So chung với cả nước, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang tỏ ra ưu việt (tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước). Năm 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt 65,66 %, chăn nuôi 31,39 %, dịch vụ nông nghiệp 3,95 %.
- Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng vải thiều, thuốc lá, lạc, đậu tương, rau thực phẩm, chăn nuôi lợn. Trong đó vùng sản xuất vải thiều là vùng sản xuất hàng hoá có giá trị sản xuất chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm tham gia xuất khẩu được 20.000 – 25.000 tấn (quy tươi).
- Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 181,6 nghìn ha, trong đó cây lương thực có hạt 127,35 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm 15,65 nghìn ha, rau đậu thực phẩm 20,79 nghìn ha. Hệ số sử dụng đất cây hàng năm đạt 2,3 lần. Giá trị sản xuất năm 2009 (theo giá hiện hành) đạt 2.735,2 tỷ đồng, bình quân đạt 22 triệu đồng/ha đất sản xuất nông nghiệp.
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ lao động đã được hình thành ở hầu hết các thành phố, thị xã và trong một số vùng nông thôn. Nhờ đó mà giải quyết được quá trình thuyên chuyển lực lượng lao động thặng dư đến các khu vực phi nông nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập các công ty dịch vụ lao động đã chú trọng việc đào tạo lại nghề cho những người tìm việc, hàng năm các trung tâm đào tạo của Trung Quốc đã đào tạo được khoảng 2,06 triệu người. Hầu hết các chương trình dạy nghề đều do các công ty dịch vụ quản lý.
Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2 vấn đề lớn nhưng không phải mới, mà nước nào cũng tính tới. Đã có những nước phát triển doanh nghiệp và và nhỏ, thu hút được nhiều lao động nông nghiệp dôi dư rời bỏ nông thông ra thành thị kiếm sống ngày một đông. Nhưng cái mới, cái đáng nói ở Trung Quốc là 2 vấn đề đó đã được giải quyết trong điều kiện "Bất ly hương". Dĩ nhiên, để thực hiện "Ly nông bất ly hương" sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn phức tạp khác.
Thái Lan
Thái Lan áp dụng trung tâmgắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua hình thái phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo. Phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề đặc biệt là ở nông thôn để giảm bớt quỹ thời gian lao động nhàn rỗi. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo trung tâm trên, hàng năm Thái Lan giải quyết cho gần 1 triệu lao động có việc làm.
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông;
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa lý
Tỉnh lỵ
Thành phố Bắc Giang
Miền
Đông Bắc
Diện tích
3.822,7 km²
Các thị xã / huyện
9 huyện
Nhân khẩu
Số dân (2009)Mật độ
1.555.720 người407 người/km²
Dân tộc
Việt, Nùng, Sán Chay, Hoa, Tày
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
3.1.1.3 Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
3.1.1.4 Thuỷ văn
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dai 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao ,hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Năm 2009, Tổng diện tích đất đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang là 308.34ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác.
Qua số liệu bảng 1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của tình qua 3 năm biến động tăng giảm rất ít, gần như là ổn định. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của tỉnh. Năm 2008 cùng với tổng diện tích đất tự nhiên tăng, diện tích đất nông nghiệp tăng một lượng 0.054 ha (0,045%). Năm 2009, diện tích lại tăng lên 0.049 ha. Như vậy diện tích đất nông nghiệp năm 2009 tăng 0.103 ha so với năm 2007 và 0.049 ha so với năm 2008.
Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, dao động từ 73.254 năm 2007 đến 73.652% năm 2008 và giảm xuống còn 73.529% năm 2009.
