Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa giống thuần ở trung tâm lúa Văn Điển - Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội

Phần I: Phần mở đầu 4

 

1.1. Sự cần thiết của đề tài 5

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6

1.2.1. Mục tiêu chung 7

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 7

1.3. Đối tượng nghiên cứu 7

1.4. Phạm vi nghiên cứu 7

 

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 8

 

2.1. Một số vấn đề kinh tế ngành trồng trọt 8

2.2. Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất giống lúa

thuần. 11

 2.2.1. Sơ lược về giống lúa thuần 11

 2.2.2.Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất giống lúa thuần 12

 2.2.3.Đặc điểm về kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần 15

 2.2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và

hiệu quả kinh tế 20

 2.2.5. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu tình hình sản

xuất giống lúa thuần. 23

 2.3. Tình hình sản xuất giống lúa thuần ở Việt Nam 24

 2.4. Các vấn đề về hiệu quả kinh tế 25

 2.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế 25

 2.4.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 26

 2.4.3.Phân loại hiệu quả kinh tế 27

 2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 28

 2.4.5. Vai trò và ý nghĩa cảu việc đánh hiệu quả kinh tế 29

 

Phần III: Tổng quan địa bàn nghiên cứu và phương pháp

nghiên cứu 31

 

 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31

 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32

 3.2. Phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung 35

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 36

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa giống thuần ở trung tâm lúa Văn Điển - Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm có tháng lên tới 2000mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Lượng bốc hơi trung bình là 980mm. Chế độ gió phân thành 2 mùa rõ rệt: gió mùa đông bắc và gió đông nam đặc biệt những ngày nóng bức do xuất hiện gió tây nam làm ảnh hưởng tới cây trồng và con người. Vào mùa mưa có những tháng mưa lớn thường kèm theo gió gây bão úng lụt ở một số diện tích ảnh hưởng đến việc sản xuất của trại. Song nói chung điều kiện khí hậu ở đây tương đối thuận lợi cho việc sản xuất ngành trồng trọt. Đối với ngành lai tạo giống thuần việc đa dạng các loại giống có nguồn gốc nhiệt đới nhất là các giống có nguồn gốc từ viện nghiên cứu là cần thiết. 3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội. 3.1.2.1.Nguồn tài nguyên Nguồn nước: nằm trong hệ thống thuỷ lợi của Viện, Trại Văn Điển có hệ thống mương to nhỏ khá hoàn chỉnh. Tất cả đều được cứng hoá kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Tình hình sử dụng đất đai ở trại được thể hiện ở Biểu 4 Biểu 4: Tình hình sử dụng đất đai của trại Văn Điển Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 28 100 I. Đất nông nghiệp 22 78.57 1. Đất trồng trọt 22 100 - Đất sản xuất đại trà 18.889 85.85 - Đất sản xuất thí nghiệm 3.11 14.15 2. Đất trồng cây lâu năm 0 0. II. Đất chuyên dùng 6 12.73 -Khu nhà hành chính 2 33.3 -Khu kho bãi 1.5 25 -Khu sân phơi 1 16.66 -Khu đất thuỷ lợi 1 16.66 -Đất giao thông 0.5 5.55 III. Đất ở 0 0 IV. Đất chưa sử dụng 0 0 Một số chỉ tiêu bình quân - Đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp 0.66 _ -Đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp 0.66 _ (Theo số liêu thống kê năm 2001của trại) Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên của trại là 28 ha phân chia theo các loại như sau: Đất nông nghiệp là 22ha chiếm 78,57% tổng diện tích đất từ nhiên như vậy đất đai được sử dụng cho sản xuất giống thuần là chủ yếu. Trong đó đất sử dụng cho sản xuất đại trà là 18,889ha chiếm 85,85% diện tích đất nông nghiệp. Đất dùng trong sản xuất thí nghiệm là 3,1112 chiếm 14,15% diện tích đất nông nghiệp. Điều này chứng tỏ bên cạnh việc sản xuất thí nghiệm trình diễn các dòng giống được nghiên cứu từ các bộ môn trong Viện, các giống nhập nội thành công trại tiến hành ngay sản xuất đại trà để đưa ra cho các địa phương sản xuất ben cạnh đó còn có cac loại đất dụng cho khu hành chính, kho bãi, sân phơi, đất thuỷ lợi song tất cả chỉ có 6 ha. Đất chưa sử dụg đến năm 2001 là không còn, trại đã đưa vào sử dụng hết do đó các biện pháp nâng cao năng xuất chỉ còn là thâm canh tăng vụ, trại cần đưa ra các biện pháp để nâng cao năng xuất cây trồng theo chiều sâu. Cuối cùng nhìn vào biển ta thấy bình quân đất nông nghiệp trên khẩu là 0,66ha. Đây là một lợi thế cho các hộ nông dân bởi lẽ bên cạnh việc sản xuất giống thuần hộ nông dân có thể luân canh tăng vụ và trồng xen các cây trồng khác nhau như khoai tây, đậu tương và ngô đông. Tình hình sử dụng lao động của trại: Tình hình sử dụng lao động của trại được thể hiện qua Biểu 5. Biêu 5:Tình hình sử dụng lao động ở trại Văn Điển Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu 1.Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu nông nghiệp Nhân khẩu phi nông nghiệp 2.Tổng số hộ Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp 3.Tổng số lao động quy 4.Một số chỉ tiêu bình quân Nhân khẩu/hộ Nhân khẩu nông nghiệp/hộ LĐ quy/hộ Người “ “ “ “ “ lđ người “ lđ 46 31 15 40 31 9 46 1,15 0,775 1,15 100 67,39 32,60 100 77,50 22,50 100 Theo nguồn số liệu của trại trại có 46 cán bộ công nhân viên. trong đó số nhân khẩu nông nghiệp có 31 người chiếm 67,39% tổng số nhâ khẩu, đây chính là tổng số công nhân của trại và số công nhân này có mặt bằng kiến thưc chuyên môn cao đều từ sơ cấp trở lên có người ở trình đọ đại học. Nhân khẩu phi nông nghiệp có 15 người chiếm 32,6% tổng số nhân khẩu, trong đó có 6 người là kỹ sư, 8 người trung cấp, 1 người thạc sỹ. Qua đây cho thấy mật độ chất xám của trại tương đối cao, chất lượng tốt, có điều kiện thích nghi cao với đồng đất Việt Nam. Tuy nhiên, cần tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của trại. 3.1.1.2. Cơ sở vật chất hạ tầng. Đối với Trại Văn Điển cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ với dãy nhà làm việc khang trang, khu nhà kho rộng thoáng mát, khu sân phơi tráng nắng. Các công cụ phục vụ cho sản xuất như ô tô, máy cày, máy kéo tương đối đầy đủ. Song cơ sở hạ tần ở đây đôi chỗ đã xuống cấp cần có biện pháp thay thế tu bổ để nâng cấp cho trại, trại vẫn còn thiều nhiều dụng cụ phục vụ cho sản xuất thí nghiệm như máy phân loại hạt, cân phân tích, máy đo độ ẩm.. 3.1.2.3. Truyền thống sản xuất và phương pháp sản xuất của trại Trại thí nghiệm Văn Điển thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam được thành lập từ năm 1952 với tổng diện tích đất canh tác là 