Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát

Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương Mại và đầu tư Huy Phát là hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa cho các công ty, các xí nghiệp, các nhà máy cung cấp các sản phẩm về nhựa để chế biến sản phẩm. Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại chủ yếu của công ty, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát có đặc điểm chủ yếu sau:

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 31818 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tải phục vụ tất cả về dịch vụ vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường bộ. 3.1.5 Tình hình về lao động trong công ty Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của đơn vị mình. Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm nghiên cứu (2007-2009) được thể hiện rõ qua bảng 3.1. Lao động trong công ty có thể phân theo rất nhiều tiêu thức khác nhau như phân theo giới tính, theo trình độ, theo tính chất. Qua bảng 3.1 ta thấy lao động trong Công ty thay đổi trong các các năm. Cụ thể, năm 2007 tổng số lao động trong công ty là 19 người đến năm 2008 số lượng này tăng lên là 25 người tăng 31,58% so với năm 2007 đến năm 2009 tổng số lao động trong công ty so với năm 2008 chỉ tăng lên 1 người tức 26 người tăng 4%. Như vậy tốc độ tăng lao động trung bình mỗi năm của Công ty là 17,79%. Khi phân công lao động của công ty theo giới tính ta thấy số lao động nam trong công ty qua 3 năm nghiên cứu đều chiếm tỷ lệ cao hơn số lao động nữ. Trong năm 2007 số lao động nam trong công ty là 12 người chiếm 63,16 % và số lao động nữ là 7 người chiếm 33,84 %. Đến năm 2009 số lao động nam tăng lên là 17 người chiếm 65,38% và số lao động nữ là 9 người chiếm 34,62%. Bình quân trong 3 năm số lao động nam tăng 19,79% và số lao động nữ Tăng 14,29%. Nguyên nhân của việc thay đổi này là do đặc điểm kinh doanh chính của công ty bán hàng, mà công việc bán hàng này phù hợp với nam hơn nữ vì thế công ty cần nhiều lao động nam. Khi phân công lao động theo tính chất công việc thì lao động trực tiếp bình quân tăng 12,38%, lao động gián tiếp không tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý do xu thế của thị trường việc trao đổi mua bán hàng hóa giảm dần thay vào đó là việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng điện thoại và công nghệ thông tin. Trình độ lao động là chỉ tiêu vô cùng quan trọng khi phân công lao động trong công ty. Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một công ty có quy mô nhỏ số lượng hàng hóa ít chủng loại, do vậy đòi hỏi lao động có trình độ để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phần lớn lao động trong công ty là lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, lao động phổ thông chiếm phần nhỏ, chất lượng lao động của công ty trung bình qua các năm tăng, cụ thể: Năm 2008 trình độ đại học tăng 50,00% so với năm 2007 tức 4 người và năm 2009 tăn 16,67% so với năm 2008 tức 2 người và lao động phổ thông năm 2008 giảm so với năm 2007 là 50,00 %, năm 2009 không giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Công ty đã tuyển chon được một đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao vào làm việc, giúp công ty ngày càng phát triển. Bảng 3.1: Tình hình lao động trong Công ty (Năm 2007-2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển(%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 08/07 08/09 BQ Tổng số lao động 19 100,00 25 100,00 26 100,00 131,58 104,00 117,79 I. Theo giới tính 19 100,00 25 100,00 26 100,00 131,58 104,00 117,79 1. Lao động Nam 12 63,16 16 64,00 17 65,38 133,33 106,00 119,79 2. Lao động Nữ 7 36,84 9 36,00 9 34,62 128,57 100,00 114,29 II. Theo tính chất 19 100,00 25 100,00 26 100,00 131,58 104,00 117,79 1. LĐ trực tiếp 15 78,95 21 84,00 22 84,62 140,00 104,76 122,38 2. LĐ gián tiếp 4 21,05 4 16,00 4 15,38 100,00 100,00 100,00 III. Theo trình độ 19 100,00 25 100,00 26 100,00 131,58 104,00 117,79 1. Đại học 8 42,11 12 48,00 14 53,85 150,00 116,67 133,33 2. Cao đẳng 5 26,32 8 32,00 7 26,92 160,00 87,50 123.75 3. Trung cấp 2 10,53 3 12,00 3 11,54 150,00 100,00 125,00 4. LĐ phổ thông 4 21,05 2 8,00 2 7,69 50,00 100,00 75,00 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty) 3.1.6 Tình hình về tài sản của công ty Tài sản là một trong những yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân và các hình thức doanh nghiệp khác. Nó là tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tài sản tồn tại dưới mọi hình thức nhưng được phân làm hai loại: tài sản cố định và tài sản lưu động. TSCĐ là những tài sản tồn tại trong doanh nghiệp trong thời gian dài, bao gồm TSCĐ hữu hình và các khoản đầu tư dài hạn. TSLĐ là những tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, có thời gian sử dụng, thu hồi luôn chuyển một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ bao gồm vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tình hình biến động tài sản của công ty trong 3 năm 2007- 2009 được thể hiện rõ qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1. Qua bảng 3.2 ta thấy: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2007 chiếm 88,16%, năm 2008 chiếm 99,39% và năm 2009 chiếm 95,55% trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm phần lớn. Điều này chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn. hàng hóa trong kho bị tồn đọng nhiều dẫn đến thiếu vốn kinh doanh. Xong tỷ lệ này là hợp lý đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như công ty vì tỷ lệ VLĐ trong trong các doanh nghiệp thương mại tỷ lệ vốn lưu động chiếm từ 70% trở lên. Tổng tài sản của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát tăng nhanh trong các năm đầu, năm 2008 tăng 458,16% so với năm 2007 tức tăng 19.745.870.179 đồng, trong đó tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và TSCĐ tăng, Năm 2009 tổng tài sản của công ty giảm 25,9% tức 6.016.695.110 đồng so với năm 2008 do các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm là chủ yếu. Điều này chứng tỏ công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ và hiệu quả tiêu thụ của công ty ngày càng gia tăng. Hiệu quả hoạt động ngày càng cao. Về TSCĐ hữu hình nguyên giá của tài sản cố định hữu hình năm 2008 tăng so với năm 2007 là 70,21% tức 358.168.837 đồng đến năm 2009 giảm so với năm 2008 là 9,09% tức là 78.952.591 đồng là do công ty không tiến hành mua sắm thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản bị hao mòn trong quá trình sử dụng. 2009 2008 2007 Biểu đồ 3.1: Biến động cơ cấu tài sản của Công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển(%) Giá trị (đồng) Cơ Cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ Cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) 08/07 09/08 BQ I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 3.799.649.367 88,16 23.187.350.709 96,39 17.236.993.247 95,55 610,25 74,34 342,29 1. Tiền 40.550.994 1,07 601.761.502 2,60 886.034.557 5,14 1483,96 147,24 815,60 2. Các Khoản phải thu 2.350.274.658 61.86 12.200.396.300 52,62 7.839.824.914 45,48 519,11 64,26 291,68 3. Hàng tồn kho 1.245.164.327 32.77 9.501.539.625 40,98 8.201.747.575 47,58 763,08 86,32 424,70 4. TSLĐ Khác 163.659.388 4.31 883.653.282 3,81 329.386.202 1,91 539,93 37,28 288,60 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn khác 510.170.181 11.84 868.339.018 3,61 802.003.370 4,45 170,21 92,36 131,28 1. TSCĐ hữu hình 510.170.181 100 868.339.018 100,00 789.386.427 100,00 170,21 90,91 130,56 Nguyên giá 510.170.181 - 947.291.609 - 974.291.609 - 185,68 102,85 144,27 Giá trị hao mòn 0 - -78.952.591 - -157.905.152 - - 199,10 - Tổng tài sản 4.309.819.548 100 24.055.689.727 100,00 18.038.996.617 100,00 558,16 74,10 316,57 Bảng 3.2:Tình hình tài sản trong Công ty (Năm 2007-2009) (Nguồn: Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán tài vụ Công ty) 3.1.7 Tình hình nguồn vốn của công ty Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh yếu tố về lao động thì cũng cần thêm một yếu tố không thể thiếu nữa đó là nguồn vốn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trì trệ, không thể diễn ra liên tục mà sẽ bị gián đoạn ở khâu này hay khâu khác kéo theo hàng loạt các hoạt động tiêu cực về mặt kinh tế cũng như xã hội làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để biết rõ hơn về tình hình nguồn vốn của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát ta nghiên cứu đánh giá ở bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua 3 năm 2007-2009. Qua bảng 3.3 ta thấy một cách khái quát nhất nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm nghiên cứu. Xét theo tính chất thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động, tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 88.5%, năm 2008 chiếm 90,20% và năm 2009 chiếm 89,30%) và tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động này phải cao để thực hiện việc giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp khác. Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của công ty được phân thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 87,24%, năm 2008 chiếm 34,455 và năm 2009 chiếm 86,34%). Tốc độ tăng lên của nợ phải trả là 16,7% điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Công ty chiếm dụng vốn của đơn vị bạn với giá trị lớn và ngày càng nhiều. Tình hình nguồn vốn cuả công ty được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3. Như vậy có thể thấy tổng số vốn của công ty tăng lên qua các năm ( bình quân tăng 13.99%) chủ yếu do vốn lưu động tăng (nợ phải trả tăng) điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp do đi chiếm dụng vốn quá lớn của doanh nghiệp khác. 2009 2008 2007 Bảng 3.