Cần được đề ra khá chi tiết cụ thể theo nội dung công việc, thời gian, nhân sự và tài chính. Cần chú ý có dự báo về các khó khăn đột xuất để dễ dàng khắc phục. Đề xuất lịch trình làm việc (riêng cho CBKN và cho nông dân). Trong bước này phải xây dựng được bảng tóm tắt kế hoạch khuyến nông. Bảng tóm tắt chứa đựng các thông tin sau đây: (1) Mục đích: vì sao chương trình được tiến hành; (2) Kết quả mong đợi: dự định đạt được kết quả gì; (3) Phương pháp hoạt động: làm thế nào để chương trình đạt được kết quả đó; (4) Nhân tố ảnh hưởng: nhân tố bên ngoài nào là quan trọng cho sự thành công của chương trình; (5) Chỉ tiêu đánh giá: các chỉ tiêu nào được dùng để đánh giá sự thành công của chương trình; (6) Nguồn số liệu: chúng ta có thể lấy số liệu ở đâu để đánh giá sự thành công; (7) Kinh phí: chương trình cần được chi phí bao nhiêu, kế hoạch phân bổ như thế nào.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độ trung cấp.
Qua bảng 8 ta thấy trình độ CBKN của trạm rất đồng đều, với 3 chuyên ngành đào tạo trồng trọt - chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho công tác khuyến nông các ngành sản xuất của trạm. Mặt khác đội ngũ CBKN cấp xã cũng khá đầy đủ, với 80% trình độ đại học, 10% trình độ cao đẳng, 10% trình độ trung cấp. Đây cũng là đội ngũ có sự bổ sung sức mạnh đáng kể cho hoạt động khuyến nông của trạm.
TRÌNH ĐỘ
Cán bộ của trạm
Cán bộ khuyến nông các xã
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC (%)
Đại học
5
100,00
16
80,00
Cao đẳng
-
-
2
10,00
Trung cấp
-
-
2
10,00
Chưa qua đào tạo
-
-
-
-
Tổng số
5
100,00
20
100,00
Bảng 8: Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã
Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại đã được chính đội ngũ CBKN ở Yên Thế phát hiện ra đó là: Số lượng CBKN hưởng lương biên chế Nhà nước chỉ là 5/25 người, còn lại là hưởng lương hợp đồng và phụ cấp. Chính vì vậy hầu hết CBKN hoạt động ở địa bàn xã còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, không yên tâm công tác. Một số người không xác định gắn bó lâu dài với công việc mà mình đang làm. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đi làm cho các doanh nghiệp, các công ty hoặc chuyển làm công tác khác. Trong khi đó nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở là quá thấp, (60.000 đ/một buổi tập huấn, 72.000 đ/một tháng phụ cấp). Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả hoạt động khuyến nông ở cơ sở kém hiệu quả, CBKN còn ỉ lại quá nhiều vào sự chỉ đạo phân công của cấp trên.
CBKN cơ sở và cán bộ trạm là lực lượng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thường xuyên làm việc với bà con nông dân. Do đó để công tác khuyến nông thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp tăng cường và củng cố hơn nữa mạng lưới khuyến nông cơ sở, nâng cao mức phụ cấp cho họ và cần có một CBKN được đào tạo chuyên sâu về KN&PTNT làm việc tại trạm.
4.1.2.2. Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới
Hệ thống khuyến nông Nhà nước ở Yên Thế hoạt động theo phương thức: CBKN của trạm trực ban liên tục tại trạm, còn lại CBKN cấp xã hoạt động tại cơ sở, ưu tiên cho người sống tại địa bàn xã đó. Hàng tháng toàn bộ hệ thống họp giao ban một lần tại trụ sở của trạm. Các CBKN xã sẽ viết và trình bày báo cáo về tình hình hoạt động khuyến nông diễn ra trên địa bàn xã sau 1 tháng và định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo. Cán bộ của trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng và báo cáo quý chung cho toàn huyện. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết CBKN xã đã được trang bị kỹ năng tổng hợp hoạt động và viết báo cáo khá tốt, các chương trình khuyến nông được giám sát và theo dõi thống kê đầy đủ.
Tổ chức mạng lưới khuyến nông của trạm được thực hiện dựa trên các mối quan hệ với các cơ quan trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thể, các HTX NN và hộ nông dân. Các mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ 2.