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của tỉnh năm 2007 -2009
Loại đất
2007
Cơ cấu
năm 2008
Cơ cấu
năm 2009
Cơ cấu
So sánh
08/07
09/08
BQ
Tổng diện tích
308.016
100
308.021
100
308.34
100
100.002
100.104
0.05 %
I. Đất sản xuất NN
119.021
38.641
119.075
38.658
119.124
38.634
100.045
100.041
0.05 %
1.1. Đất trồng cây hàng năm
73.254
61.547
73.652
61.853
73.529
61.725
100.543
99.833
0.19 %
- Đất ruộng lúa, lúa – màu
66.689
91.038
66.352
90.089
66.121
89.925
99.4947
99.6519
-0.43 %
- Đất đồng cỏ chăn thả
1.652
2.255
1.658
2.251
1.763
2.398
100.363
106.333
3.35 %
- Đất cây hàng năm khác
4.913
6.707
5.642
7.66
5.077
6.905
114.838
89.9858
2.42 %
1.2. Đất trồng cây lâu năm
45.767
38.453
45.423
38.147
45.595
38.275
99.2484
100.379
-0.19 %
- Đất trồng cây ăn quả
40.5
88.492
41.5
91.36341
42.6
93.431
102.469
102.651
2.56 %
II. Đất lâm nghiệp
178.569
57.974
179.235
58.189
181.136
58.746
100.373
101.061
0.72 %
2.1. Đất có rừng sản xuất
138.658
77.65
139.565
77.867
142.255
78.535
100.654
101.927
1.29 %
2.2. Đất có rừng phòng hộ
17.987
10.073
18.982
10.591
20.958
11.57
105.532
110.41
7.97 %
2.1. Đất có rừng đặc dụng
21.924
12.278
20.688
11.542
13.023
7.19
94.3623
62.9495
-21.35 %
III. Đất có mặt nước nuôi trồng TS
5.758
1.869
5.685
1.8457
5.855
1.899
98.7322
102.99
0.86 %
IV. Đất nông nghiệp khác
4.668
1.516
4.026
1.3071
2.225
0.722
86.2468
55.2658
-29.24 %
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang)
Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, dao động từ 73.254 năm 2007 đến 73.652% năm 2008 và giảm xuống còn 73.529% năm 2009. Điều đáng chú ý là diện tích đất lúa, lúa màu được chuyển một lượng khá lớn cho các hoạt động phi nông nghiệp và chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp. Giảm từ 0.037ha (2008 – 2007) và 0.231 ha năm (2009 – 2008)
Trong cơ cấu đất lâm nghiệp thì diện tích đất rừng sản xuất là lớn nhất vì Bắc Giang là tỉnh Trung du miền núi trong 3 năm mà diện tích đất rừng sản xuất tăng lên 1,29%, đất có rừng phòng hộ tăng lên là 7, 97% rỉêng đất đất có rừng đặc dụng lại giảm đi tới 21,35%
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên không đáng kể chỉ khoảng 0.86% trong 3 năm. Đất nông nghiệp khác lại giảm đi rất nhiều điều đó hoàn toàn là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và do các khu công nghiệp ngày càng nhiều.
Những năm qua các loại đất đều có biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất chuyên dùng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội nhằm phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho bộ mặt của nông thôn và đô thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng nhanh chóng, cần phải có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng lúa có năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
3.1.2.2 Tình hình dân số của tỉnh
Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Cư trú ở 229 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện và thành phố Bắc Giang. Trong đó số xã thuộc diện chương trình 135 là 35 xã (chiếm 15,3%) và tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 30,67%.
3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Thuỷ lợi:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 683 công trình tưới (257 hồ chứa, 121 trạm bơm, 325 công trình tiểu thủy nông), với tổng công suất thiết kế tưới 67.847 ha, thực tế tưới được 44.263 ha, đạt 75,8% diện tích đất canh tác cần tưới của tỉnh.
- Công trình tiêu, gồm hệ thống tiêu tự chảy cho 344.927 ha. Ngoài ra còn 40 trạm bơm tiêu, tổng công suất thiết kế 36.019 ha, thực tế tiêu 22.455 ha. Tổng số diện tích tiêu khoảng 367 nghìn ha, đạt 95% diện tích cần tiêu hiện tại.
- Công trình chống lũ ở Bắc Giang gồm hệ thống đê chống lũ Tả Cầu, Hữu Thương, Tả Thương, Cổ Mẫn và đê Thống Nhất Lục Nam với tổng chiều dài 216,3 km, có 126 cống dưới đê và 27 kè.
