Với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều đang đặt mình vào sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những sản phẩm mới với những đặc tính mới ưu việt hoặc là những sản phẩm mang đặc tính riêng, độc đáo của doanh nghiệp đó thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Ngành du lịch cũng không thể thoát ra khỏi quy luật đó, chúng ta biết rằng trong những năm gần đây Đông Nam A nói chung và Đông Dương nói riêng đã là điểm du lịch ưa thích của du khách quốc tế. Việt Nam, Lào và Campuchia đều có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, tưởng rằng ba nước nằm kề nhau này sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch như nhau, nhưng điều đó sẽ không thể nào xảy ra, bởi lẽ qua sự nghiên cứu ở trên chúng ta đã thấy được lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam với Lào và Campuchia về: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng độc đáo; về sự phát triển của giao thông, bưu chính viễn thông, cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế, hệ thống pháp luật Ngành du lịch nước ta tuy mới chỉ đang trong giai đoạn đầu nhưng chúng ta đã biết tận dụng và khai thác một cách hợp lý: chúng ta đã biệt tận dụng ưu thế để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, những chương trình du lịch hấp dẫn thu hút khách.
Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu trên chúng tôi muốn ngành du lịch Việt Nam
sẽ tạo ra hơn nữa sự khác biệt trong sản phẩm du lịch để có thể thu hút nhiều hơn nữa du khách quốc tế. Sự nghiên cứu này của chúng tôi chỉ mới tập chung vào một số vấn đề mà chúng tôi cho rằng đó là quan trọng nhất, có thể còn có sự hạn chế nào đó, chúng tôi mong muốn sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn, để chúng ta có thể tạo ra ngày càng nhiều hơn lợi thế so sánh của du lịch Việt Nam so với Lào và Campuchia, qua sự tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ưu việt nhất.
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở.
Hoạt động vận chuyển đường không của nước ta phục vụ khá đắc lực cho mục đích du lịch. Bên cạnh các sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, hệ thống sân bay nội địa cùng với sự phát triển các dịch vụ bay đã góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan các điểm du lịch như Điện Biên, Sơn La, Hạ Long TRà Cổ, Đồng Hới, Hải Phòng, Nha TRang …
Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành gồm khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền các loại.
Như vậy mạng lưới giao thông của Việt Nam phát triển rất mạnh, phong phú, chất lượng phục vụ ngày càng tăng, chúng ta đã và đang đưa các loại phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao vào phục vụ cho du lịch, tạo chất lượng tốt cho ngành du lịch Việt Nam mà Lào và Campuchia chưa có được.
Về ngành Bưu Chính - Viễn Thông.
Ngành Bưu Chính -Viễn Thông là ngành rất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt đối với ngành du lịch nói riêng. Ngành du lịch đều phải sử dụng nhiều các dịch vụ viễn thông cả trong nước và quốc tế như: điện thoại, telex, fax, internet…để đăng ký chuyến bay, đặt tour, đặt chỗ khách sạn, trao đổi thư từ, tài liệu, chuyển phát nhanh bưu phẩm, hoa, tiền …Dịch vụ viễn thông cho các hội nghị , hội thảo tại khách sạn hoặc khu du lịch.
* Đối với ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam: Sau 15 năm đổi mới, ngành Bưu chính, Viễn thông đã có bước phát triển khá, nhanh và cơ bản. Mạng lưới viễn thông quốc gia được số hoá, tự động hoá 100% trên phạm vi cả nước, đạt tiêu chuẩn mạng quốc tế, đã hoà mạng toàn cầu an toàn hàng chục năm qua. Công nghiệp thông tin được trang bị những dây truyền tuy quy mô còn nhỏ bé nhưng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những thiết bị bưu chính, viễn thông chất lượng cao, đáp ứng được trên 40% nhu cầu mạng lưới và đã có xuất khẩu. Nhiều đơn vị công nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9000, 9001, 9002. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học phong phú về chủng loại, chất lượng cao. Mức độ phổ cập dịch vụ trong dân đạt 5,36 máy/100 dân; 90% số xã có máy điện thoại; 85% số xã có báo đến trong ngày. Tốc độ tăng trưởng nhanh: So với năm 1991 thì đến nay tài sản cố định tăng thêm gần 29 lần; doanh thu năm tăng 2 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng 42 lần. Nhịp độ đầu tư cho ngành Bưu chính, Viễn thông hàng năm từ 5.000 đến 6.000 tỷ đồng Việt Nam. các chỉ số kinh tế thể hiện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Việt Nam có nền tài chính lành mạnh, tính tự chủ cao; vay vốn lớn nhưng quay vòng vốn nhanh, không có nợ quá hạn. Nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, tin học Việt Nam được phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trưởng thành nhanh chóng, tiếp thu được chuyển giao công nghệ, làm chủ được mạng lưới có công nghệ hiện đại trong vận hành, khai thác, bảo dưỡng, lắp đặt, đầu tư phát triển mạng. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được nâng cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; thoát khỏi tư tưởng ỷ lại trong thời kỳ bao cấp, bước đầu tiếp cận với nền kinh tế thị trường, quản lý ngành Bưu chính, Viễn thông phát triển trong môi trường có cạnh tranh; phẩm chất đạo đức tốt nên nói chung giữ gìn được một nền tài chính lành mạnh. Những nguồn lực cơ sở vật chất to lớn và đội ngũ lao động chất lượng cao có được qua 15 năm đổi mới của ngành Bưu chính, Viễn thông cũng là một loại tiềm năng vô cùng phong phú hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và khẳng định thành quả của mình: Đầu tư có hiệu quả.