Trạm Khuyến nông
Cơ quan trong ngành
- Trạm thú y
- Trạm BVTV
- Công ty giống vật tư
- HTX dịch vụ NN
- Các phòng ban NN
Trạm
Khuyến nông
Các cơ quan ngoài ngành
- Các tổ chức quần chúng
- Ngân hàng
- HTX tín dụng
- Cơ quan thông tin đại chúng
- Ban KN xã
- KN viên
CLB KN
- Nông dân sản xuất giỏi
- Nông dân tiên tiến
tiên tiến
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Nông dân sản xuất đại trà
Sơ đồ 2: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của Trạm
Xuất phát từ yêu cầu SXNN của huyện và sự chỉ đạo của TTKNKL tỉnh, trạm khuyến nông huyện Yên Thế ngoài việc hướng dẫn chỉ đạo sản xuất còn thực hiện chương trình khuyến nông với sự kết hợp cùng các cơ quan.
* Đối với cơ quan trong ngành: Trạm kết hợp 2 chiều với trạm BVTV, trạm Thú y, công ty giống vật tư nông nghiệp, HTX dịch vụ NN, phòng ban nông nghiệp để xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình thí điểm khảo nghiệm giống và kỹ thuật mới. Trạm kết hợp trực tiếp với trạm BVTV để hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại cây trồng, kết hợp với trạm Thú y để triển khai công tác phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm của nông dân. Ngược lại các cơ quan này khi tiếp nhận được các KTTB thường kết hợp với trạm khuyến nông để thực hiện khuyến cáo, chuyển giao tới nông dân.
* Đối với cơ quan ngoài ngành: Trạm kết hợp với các cơ quan này để hỗ trợ làm nhiệm vụ truyền bá, hướng dẫn KTTB tới nông dân. Kết hợp với các tổ chức quần chúng để tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Trạm kết hợp với đài PTTH huyện xây dựng các chương trình làm cầu nối giữa nông dân với khuyến nông. Đặc biệt là tuyên truyền những thông tin về giống, kỹ thuật và tình trạng sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi cho nông dân. Ngoài ra trạm còn phải kết hợp với các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy việc kết hợp với các tổ chức tín dụng của trạm ít được thực hiện và chủ yếu là kết hợp vay vốn để sử dụng vào công tác xây dựng mô hình trình diễn và mua vật dụng cho trạm.
Sự kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành đã tạo điều kiện hỗ trợ rất tốt cho công tác khuyến nông huyện, góp phần rất lớn trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông. Nhưng qua thực tế thì sự kết hợp này chưa thực sự khăng khít và hài hoà, chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy cần thúc đẩy các mối quan hệ này hơn nữa nhằm gắn kết chặt chẽ giữa trạm với các cơ quan, giúp hoạt động khuyến nông được hiệu quả hơn.
* Đối với mạng lưới khuyến nông cơ sở: Đây là lực lượng bám sát cơ sở nắm bắt rõ tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất của nông dân ở địa bàn phụ trách. Lực lượng này chịu sự quản lý của trạm thông qua ban khuyến nông xã. Đây là lực lượng chân rết cho trạm giúp trạm nắm bắt kịp thời tình hình thực tế sản xuất của cơ sở cũng như yêu cầu nguyện vọng của bà con từ đó trạm có những khuyến cáo sát thực và kịp thời tới nông dân. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy lực lượng khuyến nông viên ở các xã, nhìn chung đã xây dựng được ban khuyến nông nhưng các thành viên của ban thường là các cán bộ xã kiêm giám sát khuyến nông của xã. Thực tế cho thấy các ban khuyến nông này hoạt động chưa có hiệu quả, chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Các khuyến nông viên hàng tháng chưa có các buổi sinh hoạt báo cáo tình hình sản xuất của xã.
Bên cạnh các khuyến nông viên làm chân rết cho trạm còn có các CLBKN, những nông dân tiên tiến, điển hình sản xuất giỏi. Đây là bộ phận trực tiếp xây dựng các mô hình khảo nghiệm. Họ là lực lượng tiên phong trong việc áp dụng KTTB vào sản xuất. Các cơ sở sản xuất của họ sẽ trở thành những mô hình trình diễn, họ có thể thay CBKN để thực hiện chuyển giao KTTB cho nông dân khác. Thực tế ở địa bàn huyện các CLBKN được xây dựng khá nhiều, toàn huyện hiện có 26 CLB, các CLB này chỉ hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Việc thành lập CLB còn mang tính tự phát, hiệu quả hoạt động thấp, thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ địa phương, các CLBKN chưa thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt, các thành viên chưa thực sự gắn kết lại với nhau.