Giao thông nông thôn:
Từ năm 2008 đến nay, đã cứng hoá được 3.656 km đường giao thông nông thôn, đến năm 2009, toàn tỉnh có 3.975 km đường xã đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, B và 5.200 km đường thôn, xóm đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại B.
Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt:
Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng thêm 35 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tổng công suất 17.985 m3/ngày) và đào hàng nghìn giếng khơi, đưa tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn năm 2009 đạt 63%.
- Hệ thống chợ nông thôn: Nâng cấp 105 chợ hiện có, xây dựng thêm 44 chợ nông thôn và 03 chợ đầu mối (chợ đầu mối nông sản ở Chũ và Dĩnh Kế, chợ đầu mối gia súc ở Phúc Lâm).
- Hệ thống điện nông thôn: Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện, các trạm biến áp điện ở khu vực nông thôn, tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm điện. Phát triển thuỷ điện nhỏ và các nguồn năng lượng khác trong các hộ và nhóm hộ gia đình ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, dân cư phân tán lưới điện quốc gia chưa tới được, để đảm bảo 100% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt.
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh
Nông nghiệp.
So chung với cả nước, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang tỏ ra ưu việt (tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước). Năm 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt 65,66 %, chăn nuôi 31,39 %, dịch vụ nông nghiệp 3,95 %.
- Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng vải thiều, thuốc lá, lạc, đậu tương, rau thực phẩm, chăn nuôi lợn. Trong đó vùng sản xuất vải thiều là vùng sản xuất hàng hoá có giá trị sản xuất chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm tham gia xuất khẩu được 20.000 – 25.000 tấn (quy tươi).
- Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 181,6 nghìn ha, trong đó cây lương thực có hạt 127,35 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm 15,65 nghìn ha, rau đậu thực phẩm 20,79 nghìn ha. Hệ số sử dụng đất cây hàng năm đạt 2,3 lần. Giá trị sản xuất năm 2009 (theo giá hiện hành) đạt 2.735,2 tỷ đồng, bình quân đạt 22 triệu đồng/ha đất sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất lương thực phát triển khá, năm 2009 sản lượng lương thực có hạt đạt 601 nghìn tấn, bình quân đạt 380 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
- Nhóm cây thực phẩm và một số cây công nghiệp ngắn ngày hàng hoá có ưu thế (lạc, đậu tương, thuốc lá), có xu thế tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Cây ăn quả (chủ yếu là vải thiều), phát triển nhanh và trở thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Năm 2009 diện tích vải của tỉnh khoảng 41 nghìn ha, sản lượng gần 70 nghìn tấn.
- Thực tế phát triển trồng trọt cho thấy đầu tư trồng, chế biến vải, rau thực phẩm, lạc, thuốc lá, đậu tương là khai thác lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá của tỉnh
Bảng 3.2 Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính
Hạng mục
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2007
Năm 2008
Năm2009
Tốc độ tăng BQ năm (%) (2005-2009)
1. DT cây lương thực
1000 ha
126,4
124,8
129,8
127,4
0.35
Tr.đó: - Lúa cả năm
1000 ha
115,0
16,9
16,1
114,0
- 0,15
2. SL lương thực
1000 tấn
502,1
539,7
597,8
600,9
3,65
Trong đó: - Thóc
1000 tấn
472,7
520,4
551,9
556,6
3,33
3. BQ.lươngthực/người
kg
333,7
350,9
385,3
380,0
6,76
4. Lạc
1000 ha
7,3
8,3
9,1
10,9
8,35
- Sản lượng
tấn
8.689
12.625
16.880
20.588
18,80
5. Đậu tương
1000 ha
5,5
5,8
4,8
4,2
- 5,25
- Sản lượng
tấn
6.443
7.750
7.222
6.094
- 1,10
6. Rau các loại
1000 ha
14,5
17,5
19,1
18,3
4,75
- Sản lương
tấn
153.023
195.218
225.038
222.471
7,75
7. Cây ăn quả
1000 ha
17,0
28,2
36,5
51,8
24,98
- Sản lượng
tấn
48.645
86.965
190.274
101.098
15,75
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang)
b. Chăn nuôi:
Chăn nuôi ở Bắc Giang đã có sự chuyển biến tích cực từ đưa giống chất lượng, năng suất cao vào nuôi đến phương thức chăn nuôi, nên giá trị sản xuất chăn nuôi ở Bắc Giang trong 4 năm qua (2005 – 2009) đã có mức tăng trưởng đạt 7,32%/năm.