Tại Campuchia và Lào đến nay ở hầu hết các nơi có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã có điện thoại cố định, điện thoại di động …tạo ra một mạng lưới thông tin liên lạc kết nối các đơn vị quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch với nhau. Các khách sạn lớn so thể dùng cáp quang để cùng một lúc thực hiện các dịch vụ: truyền hình, điện thoại, số liệu chứng từ …Các hệ thống máy tính đã được đưa vào phục vụ cho hầu hết các dịch vụ: quản lý, thanh toán, vui chơi, giải trí, hội nghị, hội thảo lớn của du khách. Mạng lưới Bưu Chính – Viễn Thông của hai quốc gia này không có sự độc quyền của nhà nước, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào, nên giá cả của chúng là rẻ hơn Việt Nam.
Như vậy trong ba nước thì Việt Nam là nước có ngành Bưu Chính - Viễn thông là phát triển nhất, còn hai nước Lào và Cămpuchia có ngành Bưu chính - Viễn thông còn nhiều hạn chế. Đây là một lợi thế lớn của ngành Du lịch Việt Nam trong sự cạnh tranh với hai nước Lào và Cămpuchia.
Tuy nhiên mặc dù có ngành Bưu chính - Viễn thông phát triển, nhưng ngành Bưu chính - Viễn thông của Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý độc quyền của nhà nước do vậy giá cả còn cao so với khu vực và thế giới. Điều này dẫn tới chi phí xây dựng tour cao làm cho giá bán tour tăng lên gây ra bất lợi cho vấn đề cạnh tranh sản phẩm du lịch.
2.2.3. Cơ sở vât chất kỹ thuật của ngành du lịch
Một trong những thành phần quan trọng của môi trường du lịch là mức độ phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ. Đây là điều kiện cần thiết, đảm bảo những dịch vụ cơ bản trong hoạt động du lịch.
Hệ thống khách sạn và cơ sở dịch vụ du lịch ở Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong những năm qua, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Bảng 2.1: Số liệu về số lượng các cơ sở lưu trú của Việt Nam
Theo thống kờ chưa đầy đủ, tớnh đến năm 2002 cả nước cú:
.
Số lượng
Với số phũng
Ghi chỳ
Cơ sở lưu trỳ
Tổng
3.267
72.504
.
Khỏch sạn
1.940
53.026
.
Nhà nghỉ
68
7.603
.
Biệt thự
52
1.310
.
Làng du lịch
11
357
.
Căn hộ cho thuờ
19
249
.
Bài căm trại
08
83
.
Xếp hạng cỏc khỏch sạn tớnh đến 11/2002
Xếp hạng từ 1-5 sao trong cả nước
850
chiếm 45% tổng số khỏch sạn toàn Ngành
Doanh thu từ cơ sở lưu trỳ:
.
chiếm 65% đến 75% doanh thu toàn Ngành
Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Trong năm 2002: Chớnh phủ cấp 380 tỷ đồng đầu tư phỏt triển hạ tầng du lịch; Như vậy, tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong 2 năm 2001-2002: 646 tỷ đồng, tập trung cho 21 khu du lịch quốc gia thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Số phũng khỏch sạn đạt tiờu chuẩn quốc tế
1992
1993
1994
1995
1996
2000
2010
Số phũng
13 055
16 845
21 051
26 000
31 200
55 760
135 200
Tốc độ tăng (%)
n.a.
29.0
25.0
23.5
20.0
15.6
9.3
Số khách sạn quốc tế chiếm 50% tổng số khách sạn và chiếm 62,3 % tổng sô phòng.
Hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch nước ta phát triển khá nhanh, theo số liệu thống kê thì từ năm 1990 đến năm 1994 số người kinh doanh thương nghiệp, ăn uống công cộng và dịch vụ tư nhân tăng gần 1,5 lần, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 107,5 %/năm.
