Đề tài Đánh giá kết quả sử dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá

- Ban hành các quy định cụ thể để thực hiện ngiêm túc việc xây dựng dự án, trình duyệt, phê duyệt dự án trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chấn chỉnh công tác đầu tư theo quy hoạch, từng bước tạo sự đồng bộ và tập trung trọng điểm trong đầu tư và xây dựng.

- Quy hoạch Đô thị Lam Sơn – Sao Vàng đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tháng 01/2001 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đô thị loại 3 ven đường Hồ Chí Minh. UBND huyện trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng các dự án: xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đô thị giai đoạn 1. Dự án cấp nước sạch đô thị, quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị, khu công nghiệp tập trung tại đô thị. các dự án đã trình duyệt khá lâu, hiện nay chưa được phê duyệt, đề nghị UBND tỉnh xem xét, có chủ trương và ban hành cơ chế cụ thể trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư xây dựng tại khu vực đô thị, sớm hình thành khu đô thị động lực trong phát triển khu vực. Có biện pháp đầu tư việc cắm mốc giới theo quy hoạch để quản lý tốt đất đai khu vực đô thị theo quy hoạch.

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả sử dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi. Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã nằm dọc 2 phía tả và hữu ngạn sông Chu. Có độ cao khoảng 6-17m, diện tích tự nhiên 12.021,51 ha, chiếm 36,67% diện tích toàn huyện. Đây là vùng tương đối bằng phẳng rất tiện cho việc bố trí các tuyến đường giao thông và thuỷ lợi. Tuy vậy, do nằm dọc theo sông Chu nên thường xuyên phải tu bổ hệ thống đê chống lũ. Mặt khác do nằm về 2 phí sông Chu-một con sông có bề mặt rộng, bãi lớn nên giao thông giữa hai vùng tả và hữu ngạn sông Chu vẫn còn rất khó khăn. Khí hậu thuỷ văn. Khí hậu trên địa bàn nhìn chung tương đối thuận lợi, nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,40C, độ ẩm 86%, lượng mưa trung bình 1.859mm/năm, lượng nước bốc hơi 707mm/năm. Mỗi năm có sương mù khoảng 21 -26 ngày. Thường xuất hiện vào các tháng cuối năm làm tăng thêm độ ẩm đất và không khí. Ngoài ra, do có địa hình tương đối dốc phức tạp nên hàng năm Thọ Xuân phải chịu nhiều mưa bão, có lúc lại khô hanh, hạn hán. Điều kiện khí hậu thuỷ văn như vậy cũng một phần ảnh hưởng tới công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể là vào mùa mưa không thể hoặc rất ít thực hiện được các hoạt động xây dựng còn mùa khô lại thuận lợi cho hoạt động này. Như vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính nói chung của Huyện. Điều kiện kinh tế - xã hội. Dân số và lao động. Đến năm 2000 số người sống ở nông thôn có khoảng 218.467 người và 51.689 hộ chiếm 94,75% dân số toàn huyện. Diện tích đất khu nông thôn mỗi hộ thường từ 200 – 500 m2. Việc sử dụng đất khu dân cư những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư, phát triển theo quy hoạch thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho giao lưu, trao đổi, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH – HĐH nông thôn. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 10/2000 thì dân số toàn huyện là 230.563 người, với 55.024 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm dần từ 1,18%/năm (1995) còn 0,89%/năm (2001). Mật độ dân số bình quân là 761 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động tăng dần, từ 99.198 người năm 1995 lên 103.638 người năm 2001. Mật độ dân số là tương đối thưa, đặc biệt do có địa hình phức tạp nên phân bố không đồng đều, chỉ tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và các khu trung tâm nên làm giảm chất lượng phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng. Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, trong khi ở nông thôn đa số mang tính thời vụ nên lượng lao động dư thừa là rất lớn, đây là một trong những yếu tố có lợi cho việc tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng. Cơ sở hạ tầng. Thọ Xuân có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua như: Quốc lộ 15A, chiều dài 12 km, chạy qua các xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn – Xuân Phú. Quốc lộ 47 với chiều dài 15 km, từ thị trấn Lam Sơn qua thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Thắng đã được trải nhựa chất lượng cao. Quốc lộ 47B dài 28km, chạy qua các xã Thọ Lộc – Thị trấn Thọ Xuân-Bái Thượng đến nay cũng đã được trải nhựa 10 km, còn 18 km đường đá đang xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh lộ Thọ Xuân – Kiểu chiều dài gần 20 km mới chỉ được rải đá, cần được nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 790 km. Ngoài ra Thọ Xuân còn có hệ thống giao thông đường thuỷ trên sông Chu và sông Nông Giang. Tất cả các hệ thống giao thông trên địa bàn đã và đang phục vụ cho nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân nhưng rất cần được cải tạo, tu bổ, nâng cấp để việc đi lại giao lưu kinh tế được thuận lợi. Về thuỷ lợi: Do địa bàn huyện có hệ thống sông Chu và sông Cầu Chày chảy qua nên hệ thống đê điều tương đối lớn. Đê sông Chu dài 19,8 km, từ Xuân Châu xuống Thọ Trường với tổng diện tích 70,75 ha do Trung Ương quản lý. Đê hữu sông Chu dài 27,8 km từ Xuân Bái – Xuân Khánh với tổng diện tích 69,43 ha do Trung ương quản lý. Đê sông Cầu Chày (vùng Quảng Phú) dài 11,8 km diện tích 29,5 ha. Ngoài ra còn có các đê sông tự nhiên nhỏ khác với tổng chiều dài hệ thống cho tiêu là 138 km, diện tích 379,19 ha. Nhìn chung hệ thống này bảo vệ tốt cho tiêu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, rất cần được nạo vét tu bổ thường xuyên. Hệ thống tưới với tổng chiều dài 137,58 km diện tích 360,8 ha đã và đang phát huy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số công trình đã xuống cấp đòi hỏi sự quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có cả hồ thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nội bộ vùng như hộ Cửa Trát (Xuân Phú); hồ Sao Vàng, hồ Đồng Trường (thị trấn Sao Vàng) và hàng ngàn km kênh mương phục vụ nội đồng. Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở được mở rộng, đến nay đã hoàn thiện hệ thống phát thanh. Ngoài ra ở hầu hết các xã đã và đang phát triển khai thác xây dựng Bưu điện văn hoá xã, cho đến nay đã có khoảng 30 xã có Bưu điện văn hoá. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thọ Xuân (1996-2002). 1. Kinh tế : Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước . Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXI và XXII cộng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ , nhân dân trong huyện , sự năng động trong lãnh đạo điều hành làm quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất . Trong những năm qua nền kinh tế Thọ Xuân đã đạt được nhịp độ phát triển kinh tế ổn định , toàn diện và tương đối cao . Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong huyện giai đoạn 1996 – 2000 đạt 12,5%/ năm ( tỉnh là 7,3%/ năm ) trong đó nông nghiệp tăng 7,4% ; công nghiệp XDCB tăng 11,00% ; dịch vụ thương mại tăng 15,7% . Mức thu nhập bình quân từ kinh tế lãnh thổ từ 270,6 USD/người/ năm ( 1995 ) tăng lên 472,6 USD/ người/ năm (2000 ), mức tăng bình quân 12,44%/năm. Các sản phẩm chủ yếu như lương thực từ 75052 tấn năm 1996 tăng lên 106000 tấn năm 2000, mức tăng bình quân 8,25%/năm; sản xuất mía nhiên liệu 118250 tấn năm 1996 tăng lên 260000 tấn năm 2000 , mức tăng bình quân 23,97%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 30,22 tỉ đồng năm 1996 lên 37 tỉ đồng năm 2000, mức tăng bình quân 8,97%/năm. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các nghành dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giảm tỉ trọng nghành nông – lâm nghiệp. Nghành nông – Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng trong GDP từ 65,80% năm 1996 xuống 51,4% năm 2000; nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng 12,40% năm 1996 lên 16,5% năm 2000; dịch vụ và du lịch chiếm tỉ trọng GDP từ 21,80 % năm 1996 lên 32,10% năm 2000. Thực trạng phát triển các nghành a.Về công nghiệp Thọ Xuân có hai doanh nghiệp công nghiệp lớn của TW và Tỉnh ( Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn và công ty Cổ phần giấy Mục Sơn ) Đóng trên địa bàn, đây là một thuận lợi lớn tạo điều kiện cho kinh tế Thọ Xuân phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Công ty đường đã có những phương án giúp cho nhân dân có điều kiện liên doanh, liên kết góp cổ phần, xây dựng vùng mía nguyên liệu, do vậy mức sống của nông dân, nhất là nông dân miền vùng núi Thọ Xuân không ngừng được nâng cao. Công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương thuộc huyện quản lý: Sản xuất chủ yếu là các nghành nông – lâm sản và khai thác vật liệu xây dựng, nhưng nhìn chung chất lượng hàng hoá chưa cao, chưa có sức cạnh tranh. Ngành nghề hiện nay chưa có được sản phẩm hàng hoá lớn, tiêu thụ rộng rãi mà chỉ mới có vài cơ sở sản xuất Cót ép và hàng mộc dân dụng. Về loại hình sản xuất: Số doanh nghiệp công nghiệp ở Thọ Xuân còn quá ít, trong 8 doanh nghiệp chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất có tính công nghiệp là: Doanh nghiệp Việt Hưng, sản xuất tăm tre, mành tre tại khu 3 thị trấn Lam Sơn ( mới thành lập ) và doanh nghiệp Hoà Hà sản xuất bột giấy tại xóm Minh Thành xã Xuân Bái , mỗi năm sản xuất được 1500 đến 2000 tấn bột giấy nguyên liệu có giá trị thu nhập từ 2,5 đến 3 tỉ VNĐ. Sáu doanh nghiệp còn lại thì 5 doanh nghiệp là thầu Xây dựng còn một là công ty Cổ phần thương mại. Tuy số doanh nghiệp công nghiệp của Thọ Xuân còn quá ít ỏi, gía trị sản xuất chưa cao, hiệu xuất chưa lớn, song nó là những doanh nghiệp đầu tiên đi vào sản xuất công nghiệp, có đủ tư cách pháp nhân để vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Nhìn chung công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 1996 đến 2000 giá trị sản xuất có tăng song mức tăng trên thực tế vẫn còn chậm ( trong cả kỳ chỉ tăng 6 tỉ đồng ) chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu thu nhập. Sản phẩm chủ yếu là từ chế biến nông – lâm sản, sản xuất và khai thác các loại vật liệu xây dựng… Các loại sản phẩm cơ khí chế tạo, công nghiệp kỹ thuật cao chưa được phát triển, sản xuất chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu đội ngũ thợ lành nghề… Xác định phương hướng chiến lược cho phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn nhiều vấn đề khó khăn, chưa có định hướng cụ thể cho từng vùng, từng địa phương, từng loại ngành nghề, vốn đầu tư phát triển cho các ngành nghề còn hạn chế, không đủ điều kiện trang bị kỹ thuật, các làng nghề truyền thống thiếu sự hỗ trợ, nâng cao chất lượng, sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại và hiệu quả thấp b.Dịch vụ Thương mại. Dịch vụ – Thương mại tiếp tục được phát triển theo yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống, các loại hình dịch vụ công ty, dịch vụ tập thể hộ liên doanh, dịch vụ tư nhân… Mở ra đa dạng, từng bước được đầu tư, nâng cao quy mô và chất lượng phục vụ. Dịch vụ, kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp của các loại hình hợp tác xã đang từng bước khẳng định vai trò đối với thị trường sản xuất nông thôn. Các tụ điểm thương mại, thị trấn, thị tứ… tiếp tục được hình thành và nhanh chóng tập trung kinh doanh sầm uất, đáp ứng được yêu cầu giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng. Tuy vậy tốc độ phát triển các loại hình dịch vụ thương mại đến thời điểm hiện nay có phần khiêm tốn, việc khai thác thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các chính sách và biện pháp nâng cao sức trao đổi hàng hoá của nhân dân, nhìn chung sức mua ở các khu vực nông thôn đã có phần cải thiện… Thương mại dịch vụ trong giai đoạn này đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15,7 % /năm và đã chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện ( năm 2000 là 33,7% đạt giá trị 156 tỉ đồng ) Hoạt động thương mại được phát triển mạnh ở ba thị trấn, các thị tứ trung tâm cụm xã: Nam Giang, Tứ Trụ, Bái Thượng, Xuân Lam và dọc theo các tuyến đường quốc lộ. Mạng lưới dịch vụ mại - dịch vụ đã phát triển đến từng thôn xóm, khu dân cư, với nhiều mặt hàng phong phú đa dạng về chất lượng và chủng loại. Cùng với dịch vụ thương mại nhà nước các loại hình dịch vụ tư nhân trong các khu vực nông thôn cũng được phát triển đa dạng và từng bước có xu hướng hợp tác, nâng cao quy mô kinh doanh dịch vụ. Khả năng thương mại còn tiềm ẩn nhiều yếu tố. Trong những năm qua tuy phát triển nhanh song vẫn mang nặng tính tự phát, chưa thực sự tạo điều kiện khai thác hỗ trợ đầu tư c.sản xuất nông nghiệp: Đã đạt hiệu quả được toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất cây trồng, con nuôi. Hiệu xuất sản xuất hàng hoá trong các vùng thâm canh tiếp tục được phát triển, nâng cao chất lượng. Nông – lâm nghiệp là nghành sản xuất chính của Huyện, chiếm 69,79% tổng số lao động 44% cơ cấu kinh tế trong GDP. Năm 1995 giá trị tổng sản lượng nông – lâm nghiệp là 180,62 triệu đồng, đến năm 2000 là 240,70 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở chuyên canh gắn liền với thâm canh tăng vụ. Tuy diện tích nông nghiệp có giảm từ 16394,1 ha ( năm 1990 ) xuống 16378,3 ( năm 1995 ) và 15347,75 ha ( năm 2000 ), nhưng nhờ thâm canh tăng vụ, ứng dụng đưa vào các loại giống lai nên diện tích gieo trồng và năng xuất vẫn có xu hướng tăng. Như cây lúa chiêm xuân từ 50,5 tạ/ha ( năm 1996 ) tăng lên 62 đến 63 tạ / ha ( năm 2000); cây Ngô từ 35,1 tạ/ha ( năm 1996 ) lên 46 tạ/ha ( năm 2000). Đến năm 2000 bình quân đầu người đạt 640 kg lương thực. Vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đã hình thành và tiếp tục khẳng định ưu thế trong khai thác tiềm năng kinh tế vùng đồi. Quá trình hình thành vùng mía nguyên liệu đến năm 2001 đã đạt được 4000 ha, năng xuất mía ngày càng tăng, từ 65,8 tấn/ ha ( năm 1995 ) lên 75 tấn/ ha ( năm 2000 ) qua đó đã tạo khả năng khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, xã hội. Các xã trung du miền núi trong những năm gần đây: Sản xuất lương thực: Là lĩnh vực đạt được kết quả cao, cả về chuyển đổi cơ cấu giống và thâm canh theo năng xuất, trong những năm qua đều được mùa trong cả ba vụ và có mức sản lượng đạt khá cao. Sản lượng lúa hàng năm đạt 95000 đến 100000 tấn, năng xuất tăng đều và cao hơn so với các năm trước đây. Trong đó: Lúa vụ chiêm – xuân hàng năm có diện tích cấy 7400 – 7500 ha, năng suất 60 – 65 tạ/ha, lúa lai đưa vào vụ xuân đề cho năng suất 72 – 75 tạ/ha; Lúa mùa cấy: 8000 – 8200 ha, năng suất 50 – 52 tạ/ha. Sản xuất mía nguyên liệu: Diện tích vùng mía nguyên liệu được mở rộng, đạt diện tích quy hoạch ( 3500 – 3600 ha ), sản lượng trong năm đạt tới 42000 – 44000 tấn. Chăn nuôi: Phát triển ổn định cơ cấu đàn gia súc gia cầm tiếp tục tăng, giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng từ 78 tỉ đồng ( năm 1996 ) lên 101 tỉ đồng ( năm 2000 ). Quy mô loại hình chăn nuôi đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi công nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả kết hợp điều kiện lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng mùa vụ… Để phát triển các loại con nuôi thích hợp, đạt hiệu quả. Mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn trong các hộ gia đình, chăn nuôi trang trại… Đã và đang được khuyến khích phát triển tốt. Giá trị thu nhập chăn nuôi hàng năm là 80 – 90 tỉ đồng ( giá cố định 1994 ) d.Cơ sở hạ tầng. Thọ Xuân có các tuyến đường quốc lộ tỉnh lộ chạy qua như: Quốc lộ 15A chiều dài 12 km, chạy qua các xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Phú. Quốc lộ 47 với chiều dài 15 km, từ thị trấn Lam Sơn qua thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Thắng đã được trải nhựa chất lượng cao. Quốc lộ 47B