Bảng 3.3 Diễn biến đàn vật nuôi
Hạng mục
Đơn vị
Năm
2005
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tốc độ tăng SL.BQ 2005-2009(%/năm)
Đàn trâu
con
125.318
98.970
93.733
91.991
- 6,00
Đàn bò
con
67.996
76.670
90.512
99.811
7,98
Đàn lợn
con
718.270
803.368
899.152
928.381
5,28
Đàn gia cầm
1000con
7.464
8.102
8.257
9.075
3,98
Thịt hơi các loại
tấn
71.300
73.500
85.000
91.500
5,18
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang)
Năm 2009, đàn trâu, bò có 191,8 nghìn con, đàn lợn 928,4 nghìn con, đàn gia cầm 9,08 triệu con. Chăn nuôi bò, lợn trong những năm qua phát triển khá nhanh, tốc độ tăng đàn thời kỳ 2005 – 2009, đàn bò đạt 6,5%/năm, đàn lợn đạt 5,3%/năm. Đã xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn theo phương pháp nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Năm 2009 tỉnh đã có 146 trang trại chăn nuôi, bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá ở Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lục Nam.
Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 và năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 – 2020 đạt bình quân 7,9%/năm, trong đó nông nghiệp 7,2%/năm , lâm nghiệp 10%/năm, thủy sản 18,5%/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2010, nông nghiệp 92,0%, lâm nghiệp 4,5%, thủy sản 3,5% và năm 2020 tương ứng: 84,0% - 6,0% - 10,0%. Trong nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi năm 2010 đạt 35% và năm 2020 là 45%.
- Bình quân lương thực có hạt trên đầu người ổn định ở mức 370 kg/người/năm.
- Giá trị sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 33 triệu đồng/ha vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 45 triệu đồng/ha.
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 đạt 33,8% và năm 2020 đạt 38,2 %.
- Tỷ lệ người được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn năm 2010 đạt 85% và năm 2020 đạt 100%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 giảm xuốg còn 15% (theo tiêu chí mới)
- Tập trung đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi hàng hoá sau:
+ Cây trồng: Cây ăn quả (vải, na, cây có múi), lúa chất lượng cao, rau xanh, hoa, cây cảnh, lạc, vừng nguyên liệu tập trung.
+ Vật nuôi: Lợn hướng nạc, bò thịt, thủy sản.
- Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi 6.000 ha đất ruộng 1 vụ, đất bằng năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Khai thác trên 22 nghìn ha đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp như trên, đất nông nghiệp có đến năm 2010 và năm 2020
3.1.4.6 Đánh giá chung:
- Trong 3 năm qua (2007 – 2009) tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khá cao (7,75%/năm), riêng ngành nông nghiệp đạt tới 8,5%/năm, đặc biệt là giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng 15,25%/năm.
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bắc Giang được diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển đổi đất 1 vụ hiệu quả thấp sang trồng cây, nuôi con khác có hiệu quả hơn; chuyển đổi mùa vụ lúa để mở rộng cây vụ đông; chuyển đổi cơ cấu giống để tăng chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng...Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, không rõ nét, giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản (93,92%); tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (thế mạnh của tỉnh) trong 5 năm qua vẫn giữ mức trên dưới 31% giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Tuy đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với một số loại sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh (vải thiều, lạc, thuốc lá, đậu tương, rau, chăn nuôi lợn, bò...). Song đa số các vùng hàng hoá hình thành do tự phát, thiếu quy hoạch, chưa tạo ra được các vùng sản xuất tập trung gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao.
