Đề tài Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận Thốt Nốt

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC HÌNH 2

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 2

Giải thích ký hiệu viết tắt 3

Chương 1: Giới thiệu

1.1 Lý do chọn đề tài 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.3 Phương pháp nghiên cứu 6

1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 6

1.5 Nội dung nghiên cứu 6

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.1 Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 7

2.1.1 Giới thiệu chung về NHCSXH VN 7

2.1.2 Chức năng NHCSXH VN 7

2.1.3 Nhiệm vụ của NHCSXH VN 8

2.2 Khái quát về hộ nghèo, tín dụng và tín dụng đối với hộ nghèo 8

2.2.1 Khái quát hộ nghèo và tiêu chí đánh giá hộ nghèo 8

2.2.2 Tín dụng và tín dụng đối vời hộ nghèo 8

2.2.3 Mục tiêu tín dụng đối với hộ nghèo 9

2.2.4 Nguyên tắc cho vay 9

2.2.5 Đối tượng cho vay 9

2.3 Những điều người nghèo cần biết khi vay vốn tín dụng tại NHCSXH 9

2.3.1 Điều kiện để được vay vốn 9

2.3.2 Thời hạn cho vay 9

2.3.3 Mức cho vay 9

2.3.4 Lãi suất cho vay 10

2.3.5 Quy trình thủ tục vay vốn 10

2.4 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 12

2.4.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 12

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 12

2.5 Đánh giá chung về tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam 13

2.5.1 Những kết quả đạt được 13

2.5.1.1 Hiệu quả về kinh tế 13

2.5.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội 13

2.5.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 14

2.5.2.1 về tổ chức 14

2.5.2.2 Về chính sách huy động vốn 14

2.5.2.3 Về đối tượng vay vốn 14

2.6. Kế hoạch hoạt động trong năm 2010 của NHCSXH Việt Nam 14

Chương 3: Tổng quang về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội quận Thốt Nốt

3.1. Sơ lược về NHCSXH quận Thốt Nốt 15

3.1.1. Sơ lược về quá trình thành lập NHCSXH quận Thốt Nốt 15

3.1.2 Kết quả đạt được trong những năm gần đây 15

3.1.2.1 Kết quả khai thác nguồn vốn 15

3.1.2.2 Kết quả tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi 15

3.1.2.3 Kết quả đạt được trong thực hiện các chương trình tính dụng 16

3.1.2.4 Công tác tổ chức và quản trị điều hành 16

3.1.2.5 Công tác kiểm tra giám sát 17

3.1.3 Một số khó khăn tồn tại cần được khắc phục 17

3.1.3.1 Về cơ sở vật chất 17

3.1.3.2 Về nguồn vốn hoạt động 18

3.1.3.3 Các khó khăn khác 18

3.2 Phương hướng nhiệm vụ năm 2009-2010 18

Chương 4: Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt

4.1. Phân tích tình hình cho vay tại NHCSXH quận Thốt Nốt 19

4.1.1 Tình hình hộ nghèo ở Thốt Nốt qua các năm 2007-2008-2009 19

4.2. Đánh giá kết quả cho vay và hiệu quả vốn tín dụng đối với hộ nghèo

tại NHCSXH quận Thốt Nốt 25

4.3. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

tại NHCSXH quận Thốt Nốt 27

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết Luận 29

5.2. Kiến nghị 29

5.3 Giới hạn của đề tài 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.32

 