Tóm lại, ngoài việc kết hợp chặt chẽ với cơ quan trong và ngoài ngành Trạm đã xây dựng được một mạng lưới khuyến nông từ huyện xuống các xã tương đối hoàn thiện. Cùng với mạng lưới khuyến nông làm chân rết thì còn có các CLBKN giúp nông dân liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên thì hình thức hoạt động và tổ chức mạng lưới của trạm vẫn còn những tồn tại mà cán bộ - nhân viên của trạm cần nhanh chóng khắc phục đó là: (1) Mạng lưới khuyến nông còn mỏng, các CBKN còn hoạt động trên địa bàn rộng. Trạm chưa xây dựng được mạng lưới khuyến nông thôn xóm; (2) Trong quá trình hoạt động các khuyến nông viên hoạt động theo ban khuyến nông, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, đài truyền thanh xã nên hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Các thành viên của ban khuyến nông chưa quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quần chúng do đó việc tổ chức các cuộc tập huấn nhiều khi còn gặp khó khăn; (3) Các CLBKN hoạt động kém hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ của trạm, của cán bộ địa phương; (4) Mảng hoạt động khuyến nông về chế biến, tiêu thụ nông sản và cung cấp thông tin về thị trường còn rất thiếu.
4.1.3. Hệ thống chuyển giao và nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm
4.1.3.1. Hệ thống chuyển giao KTTB nông nghiệp ở huyện Yên Thế
Ở Yên Thế hiện nay việc chuyển giao KTTB nông nghiệp, ngoài kênh khuyến nông Nhà nước còn có hệ thống chuyển giao của các thành phần khác gồm: (1) Các dự án quốc tế (Tổ chức PLAN, WB); (2) Các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp (Anvest, Lái Thiêu, Việt Thắng,…); (3) Cộng đồng tiến hành. Kết quả khảo sát về hệ thống chủ yếu chuyển giao KTTB trong nông nghiệp ở Yên Thế cho thấy: 21/21 xã - thị trấn (100%) coi khuyến nông Nhà nước là hệ thống chuyển giao chủ yếu. 5/25 xã (20%) có hình thức chuyển giao thông qua các dự án quốc tế (Phồn Xương, Đồng Kỳ, Tân Sỏi…) là quan trọng. 7/21 xã (33%) có hình thức chuyển giao thông qua các doanh nghiệp (Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Tiến…) là quan trọng. 2/21 xã (9,5%) có hình thức chuyển giao do cộng đồng thực hiện (Tân Sỏi, An Thượng) là quan trọng. Trên thực tế, có thể thấy rằng các công ty cám, thuốc thú y, thuốc BVTV, công ty giống đã và đang thực hiện quảng bá sản phẩm, chuyển giao KTTB của mình trên địa bàn tất cả các xã của Yên Thế. Nhưng hoạt động của các doanh nghiệp này chưa thật sự nổi trội ở một số xã nên không được các xã báo cáo cũng như không được người dân quan tâm. Hệ thống chuyển giao KTTB ở Yên Thế được thể hiện qua sơ đồ 3:
KTTB
Cộng đồng (hội ND, hội PN, hội CCB, đoàn TN
Các công ty, DN
vật tư NN
KN Nhà nước (Trạm, ban KN,
CBKN cơ sở
Các dự án quốc tế
Đài PTTH, phương tiện thông tin
Tập huấn , tham quan, hội nghị, hội thảo
Xây dựng mô hình trình diễn
Nông dân
Sơ đồ 3: Hệ thống chuyển giao KTTB nông nghiệp ở Yên Thế
4.1.3.2. Hệ thống chuyển giao của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế
Như trình bày ở trên và qua sơ đồ 3 cho thấy hệ thống chuyển giao KTTB của trạm khuyến nông huyện Yên Thế chỉ là một bộ phận trong hệ thống chuyển giao KTTB tới nông dân ở huyện Yên Thế. Tuy nhiên đây là bộ phận quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động khuyến nông ở tất cả các xã của Yên Thế nói riêng và các xã vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung. Hệ thống khuyến nông Nhà nước ở Yên Thế có những ưu điểm chính sau: (1) Được hình thành và phát triển tới tất cả các xã - thị trấn của huyện. Do đó đối tượng hưởng lợi nhiều; (2) Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp; (3) Được sự quản lý và chỉ đạo sát sao của UBND, phòng Kinh tế huyện; (4) Nguồn kinh phí được đầu tư bởi nhiều cấp từ Trung ương, cấp tỉnh, huyện và cấp xã; (5) Có uy tín lớn trong chuyển giao KTTB tới nông dân (Đỗ Kim Chung, 2005(5)).
