MỞ ĐẦU 1
I. Tổng quan về CTCPCKLM Sông Đà 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCPCKLM Sông Đà 2
1.2 Những đặc điểm cơ bản của CTCPCKLM Sông Đà 4
1.2.1 Đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh 4
1.2.2 Những công trình trọng điểm có sự tham gia của CTCPCKLM Sông Đà 5
1.2.3 Trình độ công nghệ và năng lực quản lý 9
1.3 Bộ máy quản lý của CTCPCKLM Sông Đà 11
1.3.1 Bộ máy quản lý 11
1.3.2 Nguồn nhân lực của công ty 14
II. Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của công ty 16
2.1 Bộ máy kế toán của công ty 16
2.2 Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán 21
2.2.1 Quá trình vận dụng chế độ kế toán hiện hành vào tình hình thực tế của công ty 21
2.2.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng 22
2.2.3 Qúa trình ghi sổ kế toán và luân chuyển hóa đơn, chứng từ 23
2.2.4 Các phần hành kế toán cụ thể của công ty 26
2.2.5 Các báo cáo cuối kỳ của công ty 27
2.2.6 Quá trình kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán 29
III. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính toàn công ty và hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán toàn công ty 30
3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gấn đây và định hướng tới năm 2010 30
3.2 Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty thời gian qua và định hướng tới năm 2010 32
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán trong công ty 36
KẾT LUẬN 39
44 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính toàn công ty và hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán toàn công ty CPCKLM Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phó Tổng
Giám đốc kinh tế
Phó Tổng
Giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật thiết bị
Phó Tổng
Giám đốc sản xuất
Phòng Kinh tế Kế hoạch
Phòng đầu tư thị trường
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm tư vấn thiết kế
Chi nhánh Hòa Bình
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại nước CH DCND Lào
Xí nghiệp Cơ khí lắp máy 2
Đội xây lắp 1
Chi nhánh Cty CP CKLM Sông Đà
CN Cty CP CKLM Sông Đà Xí nghiệp Cơ khí lắp máy 1
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:
Thông qua định hướng phát triển công ty
Quyết định lại cổ phần, tổng số cổ phần từng loại chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị va Ban kiểm soát.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
Một số quyền và nghĩa vụ khác
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 05 thành viên. Đây là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông và trước pháp luật.
Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm. Ban Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị các quy chế, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính.
Báo cáo Hội đồng Quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh.
Thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đầu tư, tài chính của công ty.
1.3.2 Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 4: Cơ cấu theo trình độ lao động
STT
Trình độ lao động
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Trình độ Đại học và Cao đẳng
171
15,86
2
Trình độ Trung cấp
40
3,71
3
Trình độ Sơ cấp
867
80,43
Công ty luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hàng đầu trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới đây. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty luôn được quan tâm, thể hiện ở các mặt sau:
- Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ, kỹ sư, công nhân viên phát huy tối đa mức sáng tạo, khả năng chuyên môn, nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng công việc.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, kỹ sư, công nhân viên thông qua đào tạo tại chỗ, các khóa học ngắn ngày, tự đào tạo,các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân,
- Tuyển chọn những sinh viên, cán bộ mới ưu tú bổ sung cho nguồn nhân lực của công ty.
- Chăm lo tới đời sống của cán bộ , công nhân viên công ty cả vật chất và tinh thần, tăng thu nhập người lao động.
1.4 Quá trình tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Hà Nội
Một mốc đánh giá bước phát triển của công ty trong thời gian qua là việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.
Tên cổ phiếu: Cổ phiếu CTCPCKLM Sông Đà (Mã: MEC)
Mệnh giá: 10 000 đồng/ cổ phiếu
Tổng số lượng đăng ký: 1 000 000 cổ phiếu
Tổng giá trị đăng ký: 10 000 000 000 VNĐ
Tổ chức tư vấn là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), tổ chức kiểm toán là Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C).