dài 28 km chạy qua các xã Thọ Lộc – Thị trấn Thọ Xuân- Bái Thượng đến nay cũng đã được trải nhựa nhưng vẫn còn một số đoạn đang xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh lộ Thọ Xuân – chiều dài gần 20 km mới chỉ được rải đá cấp phối rất cần được cải tạo nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 790 km. Ngoài ra Thọ Xuân có hệ thống giao thông đường thuỷ trên sông Chu và sông Nông Giang. Tất cả các tuyến giao thông trên địa bàn đã và đang phục vụ cho nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân nhưng rất cần được cải tạo, tu bổ nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân được thuận lợi. Thuỷ lợi: Do địa bàn huyện có hệ thống sông Chu và sông Cầu Chày chảy qua nên hệ thống đê điều tương đối lớn: Đê sông Chu dài 19,8 km, từ Xuân Châu xuống Thọ Trường với tổng diện tích 70,75 ha do trung ương quản lý. Đê hữu sông Chu dài 27,8 km từ Xuân Bá xuống Xuân Khánh tổng diện tích 69,43 ha, do TW quản lý. Đê vùng Quảng Phú ( Sông Cầu Chày ) dài 11,8 km diện tích 29,50 ha. Ngoài ra còn có các đê thuộc sông tự nhiên nhỏ khác với tổng chiều dài cho tưới tiêu là 138 km, diện tích 379,19 ha. Nhìn chung hệ thống này bảo vệ tốt cho tưới tiêu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và rất cần được nạo vét và tu bổ thường xuyên. Tuy nhiên một số công trình đã xuống cấp đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư, nâng cấp và cải tạo. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các hồ thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nội bộ vùng như hồ Cửa Trát ( Xuân Phú ); hồ Sao Vàng, hồ Đồng Thường ( Thị trấn Sao Vàng ) và hàng ngàn km kênh mương phục vụ nội đồng. e.Xây dựng kết cấu hạ tầng. Khối lượng vốn đầu tư cho khu vực địa phương hàng năm đạt 65 – 70 tỉ đồng, trong đó: vốn nhà nước đầu tư từ 75 – 80 %, vốn nhân dân góp chứng khoản 20 – 25 %. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho các công trình: Nâng cấp hệ thống đê điều, phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới cho vùng mầu, tu bổ hệ thống tiêu úng cục bộ và các công trình kênh mương địa phương… Khảo sát thực tế và khởi công xây dựng cầu Hạnh Phúc là công trình mơ ước của nhân dân Thọ Xuân bao đời nay. Nâng cấp , tu bổ hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng và tu bổ các công trình phúc lợi: Xây dựng các công trình bệnh viện cao tầng, trường học bằng nguồn vốn vay, vốn địa phương, sửa chữa nâng cấp hệ thống trạm y tế xã. Công tác chuẩn bị đầu tư được quan tâm: Hoàn chỉnh các dự án phát triển hạ tầng giai đoạn một khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng kết hợp với Tỉnh triển khai quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Lam Sơn, quy hoạch chi tiết khu đô thị Sao Vàng, tiến hành lập dự án các tuyến giao thông cận địa. Đây là sự cố gắng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân trong việc triển khai công tác đầu tư cơ sở hạ tầng tạo nền móng cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn và phát triển thương mại dịch vụ và du lịch sau này. f.Các lĩnh vực văn hoá xã hội. - Về giáo dục: Quán triệt nghị quyết TW2 khoá VII về giáo dục và đào tạo ( GD&ĐT ) , thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nghị HĐND và UBND huyện. Trong những năm qua ngành giáo dục đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Đến năm học 2000 – 2001 trên địa bàn huyện có 41 trường tiểu học với 26857 học sinh, 42 trường THCS với 22226 học sinh, 4 trường THPT với 6488 học sinh, ngoài ra còn nhiều học viên đang theo học các lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên và trường bổ túc văn hoá. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tỉ lệ các cháu vào mẫu giáo, tiểu học, THCS từ 87 – 98,5% năm 1996 tăng lên 96 – 99,5% năm 2001. Số học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ, THCN tăng đáng kể. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về chất lượng lẫn số lượng nhưng do tình hình thực tế ở cơ sở nên một số trường chưa đảm bảo cơ sở vật chất cho việc giảng dạy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục trên địa bàn. Đến nay huyện vẫn tiếp tục duy trì giữ vững thành quả về phổ cập giáo dục tiểu học và PTTH trên toàn huyện, đồng thời chỉ đạo tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục . Cũng cố kỷ cương , nề nếp các trường , xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh . hiện nay toàn huyện có 55 trường cao tầng ở cấp tiểu học và THCS , 16 xã , thị trấn có trường cho cả hai cấp , chỉ còn hai xã chưa có trường cao tầng . Trong những năm tới phải phấn đấu xây dựng trường cao tầng cho tất cả các xã trong huyện , đảm bảo cho HS có nơi học tập và đầy đủ phương tiện học tập. Về y tế: Huyện có một bệnh viện, 3 phân viện và 40 trạm xá xã với tổng 268 giường bệnh . Toàn huyện có 290 cán bộ y tế , trong đó có 244 y, bác sĩ, bình quân 1 vạn dân có 12,1 y bác sĩ phục vụ . Hệ thống bệnh viện từ huyện đến cơ sở được củng cố cơ sở vật chất , trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân . Công tác phòng chống dịch bệnh , vệ sinh môi trường được triển khai thực hiện có hiệu quả , tiêm chủng mở rộng được tiến hành thường xuyên , ngăn ngừa có hiệu quả một số loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn . Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em , giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng được quan tâm , công tác DS – KHH – GĐ được đưa vào nề nếp và trở thành ý thức tự giác trong nhân dân , chất lượng các dịch vụ kỹ thuật được nâng lên đã góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn 1,1% Về văn hoá thông tin- TDTT: Trong phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới Thọ Xuân đã có 19.000 gia đình đạt gia đình văn hoá,137 làng văn hoá 6 khu phố và một cơ quan văn hoá trong đó 30 làng đạt làng văn hoá cấp tỉnh và 86 làng đạt làng văn hoá cấp huyện. Hoạt động thông tin phát thanh và ghi hình trực tiếp được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước . Tăng cường chỉ đạo để nâng cao chất lượng nội dung hoạt động của Làng văn hoá ; vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cư, giữ gìn đạo đức truyền thống , tạo nên sự gắn bó mật thiết trong tình làng nghĩa xóm ; từng bước xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Các di tích lịch sử văn hoá , danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được quản lý và đang từng bước được trùng tu , tôn tạo nhất là khu di tích Lam Kinh , đền Lê Hoàn để phục vụ nhu cầu tham quan , du lịch cho khách thập phương. ở hầu hết các xã đều có sân vận động , nhà văn hoá, phong trào TDTT được phát triển nhiều dưới nhiều hình thức như gia đình thể thao , CLB thể thao … Dân cư, dân số – lao động và việc làm: Đến năm 2000 số người sống ở nông thôn có khoảng 218767 ngời và 51,689 hộ, chiếm 94,75% dân số toàn huyện. Diện tích đất khu dân cư nông thôn mỗi hộ thường từ 200 – 500 m2. Việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, đã thực hiện mô hình VAC góp phần nâng cao thu nhập. Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư, phát triển theo quy hoạch thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng CNH – HĐH nông thôn. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 10/2000 dân số toàn huyện là 230.563 người, với 55.024 hộ, dân tộc kinh chiếm 95,71% dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm dần từ 1,18% năm 1995 còn 0,890% năm 2001. Mật độ dân số bình quân là 761 người / km2. Số người trong độ tuổi lao động tăng dần, từ 99.198 người năm 1995 lên 103.638 người năm 2001. Tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm nghiệp chiếm 69,79% tổng số lao động. Năm 2001 - Về phát triển kinh tế: Mức tăng tổng sản phẩm xã hội GDP ước đạt 10,8% Trong đó: Nông – Lâm nghiệp 6,25%; CN – TCN – XDCB 15,8%; Dịch vụ và các ngành khác 16,2%. GDB bình quân đầu người ước đạt 331,4/người/năm, tăng 11,4% so