Trung tâm khuyến nông quốc gia
Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang
Trạm khuyến nông huyện Yên Thế
Khuyến nông
cơ sở
Nông dân
Sơ đồ 4: Hệ thống chuyển giao theo kênh KN Nhà nước ở Yên Thế
Cũng giống như các địa phương khác ở trung du miền núi phía Bắc, hệ thống chuyển giao KTTB theo kênh khuyến nông Nhà nước ở Yên Thế ngoài các ưu điểm như kể trên vẫn bộc lộ một số bất cập sau: (1) Thiếu CBKN được đào tạo đúng theo chuyên ngành PTNT&KN làm việc tại trạm; (2) Còn 1 xã (An Thượng) và 3 thị trấn (Bố Hạ, Cầu Gồ, Nông Trường) thiếu CBKN; (3) Chưa có quy định rõ khuyến nông được phép cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá của hộ nông dân; (4) Nội dung triển khai dàn trải, một số nội dung còn có phần áp đặt từ trên xuống, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của dân, đặc điểm của địa phương (sự thất bại của dự án phát triển cây Cam Bố Hạ, chương trình trồng cây Thanh Hao hoa vàng…); (5) Chưa gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ; (6) Công tác kế hoạch còn cồng kềnh nhiều cấp nên đã ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của các chương trình chuyển giao (Đỗ Kim Chung, 2005(6)).
4.1.3.3. Nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm
Nguồn kinh phí quyết định việc thực hiện và kết quả của hoạt động khuyến nông. Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để triển khai các công việc của trạm cũng như hoạt động khuyến nông ở cơ sở. Các khoản chi của trạm trong thời gian qua đã và đang được thực hiện theo thông tư liên tịch số: 30/2006/TTLT ra ngày 06/04/2006 của Chính phủ. Các khoản chi gồm: (1) Chi biên soạn giáo trình, tài liệu kỹ thuật, tài liệu mẫu; (2) Chi hỗ trợ tuyên truyền; (3) Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất; (4) Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương; (5) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả KHCN, phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản của địa phương và chi lương cho CBKN.
Cũng theo thông tư trên kinh phí cho hoạt động của trạm khuyến nông huyện được cung cấp bởi 2 nguồn: tỉnh cấp thông qua TTKNKL tỉnh và huyện cấp thông qua ngân sách huyện. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng 3 năm trở lại đây cơ cấu và số lượng vốn mà 2 cơ quan này cung cấp cho trạm khuyến nông huyện Yên Thế có nhiều thay đổi được thể hiện qua bảng 9 như sau: Bảng 9
Qua bảng 9 và theo ý kiến của cán bộ nhân viên của trạm có thể thấy rằng: từ năm 2004 đến nay nguồn kinh phí trạm được tỉnh cấp tuy có giảm về lượng tương đối nhưng vẫn tăng về lượng tuyệt đối. Cụ thể năm 2004 tỉnh cấp cho trạm là 308,15 Trđ (chiếm 56,50%) thì đến năm 2006 tỉnh đã cấp cho trạm 478,94 Trđ (chiếm 49,89%) nguồn kinh phí của trạm. Bên cạnh đó nguồn kinh phí của trạm được cấp bởi ngân sách huyện đang tăng lên. Cụ thể năm 2004 là 237,25 Trđ (chiếm 43,50%) thì đến năm 2006 nguồn này đã tăng lên 481,06 Trđ (chiếm 50,11%). Qua đây có thể thấy rõ chủ trương chuyển trạm khuyến nông huyện Yên Thế về thuộc sự quản lý của UBND huyện và trực tiếp là phòng kinh tế huyện đang được thực thi nghiêm túc. Nhưng cũng đặt ra những khó khăn không nhỏ cho chính quyền huyện là làm cho ngân sách huyện thêm phần gánh nặng vì hiện nay nguồn thu của ngân sách huyện tăng không đáng kể trong khi việc chi cho tất cả các hoạt động của bộ máy không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý cần phải định hướng cho hoạt động khuyến nông được phép thực hiện chuyển đổi theo hướng xã hội hoá, lấy thu bù chi.
