1. MỞ ĐẦU
. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
. 1 1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU . 1
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 2
2.1 VACXIN
. 2 2.1.1 Lịch sử ra đời vacxin
. 2 2.1.2 Đáp ứng miễn dịch
. 2 2.1.2.1Kháng nguyên
. 2 2.1.2.2 Kháng thể
. 3 2.1.2.3 Cơ chế đáp ứng miễn dịch
. 4 2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch
. 7 2.1.3 Phân loại
. 9 2.1.3.1 Vacxin sống
. 9 2.1.2.2 Vacxin vô hoạt
. 10 2.1.2.3 Vacxin phân tử
. 10 2.2 BỆNH PHÙ VÀ ĐỘC TỐ VT2e
. 12 2.2 PROTEIN TÁI TỔ HỢP MBP-VT2eB
. 14 2.3 PHƢƠNG PHÁP OUCHTERLONY
. 14 2.3.1 Nguyên tắc
. 14 2.3.2 Định tính kháng nguyên- kháng thể bằng phƣơng pháp khuyếch tán trên thạch . 16
2.4 PHẢN ỨNG TRUNG HÕA ĐỘC TỐ VEROTOXIN TRÊN TẾ BÀO VERO
. 16 2.4.1 Sơ lƣợc về tế bào Vero
. 16 2.4.2 Nguyên tắc phản ứng trung hòa độc tố
. 17 2.4.3 Đánh giá hiệu quả vacxin bệnh phù bằng phƣơng pháp trung hoà độc tố verotoxin trên môi trƣờng nuôi cấy tế bào vero . 17
3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH . 18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
. 18 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
. 18 3.3 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
. 18 3.3.1 Sinh vật thí nghiệm
. 18 3.3.2 Hóa chất thí nghiệm
. 18 3.3.3 Dụng cụ thí nghiệm
. 19 3.4 PHƢƠNG PHÁP
. 20 3.4.1 Bố trí thí nghiệm
. 20 3.4.2 Cách pha dịch tiêm
. 20 3.4.3 Lấy máu
. 20 3.4.4 Định tính kháng thể bằng phƣơng pháp Ouchterlony
. 21 3.4.5 Xác định liều TCID50
. 22 3.4.5.1Chuẩn bị dịch độc tố
. 22 3.4.5.2Chuẩn bị tế bào vero
. 22 3.4.5.3Xác định liều TCID50
. 23 3.4.6 Thực hiện phản ứng trung hòa độc tố
. 25 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
. 26 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
52 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với protein tái tổ hợp MBP-VT2eB Trên Heo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI
PROTEIN MBP-VT2eB TRÊN HEO
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001-2005
Sinh viên thực hiện: TRƢƠNG THỊ THẢO UYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI
PROTEIN MBP-VT2eB TRÊN HEO
Giáo viên hƣớng dẫn : Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN NGỌC HẢI TRƢƠNG THỊ THẢO UYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
iii
LỜI CẢM ƠN
Con thành kính ghi ơn ba mẹ cùng những ngƣời thân trong gia đình luôn tạo điều
kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
- Các Thầy Cô trong Bộ môn Công nghệ sinh học cùng các Thầy Cô trực
tiếp giảng dạy trong suốt bốn năm qua luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ và
động viên.
- TS. Nguyễn Ngọc Hải đã tận tình hƣớng dẫn và động viên trong thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- TS. Bùi Minh Trí và các anh chị phụ trách phòng CNSH thuộc Trung tâm
phân tích thí nghiệm Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
- ThS. Nguyễn Kim Dung cùng các anh chị thuộc phòng kiểm dịnh Vacxin,
Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong
thời gian thực hiện đề tài tại viện.
- Anh Lê Quốc Thắng đã tạo điều kiện cho chúng tôi bố trí thí nghiệm tại
trại.
- Các Thầy Cô bộ môn Vi sinh truyền nhiễm khoa Chăn nuôi thú y đã tận
tình giúp đỡ.
- Bạn Châu Thanh Duy, anh Vũ Lại Xuân Hiệp cùng tập thể lớp CNSH27
đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Chân thành cảm ơn.