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo tính chất 2007 2009 2008 Bảng 3.3: Biến động cơ cấu theo nguồn hình thành Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu(%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) 08/07 09/08 BQ Tổng số vốn 4.309.819.548 100,00 24.055.689.727 100,00 18.038.996.617 100,00 558,16 74,99 316,57 I. Theo tính Chất 4.309.819.548 100,00 24.055.689.727 100,00 18.038.996.617 100,00 558,16 74,99 316,57 1. Vốn cố định 2.187.696.348 50,76 5.360.584.975 22,28 6.100.748.797 33,82 245,03 113,81 179,42 2. Vốn lưu động 2.122.123.200 49,24 18.695.104.752 77,72 11.938.247.820 66,18 880,96 63,86 472,41 II. Theo NHT 4.309.819.548 100,00 24.055.689.727 100,00 18.038.996.617 100,00 558,16 74,99 316,57 1. Vốn CSH 1.806.925.571 41,93 5.059.744.975 21,03 6.100.748.797 33,82 280,02 120,57 200,29 2. Nợ phải trả 2.502.866.977 58,07 18.995.944.752 78,97 11.938.247.820 66,18 758,97 62,85 410,90 Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn trong Công ty (Năm 2007-2009) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán tài vụ) 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát 3.2.1.1 Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của công ty Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ cho nhu cầu nhà sản xuất kinh doanh trên khu vực miền Bắc. Hiện nay Công ty đang kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau: Kinh doanh hạt nhựa nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước. Kinh doanh nhựa phế liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước. Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa phục vụ nhu cầu các lưu thông hàng hóa của các nhà sản xuất. Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương Mại và đầu tư Huy Phát là hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa cho các công ty, các xí nghiệp, các nhà máy cung cấp các sản phẩm về nhựa để chế biến sản phẩm. Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại chủ yếu của công ty, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát có đặc điểm chủ yếu sau: Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại của Công ty TNHH thương mại và Đầu Tư Huy Phát bao gồm hai giai đoạn: mua hàng và bán hàng Đối tượng kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là các loại hàng hóa về sản phẩm nhựa phân theo từng loại hàng: Hạt nhựa HDPE, Hạt nhựa LDPE, Hạt nhựa LLDPE, Hạt nhựa PP, Hạt nhựa GPPS, Hạt nhựa ABS, Hạt nhựa HIPS. Quá trình lưu chuyển hàng hóa của công ty được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó, bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng. Bán lẻ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán buôn và bán lẻ hàng hóa của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát thực hiện bằng nhiều hình thức: Bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán trả góp, hàng đổi bán… Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại của Công ty theo các qui trình: Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp ở các quy mô tổ chức: Quầy, cửa hàng. Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng, Công ty xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty. Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Chính từ điều này mà công ty rất chú trọng đến vấn đề này và rất nhạy cảm trong sàn thương mại. Đặc điểm về hoạt động: Do đặc trưng của nghành dịch vụ nói chung và nghành dịch vụ vận chuyển nói riêng hoạt động kinh doanh của Công ty rất đa dạng bao gồm nhiều hoạt động trong đó hoạt động chủ yếu là vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh bán sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh cho các nhà máy sản xuất. Điều này giúp cho công ty có được nhiều nguồn khách thường xuyên, ổn định góp phần làm tăng nhanh doanh thu dịch vụ của Công ty. Công ty đã thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và tạo dựng vị thế của mình trên thị trường. Hoạt động kinh tế cơ bản của Công ty là hoạt động kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Đặc điểm về hàng hóa: hàng hóa trong kinh doanh của Công ty gồm cung ứng dịch vụ vận chuyển, các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: tổ chức kinh doanh thương mại của Công ty tổ chức bán buôn, bán lẻ, kinh doanh tổng hợp … Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa: sự vận động của hàng hóa trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng hóa. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm được thể hiện rõ ở bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của công ty. Qua bảng ta thấy có sự thay đổi cơ cấu theo xu thế của thị trường các mặt hàng kinh doanh. Cơ cấu các nhóm mặt hàng qua 3 năm được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.4, biểu đồ 3.5, biểu đồ 3.6. Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2007 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2008 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2009 Bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của Công ty 3 năm qua (2007-2009) ĐVT: % Nhóm mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 09/08 BQ Tổng 100 100 100 - - - Nhựa nguyên liệu 77 65 62 84,42 95,38 89,90 Nhựa phế liệu 13 18 14 138,46 77,78 108,12 Dịch vụ vận tải 10 17 24 170,00 141,18 155,59 (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty) 3.2.1.2 Đặc điểm công tác Marketing Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt là một khó khăn, thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta ngày càng có những bước biến đổi rõ rệt. Thương mại ngày một phát triển, thêm vào đó là một số lượng lớn các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trong đó cho nên để tìm được chỗ đứng ổn định mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty đã có nhiều kế hoạch chi tiết nhằm ổn định và phát triển thị trường của mình, đồng thời tìm kiếm các nguồn hàng mới, khuếch trương uy tín của Công ty trên thị trường. Nhiệm vụ này được ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch và giao cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện. Cụ thể việc tìm kiếm nguồn hàng được giao cho phòng kinh doanh đảm nhận thông qua các môi quan hệ với bạn hàng cũ, đồng thời qua các phương tiện thông tin báo chí, internet, các phương tiện quảng cáo có thể đưa hình ảnh của công ty đến gần với khách hàng hơn. Trong những năm qua, Công ty đều cho đăng quảng cáo về công ty trên các báo chuyên ngành. Các phòng ban của công ty tích cực tìm hiểu nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thị trường để từ đó có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Với phương châm “ chỉ bán những thứ khách hàng cần không bán những gì mình có”. Để phát triển được trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay thì việc hoàn chỉnh kênh phân phối là một điều tất yếu để có được thành công. Tuy nhiên, hiện nay Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn chỉnh kênh phân phối của mình. Công ty tập trung bán lẻ và bán buôn do phòng kinh doanh đảm nhận phụ trách. 3.2.1.3 Hoạt động quản lý chất lượng Để có thể thu hút được khách hàng, Công ty không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt số lượng mà chất lượng hàng hóa còn là một vấn đề quan trọng bậc nhất. Đặc biệt là trong kinh doanh thương mại thì vai trò này đóng vai trò quyết định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và uy tín của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, công ty có kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của mình bằng cách lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và đã được người tiêu dùng biết đến, xây dựng kho hàng theo tiêu chuẩn, hàng tuần và hàng tháng có kiểm kê chất lượng hàng hóa, công ty cam kết thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa của nhà nước. 3.2.1.4 Công tác tiêu thụ hàng hóa Việc tiêu thụ hàng hóa trong công ty bao gồm nhiều nội dung, biện pháp như mạng lưới tiêu thụ, kênh tiêu thụ, thực hiện các phương thức tiêu thụ, các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến quản cáo, xúc tiến bán hàng, các chính sách ứng xử hướng về khách hàng… Với mục tiêu chung là đưa hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải cung cấp hàng hóa ra thị trường kịp thời, đúng hạn, đảm bảo về số lượng chất lượng để tạo uy tín đối với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ được phân phối chỉ đạo từ phòng kinh doanh. Hiện nay hình thức tiêu thụ của công ty chủ yếu thông qua bán hàng trực tiếp qua các đơn đặt hàng. Công ty có đội ngũ bán hàng có trình độ khá tốt nên việc tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi. 3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát 3.2.2.1 Đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ đang trong quá trình xây dựng thương hiệu uy tín trong ngành. Trong quá trình hoạt động đồng hành cùng những biến động của đất nước, Công ty đang dần dần hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh hơn. Để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta dựa vào bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua 3 năm 2007- 2009. Qua bảng 3.5 chúng ta thấy: Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu có có biến động tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2008 