doc31 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội quận Thốt Nốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay: Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện mức vay tối đa đối với một hộ nghèo như sau: a. Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá 30 triệu đồng. b. Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm: Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ. Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ. Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ. Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục. 2.3.4. Lãi suất cho vay Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn. 2.3.5. Quy trình thủ tục vay vốn: Đối với hộ nghèo Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV. Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay. Đối với Tổ TK&VV Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo. Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban Xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng. Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo. Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp. Đối với Uỷ ban nhân dân: Nhận danh sách xin vay vốn của tổ viên từ tổ TK & VV. Tiến hành điều tra thông tin liên quan đến người xin vay vốn có đủ điều kiện để vay vốn hay không. Đưa ra quyết định cho vay đối với những tổ viên đủ điều kiện, lập danh sách gởi đến NHCSXH. Đối với NHCSXH; Hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn từ các tổ TK& VV, thông báo lịch giải ngân, địa điệm giải ngân cho tổ TK & VV, tổ thu chi nghiệp vụ. Phối hợp với các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng giám sát các hoạt động của tổ TK & VV, phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các trương trình khuyến nông, khuyến ngư với trương trình vay vốn trên địa bàn. ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) Sơ đồ 1: (Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo) ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) Chú thích: 1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV 2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã. 3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng. 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã. 5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội. 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV. 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn. 8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.  2.4. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: 2.4.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thỏa mãn về nhu cầu vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Về kinh tế: Giúp người nghèo vươn lên thoát khỏi khó khăn có mức thu nhập ổn định, có khả năng vươn lên hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Góp phần xoá đói giảm nghèo ổn định kinh tế. Về xã hội: xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn và thành thị, làm thay đổi bộ mặt xã hội, góp phần vào ổn định an sinh xã hội, an ninh trật tự, nâng cao giá trị cuộc sống, xoá dần khoảng cách giàu nghèo, hạn chế được những mặt tiêu cực. ( Nguồn: Ngô Thị Huyền 2005 ) 2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo: Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được vay vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo. Tổng số hộ nghèo được vay vốn = Lũy kế số hộ được vay cuối kỳ trước + Lũy kế số hộ được vay trong kỳ báo cáo Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: là tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn = Tổng số hộ nghèo được vay X 100% Tổng số hộ nghèo trong danh sách Số tiền vay bình quân một hộ: Đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, đánh giá xem việc cho vay có đáp ứng đúng nhu cầu thực tế hay không. Số tiền cho vay bình quân một hộ = Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ di cư đi nơi khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ báo cáo Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói: đánh giá hiệu quả công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đói hiện hành. ( Nguồn:Trích luận văn tốt nghiệp Ngô Thị Huyền 2005 ) 2.5. Đánh giá chung về tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam: 2.5.1. Những kết quả đạt được: 2.5.1.1. Hiệu quả về kinh tế: Sau 7 năm đi vào hoạt động NHCSXH Việt Nam đã hỗ trợ hàng trăm ngàn hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất,tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm quen với dịch vụ ngân hàng, hàng trăm hộ nghèo vay vốn đã vươn lên thoát khỏi ngưỡng nghèo. Vốn đã trực tiếp đến với hộ nghèo cần vay vốn, vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích và đang phát huy hiệu quả. Xóa đói giảm nghèo đã được lồng ghép với chương trình kinh tế xã hội khác như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí xóa mù chữ nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực. ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) 2.5.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội: Hoạt động tín dụng hộ nghèo góp phần tạo công ăn việc làm, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi đời sống dan nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tín nhân văn, nhân ái lương tâm và trách nhiệm của cộng đồng đối với hộ nghèo, thực hiến đúng văn hóa truyền thống của người Việt Nam chúng ta “lá lành đùm lá rách”. 2.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân: 2.5.2.1. về tổ chức: Về NHCSXH các thành viên trong HĐQT và BĐD HĐQT các cấp, tổ chức chuyên gia tư vấn là các quan chức trong bộ máy quản lý nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian, điều kiện thực thi nhiệm vụ. Công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập. ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) 2.5.2.2. Về chính sách huy động vốn: Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng NHCSXH Việt Nam phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Nhưng thực tế hoạt động của NHCS trong thời gian qua, vốn tín dụng cho hộ nghèo là vốn tín dụng ưu đãi nên nguồn vốn quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Do đó, tính chủ động trong hoạt động của NHCS còn nhiều hạn chế. ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) 2.5.2.3. Về đối tượng vay vốn: Nguyên tắc cho vay hộ nghèo phải nằm trong danh sách tiêu chuẩn cho vay của bộ LĐ-TB&XH công bố theo từng thời kỳ, hộ nghèo phải có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất, nhưng thực tế còn nhiều bất cập. Hoạt động cho vay hộ nghèo là hoạt động mang tính rủi ro cao, do bản thân hộ nghèo thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ được.... Do phương thức đầu tư chưa da dạng dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích,nên cần đa dạng hóa đầu tư để tạo công ăn việc làm….( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) 2.6. Kế hoạch hoạt động trong năm 2010 của NHCSXH Việt Nam: Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác củng cố hoạt đông của tổ tiết kiệm, tổ vay vốn nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch,mở rộng thực hiện phương thức ủy thác từng phần cho các đoàn thể chính trị xã hội. Làm tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Tích cực xử lý thu hồi kịp thời nợ đến hạn, quá hạn, cố gắng không để nợ quá hạn phát sinh nhiều và hạ tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể. Khống chế dư nợ đúng với chỉ tiêu kế hoạch đã được phân bổ, đồng thời giải ngân kịp thời, không để vốn quay vòng bị tồn đọng. Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu nợ. Thực hiện phát triển nguồn vốn, hoàn thành tốt mục tiêu được giao phó, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, bồi dưỡng cán bộ tạo nguồn lực lâu dài. ( Nguồn: website NHCSXH Việt Nam ) Chương 3: Tổng quang về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội quận Thốt Nốt 3.1. Sơ lược về NHCSXH quận Thốt Nốt: 3.1.1. Sơ lược về quá trình thành lập NHCSXH quận Thốt Nốt: Thốt Nốt là quận Ngoại thành Thành Phố cần Thơ, có diện tích tự nhiên là 17.129 ha, có 8 phường và một phường trung tâm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chi mới đến cuối năm 2009 là 4,73% số dân. Dân tộc thiểu số chiếm 1,16% , trong đó có 150 hộ nghèo. Phòng giao dịch NHCSXH Thốt Nốt được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của HĐQT NHCSXH Việt Nam. Hoạt động NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, đơn giản về thủ tục đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phòng giao dịch NHCSXH Quận Thốt Nốt được thành lập trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo Huyện ủy, HĐNH, UBND Huyện ( bây giờ là Quận ), ban đại diện HĐQT và NHCSXH chi nhánh TP Cần Thơ, phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các ban ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, UBND các xã ( nay là phường ), thị trấn đã giúp cho PGD NHCSXH Thốt Nốt dần ổn định và đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy hoạt động ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của công tác. Sau 7 năm hoạt động đã thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong Quận.( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.2 Kết quả đạt được trong những năm gần đây: 3.1.2.1 Kết quả khai thác nguồn vốn: Trong 7 năm qua, PGD Thốt Nốt đã nhận được sự hỗ trợ từ Trung ương và Thành phố về nguồn vốn để cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn Quận. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 là 72,34 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng so với năm 2003. Trong đó nguồn vốn của Thành phố là 639 triệu đồng ( vốn vay giải quyết việc làm: 309 triệu, xuất khẩu lao dộng: 270 triệu ), chiếm tỷ trong65.93% trên tổng nguồn vốn. Mức tăng trưởng hàng năm đạt trên 30%.( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.2.2 Kết quả tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi: Ngay sau khi có quyết định thành lập, PGD tập trung nguồn lực, khẩn trương sắp xếp bộ may đưa vào hoạt động, tổ chức nhận bàn giao tài sản, nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận cho vay trực tiếp đến người vay. Đến nay đã có 6 chương trình được triển khai thực hiện: Cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, cho vay đi lao động nước ngoài, cho vay xây nhà vượt lũ, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay học sinh sinh viên. Đến 31/12/2009 tổng dư nợ đạt 72.34 tỷ đồng với 11.710 hộ, trong đó tăng mới trong 7 năm ( 2003-2009 ) là 68 tỷ đồng. Dư nợ cho vay hộ nghèo la: 40,770 tỷ đồng ( 8.200 hộ ) tăng 11 lần so với năm 2003. Dư nợ giải quyết việc làm là: 4,86 tỷ đồng ( 222 hộ ), tăng 43% so với năm2003. Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động là: 1,7 tỷ đồng ( 99 hộ ). Dư nợ cho vay nhà vượt lũ là: 198 triệu đồng ( 22 hộ ). Dư nợ cho vay NS&VSMT: 15,21 tỷ đồng (2541 hộ ). Dư nợ cho vay học sinh sinh viên là: 7,5 tỷ đồng ( 1132 hộ ). Trong các chương trình này, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt cao nhất, chiếm tỷ trọng 58% và chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường chiếm tỷ trọng 19,7%. Dư nợ ủy thác qua bốn hội đoàn thể đến 31/12/2009 là 55,622 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 79,25%.( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.2.3 Kết quả đạt được trong thực hiện các chương trình tính dụng: a. Hiệu quả về kinh tế: Kết quả đầu tư tín dụng trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn Quận Thốt Nốt: Vốn tín dụng đã góp phần giảm nghèo được 4.238 hộ, tạo điều kiện cho hơn 10 ngàn lao động có việc làm thường xuyên, 99 lao động xuất khẩu, 1.132 HSSV được vay vốn để học tập, 2.541 hộ có công trình nước sạch vệ sinh môi trường, 22 hộ có nhà ở trong cụm tuyến dân cư vượt lũ. ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) b. Hiệu quả về mặt chính trị xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo của Quận giảm qua các năm: Năm 2003 giảm 1,17%, năm 2004 giảm 0,77%, năm 2005 giảm 1,15%, năm 2006 giảm 1,45% năm 2007 giảm 1,36%, năm 2008 giảm 0,8% năm 2009 giảm 1,4% góp phần ổn định kinh tế-xã hội, an ninh trật tự , thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn Quận, cải thiện đời sống và nhu cầu ăn ở, đi lại học hành của các tầng lớp nhân dân, đặt biệt là những hộ có con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề.( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.2.4 Công tác tổ chức và quản trị điều hành: Ban đại diện HĐQT NHCSXH Quận Thốt Nốt có 10 đồng chí là lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể Quận, Trưởng ban là đồng chí chủ tịch UBND Quận. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng, giám sát việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng. Tổ tiết kiệm và vay vốn do chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng, các tổ chức chính trị-xã hội quản lý có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ viên sử dụng vồn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đến nay PGD đã xây dựng, cũng cố và kiện toàn được 250 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với hơn 11 ngàn thành viên, tạo mạng lưới rộng khắp các khu vực trên địa bàn Quận. Với mô hình quản lý hiện có HĐQT ở trung ương, có bộ phận điều hành tác nghiệp, có ban kiểm soát HĐQT, các hội đoàn thể chính trị-xã hội, các Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp Quận, Huyện. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội cùng chung sức thực hiện chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm. Thực hiện nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua cấp trung gian, PGD đã xây dựng hệ thống điểm giao dịch lưu động tại các phường, xã mang lại hiệu quả thiết thực giúp cho người vay tiết kiệm được thời gian và chi phí, thực hiện công khia dân chủ chính sách tín dụng tại phường nhằm để dân biết, dân kiểm tra dân đồng tình ủng hộ. Phương thức cho vay thông qua ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội cùng thực hiện cơ chế tín dụng cho người vay theo các nguyên tắc: Dân chủ công khai, vốn trực tiếp đến người vay, tiết kiệm chi phí quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được với các dịch vụ tài chính tín dụng là một ưu việt mà các Ngân hàng thương mai không thể làm được. ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.2.5 Công tác kiểm tra giám sát: Hàng năm, cứ vào chương trình kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHCSXH Chi nhánh Thành Phố Cần Thơ, PGD tham mưu cho ban đại diện HĐQT xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của BĐD HĐQT NHCSXH Quận và Chương trình kiểm tra, kiểm toán của PGD NHCSXH Quận Thốt Nốt. Hàng năm được tổ chức ít nhất một lần kiểm tra, kiểm soát hoạt động của NHCSXH Quận. Kiểm tra các điểm giao dịch, các tổ tiết kiệm và vay vốn, kịp thời chấn chỉnh sai sót, nâng cao chất lượng hoạt động ở các điểm giao dịch xã và chất lượng của các tổ tiết kiệm và vay vốn. NHCSXH kết hợp các tổ chức đoàn thể Quận, Cấp Ủy, UBND các phường tiến hành kiểm tra 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tên địa bàn, kiểm tra đối chiếu toàn bộ số hộ vay vốn ở PGD NHCSXH Quận Thốt Nốt. Rà soát lại những Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động còn yếu kém, những tổ có tỷ lệ nợ quá hạn cao để phối hợp các đoàn thể kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt đông. ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.3 Một số khó khăn tồn tại cần được khắc phục: 3.1.3.1 Về cơ sở vật chất: Trụ sở phòng gia dịch, trước đây là nhà ở được xây dựng trước năm 1975 qua thời gian dài sử dụng đã xuống cấp, cần được cải tạo, sữa chữa, nâng cấp phù hợp điều kiện làm việc và giao dịch với số lượng khách hàng tương đối lớn. Trang thiết bị phục vụ công tác được ngân hàng thành phố trang bị đáp ứng yêu cầu công việc, tuy nhiên qua thời gian sử dụng có một số thiết bị đã xuống cấp, lạc hậu cần được thay thế mới. ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.3.2 Về nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn hoạt động hàng năm Trung ương duyệt kế hoạch chưa ổn định nên kế hoạch giải ngân thường bị động. Vốn ngân sách thành phố bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng còn hạng chế do ngân sách có hạn. .( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.1.3.3 Các khó khăn khác: Cán bộ viên chức có kinh nghiệm công tác của PGD còn quá ít, hầu hết là nhân viên mới tuyển dụng một vài năm nên hiệu quả công việc chưa cao. Một số cán bộ và cơ quan ban ngành đoàn thể còn hiểu NHCSXH như một ngân hàng thương mại, chưa xem NHCSXH là công cụ của cấp chính quyền đề thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của địa phương, nên sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động chưa cao. Một số nơi Hội đoàn thể chưa thực hiện tốt các công đoạn nhận ủy thác nhất là khâu quản lý, xử lý thu hồi nợ. Mặt khác việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn còn có tư tưởng mong muốn thành viên tổ phải là hội viên của Hội, do đó gây không ít khó khăn trong việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng của PGD. Một số người còn ỷ lại vào cơ chế chính sách Nhà nước, từ đó không cố gắng lao động, sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo. Hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững, do một số lao động vẫn chưa có việc làm ổn định, thiếu phương tiện sản xuất kinh doanh hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi do bị thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường biến động…. Công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách tín dụng của NHCSXH thời gia qua tuy có thực hiện nhưng còn hạn chế về chiều sâu. .( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) 3.2 Phương hướng nhiệm vụ năm 2009-2010: Thực hiện nghị quyết của Quận Ủy, HĐND, UBND Quận Thốt Nốt về chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2008-2010: Tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ 25% - 30%. Góp phần cùng địa phương phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1%. Nâng cao năng lực hoạt động của các Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ hội đoàn thể để chuyển tải vốn tín dụng và quản lý vốn đạt hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động các điểm giao dịch tại các phường..( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Chương 4: Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt Thốt Nốt là Quận đầu nguồn thành phố Cần Thơ, diện tích tự nhiên là 17.129 ha dân số 195.941 người, trong đó hộ nghèo là: 2.836 chiếm 6,93% trên tổng số hộ năm 2007, 2508 chiếm 6,13% năm 2008,1863 chiếm 4,73% năm 2009 (Nguồn: Phòng LĐTB&XH Quận Thốt Nốt). 