- Khối lượng sản phẩm còn ít, sản xuất phân tán, quy mô ở từng hộ gia đình còn nhỏ, chất lượng nông sản hàng hoá chưa cao, chưa thiết lập được thương hiệu sản phẩm. Đây chính là những khó khăn và thách thức trong việc phát triển các loại sản phẩm hàng hoá có lợi thế so sánh của Bắc Giang trong quá trình hội nhập nền kinh tế Thế giới.
- Tuy đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất xây dựng được nhiều trung tâmsản xuất đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao; song việc áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế đã làm cho việc mở rộng quy mô sản phẩm hàng hoá còn gặp khó khăn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Do địa bàn nghiên cứu tương đối rộng là các Trung tâm HN - DN trong toàn tỉnh (10 trung tâm), do điều kiện thời gian có hạn, do yêu cầu trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá kết quả các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang”.
Khi tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn mẫu nghiên cứu tại 3 Trung tâm KTTH - HN - DN của 3 huyện có tính chất đại diện tiêu biểu cho công tác HN - DN trong toàn tỉnh.
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn trên sách, báo, các văn bản quy phạm... đã được các cơ quan chức năng thẩm định, kiểm tra, khi nghiên cứu đề tài tôi đã thu thập số liệu ở rất nhiều tài liệu (như đã trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo) nhưng chủ yếu là tôi lấy số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang ; Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Bắc Giang ; các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, XIII ; các tài liệu của Sở LĐ - TBXH; Sở công nghiệp ; Sở giáo dục đào tạo và số liệu thực tế của chính các Trung tâm KTTH – HN - DN các huyện. Trong quá trình nghiên cứu tôi có dựa vào các giáo trình của trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, báo, tạp chí và các văn bản có liên quan đến công tac Hướng nghiệp dạy nghề của Bộ LĐ - TBXH, Bộ giáo dục - đào tạo và các ban ngành có tham gia nghiên cứu về công tác HN - DN.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp là những tài liệu được điều tra bằng phương pháp khảo sát thực tế, việc điều tra và khảo sát được tiến hành với hàng trăm lao động nông thôn có con em được hưởng lợi từ công tác HN - DN của các TT HN – DN các huyện , điều tra khảo sát 3 trung tâm là những đơn vị tiêu biểu có liên kết chặt chẽ giữa HN-DN và tạo việc
3.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tôi đã tranh thủ tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nôi, các cán bộ giáo viên dạy nghề, ý kiến của các nhà lãnh đạo địa phương về công tác HN - DN để thu thập và phân tích đánh giá vấn đề được khách quan.
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. áp dụng một số hàm phần tích, một số công thức chuẩn để đánh giá hiệu quả của từng loại hoạt động trong Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề.
3.2.5. Phương pháp phân tích
Trong quá trình phân tích tôi chủ yếu đã dùng phương pháp thống kê mô tả các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, bình quân. Ngoài mô tả mức độ phương pháp thống kê còn dùng để mô tả quá trình biến động và mỗi quan hệ giữa các hiện tượng. Phương pháp thống kê mô tả còn được dùng để so sánh và mô tả các hiện tượng trên cơ sở phân tổ sẽ phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của công tác HN - DN, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác HN - DN ngày càng được hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với công tác HN - DN của địa phương.