Công ty đã chính thức mở phiên giao dịch đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 14 tháng 12 năm 2006 với mã chứng khoán MEC. Việc tham gia giao dịch chứng khoán trên sàn đã đem lại hiệu quả rất lớn đối với sự phát triển của công ty:
- Đây là một kênh huy động vốn hữu hiệu của công ty. Ngay từ những ngày đầu tiên, chứng khoán của công ty đã được bán hết. Giá chứng khoán tăng lên nhanh chóng. Lúc cao nhất cổ phiếu MEC có mệnh giá hơn 80 000 VNĐ/cổ phiếu. Trước sự thành công đó, công ty đã có kế hoạch tăng vốn bằng cách niêm yết bổ sung thêm 3 000 000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 10 000 VNĐ.
Từ ngày 21/11/2007, giao dịch bổ sung bắt đầu. Cho tới tháng 1/2008, giá cổ phiếu MEC ổn định ở khoảng 40 000 – 50 000 VNĐ.
Như vậy, trong thời gian chưa tới 1 năm (12/2006 – 11/2007), công ty đã phát hành ra công chúng 4 000 000 cổ phiếu mệnh giá 10 000 VNĐ/cổ phiếu
Đây thực sự là một kênh huy động vốn lớn vì đã huy động rất nhanh 40 tỷ VNĐ cho việc mở rộng, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giá cố phiếu của công ty trung bình hiện nay khoảng 40 000 – 50 000 VNĐ, tức là cao gấp 4 – 5 lần mệnh giá cổ phiếu MEC. Điều này là sự minh chứng hùng hồn về lòng tin của các nhà đầu tư tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
- Thương hiệu SOMECO của công ty vì vậy đã được nâng lên tầm cao mới, xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí lắp máy của Việt Nam.
Tuy nhiên, chứng khoán của công ty vẫn phải đối phó với những rủi ro lớn, cả chủ quan và khách quan. Nếu giá chứng khoán biến động lớn sẽ ảnh hưởng mạnh tới uy tín, thương hiệu của công ty. Một số nhân tố rủi ro có thể là:
- Giá chứng khoán VN – Index và HASTC – Index trong năm 2007 có những biến động khó lường, có thể kéo theo sự biến động giá chứng khoán năm 2008. Đầu năm 2007 giá chứng khoán tăng mạnh tới mức kịch trần 3/2007. Từ đó tới nay, giá chứng khoán trên cả 2 sàn giao dịch Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục biến động theo xu hướng giảm. Tới giữa tháng 1/2008, chỉ số VN – Index xuống dưới 270 điểm. Đó là gây tới biến động giá cổ phiếu MEC.
- Lạm phát năm 2007 tăng nhanh, lên tới 12%, lãi suất giảm, giá vàng, giá dầu thô tăng liên tục.
- Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới các công trình của công ty.
Trên đây là một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh, sự minh bạch và ổn định của tình hình tài chính của công ty. Đây là cơ sở cho sự phát triển và cơ hội tốt cho việc huy động nguồn vốn lớn từ thị trường chứng khoán cho công ty.
II. Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của công ty
2.1 Bộ máy kế toán của công ty
Việc tổ chức bộ máy kế toán của bất kỳ công ty nào cũng phụ thuộc vào tình hình hoạt động, đặc điểm kinh doanh, quy mô, tổ chức,của công ty đó. Đối với CTCPCKLM Sông Đà, căn cứ vào những điều kiện cụ thể đó, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc đã tổ chức một bộ máy kế toán hoàn thiện, đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của công ty đề ra.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán chi nhánh CHDCND Triều Tiên
Kế toán nhật ký và thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế và tài sản cố định
Kế toán chi nhánh Hòa Bình
Kế toán chi nhánh Quảng Ninh
Kế toán chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Kế toán Trung tâm Tư vấn Thiết kế
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Phó Kế toán trưởng
Tương ứng với sơ đồ tổ chức trên, có sự phân công, phân nhiệm phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán – tài chính.
1. Kế toán trưởng
- Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính – kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng Luật kế toán, điều lệ công ty. Tổ chức bộ máy kế toán và cán bộ kế toán toàn công ty cũng như công tác các bộ phận của phòng kế toán của công ty.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc ký kết các hợp đồng kinh tế của công ty, quản lý và cấp phát vốn cho các công trình theo hợp đồng. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc của công ty giải quyết những vấn đề thanh toán, công nợ, cấp phát – thu hồi vốn.
- Lập báo cáo phân tích hoạt động tài chính, chỉ đạo công tác lập báo cáo quyết toán theo kỳ, nhanh chóng, đảm bảo số lượng, quy định.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chính sách, chế độ đối với người lao động toàn công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát và giám sát công tác kế toán toàn công ty.