Xây dựng hệ thống khách sạn là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Lào và đã nhanh chóng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế và trong nước. ở bên Lào đã có nhiều tập đoàn khách sạn của các nước trên thế giới như: Novotel của Đài Loan, Mường Lào của Trung Quốc, Deawoo của Hàn Quốc, Phalaya của Đài Loan ... Bên cạnh đó còn phải kể đến những khách sạn Hiệp hội khách sạn ở các tỉnh trong nước, đại diện là khách sạn Lạn Xạng. Theo thống kê của cơ quan du lịch Lào năm 2002, Lào có 111 khách sạn,với 3945 phòng; 449 nhà nghỉ, với 4680 phòng; 334 nhà hàng, 64 khu vui chơi, giải trí và chúng tập nhiều nhất ở thủ đô Viêng Chăn, Luồngphabang, Xavănnakhêt, Chămpasắc.
Tóm lại, các khách sạn, nhà khách, khu nghỉ ngơi, nhà hàng hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, nhất là ở thủ đô Viêng Chăn Luông Pha Bang, Xa Văn Khệt, Chămpasắc ... Số lượng khách sạn, nhà khách, khu nghỉ ngơi (Garden Resort) của Lào năm 1998 được thể hiện ở bảng 2.1. Các cơ sở lưu trú phân bố không đều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Mặc dù Lào là một nước có tiềm năng để phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, trong một tháng có 2-3 ngày hội, chưa kể đến hội hè của các dân tộc khác. Hầu như các tỉnh của Lào đều có hang động và thác nước có thể phục vụ khách du lịch, giải trí và tham quan phong cảnh thiên nhiên, du khách có thể đi picnic những ngày nghỉ, đi leo núi, đi dạo trong rừng ngắm cây hoa lá thơm ngát, tiếng chim hót …Song cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Lào chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Các cơ sở lớn chủ yếu tập trung ở các thành phố và lẻ tẻ ở các điểm du lịch quan trọng. Trang thiết bị ở đây nhìn chung còn chưa đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch còn thiếu. Điều này được cắt nghĩa bằng hai nguyên nhân có quan hệ mật thiết với nhau: Số khách du lịch chưa nhiều nên chưa có cơ sở vui chơi giải trí và đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí nên số khách chưa đông.
Thực hiện theo nội dung nghị quyết số 34 ký ngày 5-8-1997 nói về sự sắp xếp và sự hình thành của Bộ Du lịch và Nghị quyết số 26 ký ngày 30-5-2000, tính đến nay, tại Campuchia có 247 khách sạn với tổng số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 10.719 phòng; tại PhnomPenh có 105 khách sạn với 5.299 phòng; tại thành phố Siêm Riệp có 47 khách sạn với số phòng là 2527 phòng; tại thành phố Sihanuk có 38 khách sạn với 1243 phòng …, hiện Campuchia có 370 nhà nghỉ với tổng số phòng là 3.899 phòng, 695 nhà hàng phục vụ tốt các nhu cầu khách khi thưởng các món ăn á-Âu, có 255 khu du lịch tập trung, 15 câu lạc bộ giành cho người chơi thể thao, giải trí và nhiều tụ điểm massage nhằm phục vụ khách theo phương pháp massage cổ truyền, truyền thống Campuchia …tất cả đều tạo điều kiện phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách khi đến du lịch tại Campuchia.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng đã xây dựng và đề xuất chiến lược để đẩy mạnh và phát triển nền du lịch Campuchia là “mở rộng bầu trời”, mở thêm các cửa khẩu đường thuỷ và đường bộ chính sách cung cấp thị thực nhập cảnh, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, cử và gửi các quan chức và các cán bộ tham gia vào các sự kiện quan trọng tại nước ngoài, đặc biệt là sự tham gia triển lãm du lịch và giới thiệu bán sản phẩm của Campuchia tại các thị trường trọng điểm. Một số hãng du lịch có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và vai trò quan trọng đã tham gia tích cực vào hoạt động du lịch rất mạnh mẽ với nhà nước. Tham gia vào sự kiện lớn tại thị trường quốc tế trọng điểm là Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức do sự tổ chức của các hãng lữ hành tư nhân. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về lãnh đạo và quản lý về mặt hành chính.