Tháng 8 năm 2005
Trƣơng Thị Thảo Uyên
iv
TÓM TẮT
TRƢƠNG THỊ THẢO UYÊN, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2005.
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI PROTEIN MBP-
VT2eB TRÊN HEO”
Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Ngọc Hải
Sử dụng kháng nguyên là protein tái tổ hợp MBP-VT2eB pha trong keo phèn
với liều 50µg/heo và 75µg/heo có lập lại và không lập lại gây đáp ứng miễn dịch trên
heo. Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên trên 25 cá thể với 5 lô thí nghiệm. Sau đó thu
kháng huyết thanh để định hiệu giá kháng thể theo 2 phƣơng pháp: trung hòa độc tố
trên tế bào vero và khuyếch tán kết tủa trên thạch.
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
- Protein tái tổ hợp MBP-VT2eB ở liều 50µg và 75µg/heo pha trong keo phèn là
loại kháng nguyên an toàn với heo.
- Hoàn thiện qui trình định hiệu giá kháng huyết thanh bằng phƣơng pháp kết tủa
khuyếch tán trên thạch.
- Hoàn thiện qui trình định hiệu giá kháng huyết thanh bằng phƣơng pháp trung
hòa độc tố trên tế bào vero: huyết thanh phải bất hoạt trƣớc khi thử nghiệm và
không bổ sung sodium azid vào trong huyết thanh.
- Liều tiêm 50µg và 75µg/heo có lập lại và không lập lại không tạo đủ lƣợng
kháng thể để phát hiện bằng phƣơng pháp kết tủa khuyếch tán trên thạch và
trung hòa độc tố trên tế bào vero.
v
MỤC LỤC
Tiêu đề ............................................................................................................ Trang
Trang bìa .................................................................................................................. i
Trang tựa ................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Tóm tắt ................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Danh sách các hình ................................................................................................ ix
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ........................................................................ 1
2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 2
2.1 VACXIN ..................................................................................................... 2
2.1.1 Lịch sử ra đời vacxin ............................................................................ 2
2.1.2 Đáp ứng miễn dịch .............................................................................. 2
2.1.2.1Kháng nguyên ........................................................................... 2
2.1.2.2 Kháng thể ................................................................................. 3
2.1.2.3 Cơ chế đáp ứng miễn dịch ...................................................... 4
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến đáp ứng miễn dịch ......................... 7
2.1.3 Phân loại ....................................................................................................... 9
2.1.3.1 Vacxin sống .............................................................................. 9
2.1.2.2 Vacxin vô hoạt ....................................................................... 10
2.1.2.3 Vacxin phân tử ....................................................................... 10
2.2 BỆNH PHÙ VÀ ĐỘC TỐ VT2e .............................................................. 12
2.2 PROTEIN TÁI TỔ HỢP MBP-VT2eB .................................................... 14
2.3 PHƢƠNG PHÁP OUCHTERLONY .................................................................. 14
2.3.1 Nguyên tắc .................................................................................................. 14
2.3.2 Định tính kháng nguyên- kháng thể bằng phƣơng pháp khuyếch tán trên
thạch ...................................................................................................................... 16
vi
2.4 PHẢN ỨNG TRUNG HÕA ĐỘC TỐ VEROTOXIN TRÊN TẾ BÀO
VERO .............................................................................................................. 16
2.4.1 Sơ lƣợc về tế bào Vero ...................................................................... 16
2.4.2 Nguyên tắc phản ứng trung hòa độc tố .............................................. 17
2.4.3 Đánh giá hiệu quả vacxin bệnh phù bằng phƣơng pháp trung hoà độc
tố verotoxin trên môi trƣờng nuôi cấy tế bào vero ...................................... 17
3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................ 18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................... 18
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 18
3.3 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM ........................................................................ 18
3.3.1 Sinh vật thí nghiệm ............................................................................ 18
3.3.2 Hóa chất thí nghiệm ........................................................................... 18
3.3.3 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................ 19