22 ha, số cán bộ công nhân viên là 46 người. Nhiệm vụ chính yếu của trại là phục vụ thí nghiệm đồng ruộng, phục vụ cho các bộ môn nghiên cứu của Viện gửi khảo nghiệm, những giống nhập nội. Các dòng giống siêu nghuyên chủng, nguyên chủng,tiến bộ kỹ thuật được sản xuất thí nghiệm trình diễn, thí nghiệm so sánh, nhân và sản xuất đại trà. Kết quả thu được hàng năm được trại chuyển giao xuống các địa phương. Mạng lưới chuyển giao của trại vô cùng rộng 28 tỉnh thành trong cả nước từ miền Bắc vào miền trung. Cho đến nay trại đã thí nghiệm thành công các giống như: X21, Xi23, NX30, Dt10, DM18-55, lúa tám, C70, C71, DM18-20, KD18, Q5, AYT77, CN2... hàng năm cung cấp cho các địa phương hàng trăm tấn thóc giống, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cho một số giống mới. Trại còn xây dựng mô hình thâm canh tăng năng xuất giúp một số địa phương tổ chức nhân và sản xuất các giống lúa thuần và lai. 3.2.Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1.Phương pháp nghiên cứu chung. Phương pháp duy vật biện chứng. Là phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội. Trên cơ sở xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó rằng buộc lẫn nhau .Chúng có tác dụng ảnh hưởng qua lại với nhau trong quá trình phát triển : Chẳng hạn quá trình chuyển giao kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả nghiên cứu, kết quả sản xuất thí nghiệm kết quả sản xuất đại trà. Khi các yếu tố này biến động hay thay đổi thì ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Phương pháp duy vật lịch sử. Là phương pháp mà trong quá trình nghiên cứu, xem xét đánh giá sự vật hiện tượng, phải tuân theo quan điểm lịch sử vì mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc lịch sử của nó. Khi nghiên cứu sự biến động phát triển của hiện tượng thì phải xem xét sư biến động trước đó. Giả sử DT10: có nguồn gốc từ viện di truyền. C70: có nguồn gốc nhập nội. NX30: từ bộ môn chọn tạo giống. NR11: viện KHKTNN Việt Nam. 98-30: trại thí nghiệm Văn Điển. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. Phương pháp thống kê kinh tế . Đây là phương pháp nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Thực chất của phương pháp này là tổ chức diều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác kịp thời, tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu dựa vào phân tổ thống kê phân tích tài liệu, thu thập và chỉnh lí được dựa trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng, dự báo xu hướng phát triển chung của chúng và đi dến tổng hợp lý thuyết sau đó đề xuất giải pháp . Chọn điểm nghiên cứu . Dựa trên sự cần thiết nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã lựa chọn trại thí nghiệm Văn Điển thuộc viện KHKTNN Việt Nam để nghiên cứu.Vì đây là chiếc nôi của việc sản xuất giống lúa thuần .Một số năm gần đây nhu cầu về lúa thuần ngày một cao .Hơn nữa mạng lưới hoạt động của trại với các địa phương là rất rộng chiếm 28 tỉnh thành trong cả nước do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần là rất cần thiết. Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập thông qua tài liệu có sẵn. Từ các tài liệu đã có sẵn và đã được công bố trên sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua các kết quả nghiên cứu khoa học, luận văn phó tiến sĩ, luận văn tốt nghiệp đại học và còn được lấy từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của trại. Thu thập tài liệu điều tra bằng phương pháp phỏng vấn các hộ công nhân của trại theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra như: Tình hình sản xuất chung, tình hình giao nộp sản phẩm. Phương pháp chuyên gia. Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học,cán bộ chỉ đạo, các hộ gia đình có kinh nghiệm trong sản xuất. Từ đó thu thập được các ý kiến về lý luận đánh giá thực trạng tình hình, định hướng và đưa ra giải pháp. Phương pháp này được tổ chức bằng cách trao đổi với các chuyên gia. Phương pháp so sánh. Là phương pháp phổ biến khi phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế. So sánh và đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của hiện tượng. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt hiệu quả và kém hiệu quả, đạt dược cao hay thấp so với yêu cầu. Từ đó mà xác định định hương sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Dựa trên số liệu thu thập từ tài liệu sẵn có và số liệu điều tra tiến hành xử lý trên máy tính tay, Excel. Từ các số liệu đã xử lý tiến hành phân tích để hiểu rõ bản chất, tính chất, quá trình phát triển của hiện tượng nghiên cứu Phương pháp dự báo. Nhằm mục đích xác định định hướng phát triển sản xuất của địa phương trong thời gian tới. Dựa vào thực trạng điều kiện phát triển sản xuất của địa phương, nhu cầu của thị trường về giống lúa thuần tiêu thụ, từ đó đề ra phương hướng phát triển và quy mô của sản xuất như cơ cấu chủng loại giống lúa giúp cho các hộ công nhân có định hướng sản xuất trong tương lai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều phương pháp dự báo. Đề tài này chúng tôi dựa vào lượng tăng hay giảm bình quân. Song phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tăng hay giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự báo: ^ Yn+h = Yn + a * h Yn : mức độ cuối cùng của dãy số biến động theo thời gian. a = Yn-Y1 n-1 Là lượng tăng hay giảm bình quân. h-là tầm xa của dự báo. Yn+h: Là mức độ dự báo thời gian n+h. Phần IV Kết quả nghiên cứu Qua thời gian xuống địa bàn, chúng tôi nhận thấy rằng các quy trình sản xuất lúa giống vô cùng phức tạp. Mặc dù thời gian sinh trưởng của mỗi giống chỉ dao động từ 90 đến 193 ngày song trong đó bao gồm nhiều công đoạn để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất giống thuần là không dễ dàng chút nào. Bởi lẽ đây là cơ quan đầu não trong ngành lai tạo giống thuần, nhiệm vụ chính của trại không phải là kinh doanh vì thế cho nên mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà còn đánh giá hiệu quả kinh tế trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với các địa phương trong cả nước. 4.1. Tình hình sản xuất và kết quả hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần. 4.1.1. Tình hình diện tích sản xuất. Tình hình diện tích sản xuất lúa giống ở trại được thể hiện qua 2 Biểu 6 và 7. Biểu 6: Tình hình phân bổ diện tích theo nhóm hộ stt Nhóm hộ Diện tích(m2) Cơ cấu(%) Nguyễn Thị Ninh 4494.0 2.38 Nguyễn Thị Bích 4164.5 2.20 Trần Văn Thể 4915.8 2.60 Nguyễn Văn Tuyền 9927.0 5.25 Phạm Thị Khuyên 4450.0 2.36 Nguyễn Tú Anh 4481.5 2.37 Vũ Đình Lương 5060.0 2.68 Lê Thị Toan 5680.5 3.00 Vũ Thị Mai 4500.0 2.38 Trần Văn Luyện 5898.0 3.12 Nguyễn Thị Thi 9178.5 4.86 Lê Văn Dũng 14109.5 7.47 Phạm