Phương pháp thống kê so sánh là một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các hoạt động HN - DN so với từng năm, so sánh giữa kết qủa đạt được với bản kế hoạch đề ra, so sánh kết quả đạt được hàng năm so với các đơn vị tương đương, so sánh chất lượng sản phẩm (người được học nghề, người được bổ túc nâng cao trình độ... giữa các Trung tâm DN trong tỉnh và mặt bằng toàn quốc) từ đó tìm ra trung tâmhiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm KTTH – HN - DN
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Vị trí, vai trò và thực trạng của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
4.1.1 Vị trí, vi trò của các trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm
Trung tâm HN - DN trên địa bản tỉnh đóng vài trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Cũng như tất cả các mô hình Hướng nghiệp dạy nghề trong toàn quốc, các Trung tâm KTTH - HN - DN Bắc Giang là "Cơ sở giáo dục" thuộc cấp THPT... Có tư cách pháp nhân và có con dấu, có tài khoản riêng" (Điều 1: quy chế Trung tâm KTTH - HN) đồng thời các Trung tâm KTTH - HN - DN là "cơ sở dạy nghề đào tạo nghề ngắn hạn" thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do UBND các huyện quyết định thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm đào tạo nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động. TT DN là đơn vị có thu , có tư cách pháp nhân có tài khoản và con dấu riêng (Điều 1 quy chế TTDN) .
Mười Trung tâm KTTH - HN - DN Tỉnh Bắc Giang có trụ sở đặt tại 10 huyện, thị dưới sự quản lý trực tiếp của UBND các huyên, thị về nhân sự, dưới sự quản lý trực tiếp của sở GD &ĐT về công tác HN - DN cho học sinh phổ thông, chịu sử quản lý trực tiếp của Sở LĐ - TBXH về công tác Hướng nghiệp dạy nghề xã hội, chịu sự quản lí trực tiếp của UBND tỉnh về công tác liên thông với các trường đại học, mở các lớp đại học, cao đẳng tại chức tại địa phương. Trung tâm hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy chế của Trung tâm KTTH - HN và quy chế của Trung tâm DN.
- Các trung tâmTrung tâm Hướng nghiệp có 2 nhiệm vụ chính :
1. Nhiệm vụ của Trung tâm KTTH - HN với chức năng chủ yếu là Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh.
2. Nhiệm vụ của TTDN cấp huyện với chức năng chủ yếu là Hướng nghiệp và dạy nghề xã hội cho người lao động.
Như vậy, vai trò của các trung tâm KTTH –DHND huyện, thị gồm:
Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh 230 trường THCS và 46 trường THPT, 10 Trung tâm GDTX với tổng số hàng năm khoảng 30.000 – 35.000 học sinh
Tố chức dạy nghề ngắn hạn, tạo việc làm cho 6.000 – 8.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 không đủ điều kiện học tiếp THPT hoặc bổ túc THPT và khoảng 12.000 – 15.000 học sinh tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT mà không thi đỗ vào các trường ĐH. CĐ và THCN
Ngoài ra 10 Trung tâm còn thực hiện liên kết với các cơ sở giáo dục để tạo các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, các lớp Đại học tại chức đặt tại các Trung tâm và thực hiện đẩy đủ các nhiệm vụ như trong quy chế của Trung tâm HN và Trung tâm DN
Bảng 4.1. Trích ngang một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Bắc Giang trong danh sách các trung tâm toàn quốc
TT
Tên Trung tâm
Điện thoại
Giám đốc
Địa chỉ
1
Hải Lăng Quảng Trị
873236
Trần Đức Ninh
Khóm 2, thị trấn Hải Lăng, Quảng Trị
2
Tỉnh Quảng Trị
852654
Trần Duy Vinh
136 Quốc lộ 9 Đông Hà Quảng Trị
3
Sông Hiếu Quảng Trị
854040
Nguyễn Tiến Nhụng
Quốc lộ 1A, phường Đông Giang, TX Đông Hà
5
Hướng Hoá Quảng Trị
780834
Trương Công Tường
Khối 3B, TT Khe Xanh, Hướng Hoá, Quảng Trị
6
Gio Linh Quảng Trị
825340
Bùi Văn Hoá
Khu phố 6, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh
7
GDTX H.Phú Yên
863362
Phạm Văn Tú
Khối 5, thị trấn Phú Yên, Sơn La
8
Vĩnh Linh Quảng Trị
820317
Bùi Xuân Việt
Đường Lao Động, thị trấn Hồ Xám, Vĩnh Linh
9
Hòa Thành, Tây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang.doc