Tăng 734,347% so với năm 2007 tức tăng một lượng giá trị bằng 896.481.041 đồng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 841,07% tức tăng 64.762.481.321 đồng so với năm 2007, giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 837,57 % so với năm 2007 tức 63.812.000.280 đồng. Tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng giá vốn đều rất cao làm lãi gộp năm 2008 tăng một cách nhanh chóng, điều này chứng tỏ năm 2008 công ty đã tìm được nhiều khách hàng mới do việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Sang năm 2009 lợi nhuận gộp lại tăng 308,28% so với năm 2008 tức 2.161.501.162 đồng là do doanh thu bán hàng tăng 225,71% tức 92.396.175.589 đồng và giá vốn tăng 224,52 % tức 90.234.467.062 đồng. Tốc độ tăng doanh thu và giá vốn là rất cao và đều nhau tuy có giảm so với tốc độ tăng doanh thu và giá vốn Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Năm 2007-2009) chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%) 08/07 09/08 BQ 1. DT bán hàng và CCDV 8.739.051.704 73.501.533.025 165.897.708.614 841,07 225,71 533,39 2. DT thuần về bán hàng CCDV 8.739.051.704 73.501.533.025 165.897.708.614 841,07 225,71 533,39 3. Giá vốn hàng bán 8.651.727.463 72.463.727.743 162.698.374.805 837,57 224.52 531,04 4. Lợi nhuận gộp bán hàng CCDV 141.324.241 1.037.805.282 3.199.306.764 734,347 308,28 521,31 5. Doanh thu hoạt động tài chính 471.59 9.659.667 65.248.759 20.483,19 675,48 10.579,33 6. Chi phí Tài chính 0 225.221.854 110.140.290 - 48,90 - 7. Chi phí quản lý kinh doanh 132.370.349 590.998.026 177.564.854 446,47 30,04 238,26 8. lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.425.482 346.326.633 1.261.822.851 3.674,37 364,34 2.019,36 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 9.656.348 346.326.633 1.261.822.851 3.586,52 364,34 1.975,43 10. Thuế TNDN 2.703.777 86.581.658 220.818.993 3202,25 255,04 1728,65 11. Lợi nhuận sau thuế 6.952.571 295.744.975 1.041.003.822 4.253,75 352,00 2302,87 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Phòng kế toán tài vụ Công ty) năm 2008 điều này cho thấy Công ty đang trong quá trình phát triển nhanh chóng số lượng khách hàng gia tăng thị trường tiêu thụ được mở rộng từ đó số lượng hàng hóa bán ra luôn tăng cao hơn năm trước. Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa phục vụ nhu cầu của các nhà sản xuất nên lượng vốn lưu thông cần rất lớn trong khi nguồn vốn Công ty là nhỏ. Vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục Công ty đã huy động nguồn vốn vay của Ngân hàng VIDB với lượng lớn và trả lãi suất vay theo thời hạn vay. Việc trả lãi vay hàng năm đã làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty. Năm 2008 chi phí tài chính của Công ty là: 225.221.854 đồng. Năm 2009 chi phí tài chính của Công ty giảm 41,10% so với năm 2008 tức giảm 115.081.564 đồng. Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của Công ty đã giảm do Hoạt động lãi suất Ngân hàng giảm do hoạt động kích cầu nền kinh tế của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế. Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp được giá vốn bán hàng nhưng chưa bù đắp được các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty. Do vậy, chúng ta cần phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua bảng 3.5 ta thấy trong 3 năm hoạt động SXKD của Công ty đều gia tăng một cách nhanh chóng. Năm 2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD tăng lớn 3.574,37% tức tăng 336.901.151 đồng so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận thuần tăng 269,34% tức tăng 915.496.218 đồng. Nguyên nhân là do lượng hàng bán ra của Công ty liên tục tăng Cao dẫn đến doanh thu bán hàng lớn làm cho lợi nhuận thuần của Công ty liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sự phát triển một cách nhanh chóng của Công ty, cho thấy Công ty đang dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, tăng được doanh thu bán hàng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2008 doanh thu tài chính tăng 20.393,19% tức tăng 9.612.558 đồng so với năm 2007 đến năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2009 tăng 575,48% so với năm 2008 tức 55.589.092 đồng. Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy tổng hợp các chi phí hoạt động và doanh thu các hoạt động ta có được lợi nhuận trước thuế của Công ty. Do tốc độ tăng của doanh thu lớn và tốc độ tăng của chi phí lớn nên lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng cao. Năm 2008 tăng 3.486,52% tức 336.670.285 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 364,34% tức 915.496.218 đồng so với năm 2008. điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc150.doc
Tài liệu liên quan