Thị Hồng 4940.0 2.61 Lê Văn Hiu 5167.5 2.73 Đào Thị Thanh 4800.0 2.54 Trần Thanh Thuý 4771.6 2.53 Trần Văn Thông 12825.6 6.78 Bùi Hươn Bê 5492.0 2.90 Lê Quang Hoạt 4524.1 2.39 Lê Quốc Thẩm 4362.5 2.31 Phạm Thị Loan 5758.9 2.05 Phạm Thị Thơm 4910.5 2.59 Trần Thị Xuyến 4605.1 2.44 Phạm Thị Thi 6951.6 3.68 Bùi Thanh Minh 7367.6 3.90 Trần Bích Vân 8512.8 4.50 Trần Văn Nguyên 5745.5 3.04 Bùi Hương A 4530.3 2.39 Bùi Minh Hải 5112.3 2.70 Trần Thị Bé 6028.7 3.19 Trần Văn Thiết 5625.4 2.98 Tổng 188891.3 100 Tình hình phân bổ diện tích theo nhóm hộ được thể hiện qua Biểu 6. Tổng số hộ công nhân trong trại là 31 hộ, phân bổ diện tích cho các nhóm hộ khác nhau là khác nhau dao động từ 4000 m2 đến 14000m2 . Nói chung đây là khoảng diện tích không phải nhỏ để cho người công nhân sản xuất các giống lúa ngoài ra còn thực hiện sản xuất xen canh các cây trồng như khoai tây, lạc , ngô đông. Hộ có diện tích gieo trồng lớn như : Gia đình anh Dũng 14109.5 m2, gia đình ông Thông 12825.6m2, ông Tuyền 9927m2, gia đình bà thi 9178.5m2 . Gia đình chị Vân 8512.8m2. Bên cạnh đó gia đình có diện tich sản xuất ít nhất là gia đình chị Bích 4164.5m2 .Số còn lại giao động từ 4500m2 đến 7000m2 . Tại sao lại có những hộ có diện tích gieo trồng lớn như vậy bởi lẽ phần vì các gia đình này có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất giống lúa thuần , phần vì các gia đình này đông lao động. Do đó các gia đình này có được sự tín nhiệm ở trại thí nghiệm Văn Điển. Với số diện tích giao cho các gia đình không phải là nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thâm canh lúa giống và trồng xen các cây vụ đông. Ơ biểu 7 thể hiện tình hình phân bổ diện tích theo giống lúa ta thấy rằng tổng diện tích gieo trồng qua 3 năm 1999 , 2000 ,2001 là không thay đổi 188891.3 m2 . Song trong mỗi năm diện tích trồng giống lúa có sự thay đổi đáng kể theo kế hoạch của viện và theo kế hoạch nghiên cứu của trại. Năm 1999 các giống lúa chủ đạo là LT5 TBKT (12041.9 m2) , Khang dân (26645.9 m2), AYT 77 (17426.3 m2), ngoài ra còn một số giống khác cũng được gieo trồng nhưng diện tích nhỏ hơn như LT1 , Q5, BM 98-20 ,NR 11,98-30, Nếp, Thóc thương phẩm để phục vụ nhu cầu lương thực nội bộ trong trại Năm 2000 có sự thay đổi nhỏ hai giống lúa thóc thơm LT1 và LT5, hai giống Nếp cùng với các giống AYT 77, Xi 23, X 21, NX 30 là các giống lúa chủ đạo được trồng diện tích thóc thịt có sự thay đổi theo chiều hướng giảm từ 13226.9 xuống 9551.8 m2. Đến năm 2001 với tổng diện tích là 188891.3 m2 được phân bổ cho các giống như sau : LT 1 :16202.6 m2, LT5 : 18041.9 m2, Khang dân: 23321.0 m2 , NR11 NC: 11118.5 m2 , AYT77 : 19426.3 m2 , Xi23: 25459.7m2, NX: 3017256.6m2. Hai giống nếp lần lượt là 9438m2 và 8952.5m2. Như vậy nếu đánh giá sự biến động diện tính qua 3 năm phân bổ theo giống có sự biến động đáng kể, dưới đây là số lượng biến động và lý do tại sao lại có sự tăng giảm diện tích như vậy. Nếu so sánh năm 2000 với năm 1999 diện tích lúa thơm LT1 TBKT tăng 24,6% ( số tương đối) hay 3000m2 (số tuyệt đối ) . Diện tích lúa LT5 TBKT cũng tăng một lượng không nhỏ: 19,2% hay 2000m2. Tại sao lại có sự tăng đáng kể như vậy trong hai giống lúa thơm. Phải chăng câu trả lời là do nhu cầu về chất lượng của xã hội ngày càng tăng. Các vùng chuyên môn hoá sản xuất lúa chất lượng cao như Hải Hậu (Nam