với năm 2000. Cơ cấu GDP ước tính: Nông Lâm nghiệp là 49,7%; CN-TCN-XDCB 17,2%; Dịch vụ và ngành khác 33,1%. Sản lượng lương thực cả năm đạt 108,647 tấn, tăng 11% so với năm 2000. Sản lượng củ các cây lương thực chính như cây lúa cả năm đạt 87647 tấn trong đó lúa xuân ( với gần 56% lúa lai ) năng suất cao nhất đạt 65 tạ/ha; lúa mùa năng suất 45,3 tạ/ha. Diện tích mía nguyên liệu 3,312 ha, sản lượng mía ước đạt 260000 tấn, năng suất mía đạt 78 – 80 tấn / ha, mía thâm canh theo công nghệ cao đạt 400 ha, năng suất đạt 140 – 150 tấn/ha hiện đang tiếp tục được nhân rộng phát triển ở các vùng nguyên liệu. Chăn nuôi: Đàn lợn ước đạt 98000 con, tăng 4,5% sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 7150 tấn, tăng 4,7%. Đàn bò được du nhập vào vùng mía nguyên liệu tăng 3,1 % và đang dần được Sinh hoá. CT-TTCN-Dịch vụ đạt 40,0 tỷ đồng tăng 8% CK trong đó giá trị sản phẩm hàng hoá ước đạt 30,0 tỉ đồng. Xây dựng kết cấu hạ tầng với khối lượng vốn đầu tư đạt 44 tỷ đồng, tăng 4,7% CK trong đó phần huy động từ vốn địa phương đạt trên 50% tống số vốn đầu tư. Vốn đầu tư được tập trung chủ yếu cho các công trình như đê điều, thuỷ lợi, giao thông nông thôn chiếm tỷ trọng gần 55%. Tài chính – tín dụng: Thu ngân sách vượt mức 43% KH dự toán, thu – chi ngân sách xã đã thực sự đi vào nề nếp. Tín dụng đã huy động được tiền gửi địa phương tăng 12,4% , tổng dư nợ tăng 7,7%, doanh số cho vay tăng 10,7%, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả. Tổ chức các loại hình HTX dịch vụ, ngành nghề, kinh doanh tổng hợp đã được coi trọng, thúc đẩy. Đến nay đã có 61 HTX được thành lập dưới nhiều hình thức và đang đi vào nề nếp, một số HTX đã trở thành điển hình trong tổ chức kinh doanh dịch vụ có hiêu quả, thể hiện được vai trò trong hỗ trợ sản xuất nông thôn. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế : Thọ Xuân hiện nay có những điểm lợi thế trong lĩnh vực phát triển kinh tế như sau: Là huyện có cả 3 vùng sinh thái tự nhiên: Đồng bằng, trung du, miền núi nên sản phẩm sản nông nghiệp xuất ra, đa dạng phong phú. Là điểm giao lưu trung chuyển giữa các huyện miền núi và các huyện đồng bằng, ven biển nên là vị trí lý tưởng , hội tụ được đầu mối kinh tế. Là đầu nguồn của hệ thống Nông Giang Bái Thượng, việc tưới tiêu khá thuận lợi, có lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Có công ty cổ phần đường Lam Sơn, giấy Mục Sơn là hai công ty có chiều hướng phát triển tốt; Có các chương trình, dự án liên doanh, liên kết với các hộ, các địa phương trong sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển ( kể cả trồng trọt và chăn nuôi ) Thọ Xuân còn nằm trên 3 tuyến quốc lộ: 47, 15 xa lộ Hồ Chí Minh, rất thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế. Có hai quần thể di tích lịch sử nổi tiếng là: Khu di tích Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn đang được nhà nước quan tâm tôn tạo sẽ là nơi phát triển du lịch lý tưởng. 2.Thực trạng vốn đầu tư cho XDCB và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện từ thời kỳ 2001 – 2003 III. Đánh giá chung hiệu quả việc đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện . Kết quả đạt được: Về đầu tư XDCB nói chung tính từ 1998 dến nay, mức tăng bình quân đạt 26,7%/năm, đến năm 2003 tổmg mức đầu tư đã đạt đến 90,76 tỷ đồng, tăng 38,5% so với năm 2002, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2001, gấp hơn 6 lần so với năm 1998. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cũng có sự thay đổi đáng kể: Vốn huy động từ các địa phương và nhân dân góp đến năm 2002, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001. Đầu tư cho các chương trình trọng điểm tăng nhanh: Đầu tư cho giao thông tăng gấp 3 lần so với năm 2002, tăng hơn 3 lần so với năm 2001. Đó là kết quả to lớn, tạo đà đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, với cơ cấu đầu tư h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0133.doc
Tài liệu liên quan