3.4 PHƢƠNG PHÁP ...................................................................................... 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 20
3.4.2 Cách pha dịch tiêm ............................................................................. 20
3.4.3 Lấy máu .............................................................................................. 20
3.4.4 Định tính kháng thể bằng phƣơng pháp Ouchterlony ........................ 21
3.4.5 Xác định liều TCID50 ............................................................................................................... 22
3.4.5.1Chuẩn bị dịch độc tố ............................................................... 22
3.4.5.2Chuẩn bị tế bào vero ............................................................... 22
3.4.5.3Xác định liều TCID50 .............................................................................................. 23
3.4.6 Thực hiện phản ứng trung hòa độc tố ................................................ 25
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 26
4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 27
4.1 CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA HEO SAU KHI TIÊM VACXIN ................. 27
4.2 HIỆU GIÁ KHÁNG HUYẾT THANH THEO PHƢƠNG PHÁP KẾT TỦA
KHUYẾCH TÁN TRÊN THẠCH ....................................................................... 27
4.2.1 Với kháng nguyên là độc tố của E. coli H28 ..................................... 27
4.2.2 Với kháng nguyên MBP-VT2eB ........................................................ 28
4.3 LIỀU TCID50 CỦA DỊCH LỌC VI KHUẨN ......................................... 27
4.4 HIỆU GIÁ KHÁNG HUYẾT THANH TRÊN MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY
vii
TẾ BÀO ......................................................................................................... 30
4.4.1 Đối với mẫu huyết thanh có sodium azid chƣa bất hoạt .................... 30
4.4.2 Đối với mẫu huyết thanh có sodium azid và có bất hoạt ................... 31
4.4.3 Thí nghiệm chứng minh sodium azid gây chết tế bào vero .............. 33
4.4.3.1 Mẫu huyết thanh có sodium azid ........................................... 33
4.4.3.1 Đối với mẫu không có sodium azid ....................................... 33
4.4.4 Đối với mẫu huyết thanh không có sodium azid và có bất hoạt ........ 33
5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 36
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 36
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 36
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
7.PHỤ LỤC ......................................................................................................... 39
Thành phần hóa chất ............................................................................................. 39
Bảng phân tích biến lƣợng tăng trọng heo thí nghiệm ......................................... 41
Bảng 3. Kết quả đo OD620nm đối với mẫu có sodium azid, có bất hoạt ............ 42
Bảng 4. Kết quả đo OD620nm đối với mẫu không có sodium azid, có bất hoạt 43
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG ........................................................................................................ TRANG
Bảng 1. Tăng trọng của heo thí nghiệm trong thời gian thí nghiệm .................... 25
Bảng 2. Kết quả đo OD trên đĩa nuôi cấy tế bào với dịch lọc vi khuẩn ............... 27
Bảng 3. Kết quả đo OD620nm đối với mẫu có sodium azid ................................ 42
Bảng 4. Kết quả đo OD620nm đối với mẫu không có sodium azid .................... 43
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH .................................................................................................................... TRANG
Biểu đồ 4.1 Đồ thị chuẩn độ độc tố ...................................................................... 28
Hình 2.1. Cấu trúc kháng thể .................................................................................. 3
Hình 2.2. Liên kết kháng nguyên- kháng thể ....................................................... 15
Hình 4.1 Kết quả dƣơng tính với huyết thanh thỏ ................................................ 26
Hình 4.2 Kết quả âm tính trên huyết thanh heo .................................................... 26
Hình 4.3 Hình tế bào vero chết do sodium azid ................................................... 33
Hình 4.4 Hình tế bào vero chết do độc tố ............................................................. 33
Hình 4.5 Giếng đối chứng độc tố đã nhuộm ........................................................ 33
Hình 4.6 Giếng đối chứng tế bào đã nhuộm ......................................................... 33
1
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Độc tố verotoxin VT2e do E. coli tiết ra là tác nhân chính gây bệnh phù trên
heo sau cai sữa gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo ở nƣớc ta.
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị phù ở heo tuy có hiệu quả nhƣng gây ra
nhiều triệu chứng phụ nhƣ rối loạn tiêu hoá, tạo ra các chủng vi sinh vật kháng kháng
sinh gây khó khăn cho những lần trị bệnh về sau. Do đó sử dụng vacxin để phòng bệnh
phù do E. coli trên heo đƣợc xem là liệu pháp thích hợp nhất. Một số tác giả đã thử
nghiệm vacxin nhƣợc độc, hoặc vacxin chết ...bƣớc đầu ghi nhận hiệu quả bảo vệ nhất
định. Tuy vậy, các phản ứng phụ vẫn là những trở ngại lớn cho việc áp dụng rộng rãi
những loại vacxin này. Vacxin tái tổ hợp đƣợc tạo ra bằng cách loại bỏ yếu tố gây
bệnh của vi sinh vật mà vẫn giữ đƣợc đặc tính kháng nguyên của chúng đang đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nhằm khắc phục những nhƣợc điểm nói trên.
Hiện nay, TS. Nguyễn Ngọc Hải và các cộng sự đã thành công trong việc tạo ra
đƣợc E. coli mang gen mã hoá cho tiểu phần B của độc tố VT2e và tinh sạch đƣợc
protein này. Từ thực tế đó, đƣợc sự chấp nhận của bộ môn Công Nghệ Sinh Học, với
sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả
năng đáp ứng miễn dịch đối với protein tái tổ hợp MBP-VT2eB trên heo ”.
1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
- Mục tiêu
Đánh giá khả năng ứng dụng protein tái tổ hợp MPB-VT2e trong sản xuất vacxin
phòng bệnh phù do E. coli trên heo.
- Yêu cầu
Xây đựng thí nghiệm kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của MBP-VT2eB
trên heo.
Định tính kháng huyết thanh bằng phƣơng pháp khuyếch tán trên thạch.
Xác định liều TCID50 (Tissue Culture Infectious Dose) trên tế bào vero
Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng MBP-VT2eB bằng phƣơng pháp trung hòa
độc tố trên tế bào vero.
2
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 VACXIN
2.1.1 Lịch sử ra đời vacxin
Hiện nay vacxin đƣợc xem là một phƣơng pháp hữu hiệu để phòng bệnh trên
ngƣời và động vật. Từ xa xƣa khi mà con ngƣời vẫn chƣa hiểu biết về hệ thống miễn
dịch đặc hiệu thì ngƣời Trung Quốc đã biết sử dụng những vảy từ ngƣời bị bệnh đậu
mùa để phòng bệnh này. Năm 1798, Edward Jenner đã quan sát thấy hiện tƣợng những
ngƣời vắt sữa bò thƣờng tiếp xúc với những con bò bị đậu mùa thì không bị nhiễm
bệnh đậu mùa. Từ đó ông sử dụng virus gây bệnh đậu mùa trên bò nhƣ một vacxin
chống lại bệnh đậu mùa trên ngƣời. Sau này, ngƣời ta biết rằng đó là nhờ những
protein trên bề mặt virus gây bệnh đậu mùa trên bò tƣơng tự nhƣ những protein có trên
bề mặt của virus gây đậu mùa trên ngƣời. Và Pasteur là ngƣời đặt ra nền móng cho
việc sử dụng vacxin khi khám phá ra nguyên lý: “Muốn phòng bệnh phải gây cho thú
bệnh nhẹ”. Từ đó đến nay, ngƣời ta đã sản xuất ra nhiều loại vacxin phòng nhiều loại
bệnh do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra nhƣ: bệnh đậu mùa, bệnh lở mồm long
móng, bệnh tả...với nhiều dạng tồn tại khác nhau. Nhƣng dù bất cứ dạng nào vacxin
cũng mang một chức năng chung là tạo miễn dịch cho cơ thể ngƣời và động vật, phòng
chống lại các loại bệnh truyền nhiễm và nhiều tác nhân gây hại khác [4].