Định ), Hoa Lư (Ninh Bình ) ... Càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Diện tích lúa Khang Dân 18NC lại giảm một cách đáng kể từ 29321.0 m2 xuống 20321m2 tức là giảm 30.7% hay 9000m2. Giống lúa Q5 lại có sự tăng vọt trong diện tích gieo trồng từ 7456m2 lên 12456.8m2, tăng 5000m2 tức 66.8% . Tại sao lại có sự tăng giảm đột ngột như thế trong kế hoạch sản xuất phải chăng là do yếu điểm của giống lúa Khang Dân. Tỷ lệ hạt lép rất cao do đó kết quả sản xuất xuống. Lại nói về giống lúa AYT 77 diện tích đang từ 17426.3m2 xuống 15426.3m2, giảm 2000m2 tức 11,2%. Cùng với số phận AYT 77, Xi 23 cũng bị tụt diện tích trong kế hoạch gieo trồng năm 2000 con số không phải là nhỏ 5000m2 tức 19.6% . Các giống lúa Nếp có diện tích gieo trồng tăng lên. Bởi lẽ một số vùng như : ven biển , chiêm chũng, rồi một số tỉnh Tây Bắc có nhu cầu về lúa nếp phục vụ mục đích của mình. Nhìn lại hai năm 1999 và 2000, nói chung cơ cấu giống lúa có nhiều biến động. Vì mục đích chung của trại và cũng là mục đích yêu cầu chuyển giao của các địa phương. So sánh tốc độ tăng trưởng năm 2001 với năm 2000, ta phải nhìn thấy những sự thay đổi giả sử tăng diện tích như các giống lúa LT1 và LT5, Khang Dân, 18 NC, NR11 NC, AYT 77, Xi 23. Đặc biệt có những giống tăng mạnh như NR11NC, AYT77, Xi23. Đây là các giống lúa thuầnthuộc các trà mùa trung, trà xuân chính vụ và trà mùa sớm cho năng suất cao và phù hợp với các mô hình sản xuất của trại đã nghiên cứu thành công và đang tiến hành sản xuất ở một số địa phương. Nói tóm lại khi nhìn lại diện tích canh tác của trại toàn trại có 22 ha đất canh tác song trong đó chỉ có hơn 18 ha đất sản xuất đất đại trà còn 3 ha là đất thí nghiệm. Nói về diện tích chung của trại không thể thay đổi qua các năm chỉ có sự biến động diện tích của các giống cụ thể. Song dù kế hoạch sản xuất của viện của trại có thay đổi như thế nào chúng ta cũng cố gắng áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tận dụng hết vị trí của diện tích trong việc tăng năng xuất và sản lượng của giống thuần. Biểu 7: tình hình phân bổ diện tích theo giống lúa Stt Giống 1999 2000 2001 So sánh Diện tích CC% Diện tích CC% Diện tích CC% 00/99 01/00 1 LT1 TBKT 12202.6 6.46 15202.6 8.05 16202.6 8.58 124.6 106.6 2 LT5 TBKT 14041.9 7.43 16041.9 8.49 18041.9 9.55 114.2 112.5 3 Khang dân 18 NC 26645.9 14.11 20321.0 10.76 23321.0 12.35 76.26 114.8 4 Q5 NC 7456.8 3.95 12456.8 6.59 5456.8 2.89 167.1 43.81 5 BM 98-20TBKT 5095.7 2.70 7095.7 3.76 3095.7 1.64 139.2 43.63 6 NR11 NC 7118.5 3.77 7118.5 3.77 11118.5 5.89 100 156.2 7 AYT 77 TBKT 17426.3 9.23 15426.3 8.17 19426.3 10.28 88.52 125.9 8 Xi 23NC 25459.7 13.48 20459.7 10.83 25459.7 13.48 80.36 124.4 9 X 21 NC 14985.0 7.93 14985.0 7.93 14985.0 7.93 100 100 10 9830 TBKT 9584.9 5.07 10584.9 5.60 7584.9 4.02 110.4 71.66 11 NX 30 TBKT 17256.6 9.14 17256.6 9.14 17256.6 9.14 100 100 12 Thóc thịt 13226.9 7.00 9551.8 5.06 13226.9 7.00 72.21 138.5 13 Nêp 87 D1 NC 9438.0 5.00 11438.0 6.06 9438.0 5.00 121.2 82.51 14 Nêp 87 D2 NC 8952.5 4.74 10952.5 5.80 8952.5 4.74 122.3 81.74 15 Tổng 188891.3 100 188891.3 100 188891.3 100 100 100 4.1.2 .Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất. Để xác định được kết quả hiệu quả kinh tế trong sản xuất thì phải dựa trên mức chi phí từ đó mới có thể đưa ra phương hướng sản xuất hợp lý. Nhằm làm rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu các hộ công nhân ở trại để xác định được các khoản chi phí cho 1 ha lúa trong 1 năm. Được thể hiện rõ ở Biểu 8 . Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha giống thuần. Biểu 8: Đầu tư chi phí cho 1ha giống thuần Chỉ tiêu Đơn giá Vụ xuân Vụ mùa SL GT SL (kg) GT (kg) (đồng) (đồng) 1. Chi phí trung gian 4,313,810 4,249,810 -Giống ( quy thóc thịt ) 2100 120 252,000 150 315,000 Phân chuồng 200 9000 1,800,000 8000 1,600,000 Phân đạm 2300 200 460,000 200 460,000 Phân lân 1000 270 270,000 280 280,000 Phân kali 2500 70 175,000 70 175,000 Thuốc BVTV (quy thóc thịt ) 2100 150 315,000 180 378,000 Thuỷ lợi phí (quy thóc thịt) 2100 250 525,000 250 525,000 Quản lý bảo vệ (quy thóc thịt ) 2100 135 283,500 135 283,500 Vật rẻ tiền mau hỏng(quy thóc thịt) 2100 111.1 233,310 111.1 233,310 2.Khấu hao máy móc (quy thóc thịt ) 2100 280 588,000 280 588,000 3.Khấu hao kho bãi (quy thóc thịt) 2100 1000 2,100,000 1000 2,100,000 4. Thuế nông nghiệp 2100 280 588,000 280 588,000 5. CPKBTT(A) 7,001,810 6,937,810 6. Chi phí cơ hội của A 210,054 208,134 7. Tổng CPKBTT 7,211,864 7,145,944 8 Chi phí quản lý chung 2100 1000 2,100,000 1000 2,100,000 9. Công lao động 2100 1200 2,520,000 1200 2,520,000 10 Tổng chi phí chung 11,831,864 11,765,944 (Theo báo cáo định mức chi phí của Trại) Nhìn vào đây ta thấy để có 1 ha lúa giống đến ngày thu hoạch phải bỏ ra rất nhiều chi phí: các chi phí vật chất, chi phí gián tiếp như hao mòn, máy móc, kho bãi, chi phí bảo vệ ruộng đồng, chi phí quản lý, chi phí lao động sản xuất. Các chi phí này được người công nhân trong trại lượng hoá như sau : Ơ Vụ Xuân, tổng chi phí cho 1 ha lúa thuần là 11831.864 (nghìn đồng) trong đó chi phí trung gian chiếm đa số 4313.810 (nghìn đồng) tức 36.45%. Trong chi phí trung gian, chi phí về phân chuồng là 1800 (nghìn đồng). Điều này chứng tỏ rằng các công nhân ở traị chú ý đến vấn đề cải tạo đất, bón rất nhiều phân hữu cơ thuế nông nghiệp chỉ có 588(nghìn đồng). Như vậy chi phí khả biến trực tiếp là 7001.810 (nghìn đồng) cộng với 210.054 (nghìn đồng) chi phí cơ hội. Chi phi quản lý cũng không phải là con số nhỏ tận 2100 (nghìn đồng). Về nhân công lao động là 2520 nghìn đồng chiếm 21.29%. Như vậy ta có thể nói ngày công lao động ở trại tương đối cao, hơn nữa 1 ha lúa giống được sản xuất ở trại được đầu tư nhiều ngày công hơn. Điều này dễ hiểu. Tại sao lại có giá trị cao hơn ngày công bình thường bởi lẽ lao động ở đây có trình độ cao, lao động trí óc nhiều hơn, lại có sự đầu tư nhiều ngày công hơn bởi đòi hỏi hệ số kỹ thuật cao hơn sản xuất thóc thương phẩm . Vụ mùa tổng chi phí cho 1 ha lúa thuần giảm xuống chỉ còn 11765.944 (nghìn đồng). Do những nguyên nhân sau chủ yếu là do nguyên nhân các loại phân của vụ mùa giảm xuống điển hình như phân chuồng . Cây vụ mùa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, hơn nửa cây giống vụ mùa thường là các cây phản ứng ánh sáng do đó không đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe như các giống lúa vụ xuân. Trong đó chi phí khả biến trực tiếp là 6937.810 nghìn đồng, tổng chi phí khả biến là 7145.944 nghìn đồng. Bên cạnh việc nghiên cứu chi phí sản xuất cho 1 ha lúa thuần chủng chúng tôi còn đi sâu vào nghiên cứu chi phí sản xuất của một số giống thuần cụ thể như Khang dân 