Về tình hình sử dụng kinh phí của trạm qua bảng 9 cũng cho thấy trạm đang cố gắng thực hiện việc chi tiêu theo đúng thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Việc chi này gồm: chi cho xây dựng mô hình trình diễn, chi cho tập huấn kỹ thuật, chi cho thông tin tuyên truyền, chi lương cho cán bộ nhân viên của trạm và CBKN cấp xã.
Năm 2004 trạm đã thực hiện chi hết 481,32 Trđ (chiếm 88,25% kinh phí được cấp). Năm 2006 trạm đã thực hiện chi hết 935,14 Trđ (chiếm 97,41% nguồn kinh phí được cấp). Như vậy qua 3 năm số lượng chi đã tăng 453,82 Trđ, bình quân 3 năm tăng 39,39%. Nguyên nhân của việc tăng lượng vốn sử dụng này là do trong năm 2005 và năm 2006 trạm đã tiếp tục tiếp nhận và trả lương cho một số CBKN hoạt động ở cấp xã hưởng lương theo hợp đồng dài hạn. Mặt khác các khoản còn lại cũng tăng làm cho số lượng chi tiêu của trạm tăng lên trong tổng nguồn kinh phí được cấp. Lượng kinh phí còn lại chưa thực hiện chi đã được chuyển vào quỹ phúc lợi và tài khoản tiền gửi.
Xem xét nội dung các khoản chi thấy rằng: Khoản chi cho xây dựng mô hình trình diễn chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2004 chiếm tới 47,25% tổng nguồn kinh phí của trạm). Đây là điều hợp lý bởi hoạt động xây dựng mô hình trình diễn đòi hỏi nguồn kinh phí là lớn nhất. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét đến tính hiệu quả tương ứng với lượng tiền bỏ ra. Qua khảo sát và điều tra trên địa bàn một số xã chúng tôi thấy rằng: nhiều hộ nông dân cho biết họ chủ yếu tiếp nhận kiến thức khuyến nông, tiếp thu KTTB thông qua phương tiện thông tin tuyên truyền (đài PTTH). Một số hộ còn cho rằng họ chưa từng được tham gia hay không có điều kiện tiếp nhận khuyến nông thông qua mô hình trình diễn (đặc biệt là các hộ nghèo). Mặt khác nên tập trung vào những mô hình trọng điểm, thực hiện chuyển giao KTTB đã qua kiểm nghiệm và được công nhận là có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Như thế sẽ nâng cao được hiệu quả các mô hình trình diễn, không lãng phí vốn, đồng thời giúp ích cho đại bộ phận bà con nông dân.
Nguồn kinh phí phân bổ cho tập huấn kỹ thuật đang được điều chỉnh tăng lên (chiếm 17,55% tổng nguồn kinh phí năm 2006). Thực tế cho thấy đây lại là hoạt động khuyến nông được đông đảo nhân dân tiếp nhận hơn mô hình trình diễn. Tuy nhiên trạm cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của bà con để tổ chức các buổi tập huấn thu hút được nhiều người quan tâm, họ đến lớp học vì họ thấy có ý nghĩa, để được xem, được tận tay thực hành có như vậy họ mới nhớ lâu và áp dụng vào thực tế sản xuất.
Nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động thông tin tuyên truyền tuy đã tăng nhanh qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn kinh phí được cấp. Do vậy trong thời gian tới trạm cần tăng cường hơn nữa nguồn chi cho hoạt động này đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân không chỉ mỗi tháng 1 lần qua loa truyền thanh huyện.
Về phần chi lương cho CBKN, có thể thấy rằng mặc dù đã thực hiện cải cách tiền lương nhưng hầu hết CBKN đang hoạt động tại địa bàn Yên Thế vẫn còn được hưởng lương quá thấp. Trong tổng số 25 CBKN của trạm và xã chỉ có 7 người đang hưởng mức lương trên 1 Trđ/tháng. Do đặc thù của ngành khuyến nông phải đi nhiều do phải phụ trách trên địa bàn rộng lớn nên mức lương như vậy là chưa tương xứng với công việc họ đảm nhận. Trong 3 năm qua mức chi lương cho CBKN đã tăng lượng tuyệt đối từ 181,80 Trđ (năm 2004) lên 300,00 Trđ (năm 2006) nhưng lại giảm về lượng tương đối, bên cạnh đó số lượng CBKN lại tăng lên. Do vậy muốn khắc phục tình trạng lương thấp trạm cần được sự cho phép và tăng nguồn kinh phí của cơ quan cấp trên.