2. Phó kế toán trưởng
- Thay mặt Kế toán trưởng công ty chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính – kế toán khi Kế toán trưởng vắng mặt (có ủy quyền từng trường hợp cụ thể của Kế toán trưởng).
- Công tác kế hoạch: lập kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, hạn mức vốn lưu động, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế hoạch chi phí giá thành công ty. Lập báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm,
- Công tác kế toán, báo cáo quyết toán: đôn đốc các đơn vị lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính từng kỳ kế toán, chỉ đạo công tác lập báo cáo tài chính định kỳ của toàn công ty, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn nộp báo cáo.
- Kết hợp với các bộ phận kế toán, các phòng ban chức năng của công ty giải quyết các công việc theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Kế toán trưởng.
- Công tác kinh tế tài chính: tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi và triển khai quyết toán các dự án, theo dõi công tác thu hồi vốn theo kỳ và một số công việc khác.
3. Kế toán tổng hợp
- Đôn đốc các đơn vị lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn, kiểm tra báo cáo các đơn vị trước khi tổng hợp.
- Lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm của toàn công ty đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn.
- Lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của Tổng công ty
- Lập báo cáo quản trị công ty
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Kế toán trưởng
4. Kế toán nhật ký chung và kế toán thanh toán
- Kế toán nhật ký chung: thu thập chứng từ từ các bộ phận kế toán hàng ngày và kiểm tra, cập nhật chứng từ hàng ngày. Lập các chứng từ báo nợ các đơn vị nội bộ, các chứng từ phân bổ, chứng từ hạch toán, chứng từ kết chuyển.
- Kế toán tổng hợp cơ quan công ty
- Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, công nợ: lập phiếu thu, chi hàng ngày trình ký duyệt; đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu khác; theo dõi thanh toán với người bán, người cung cấp hàng hóa theo từng hợp đồng kinh tế, từng lần mua bán. Từ đó lập bảng kê thanh toán, bảng kê các khoản phải trả, các biên bản đối chiếu, quyết toán công nợ với người bán.
5. Kế toán ngân hàng
- Kế toán ngân hàng: phụ trách các khoản tiền gửi của toàn công ty; lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán các khoản tiền gửi; lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng; theo dõi khế ước vay ngắn hạn, trung hạn, lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động; theo dõi hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế hoạch trả nợ.
- Kế toán các dự án đầu tư, nguồn kinh phí đào tạo
- Kế toán thu vốn: theo dõi thanh toán với người mua theo từng hợp đồng kinh tế; theo dõi và thu vốn các công trình, hạng mục công trình, các đơn vị; lập báo cáo nhanh thu vốn, công nợ phải thu phải trả, tổng hợp khối lượng sản phẩm dở dang và công nợ phải thu; báo cáo chi tiết cho từng hạng mục, từng đơn vị.
6. Kế toán thuế và tài sản cố định
- Kế toán thuế: thanh toán các khoản phải nộp ngân sách; lập kế hoạch chi trả ngân sách và các khoản thuế, kê khai thuế hàng tháng, làm hồ sơ quyết toán thuế, thủ tục hoàn thuề.
- Làm lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên khối cơ quan công ty, tạm ứng lương và lập danh sách nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tài sản cố định của công ty, theo dõi khấu hao tài sản cố định và tình hình thanh lý tài sản cố định, tình hình thực hiện sửa chữa lớn tài sản cố định và quyết toán chi phí sửa chữa tài sản cố định.
- Lập báo cáo quản trị công ty
7. Thủ quỹ
- Kiểm tra chứng từ đầy đủ mới được cấp phát tiền
- Cập nhật chứng từ vào sổ quỹ và cuối ngày giao cho kế toán nhật ký chung vào sổ.
- Báo cáo số dư vào đầu giờ hàng ngày với Kế toán trưởng
8. Kế toán tại các chi nhánh
- Thực hiện công tác kế toán tương tự như tại phòng kế toán công ty. Tuy nhiên, số lượng các nghiệp vụ kinh tế ít hơn và chi tiết hơn. Công tác hạch toán ở các chi nhánh công ty đi sâu vào việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo các công trình xây lắp cụ thể và chuyển chứng từ, số liệu, báo cáo về cho công ty theo kỳ kế toán.