2.1.2 Đáp ứng miễn dịch
2.1.2.1 Kháng nguyên[4]
a. Định nghĩa
Kháng nguyên là một chất tự nhiên hay tổng hợp có khả năng gây đáp ứng miễn
dịch khi đƣợc đƣa vào cơ thể của một động vật thích hợp hoặc là chất có khả năng
phản ứng với một kháng thể hay một tế bào của hệ thống miễn dịch. Trên cấu trúc
phân tử của kháng nguyên có sự hiện diện của các quyết định kháng nguyên gọi là
epitope.
b. Tính chất của kháng nguyên
Tính sinh miễn dịch: tính sinh miễn dịch của một kháng nguyên phụ thuộc
vào:
3
3
Trọng lƣợng phân tử : kháng nguyên phải có trọng lƣợng phân tử đạt tối
thiểu là 10.000Da. Tuy nhiên có một số chất có trọng lƣợng phân tử nhỏ nhƣng
có tính sinh miễn dịch vì chúng gắn với protein khác để trở thành kháng nguyên
hoàn chỉnh, ngƣợc lại một số chất có trọng lƣợng phân tử lớn nhƣng không có
tính sinh miễn dịch.
Lƣợng epitope khác loài vì hệ thống miễn dịch không phản ứng với các
epitope cùng loài.
Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của kháng nguyên do những epitope quyết định. Các
epitope là vị trí để kháng thể hay các lympho T mẫn cảm gắn với kháng nguyên
một cách đặc hiệu.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên rất nghiêm ngặt tuy nhiên đôi khi vẫn xảy ra
hiện tƣợng hai kháng nguyên khác nhau có thể cho phản ứng chéo nhau.
2.1.2.2 Kháng thể[4]
a. Định nghĩa
Kháng thể (immunoglobin Ig) là protein dạng cầu đƣợc tổng hợp bởi tế bào
lympho và tế bào plasma khi bị kích thích bởi kháng nguyên. Nó đƣợc tạo ra để
giúp sinh vật chống đỡ các yếu tố kháng nguyên có hại vào cơ thể.
b. Cấu trúc tổng quát của kháng thể
Phân tử immunoglobulin gồm một hay nhiều đơn vị hình thành, chúng có cấu
trúc tƣơng đối giống nhau. Mỗi đơn vị là một phân tử protein có 4 chuỗi
polypeptit giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng, chúng đƣợc nối
với nhau bằng những cầu nối disulfua.
Kháng thể đƣợc cấu tạo từ hai loại chuỗi polypeptit là chuỗi nặng và chuỗi nhẹ
đƣợc liên kết với nhau bằng các liên kết disulfide.
Các chuỗi nhẹ bao gồm hai dạng κ, λ, hai dạng này chung cho tất cả các loại
kháng thể. Các chuỗi nhẹ đều đƣợc cấu tạo từ hai phần:
Phần hằng định: kí hiệu CL (constant) có tận cùng –COOH với trình tự acid
amin tƣơng đối không đổi
Phần thay đổi: kí hiệu VL (variable) có tận cùng là –NH2. Trật tự acid amin
trong vùng này thay đổi từng nhóm một, rất khác nhau từ cá thể này đến cá
4
4
thể khác và ngay trong một cá thể, phần này đƣợc kí hiệu Vκ (cho type
kappa) và Vλ (cho type lambda). [3]
Có các kiểu chuỗi nặng nhƣ: µ, δ, γ1, γ2, γ3, γ4, α, ε và dạng của chuỗi nặng sẽ
qui định phân loại lớp nhƣ IgM, IgD, IgG, IgA, và IgE và dƣới lớp nhƣ IgG1,
IgG2, IgG3, IgG4, IgA1, IgA2 (5) . Các chuỗi nặng đƣợc cấu tạo từ hai vùng:
vùng hằng định (CH) và vùng dễ biến đổi (VH), các vùng dễ biến đổi có khu vực
tận cùng là N. Các vùng dễ biến đổi bao gồm 3 vùng siêu biến (hypervariable)
đƣợc tách biệt bằng các vùng bảo thủ hơn (framework regions) ở giữa. Những
vùng này là những vùng liên kết với kháng nguyên hay còn gọi là paratop, vì vậy
nó còn đƣợc gọi là vùng định tính bổ sung (complementarity-detemining regions)
[15]. Vùng nằm giữa CH1 và CH2 của chuỗi H đựơc gọi là vùng khớp hay vùng
bản lề đảm bảo cho tính mềm dẻo của các phân tử kháng thể đồng thời là hai
cánh tay (VL, CL, VH, CH1) di động trong không gian.