Ngoài những hoạt động trên trạm cần quan tâm hơn nữa và phân bổ nguồn vốn cho hoạt động tham quan, in ấn tài liệu khuyến nông, cung cấp kinh phí và thực hiện việc đào tạo nâng cao tay nghề cho CBKN cơ sở.
4.1.4. Nội dung hoạt động và kết quả khuyến nông của Trạm
4.1.4.1. Nội dung hoạt động khuyến nông của Trạm
Ngay khi mới được thành lập, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ của TTKNKL tỉnh. Sau khi được chuyển về quản lý ở cấp huyện trạm đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của UBND huyện và trực tiếp là Phòng kinh tế. Trong những năm qua trạm đã phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành để thực hiện công tác khuyến nông của mình và thu được một số kết quả đáng khích lệ. Bốn mảng hoạt động chính của trạm là khuyến nông ngành trồng trọt, ngành CN-TS, ngành lâm nghiệp, phát triển thị trường - chế biến tiêu thụ nông sản. Số liệu thống kê các hoạt động này, so sánh giữa kế hoạch và thực tế triển khai được thể hiện qua bảng 10:
Qua bảng 10 ta thấy, nội dung hoạt động của trạm khuyến nông Yên Thế khá phong phú đa dạng, dàn trải trên tất cả các lĩnh vực nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là hoạt động trên 2 lĩnh vực trồng trọt, CN-TS. Qua thống kê cho thấy, các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản tuy đã được đề cập đến nhưng còn chưa nhiều, chất lượng các hoạt động còn thấp, chưa thu hút được sự quan tâm của bà con nông dân.
Theo ý kiến của các hộ dân được phỏng vấn họ hiện đang rất thiếu kiến thức về thị trường - CNCB - TTNS. Trong khi đó năng lực hiện có của đội ngũ CBKN và của trạm cũng rất hạn chế về mặt này (không có cán bộ chuyên trách, không có nhân viên được đào tạo chuyên ngành CBNS - marketing - TTNS). Vì vậy với số lượng ít các hoạt động tổ chức được với chất lượng chưa thật đảm bảo thì nhu cầu kiến thức khuyến nông của bà con nông dân trong khâu tìm đầu ra cho nông sản của họ là chưa thể được thoả mãn.
Cũng qua bảng 10 có thể thấy rằng, xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức tập huấn kỹ thuật là 2 hoạt động được trạm đầu tư nhiều nhất và cũng được triển khai khá thành công. Điều đó đã phát huy được thế mạnh của 2 hoạt động khuyến nông này và đem lại kết quả tốt trong công tác của trạm.
4.1.4.2. Kết quả hoạt động khuyến nông của trạm
Sau 10 năm thành lập, đặc biệt sau 3 năm được chuyển giao về cấp huyện quản lý trạm khuyến nông Yên Thế đã đạt được những thành tích đáng kể. Chỉ tính từ năm 2004 đến năm 2006 số lượng và chất lượng các hoạt động khuyến nông trạm tổ chức được không ngừng tăng lên (năm 2004 tổ chức được 161 hoạt động thì đến năm 2006 tổ chức được 201 hoạt động khuyến nông khác nhau). Liên tục 3 năm liền trạm thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra và được nhận cờ thi đua, bằng khen của TTKNKL tỉnh Bắc Giang, của UBND huyện Yên Thế. Trạm đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, những bất lợi của thời tiết để thực hiện việc tham mưu cho địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tiếp thu tốt những định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ từ đó tham mưu cho UBND huyện trong việc vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.
Đội ngũ CBKN cơ sở đa phần là trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, tích cực phối hợp với các cơ quan trong việc xây dựng các CLBKN, tổ nhóm hộ cùng sở thích để thực hiện chuyển giao KTTB tới nông dân. Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm và chế độ đãi ngộ chưa thật thoả đáng nên hoạt động của đội ngũ CBKN này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác khuyến nông nên CBKN ở những xã này hoạt động hiệu quả chưa cao. Khi trực tiếp nhận các mô hình điểm, nhìn chung CBKN cơ sở đã biết tận dụng những thuận lợi của địa phương để xây dựng. Trong khi triển khai các chương trình, đội ngũ này thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, nhất là khi gặp diễn biến bất thường xảy ra trong sản xuất cũng như trong mô hình để cùng phối hợp với các cơ quan chuyên môn có biện pháp chỉ đạo và xử lý kịp thời. Đa số các mô hình khuyến nông được triển khai trên địa bàn huyện thời gian vừa qua đều đạt được kết quả tốt.