- Kế toán các chi nhánh là hạch toán kế toán tại các đơn vị phụ thuộc, tuân thủ theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay cũng như những quy định cụ thể của công ty.
2.2 Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán
2.2.1 Quá trình vận dụng chế độ kế toán hiện hành vào tình hình thực tế của công ty
Từ năm 1995, các doanh nghiệp Việt Nam cơ bản tuân theo Quyết định số 1141/1995/ QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây là một bước tiến mới trong công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, chuyển từ hạch toán theo cơ chế cũ (cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp) sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ra ngày 20 tháng 3 năm 1996 ban hành chế độ kế toán. Như vậy, công ty trong khi đang áp dụng các văn bản mới cũng gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn và những cố gắng của toàn thể phòng kế toán, công ty đã liên tục cập nhật và tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán của công ty.
Từ năm 2005 trở về trước, công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Sông Đà. Từ năm 2006 tới nay, công ty là đơn vị hạch toán độc lập. Quá trình chuyển đổi này phù hợp với tình hình phát triển chung của cả Tổng công ty Sông Đà và CTCPCKLM Sông Đà.
- Tổng công ty Sông Đà đang mở rộng quy mô và phát triển theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam. Các thành viên trực thuộc được nâng cao tính độc lập trong hạch toán kinh tế, trong khi Tổng công ty Sông Đà chỉ quản lý chung về những vấn đề cơ bản của Tổng công ty và các công ty thành viên.
- Công ty CPCKLM Sông Đà từ khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và chứng khoán đã lên sàn giao dịch Hà Nội, quy mô và tính chất hoạt động của công ty đã có những bước tiến vượt bậc. Vì vậy, việc công ty tổ chức hạch toán độc lập là sự phù hợp với tình hình hiện nay.
2.2.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng
Hiện nay, xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý ngày càng mở rộng. Các đơn vị hạch toán kế toán cũng dần sử dụng các phần mềm kế toán máy. Việc áp dụng kế toán máy giảm tải rất nhiều những công việc kế toán thủ công và đem lại nhiều lợi ích khác như:
- Công tác kế toán được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ ở cả các chi nhánh và phòng kế toán của công ty.
- Số lượng nghiệp vụ kinh tế cuối kỳ được kết chuyển tự động, số lượng các nghiệp vụ xử lý tự động tăng lên, số lượng các nghiệp vụ thủ công giảm xuống.
- Số lượng nhân viên kế toán được tinh giảm
- Việc kiểm tra, kiểm soát cuối kỳ được diễn ra thuận lợi
Hiện nay, CTCPCKLM Sông Đà đang sử dụng phần mềm kế toán Songda Accounting System. Đây là phần mềm kế toán do Tổng công ty Sông Đà phát triển, được sử dụng cho các công ty thành viên của Tổng công ty. Đây là một phần mềm kế toán chuyên nghiệp dùng cho đơn vị xây lắp nói chung và cho Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Vì vậy, việc áp dụng một phần mềm kế toán như vậy là một lợi thế rất phù hợp với công ty.
Tuy nhiên, do còn một số hạn chế nhất định, một phần công việc kế toán phải thực hiện thủ công, nhất là khi cần lập một số biểu, bảng. Đặc biệt, công cụ Excel vẫn được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là lập các bảng báo cáo.
Như vậy, hình thức sổ kế toán của công ty là sổ kế toán máy. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải sử dụng một số phần mềm văn phòng khác cũng như công tác kế toán thủ công. Về bản chất, tuy là hình thức sổ kế toán máy (như theo hướng dẫn tại Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC) nhưng doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Hình thức sổ nhật ký chung là một hình thức phổ biến hiện nay và đã được vận dụng tốt ở CTCPCKLM Sông Đà do:
- Hình thức trên có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với phấn mềm kế toán máy.
- Dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian phát sinh và tính chất nghiệp vụ.
- Dễ dàng phân công nhiệm vụ kế toán cho từng cá nhân trong phòng kế toán: kế toán nhật ký chung, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết từng phần hành.
2.2.3 Qúa trình ghi sổ kế toán và luân chuyển hóa đơn, chứng từ
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Sổ nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Tuy nhiên, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy nên quá trình ghi sổ có một số khác biệt nhất định, giảm tải khá lớn những công việc thủ công.
- Nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lý, chính xác và nhập số liệu vào nhật ký chung trong phần mềm kế toán.
- Phần mềm kế toán máy sẽ tự động điều chuyển các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ cái của từng tài khoản.
- Cuối kỳ kế toán, các nghiệp vụ kết chuyển tự động được máy tính thực hiện, các số liệu tổng hợp từ các sổ cái sẽ được chuyển tới hình thành bản báo cáo tài chính từng kỳ.
Như vậy, quá trình ghi sổ ở công ty thực chất chỉ thực hiện hai quá trình:
- Quá trình nhập dữ liệu từ các hóa đơn chứng từ vào phần mềm kế toán
- Quá trình in các bảng báo cáo tài chính cuối kỳ
Còn quá trình xử lý thông tin kế toán đã được máy tính tự động thực hiện thông qua phần mềm kế toán.
Qúa trình luân chuyển chứng từ được thực hiện qua 4 giai đoạn khác nhau:
1) Lập chứng từ theo những yêu cầu khác nhau về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và yêu cầu quản lý
- Mỗi loại chứng từ tương ứng với một hat một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Chứng từ có thể lập 1 liên hay nhiều liên phụ thuộc vào yêu cầu quản lý.
- Chứng từ lập theo mẫu chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC.
2) Kiểm tra chứng từ
Kiểm tra chứng từ là công việc trước tiên của kế toán nhật ký chung, kế toán thanh toán và thủ quỹ. Khi chứng từ đã hợp pháp, hợp lý thì những chứng từ đó mới được cập nhật vào phần mềm kế toán của công ty.
3) Cập nhật chứng từ
Quá trình cập nhật chứng từ thực chất chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình ghi sổ, quá trình phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Có một số yêu cầu cụ thể ở đây là:
Phải ghi đầy đủ, chính xác
Ghi sổ kịp thời, đúng thời gian
Trước khi ghi sổ phải kiểm tra đầy đủ các chứng từ
4) Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ
Chứng từ ghi sổ của công ty luôn được phân loại, bảo quản tốt theo từng loại chứng từ. Vì quá trình này rất cần thiết, phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát vào cuối kỳ kế toán hay theo yêu cầu của công ty.
2.2.4 Các phần hành kế toán cụ thể của công ty
Số lượng các phần hành kế toán phụ thuộc vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với CTCPCKLM Sông Đà có các phần hành cụ thể sau:
Kế toán tổng hợp
Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
Kế toán các dự án đầu tư
Kế toán thuế
Kế toán tài sản cố định
Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan của doanh nghiệp, nhân viên phòng kế toán phải kiêm nhiệm các nghiệp vụ kinh tế và các phần hành kế toán như:
Kế toán vốn bằng tiền + Kế toán công nợ
Kế toán thuế + Kế toán tài sản cố định
Bộ phận kế toán tại văn phòng công ty có 2 nhiệm vụ sau:
- Tập hợp số liệu từ các Ban tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc để lên các bảng báo cáo chi phí – giá thành và lợi nhuận.
- Làm công tác kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty.
Bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ chính trong hạc toán các phần hành kế toán cơ bản của toàn công ty.
- Xác định chi phí giá thành của các công trình công ty đang thực hiện tại các địa bàn khác nhau.
- Kế toán tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho sử dụng cho việc xây lắp từng công trình.
- Kế toán các khoản lương và phụ cấp theo lương, các khoản chế độ tình theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh tại từng công trình, từng đội sản xuất, từng chi nhánh của từng công ty. Từ các số liệu chi tiết, tới cuối kỳ, bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc tập hợp và chuyển về kế toán tổng hợp toàn công ty để xác định kết quả kinh doanh toàn công ty.
2.2.5 Các báo cáo cuối kỳ của công ty
Các báo cáo tài chính cuối kỳ được lập và tập hợp lại thành sổ quyêt toán cuối kỳ (thường là cuối năm và cuối quý). Các báo cáo này được thành lập theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
Hệ thống các bản báo cáo tài chính của công ty tập hợp trong sổ kế toán phản ánh đầy đủ toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Bảng cân đối kế toán: chi tiết tài sản, nguồn vốn và tổng tài sản, phản ánh mức độ cân đối giữa các loại tài sản, cơ cấu nguồn hình thành tài sản.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận toàn công ty trong kỳ kế toán; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của công ty; lợi nhuận đạt được của công ty trong thời gian qua.