4.1. Phân tích tình hình cho vay tại NHCSXH quận Thốt Nốt: 4.1.1 Tình hình hộ nghèo ở Thốt Nốt qua các năm 2007-2008-2009: Bảng 4.1: Số liệu hộ nghèo của Quận Thốt Nốt qua các năm 2007-2008-2009: Năm Hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Số hộ thoát nghèo Số hộ tái nghèo Số hộ nghèo mới Số hộ nghèo được vay vốn Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn 2007 40.919 2.836 6,93% 560 4 25 1.070 37.7% 2008 40.919 2.508 6,13% 409 4 103 336 13.4% 2009 37.301 1.863 4,73% 402 5 322 700 37.57% ( Nguồn: Phòng LĐTB&XH Quận Thốt Nốt ) Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện số hộ nghèo trên tổng số hộ dân ở Thốt Nốt qua các năm 2007-2008-2009: ( Nguồn: Phòng LĐTB&XH Quận Thốt Nốt ) Thông qua số liệu từ bảng 4.1 cho thấy số hộ nghèo qua các năm có giảm cụ thể là năm 2007 số hộ nghèo là 2.836 năm 2008 giảm xuống còn 2.508, năm 2009 tiếp tục giảm còn 1.863 hộ. Số hộ thoát nghèo hàng năm cũng đáng ghi nhận năm 2007 thoát nghèo 560 hộ, năm 2008 và 2009 lần lượt là 409 và 402 hộ, số hộ tái nghèo tăng không đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, số hộ nghèo phát sinh mới lại tăng mạnh cụ thể năm 2007 phát sinh mới 25 hộ, năm 2008 và 2009 là 103 và 322 hộ điều đó cho thấy tính thiếu bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Quận, nếu chỉ tập trung giúp đở những hộ đang ở trong ngưỡng nghèo mà quên đi những hộ cận nghèo thì số hộ nghèo sẽ tăng trở lại. Vì vậy, cần có chính sách cụ thể thiết thực giúp đỡ những hộ cận nghèo và hộ nghèo, và rút kết kinh nghiệm từ những năm trước để ngày càng hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, để giảm cao, bền vững số hộ nghèo, hạ thấp đến mức tối đa số hộ nghèo phát sinh mới. Bảng 4.2: Bảng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ nghèo từ năm 2007-2008-2009 của NHCSXH Thốt Nốt: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 Tổng cộng 1 Doanh số cho vay Triệu đồng 34,156 37,845 26,787 98,788 2 Doanh số thu nợ Triệu đồng 27,630 31,724 19,853 79,207 ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm 2007-2008-2009 của NHCSXH Thốt Nốt: ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Thông qua bảng và biểu đồ 4.2 về doanh số cho vay và doanh số thu nợ ta thấy: Qua các năm chênh lệch giữa DSCV và DSTN là vừa phải và ổn định, để hiểu rỏ hơn nữa thì chúng ta vào phần phân tích hệ số thu nợ ở phần sau. Bảng 4.3: Bảng dư nợ cho vay qua các năm 2007-2008-2009 của NHCSXH Thốt Nốt: Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tổng cộng Nợ trong hạn Triệu đồng 37,293 43,513.50 36,363.50 117,170 Nợ quá hạn Triệu đồng 362 353.5 988.4 1,703.90 Nợ khoanh Triệu đồng 3,492 3,402 3,418.40 10,312.40 Tổng dư nợ NH: Triệu đồng 41,147 47,269 40,770.20 129,186.20 Dư nợ trung, dài hạn Triệu đồng 4,100.90 4,883.40 8,351.50 17,335.80 ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biểu hiện dư nợ cho vay qua các năm 2007-2008-2009 của NHCSXH Thốt Nốt: ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Nhận xét: Qua các năm 2007-2008-2009 tỷ lệ nợ quá hạn tăng, còn nợ khoanh ổn định và nợ trong hạn thì có sự thay đổi. Sở dĩ nợ quá hạn tăng do số lượng khách hàng vay vốn từ NHCS ngày một tăng qua các năm và vốn cung ứng cho hộ nghèo cũng ngày một tăng. Nợ khoanh ổn định do công tác ủy thác từ tổ tiết kiệm vay vốn và các hội đoàn thể ngày một tốt hơn nên công tác thu hồi nợ được cải thiện. Về phần nợ trong hạn năm 2007 và 2009 thì ổn định chỉ có năm 2008 là tăng vì: Năm 2008 cả nước gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới mất ổn định. Nhà nước ta đã tám lần thay đổi lãi suất cơ bản để cân đối lãi suất hạn chế khủng hoãn kinh tế, giá cả tăng nhanh, điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nhất là hộ nghèo, do đó làm tăng nợ trong hạn trong năm 2008. Biều đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH Thốt Nốt qua các năm 2007-2008-2009: ( Nguồn: NHCSXH Quận Thốt Nốt ) Nhận xét: Hệ số thu nợ: thể hiện hiệu quả của hoạt động cho vay,thu hồi nợ của NHCSXH, hệ số thu nợ càng lớn càng tốt. Nhìn chung hệ số thu nợ ổn định qua các năm tuy năm 2009 có giảm nhưng vẫn ở mức vừa phải trên 50%. Nguyên nhân giảm năm 2009 là do ngày 25-2-2009 Huyện Thốt Nốt thay đổi địa giới và chuyển thành Quận Thốt Nốt nên có nhiều điểm giao dịch bị thay đổi do tách một phần cho Huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ nên gây không ít khó khăn cho công tác thu nợ. Do đó làm giảm hệ số thu nợ năm 2009. Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển vốn và lợi nhuận thu được từ khách hàng, vòng quay càng lớn thì càng tốt. nhưng đối với NHCSXH là một ngân hàng hoạt động không vì mục đích là lợi nhuận. Do đó, vòng quay vốn tín dụng chỉ ở mức trung bình qua các năm. Theo bàng và sơ đồ cho thấy vòng quay vốn tín dụng tuy có sự biến đổi nhưng cao nhất cũng chỉ là 0.67 vòng. Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính Sách Xã Hội Quận Thốt Nốt.doc
Tài liệu liên quan