18NC, BM98-20 ,XI20, NX30, Nếp 87 D2. Để phục vụ mục đích sau này của chúng tôi là so sánh chi phí cho 1 ha của các giống với nhau và từ đó sẽ so sánh được hiệu quả kinh tế của các giống với nhau. Biểu 9: chi phí cho một HA các giống cụ thể Chỉ tiêu Đơn giá Khang Dân 18NC BM 98-20 Xi 23 NX 30 Nêp 87D2 NC SL(kg) Giá trị(đồng ) SL(kg) Giá trị(đồng ) SL(kg) Giá trị(đồng ) SL(kg) Giá trị(đồng ) SL(kg) Giá trị(đồng ) 1. Chi phí trung gian 3,715,310 3,435,810 3,446,310 3,935,810 3,999,810 -Giống ( quy thóc thịt ) 2100 85 178,500 95 199,500 100 210,000 95 199,500 110 231,000 Phân chuồng 200 7000 1,400,000 6000 1,200,000 6000 1,200,000 8500 1,700,000 8500 1,700,000 Phân đạm 2300 200 460,000 180 414,000 180 414,000 180 414,000 160 368,000 Phân lân 1000 250 250,000 250 250,000 250 250,000 250 250,000 270 270,000 Phân kali 2500 70 175,000 65 162,500 65 162,500 65 162,500 80 200,000 Thuốc BVTV (quy thóc thịt ) 2100 150 315,000 130 273,000 130 273,000 130 273,000 140 294,000 Thuỷ lợi phí (quy thóc thịt) 2100 200 420,000 200 420,000 200 420,000 200 420,000 200 420,000 Qun lý bo vệ (quy thóc thịt ) 2100 135 283,500 135 283,500 135 283,500 135 283,500 135 283,500 Vật rẻ tiền mau hỏng(quy thóc thịt) 2100 111.1 233,310 111.1 233,310 111.1 233,310 111.1 233,310 111.1 233,310 2.Khấu hao máy móc (quy thóc thịt ) 2100 280 588,000 280 588,000 280 588,000 280 588,000 280 588,000 3.Khấu hao kho bãi (quy thóc thịt) 2100 1000 2,100,000 1000 2,100,000 1000 2,100,000 1000 2,100,000 1000 2,100,000 4. Thuế nông nghiệp 2100 280 588,000 280 588,000 280 588,000 280 588,000 280 588,000 5. CPKBTT(A) 6,991,310 6,711,810 6,722,310 7,211,810 7,275,810 6. Chi phí cơ hội của A 209,739 201,354 201,699 216,354 218,274 7. Tổng CPKBTT 7,201,049 6,913,164 6,924,009 7,428,164 7,494,084 8. Chi phí qun lý chung 2100 700 1,470,000 800 1,680,000 700 1,470,000 900 1,890,000 700 1,470,000 9. Công lao động 2100 1200 2,520,000 1200 2,520,000 1200 2,520,000 1200 2,520,000 1200 2,520,000 10+A9. Tổng chi phí chung 11,191,049 11,113,164 10,914,009 11,838,164 11,484,084 (Theo nguồn số liệu báo cáo của trại Văn Điển) Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Biểu 9. Nhìn vào biểu 9 ta thấy tất cả các chi phí trừ chi phí là phân ra chúng tôi đều quy ra thóc thương phẩm để tính cho đơn giản. Giống luá Khang dân trong tổng số 11191,0 (nghìn đồng) chi phí khả biến trực tiếp là nhiều hơn cả 6991,3 (nghìn đồng ) chiếm 62,5% tổng chi phí. Bên cạnh đó còn có chi phí quản lý chung chỉ có 1470 (nghìn đồng) chi phí về nhân công lao động là 2520 (nghìn đồng ). Chỉ so sánh với chi phí sản xuất chúng ta thấy tổng chi phí sản xuất cho 1ha Khang dân thấp hơn. Nếu chỉ nhận xét một cách định lượng thì đáng ra Khang dân sẽ phải cao hơn gấp nhiều lần vì Khang dân là một giống thuần nhập nội song kết quả lại ngược lại. Bởi lẽ trong đa dạng chi phí có một số chi phí giống, phân chuồng, chi phí quản lý của Khang dân thấp hơn chi phí chung . Bước sang giống lúa thứ hai mà chúng tôi nghiên cứu là BM 98-20 một giống lúa có nguồn gốc từ bộ môn nghiên cứu chọn tạo giống của viên KHKTNNVN lại có tổng chi phí thấp hơn nữa, chỉ có 11113,2 (nghìn đồng ) trong đó CPKBTT là 6711,8 (nghìn đồng ). Song chi phí quản lý chung lại là 1680 (nghì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV556.doc
Tài liệu liên quan