2.1.2.3 Cơ chế đáp ứng miễn dịch
Khi cơ thể đã đƣợc miễn dịch thì khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, chúng
sẽ không thực hiện đựơc quá trình gây bệnh và nhanh chóng bị loại trừ khỏi cơ
thể. Nhƣ vậy vacxin là yếu tố khởi phát của quá trình đáp ứng miễn dịch và kháng
nguyên là thành phần cơ bản của vacxin. Khi đƣa vacxin vào cơ thể cũng có nghĩa
là đƣa một loại kháng nguyên lạ vào cơ thể, kháng nguyên này sẽ kích thích cơ
Hình 2.1. Cấu trúc kháng thể
(Timothy G. Standish, 2003)
5
5
thể thú sản xuất ra một loại protein mới có chức năng bảo vệ và tham gia miễn
dịch là kháng thể (antibody).
Nhƣ vậy việc tiêm vacxin vào cơ thể thú chính là việc tập dƣợt cho cơ thể
thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm
nhập vào những lần sau đó. Hay còn gọi là gây miễn dịch chủ động.
Khi cơ thể tiếp nhận vacxin, miễn dịch đƣợc tạo ra chính là sự huy động
toàn bộ hệ thống miễn dịch tham gia. Bao gồm hệ thống miễn dịch trung ƣơng, hệ
thống miễn dịch ngoại biên và nhiều loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác.
Do đó quá trình đáp ứng miễn dịch chính là sự hoạt động của hệ miễn dịch, là sự
phối hợp nhịp nhàng của hệ thống tủy xƣơng nhằm tạo ra các loại tế bào nguồn,
rồi từ đó chuyển hóa thành các tế bào có thẩm quyền miễn dịch bao gồm tế bào
lympho B, lympho T, đại thực bào và một số tế bào chuyên biệt khác. Đáp ứng
miễn dịch còn đƣợc hổ trợ và tham gia của các cơ quan nhƣ hạch, lách, các mô
lymphô đƣờng ruột, đƣờng hô hấp, cũng nhƣ tế bào tua (dendric cells), các tế bào
trình diện kháng nguyên (antigen presenting cells-APC) và một số thành phần
khác.
Cả hai quá trình cá thể thu nhận đƣợc: miễn dịch dịch thể và miễn dịch
trung gian tế bào chính là hệ quả của sự tiếp nhận kháng nguyên, hoạt hóa, biệt
hóa và sự tham gia của các tế bào lympho B, lympho T.
Quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể do tế bào lymphô B đảm nhận. Từ tế
bào nguồn tủy xƣơng biệt hóa thành tế bào lympho B khởi thủy (pro-B) sau đó
thành tiền lymphoB (pre- B). Tiếp theo các tế bào này sẽ đƣợc biệt hoá thành
lympho B chƣa chín có bộc lộ bề mặt IgM. Sau đó lympho B chín muồi đã bộc lộ
IgM và IgD bề mặt. Nếu lympho B chín không gặp kháng nguyên sẽ bị phân hủy.
Lympho B khi gặp kháng nguyên và đƣợc sự hợp tác hổ trợ của lympho T giúp
(helper T for B cell) hoặc hợp tác giúp đỡ của lympho T hổ trợ sẽ tiếp tục đƣợc
biệt hóa thành nguyên bào (B-blast) và tế bào plasma (plastmocyte). Chỉ có tế bào
plasma mới có khả năng tiết kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên lạ. Các kháng
thể này đi vào máu và tồn tại trong huyết thanh hoặc chất dịch của cơ thể. Mặt
khác nguyên bào B sẽ trở thành tế bào B ghi nhớ (memory- B) để khi gặp kháng
nguyên vào nhắc nhở, chúng có thể nhanh chóng nhớ lại và sản xuất kháng thể
nhanh và nhiều hơn [5] .
