Đề tài Đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng - Procimex

Mở đầu 1

CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Nội dung nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1Phương pháp luận 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế 5

5 Giới hạn đề tài 5

6 Ý nghĩa của đề tài 6

CHƯƠNG2: TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ THỰC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG

SXSH TẠI CÁC CÔNG TY THỦY SẢN Ở VIỆT NAM.

2.1 Sơ lược về SXSH 7

2.1.1 Khái niệm về SXSH 7

2.1.2 Lợi ích của SXSH 9

2.1.2.1 Lợi ích về kinh tế môi trường đối với các doanh nghiệp 9

2.1.2.2 Lợi ích trên phương diện xã hội 11

2.1.3 Quy trình thực hiện SXSH 12

2.1.4 Các kỹ thuật SXSH nhằm ngăn ngừa ô nhiễm 19

2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH 19

2.3 Các hoạt động SXSH ở Việt Nam

doc96 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng - Procimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty trong thời gian tới Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng theo cơ cấu Ngư- Công – Nông, công ty đã đềđ ra những định hướng chiến lược như sau: Tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, lây mũi nhọn là sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nay mạnh xuất nhập khẩu trực tiếp để nâng cao hiệu quả, mở rộng qui mô sản xuất và hợp tác thương mại quốc tế. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường nội địa, phối hợp chặt chẽ giưac sản xuất cho nội địa để tạo khả năng và xuất khẩu ngay trong từng cơ sở trực thuộc công ty. Duy trì và phát triển thị trường nội địa để tạo khả năng hổ trợ cho xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu tốt hơn. Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị cùng ngành trong nước để tập trung nguồn nhân lực hàng hóa, đảm bảo nhu cầu xuất khẩu trực tiếp. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để giữ uy tín trên thị trường làm phong phú đa dạng các mặt hàng: từ sơ chế đến tinh chế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Cũng cố các thị trường đã từng cộng tác mua bán với công ty, mở rộng thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu. 3.2 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY 3.2.1 Quy trình chế biến cá ngừ Loi hút chân không Quy trình chế biến Lấy thịt trắng Nguyên liệu Phân cỡ Lên hàng Rửa sơ bộ Hút chân không Sơ chế Rửa lại Luộc Làm nguội Cạo da Rút xương Lấy thịt đen Cấp đông Ra đông Bao gói, đóng kiện Trữ đông Xuất hàng Hình 3.3: Quy trình chế biến cá ngừ Loi hút chân không Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu được thu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các thố nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại xí nghiệp, có nhân viên kiểm tra chất lượng kết hợp cùng nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không xử dụng hóa chất để bảo quản nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá mức độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu: cá ngừ phải có sắc màu tự nhiên, tươi, có mùi tanh tự nhiên, cá phải còn nguyên vẹn không bị dập. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để phân cỡ, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Cá ngừ nhập vào được phân cỡ: 1-2 kg, 2-3 kg, 3-4 kg và 4-up. Cá ngừ tiếp nhận xong cho vào thố nhựa lớn, sau đó được rửa bằng nước có pha chlorine nồng độ 50ppm, rửa để loại bỏ tạp chất và vi sinh vật. Nhiệt độ nước rửa phải đạt từ 5÷100C. Rửa xong cá sẽ được chuyển tới khâu sơ chế. Tại đây cá được lấy hết đầu, ruột, mang và phần máu bầm nếu có. Sau đó, chúng được rửa lại lần nữa bằng nước sạch. Tiếp theo chúng được xếp vào khuôn và đưa đi hấp, cá được hấp bằng hệ thống hấp