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ: luồng tiền vào ra quỹ của công ty trong một kỳ kế toán và lượng tiền hiện còn trong tài khoản của công ty.
Tiền là một loại tài sản đặc biệt của công ty, đảm bảo quá trình hoạt động của công ty:
Báo cáo công nợ phải thu, phải trả cuối kỳ
Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kỳ
Báo cáo chi phí – giá thành các công trình của công ty cuối kỳ
Các bản báo cáo này phục vụ cho hoạt động chủ yếu của công ty, cho Hội động Quản trị và Ban Gíam đốc hoạch định những chính sách quan trọng của công ty. Mặt khác, công ty đã giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Vì vậy, việc minh bạch hóa các báo cáo tài chính cuối kỳ là rất quan trọng, đáp ứng được nhu cầu thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư.
Bên cạnh các báo cáo tài chính phải lập theo yêu cầu chung của Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp, theo xu hướng hiện nay, công ty cũng lập một số lượng báo cáo khác, nhằm mục đích phân tích tình hình và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
- Báo cáo kế toán quản trị: được các nhân viên kế toán có trách nhiệm thực hiện. Việc lập các báo cáo kế toán quản trị là một công việc thường xuyên, định kỳ phục vụ thông tin cho Ban lãnh đạo công ty.
Báo cáo kế toán quản trị phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh, các công trình, các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Từ các thông tin đó, Hội đồng Quản trị và Ban Gíam đốc có được những chính sách cụ thể:
- Điều chỉnh quy mô của từng ngành nghề, từng chi nhánh để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường đầu tư, đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho các chi nhánh và các công trình, kể cả đầu tư nguồn vốn, nguồn nhân lực,
- Mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới có hiệu quả cao, tiềm năng lớn.
Vì thế, có thể thấy rằng các báo cáo quản trị do phòng kế toán là hết sức quan trọng và đóng góp một luồng thông tin tốt cho những chính sách quản trị toàn công ty.
Và cuối kỳ kế toán, kế toán trưởng công ty có trách nhiệm lập báo cáo phân tích hoạt động tài chính toàn công ty. Báo cáo này là cơ sở phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Cùng với các báo cáo của các phòng ban chức năng khác, báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ tình hình của công ty trong kỳ, là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và lập kế hoạch cho các kỳ sau.
2.2.6 Quá trình kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán
Kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của toàn công ty là một nhiệm vụ rất quan trọng, được thực hiện liên tục và định kỳ qua nhiều bước, nhiều giai đoạn kế toán.
- Những người làm công tác kế toán tại phòng kế toán công ty, phòng kế toán các đơn vị hạch toán, phụ thuộc liên tục phải kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn, chứng từ và các sổ sách kế toán. Đó là quá trình tự kiểm tra của phòng kế toán.
- Kế toán trưởng và Phó Kế toán trưởng của công ty có trách nhiệm đôn đốc, thực hiện công tác kế toán toàn công ty và kiểm tra, kiểm soát hoạt động hạch toán, tránh những sai sót, gian lận có thể xảy ra trong kỳ kế toán, gây ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của công ty.
- Ở cấp quản lý cao hơn của công ty (Hội đồng quản trị và Ban Gíam đốc) có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tất cả các hoạt động nói chung, hoạt động kế toán nói riêng. Ban Kiểm soát và Phó Giám đốc tài chính là những người trực tiếp giám sát quá trình này.
- Cuối kỳ kế toán, theo quy định của Luật Kế toán năm 2003 và các Nghị định quy định đối với các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, cuối năm, báo cáo tài chính công ty phải được kiểm toán. Trong thời gian gần đây, công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C). Theo kết quả kiểm toán của Công ty A&C, báo cáo tài chính của công ty CPCKLM Sông Đà luôn được lập trung thực và hợp lý. Đó là dấu hiệu tốt phản ánh tình hình tài chính hiệu quả và lành mạnh của công ty.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán đã được tổ chức và thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn đang tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin kế toán, tránh những nguy cơ gian lận, sai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5651.doc