6
6
Miễn dịch trung gian tế bào do tế bào lympho T đảm nhận. Các tế bào
nguồn bắt đầu từ tủy xƣơng di tản xuống tuyến ức và đƣợc tuyến ức huấn luyện,
biệt hóa rồi non hóa trở lại để trở thành tiền lympho T. Các tiền lympho T tiếp tục
đƣợc biệt hóa thành ở vùng vỏ tuyến ức để trở thành lympho T chƣa chín. Các
lympho T chƣa chín đƣợc biệt hóa tiếp tục để trở thành lympho T chín đi vào hệ
máu ngoại vi và đi đến các cơ quan tổ chức khác cƣ ngụ tại các vùng phụ thuộc
tuyến ức của lách và hạch. Khi đại thực bào đƣa thông tin kháng nguyên đến các
lympho T tiếp nhận, rồi biệt hóa để trở thành nguyên bào lympho T rồi tiếp tục trở
thành nhóm tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng nhƣ một kháng thể
đặc hiệu. Nhƣ vậy kháng thể tế bào là loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch
lympho T đã đƣợc biến đổi, biệt hóa trở thành tế bào gây độc có tác dụng tiêu diệt
kháng nguyên. Đặc biệt, lympho T sau khi đƣợc biệt hóa tiếp xúc với kháng
nguyên đặc hiệu còn có khả năng sản xuất một số chất dịch ngoại bào [1]. Các
chất này có tác dụng trợ giúp đắc lực và tăng cƣờng quá trình đáp ứng miễn dịch
còn đƣợc gọi là lymphokin, đặc trƣng là các loại cytokine (gồm các loại
interleukin IL-1, IL-2...), chemokin và các yếu tố gây hoại tử tế bào (TNF). Một
số nguyên bào T mẫn cảm cũng trở thành “ tế bào nhớ”, có vai trò trong “trí nhớ
miễn dịch”. Ngoài ra còn có một số tế bào T khác làm nhiệm vụ duy trì đáp ứng
miễn dịch nhƣ: lymphoT cảm ứng (TI-inducer), lympho T hỗ trợ (TH-helper),
lympho T ức chế (TS- suppressor), lympho T hỗ trợ cho lympho T ức chế (THS-
suppressor for helper), lympho T quá mẫn (TD- delayed-type hypersensitivity)[3].
Để tạo khả năng phòng hộ có hiệu quả cho cơ thể thú thì vacxin phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
An toàn: vacxin không đƣợc gây bệnh và không hay ít gây phản ứng có
hại trên cơ thể của thú.
Vô trùng: vacxin chỉ chứa duy nhất hay một vài loại kháng nguyên
đƣợc chọn làm vacxin mà không bị nhiễm tạp các loại khác.
Hiệu lực: vacxin phải kích thích sinh miễn dịch cho cơ thể. Tính hiệu
lực thực chất là mức độ biểu hiện gây miễn dịch của kháng nguyên. Vacxin có
hiệu lực cao hay thấp, tức là nói đến mức độ gây miễn dịch của vacxin.
Khả năng phòng hộ của vacxin phụ thuộc vào yếu tố quyết định tính miễn
dịch của chế phẩm. Yếu tố này chính là thành phần protein đặc biệt có trên bề mặt
7
7
của tác nhân gây bệnh hay trên bề mặt của chế phẩm vacxin của chính tác nhân
gây bệnh đó. Thành phần này còn đƣợc gọi là kháng nguyên do một gen hay một
số gen của vi sinh vật tổng hợp nên. Những gen này đƣợc gọi là gen kháng
nguyên. Ngƣời ta có thể clone gen này và chuyển vào một hệ thống vectơ thích
hợp để sản xuất ra loại protein của gen kháng nguyên làm vacxin. Protein này còn
đƣợc gọi là protein tái tổ hợp dùng sản xuất vacxin tái tổ hợp [3].
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch [4]
Bản thân túc chủ
Những loài khác nhau thì khả năng đáp