và băng tải tự động công suất 350 kg sản phẩm/giờ. Hơi dùng để sử dụng được dẫn từ lò hơi FULTON 500kg/h nhiên liệu dùng để dốt lò hơi là dầu DO. Tùy theo mỗi loại kích cỡ mà có thể cài đặt và điều chỉnh các thông số cho phù hợp. Sản phẩm sau khi hấp xong được chuyển vào bể làm nguội, tại đây sản phẩm được làm nguội với nhiệt độ nước làm nguội ≤ 40C. Nguồn nước làm nguội này được lấy từ trên bể nước lạnh đã được hệ thống làm lạnh nước hạ nhiệt độ nước xuống từ 8 ÷100C. Tại đây nước được bổ xung đá để hạ nhiệt độ xuống để đạt yêu cầu, sau đó sản phẩm được băng tải tự động đưa sản phẩm qua khỏi bể làm nguội và tới phòng tinh chế. Bắt đầu từ khâu này nước sẽ không được dùng để tham gia vào việc chế biến nữa mà chỉ sử dụng để vệ sinh các dụng cụ chế biến vào giữa các ca. Tiếp theo, cá được chuyển đến cho công nhân cạo da, da được cạo từ đầu đến xuống phía đuôi (khi cạo không được thâm vào thịt). Sau khi cạo phần da phía ngoài xong, mặt trong tiếp xúc với xương sống thì tách xương sống và xương dăm ( không làm thâm vào thịt). Sau đó xếp lên khay và chuyển đến khâu lấy thịt đen. Sau khi lấy phần thịt đen đi thì cá được được làm sạch lần 2 tức là dùng dao cạo đi lớp bột thịt trắng bên ngoài miếng thịt. Thịt trắng này sẽ được giữ lại đó. Sau khi lấy thịt trắng, cá được xếp vào khay rồi cân và cho vào bao PE theo các cỡ đã phân. Sau đó chúng được chuyển đi hút chân không bằng băng tải. Tiếp theo sản phẩm được cấp đông bằng hệ thống cấp đông IQF 250kg/h băng tải tự động. Tùy theo kích cỡ mà điều chỉnh thời gian cho phù hợp, khi nhiệt độ tủ được xuống 40 ÷-450C thì mới bắt đầu cho sản phẩm đi vào. sản phẩm sau khi cấp đông xong thì nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt -180C. Sản phẩm sau khi cấp đông được đóng vào thùng carton, niềng dây chắc chắn 2 dọc, 2 ngang. Sau đó sản phẩm được đưa đi trữ đông và chờ ngày xuất. Khi xuất hàng sản phẩm được chuyển trong các xe lạnh, container lạnh, nhiệt độ và phương tiện trong lúc vận chuyển phải đảm bảo -180C. Phần thịt trắng sau khi được được cạo ra sẽ được công nhân lấy sạch xương còn sót lại, rồi mang đi cân. Sau đó cho vào bao PE đem đi hút chân không và xuất. Sản phẩm này được gọi là PM. 3.2.2 Quy trình chế biến cá Đổng cờ fillet Quy trình chế biến Phân cỡ lại Nguyên liệu Lên hàng Cấp đông Bao, đóng gói Bảo quản Xuất Phân cỡ Rửa Đánh vẩy Làm sạch fillet Làm sạch lần 2 Hút chân không Xử lý thuốc Hình 3.4: Quy trình chế biến cá Đổng cờ fillet Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu được thu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các thố nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại xí nghiệp, có nhân viên kiểm tra chất lượng kết hợp cùng nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không xử dụng hóa chất để bảo quản nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá mức độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu. Tiếp nhận nguyên liệu cá Đổng cờ phải có chất lượng cao: cá phải tươi, không bị biến màu, không có mùi hôi, cơ thịt săn chắc không bị dập. Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được phân cỡ: 80-100g, 100-150g, 150-200g. Sau đó đem vào rửa ngay, nước rửa có pha chlorine nồng độ từ 50 ppm, nhiệt độ: 10-15oC nhằm loại bỏ vi sinh vật, tạp chất bám trên bề mặt cá. Dùng dao hay cây đánh vảy, đánh sạch vảy cá từ đuôi đến đầu cá. Không dùng sức đánh vảy cá quá mạnh vì có thể làm rách da cá. Dùng găng tay dày để đánh vảy tránh gai cá gây xước tay. Sau đó làm sạch cá bằng cách cắt bỏ đầu, lấy bỏ phần nội tạng và rửa sạch cá lần nữa để thuận lợi cho việc fillet cá. Nhiệt độ nước rửa: 5-100C, có pha nồng độ Chlorine: 30-50ppm cho cá vào rổ nhúng xuống bồn rửa dùng tay đảo cá nhiều