô từ những ngày đầu thành lập. Bà đã có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý điều hành chuỗi cửa hàng Kinh Đô Bakery, hệ thống các cửa hàng nhượng quyền và đột phá với chuỗi cửa hàng K-DO Bakery & Cafe. 6.1.2.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Năm 1999, Ban Giám Đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm. Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt được ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty chú trọng nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống, chuẩn hóa các quy trình làm việc và tập trung xây dựng mô hình SBU (Strategic Business Unit - Đơn vị kinh doanh chiến lược), giúp từng đơn vị bám sát tình hình hoạt động của mình và có trách nhiệm hơn. 6.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 6.2.1. Môi trường pháp lý Hiện nay, sản phẩm bánh kẹo là một trong những mặt hàng không thể thiếu đối với cuộc sống, nó có mặt trong hầu như các hoạt động như ngày lễ tết, kỉ niệm,… và đó là những món quà không thể thiếu đối với người Việt Nam. Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô là một trong những công ty bánh kẹo lớn nhất của Việt Nam và được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Trong những năm vừa qua Kinh Đô đã đạt được những thành công và hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên để đạt được nhữn điều đó công ty đã vượt qua rất nhiều khó khan từ môi trường bên ngoài. Đầu tiên phải kể đến đó là ảnh hưởng của môi trường pháp lý. Ngành sản xuất bánh kẹo tuy được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định tuy nhiên cung chịu ràng buộc bởi các chính sách pháp lý liên quan tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên với việc sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, được kiểm đinh rất kỹ trước khi đem vào sản xuất có thể nói các sản phẩm của Kinh Đô luôn co chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất do đó luôn dành được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Kinh Đô luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh kẹo của Việt Nam với mức doanh thu 24% và chiếm 45% thị trường bánh kẹo nội địa. 6.2.2. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế tác động tới Kinh Đô đó là trên các mặt : Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, giá thành nguyên vật liệu nói chung, các yếu tố kinh tế vĩ mô… - Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất đảm bảo thì các nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng bánh kẹo cũng tăng cao và ngược lại. - Cùng với vấn đề tăng trưởng kinh tế còn có các yếu tố tác động làm giá cả thị trường biến động tăng ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu tăng. Do nguyên vật liệu: đường, sữa… chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (65%-70%) nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh cua công ty. - Kinh Đô không chỉ sản xuất bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng nội địa mà doanh thu từ việc xuất khẩu cũng chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty nên tỷ giá hối đoái cũng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Tỷ giá hối tác động đến giá cả 1 số nguyên vật liệu nhập khẩu và các trang thiết bị máy móc sản xuất chủ yếu mua từ nước ngoài. 6.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với việc không ngừng mở rông quy mô sản xuất cùng với việc mua những dây chuyền sản xuất tiên tiến của nước ngoài mỗi năm Kinh Đô mang tới cho người tiêu dung gần 40 loại sản phẩm Phần III: Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh Đô ở phần trên, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét chung sau đây: - So với 2 công ty cùng ngành là Bibica và Hải Hà, hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Kinh Đô ở mức tương đối cao, sự chênh lệch qua các năm lớn, đặc biệt là sự biến động rất mạnh giữa những năm 2007, 2008 và 2009. - Doanh lợi doanh thu bán hàng của Kinh Đô cao hơn rất nhiều, vượt xa đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy, Kinh Đô có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, chi phí mà Kinh Đô bỏ ra đầu tư cho mỗi năm là rất lớn nhưng sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh lại giảm đáng kể qua các năm. - Sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định không ổn định nhưng vẫn khá cao. Sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định giữ ở mức ổn định, không biến động nhiều nhưng tỏ ra thấp hơn Bibica và kém xa Hải Hà. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định là chưa cao. - Tuy năm 2010 đánh dấu sự thay đổi căn bản về tổ chức và nhân sự của Kinh Đô nhưng lại chưa đem lại hiệu quả sử dụng lao động cao. Ngoài ra, việc mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico hay những chiến lược mở rộng thương hiệu khác của Kinh Đô cũng còn có những hạn chế, thể hiện ở việc có quá nhiều nhãn hiệu con nhưng không nhãn nào thực sự nổi tiếng. Khi mà thương hiệu tập đoàn không thực sự mạnh sẽ khó để mang lại sự uy tín cho những thương hiệu con. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn. Như đã nói ở trên, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm. Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh để làm căn cứ đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ tiếp theo. Ngoài ra, muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh, qua đó phát hiện và tìm kiếm cơ hội trong kinh doanh của mình. Để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của Kinh Đô trong lĩnh vực thực phẩm, nhóm chúng tôi có thể đề xuất một số giải pháp như sau: Một là, Kinh Đô cần phải chú trọng tới các biện pháp tập trung tăng doanh thu bán hàng như: - Nâng cao chất lượng hàng hóa - Chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ gia tăng, đưa ra các dịc vụ gia tăng mới - Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… Các biện pháp này chủ yếu tập trung vào việc thu hút khách hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu tiềm ẩn hoặc kích thích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số bán ra, từ đó tăng doanh thu bán hàng, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng cần được quan tâm đầu tiên. Doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ là không đạt được hiệu quả khi chi phí quá lớn. vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu-giảm chi phí hoặc giữ vững doanh thu-giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí cùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt hiệu quả. Các biện pháp cụ thể đưa ra như: Giảm chi phí mua các yếu tố đầu vào; Giảm chi phí lưu thông, bán hàng đại lí, bảo quản hàng hóa, quản lý hành chính… Ba là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn - Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa - Nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản cố định - Tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo kinh đô.doc
Tài liệu liên quan