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN THẾ
4.2.1. Đánh giá của người dân (đối tượng hưởng lợi)
Qua thảo luận và phỏng vấn 60 hộ dân trong huyện cho thấy, nông thôn Yên Thế từ năm 2000 trở lại đây có sự phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt trên 8,5%/năm). Trong đó nông nghiệp vẫn là ngành giữ được tốc độ phát triển khá và có vị trí quan trọng. Đóng góp vào các kết quả đó có phần to lớn của khuyến nông. Người dân đã từng bước tiếp nhận và làm quen với kỹ thuật mới, áp dụng thành công trong sản xuất. CBKN và cơ quan khuyến nông thực sự đã trở thành “bạn của nhà nông”.
Qua bảng 11 có thể thấy rằng, các hoạt động khuyến nông đang được người dân tiếp nhận và đánh giá khá cao. Tầm nhận thức và đánh giá của người dân về khuyến nông là tương đối đầy đủ và chính xác.
Trong các phương thức mà CBKN sử dụng để thực hiện việc chuyển giao KTTB tới nông dân có thể thấy rằng: Tập huấn kỹ thuật vẫn là cách truyền đạt được người dân đánh giá cao hơn cả (có tới 45% số hộ được hỏi cho rằng đây là cách truyền đạt hữu hiệu nhất). Có được điều này là do trạm thường xuyên cử cán bộ chuyên môn và mời các chuyên gia trong ngành về địa phương giảng dạy các lớp tập huấn cho bà con nông dân.
Bảng 11: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân
NỘI DUNG
SL
(hộ)
CC
(%)
I. Tổng số hộ điều tra
60
100,00
1. Nguồn KTTB, kiến thức SXNN mà hộ ưa thích nhất
-
-
+ Tài liệu khuyến nông
15
25,00
+ Tập huấn kỹ thuật
27
45,00
+ Trình diễn, hội nghị - hội thảo
13
21,67
+ Thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng
5
8,33
2. Nhu cầu KTTB, kiến thức khuyến nông của hộ
-
-
+ KTTB, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi – thuỷ sản
51
85,00
+ KTTB, kiến thức về thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản
56
93,33
3. Bình đẳng giới trong các hoạt động khuyến nông
-
-
+ Chỉ người đàn ông tiếp nhận, tham gia tập huấn KN
10
16,67
+ Chỉ người phụ nữ tiếp nhận, tham gia tập huấn KN
5
8,33
+ Cả hai đều có thể tham gia
45
75,00
II. Đánh giá của hộ về khuyến nông
-
-
1. Đánh giá về các hoạt động KN của trạm
-
-
+ Đủ về nội dung và rất bổ ích
45
75,00
+ Đủ về nội dung những chưa bổ ích
5
8,33
+ KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất
7
11,67
+ Chưa đủ về nội dung và không bổ ích
3
5,00
2. Đánh giá về CBKN
-
-
+ Năng lực chuyên môn tốt
50
83,33
+ Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm
7
11,67
+ Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn
3
5,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân
Còn lại các mô hình trình diễn, hội nghị, hội thảo và tài liệu khuyến nông là các cách truyền đạt được người dân đánh giá hiệu quả là gần như nhau và không cao bằng tập huấn. Tuy nhiên mỗi phương thức lại có những ưu và nhược điểm riêng. Tài liệu khuyến nông tốn ít chi phí, có phạm vi ảnh hưởng - phân phát rộng nhưng lại nặng về lý thuyết, hộ dân khó áp dụng. Trình diễn giúp người dân nhận thức ngay vấn đề, có thể áp dụng ngay nhưng số lượng người tham gia lại hạn chế và tốn nguồn kinh phí lớn. Hai phương pháp này được người dân đánh giá là hiệu quả nhất ở mức 21,67% và 25%.
Truyền thông đại chúng là phương thức khuyến nông được người dân đánh giá có hiệu quả kém nhất. Mặc dù có trên 90% số hộ đã có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.doc