lần để sạch vảy cá và tạp chất, cá được rửa qua 3 lần, lấy ra để ráo chuẩn bị cho công đoạn fillet. Trước khi fillet các dụng cụ phải rửa sạch sau đó đặt cá theo chiều dọc của thớt, lưng cá quay về phía công nhân. Thao tác fillet cá: tay phải cầm dao cắt một đường xéo từ vây trên lên phía đầu cá. Rạch một đường từ đầu đến đuôi dọc theo phần lưng cá một tay đè dọc thân cá. Khi đường cắt đã xong một tay đỡ miếng cá lên một tay dùng đầu mũi dao rạch từ lưng qua bụng cá và cắt rời phần đuôi ( phải đảm bảo lấy hết phần thịt). Sau khi hoàn thành 1/2 thân cá, tiếp tục lật cá lên và fillet mặt còn lại, thao tác được thực hiện tương tự tách miếng fillet ra khỏi xương cá. Sau khi fillet miếng cá phải được ướp lạnh và kiểm tra, làm sạch. Cá được làm sạch lần 2 bằng cách dùng tay sờ vào giữa miếng cá từ phần đầu đến đuôi, dùng kẹp lấy hết xương còn lại ra khỏi miếng fillet. Dùng dao lạn máu bầm, gân máu, vanh miếng cá lại cho đẹp nhằm tạo cảm quan tốt. Sau đó mang đi xử lý thuốc bằng cách cho ngâm vào dung dịch Bri-so-nel trong thời gian 30-45 phút, mục đích là làm cho cá nở ra. Cá sau khi xử lý thuốc sẽ đem đi phân cỡ lại rồi lên hàng xếp vào khuôn. Tiếp theo cá được chuyển đến tủ cấp đông, sản phẩm được cấp đông nhanh trong tủ đông. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông phải đảm bảo -180C. Sau đó cá được xếp vào PE chuyên dùng có sẵn decal với nay đủ thông tin. Chuyền hút chân không bằng băng tải. Tiếp theo sản phẩm được đóng vào thùng carton, niềng dây chắc chắn 2 dọc, 2 ngang. Sản phẩm sau khi đóng thùng được chuyển vào bảo quản trong kho lạnh, thường xuyên duy trì nhiệt độ trong kho luôn luôn -180C. Thời gian bảo quản trong kho không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất. Khi xuất hàng sản phẩm được chuyển trong các xe lạnh, container lạnh, nhiệt độ và phương tiện trong lúc vận chuyển phải đảm bảo -180C. 3.2.3 Qui trình chế biến cá Rô Phi đông lạnh Qui trình chế biến Rửa lại Kiểm tra Cấp đông Xuất Nguyên liệu Phân cỡ Rửa Bao, đóng gói Đánh vẩy Bảo quản Làm sạch Hình 3.5: Quy trình chế biến cá Rô phi đông lạnh Thuyết minh quy trình Nguyên liệu được thu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các thố nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại xí nghiệp, có nhân viên kiểm tra chất lượng kết hợp cùng nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không xử dụng hóa chất để bảo quản nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá mức độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để phân cỡ, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Cá Rô phi nhập vào được phân cỡ: 100-200g, 200-300g, 300-400g và 400up. Sau khi phân cỡ cá được đem vào rửa ngay, nước rửa có pha chlorine nồng độ từ 50-80 ppm, nhiệt độ: 10-15oC nhằm loại bỏ vi sinh vật, tạp chất bám trên bề mặt cá. Sau đó, dùng dao hay cây đánh vảy, đánh sạch vảy cá từ đuôi đến đầu cá. Không dùng sức đánh vảy cá quá mạnh vì có thể làm rách da cá. Dùng găng tay dày để đánh vảy tránh gai cá gây xước tay. Sau đó làm sạch cá bằng cách lấy bỏ phần nội tạng và rửa sạch cá lần nữa. Cá sau khi rửa cũng như trước đó đều được ướp đá vay. Sau khi rửa xong cá được kiểm tra lại xem đã làm sạch vảy và nội tạng chưa. Tiếp theo cá được chuyển đến tủ cấp đông, sản phẩm được cấp đông nhanh trong tủ đông. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông phải đảm bảo -180C. Sau đó cá được xếp vào PE chuyên dùng có sẵn decal với đầy đủ thông tin. Chuyền hút chân không bằng băng tải. Tiếp theo sản phẩm được đóng vào thùng carton, niềng dây chắc chắn 2 dọc, 2 ngang. Sản phẩm sau khi đóng thùng được chuyển vào bảo quản trong kho lạnh, thường xuyên duy trì nhiệt độ trong kho luôn luôn -180C và chờ ngày xuất. Khi xuất hàng sản phẩm được chuyển trong các xe lạnh, container lạnh, nhiệt độ và phương tiện trong lúc vận chuyển phải đảm bảo -180C. 3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY Hiện nay ngành chế biến thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế đó, ngành thủy sản cũng mang lại không ít những tác động xấu đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái xung quanh nơi sản xuất. Nếu bỏ qua những tác động của quá trình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đến môi trường thì những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động sản xuất trong các nhà máy chế biến thủy sản vẫn là vấn đề nan giải đối với các cơ quan quản lý môi trường. Cũng như nhiều hoạt động chế biến thực phẩm khác, hoạt động chế biến thủy sản cũng liên quan nhiều đến vấn đề tiêu thụ nước, năng lượng và thải ra một lượng nước thải có hàm lượng hữu cơ cao. Tiếng ồn, mùi hôi, chất thải rắn cũng là những vấn đề đáng quan tâm tại một số công ty chế biến thủy sản như hiện nay. 3.3.1 Môi trường nước: Nguồn phát sinh: Nước thải do hoạt động sản xuất của Xí nghiệp phân thành 4 loại như sau: Nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình chế biến các loại cá với hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật. Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật. Nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa phế phẩm sẽ cuốn theo các chất bẩn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp. Nước từ quá trình làm mát giàn ngưng của các thiết bị làm lạnh, cấp đông (Nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng). Lượng nước thải trong quá trình chế biến thủy sản của công ty thường không ổn định theo thời gian và tỷ lệ thuận với lượng nước sạch sử dụng cho sản xuất. Phần lớn nước qua sử dụng tại xí nghiệp đều trở thành nước thải. Nguồn nước thải sản xuất của công ty chủ yếu là từ: Nước rửa nguyên liệu. Nước dùng trong quá trình sơ chế cá. Nước dùng để khử trùng khuôn, các thiết bị chế biến và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sản phẩm. Nước sát trùng găng tay sau cuối ca sản xuất. Nước khử trùng nhà xưởng (sàn, tường). Nước khử trùng xe đẩy. Nước nhúng ủng. Nước thải từ khu vực chứa phế phẩm Nơi tiếp nhận nước thải của Xí nghiệp: Hiện nay, nước thải sản xuất của xí nghiệp trước khi vào bể chứa thì phải qua 5 hố ga. Trong các hố này để các bao lưới nhằm lọc các tạp chất như xương, ruột hay vảy cá trôi theo nước thải. Sau khi vào bể chứa, nếu những ngày có lưu lượng nước thải nhiều thì nước thải từ bể chứa sẽ qua bể xử lý của xí nghiệp. Còn nếu lượng nước thải ít thì được đổ vào hệ thống thoát nước chung cho KCN và được đổ vào khu vực Ao thuyền Thọ Quang thuộc cửa sông Hàn và Vịnh Đà Nẵng. Tải lượng: Nước thải sản xuất: Nước thải của xí nghiệp chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, dầu mở và vi sinh vật. Lượng nước thải này nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt xung quanh khu vực nhà máy. Với công suất sản xuất cao nhất của xí nghiệp là 5000 tấn thành phẩm/năm hay 14 tấn/ngày nhưng hiện nay do điều kiện thời tiết và mùa vụ năng suất của công ty chỉ đạt khoảng 1800 tấn nguyên liệu/năm hay 5 tấn/ngày. Sau khi tham khảo kết quả nghiên cứu cân bằng vật liệu, nước áp dụng cho SXSH, kết quả khảo sát lưu lượng nước thải tại Xí nghiệp chế biến thủy sản Thanh Khê năm 2003-2004, lượng nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất được công ty ước tính khoảng 14m3/tấn. Nước sạch được sử dụng trong hầu hết các công đoạn trong quy trình chế biến các loại thủy sản, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, tinh chế, cấp đông, cho tới các công đoạn vệ sinh nhà xưởng và thiết bị. Chỉ có một phần nhỏ lượng nước được sử dụng cho mục đích làm mát thiết bị là có thể tuần hoàn tái sử dụng. Do đó, lượng nước thải trong quá trình chế biến của công ty có thể coi như tương đương với lượng nước cấp cho quá trình chế biến. Thành phần chính của nước thải bao gồm: Các chất thải rắn trôi theo dòng chảy như xương cá, trứng cá, da cá, các mẫu thịt vụn Các chất hữu cơ, chất béo và prôtêin động vật có nguồn gốc từ huyết, mỡ cá, dầu mở Các hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến như Chlorine, Bri-so-nel và các hóa chất khác. Mức độ ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy sản thùy thuộc vào sự có mặt của một số yếu tố như phương pháp chế biến và loài thủy sản được chế biến. Bên cạnh đó, nước bị rò rỉ từ các đường ống dẫn ở xung các phân xưởng của công ty, điều này sẽ gây lãng phí và làm cho môi trường xung quanh phân xưởng không được vệ sinh. Nước thải sinh hoạt: Ngoài các loại nước thải trong quá trình sản xuất trên, còn có một lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ – công nhân viên trong công ty. Nước thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ thối rửa, vi khuẩn gây bậnh, cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45-54 COD 72-102 SS 70-145 Dầu mở 10-30 Tổng Nitơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng Photpho 0,8-4,0 (Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của công ty Procimex) Bảng 3.1: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa được xử lý Với số lượng cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay 371 người, nếu tính trung bình mỗi người sử dụng 80 lít nước sinh hoạt /ngày thì lượng nước thải ra là 29,68 m3/ngày. Để khống chế tác động của nước thải sinh hoạt, công ty đã có biện pháp xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Nước mưa: Bên cạnh đó, còn có một lượng nước mưa rơi trên mặt bằng công ty vào mùa mưa. Lượng nước mưa này có khả năng lôi cuốn theo nó phần nước cá tại nơi tiếp nhận nguyên liệu. Lượng nước này thấm vào đất sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm và gây nên mùi hôi thối vào mùa nắng. Tác động của nước thải đến môi trường và hệ sinh thái: Nước thải sản xuất cũng như nước thải sinh hoạt của công ty có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước mặt (Sông Hàn) và nước ngầm xung quanh vực công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái vịnh Đà Nẵng. Thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường không khí do việc sinh ra các khí độc từ phân hủy chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do nước thải bao gồm: K Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống các loài thủy sinh. Chất rắn lơ lửng: chất rắn lơ lửng (SS) là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (gây tăng độ đục của nước). Các chất dinh dưỡng (N,P): các chất dinh dưỡng có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng bồi lắng lòng sông. Do việc sử dụng Chlorine cao trong quy trình chế biến để diệt các vi sinh vật bám trên các bán thành phẩm và thành phẩm nên khi vào nước thải nó sẽ diệt luôn các vi sinh vật trong thủy vực tiếp nhận. Chất thải rắn Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến hải sản bao gồm: đầu, xương xá, vảy, nội tạng cá. Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, bao bì ni lông, giấy vụn Tải lượng: Đối với chất thải rắn sản xuất, phần lớn chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Phần khác như vảy cá, nội tạng cá thì rất khó phân hủy. Loại chất thải này nếu không xử lý sẽ gây mùi hôi thối khó chịu và làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí và nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Với sản phẩm sản xuất được khoảng 5 tấn/ngày, tổng lượng chất thải rắn sinh ra hàng ngày tại xí nghiệp ước tính khoảng 1 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn này có thể phân thành 2 nhóm: Lượng chất thải rắn có thể tái sử dụng được 90% (0,9 tấn/ngày) sẽ được chứa vào các thùng chứa và các cơ sở chế biến thức ăn gia súc cho xe chuyên dụng đến thu mua hằng ngày. Phần còn lại (gồm vảy cá, nội tạng chiếm khoảng 10% tương đương 0,1 tấn/ngày) sẽ được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng và Công ty môi trường đô thị thành phố vận chuyển đến bãi thải quy định. Lượng chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên lao động tại xí nghiệp ước tính khoảng 75kg/ngày bao gồm chủ yếu các loại bao bì, các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không đáng kể. Tác động của chất thải đến môi trường Thành phần chất thải rắn sản xuất chứa nhiều các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật và tạo ra mùi hôi thối khó chịu cũng như các khí độc hại, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người nếu như không xử lý. Mặt khác, việc thải ra loại chất thải này không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mất mỹ quan trong khu vực công ty. Môi trường không khí Nguồn và loại khí thải: Khí thải sinh ra từ nhà máy bao gồm: Khí Clo sinh ra trong quá trình khử trùng các thiết bị, dụng cụ và nhà xưởng chế biến, khử trùng nguyên liệu. Mùi hôi, tanh từ nguyên liệu và từ nơi chứa phế thải rắn, mùi hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải từ các hệ thống cống thoát nước và hố ga trong địa phận nhà máy. Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, trạm phát điện, lò hơi với các thành phần chủ yếu là khí CO, NOx, SO2, CO2 nguồn ô nhiễm này rất khó kiểm soát do phụ thuộc vào chất lượng các phương tiện vận chuyển, phụ thuộc vào điện áp của điện lưới Hơi tác nhân lạnh bị rò rỉ, bao gồm các loại khí như Freon 22, Freon 12 (một loại khí dạng CFC), khí NH3 Hơi xăng, dầu từ khu vực lưu trữ nhiên liệu cho máy phát điện và nồi hơi. Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống (nhiệt lạnh). Tải lượng: ¯ Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC sinh ra từ lò hơi đốt dầu DO: Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới- WTO, 1993, tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO được định mức như sau: Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO VOC Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) 0.28 20xS 2.84 0.71 0.035 Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO Với S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu DO (1,0%). Lượng dầu DO sử dụng tại xí nghiệp cho mục đích đốt lò khoảng 15 tấn/năm, tức 41kg/ngày. Như vậy theo hệ số ô nhiễm của WHO, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò hơi đốt dầu DO được tính như sau: Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Bụi 0.011 SO2 0.336 NOx 0.116 CO 0.029 VOC 0.001 Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm theo lượng dầu sử dụng Theo lý thuyết cháy, khi đốt hoàn toàn 1kg dầu DO với nhiệt độ khí thải là 130 0C, hệ số thừa không khí =0,3 thì lưu lượng khí thải sinh ra là 22,5 m3. Như vậy, tổng lưu lượng khí thải sinh ra trong 1 ngày đêm sản xuất tại Xí nghiệp do đốt lò hơi tính được là 922,5m3/ngày ( hay 38,4m3/giờ). ¯ Bụi và các khí SO2, NOx, CO, CxHy từ các phương tiện giao thông Hoạt động từ các phương tiện giao thông vận chuyên nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào khu vực xí nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CxHy. Theo thực tế hoạt động sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van1.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docBIA.doc
Tài liệu liên quan