Campuchia đang xắp xếp xây dựng các dự án mới như: 3000 chùa được sửa chữa và 28 được xếp hạng di sản thế giới phục hồi theo đúng nguyên mẫu đồng thời cũng là các di sản văn hoá quốc gia với số tiền đầu tư của nhà nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNDP là 123 triệu USD. Ngoài ra Campuchia còn có nhiều khu vườn cao su là nền tảng của các khu du lịch, khu vui chơi giải trí với các dự án cải tạo là 28 triệu USD do UNDP hỗ trợ.Trong những năm gần đây nhờ sự hỗ trợ của Thái Lan, Campuchia đã hoàn thành kết thúc hội thảo học tập về việc xây dựng các dự án lớn của khu du lịch sinh thái về phía Đông Bắc thuộc tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri. Dự án này đã liên quan tâm đến nhiều bộ nghành vã đã được Chính phủ Hoang gia Campuchia phê chuẩn với số tiền đầu tư là 500 triệu USD do UNDP, trong đó Thái Lan đầu tư 30 %. Chính phủ Hoàng gia cũngc đã lập một Uỷ ban để quản lý và phát triển khu du lịch núi Preh Riech Trop và khu đền Preah Vihear giáp biên giới Thái Lan. Uỷ ban đã học tập và nghiên cứu về kế hoạch quản lý và phát triển khu du lịch các đền này với tổng số tiền 10 triệu USD. Uỷ ban này đã hợp tác với Bộ nhà đất và xây dựng về việc xây dựng khu du lịch có nhiều thác và suối nước (tức Tru ỏ tỉnh Kampot) và các khu khác với tổng số tiền đầu tư là 15 triệu USD do tổ chức JICA tài trợ.
Như vậy khi so sánh tương quan về số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú tại Việt Nam và hai nước Lào và Campuchia thì ta thấy rằng Việt Nam ưu thế hơn rất nhiều, gấp 6-7 lần về số lượng khách sạn. Chúng ta có rất nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, có nhiều khách sạn được xếp hạng, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng những nhu cầu của du khách, với giá cả là thấp hơn, tạo điều kiện giảm giá cả cho các chương trình du lịch, vì vậy thu hút được du khách quốc tế.
2.3. Mức độ mở cửa của ngành du lịch.
2.3.1. Về hội nhập và hợp tác quốc tế.
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển rất mạnh mẽ của ngành du lịch trong khu vực và trên thế giới thì vấn đề hội nhập và hợp tác quốc tế là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi nước trong việc phát triển du lịch. Sự hội nhập và hợp tác quốc tế sẽ giúp cho mỗi nước nhận được sự giúp đỡ và học hỏi được các kinh nghiệm phát triển của các nước có du lịch phát triển.
Cả ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia đều rất coi trọng vấn hội nhập và hợp tác quốc tế. Nhưng mỗi nước đều có những chính sách riêng để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế và đều đã thu được những thành tựu riêng.
* Đối với Việt Nam.
Ngành Du lịch đã có nhiều lỗ lực tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài, tăng cường hội nhập khu vực và trên thế giới; thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA), du lịch ASEAN, ASEANTA; tham gia tích cực vào chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; hợp tác hành lang Đông - Tây; hợp tác du lịch Sông Mêkông – Sông Hằng…, đã ký hiệp định hợp tác du lịch với 16 nước, có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Hoạt động quốc tế mang lại hiệu quả thiết thực: tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế…góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam, tạo thêm nguôn lực để thực hiện chương trình, kế hoạch của ngành và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế đối ngoại, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng, đa phương của Đảng và Nhà nước.
Trong định hướng phát triển, du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, Đảng ta đã xác định rõ: cần phát triển nhanh và bền vững, làm cho “ Du lịch Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, đẩy nhanh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đứng vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Từ mục tiêu tổng quát trên, ngành Du lịch Việt Nam đã xác định rõ các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát trên, trong đó rất coi trọng vấn đề hội nhập và hợp tác quốc tế với mục tiêu: tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên toàn thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, để tăng nguồn khách, vốn đầu tư và đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới cho sự phát triển du lịch Việt nam.
Để thực hiện được các mục tiêu trên ngành du lịch Việt nam đã tiến hành xây dựng và thực hiện các biện pháp tích cực:
- Củng cố và mở rộng hợp tác du lịch với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, các vùng lãnh thổ và các cộng đồng, các cá nhân nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và lãnh thổ là các thị trường ưu tiên với các chương trình, kế hoạch hợp tác du lịch cụ thể.
- Có kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông á - thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó chú trọng vào thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, Pháp, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc á, Bắc Âu, úc, Newzealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống các nước SNG, Đông Âu.
- Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thì ngành du lịch Việt Nam đang cố gắng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hợp tác du lich Việt Nam đang cố gắng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hợp tác du lịch với Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ là một thị trường khá tiềm năng cần đặc biệt chú ý.
- Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với tổ chức Du lịch Thế Giới ( WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - thái Bình Dương ( APEC) ... chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Chú trọng hợp tác đa phương trong khu vực, tiểu khu vực: hợp tác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Lào – Thái Lan, Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan – Myanmar, Tiểu vùng Mêkông mở rộng, Hành lang Đông Tây, Sông Mêkông – Sông Hằng... hình thành các tiểu vùng khu vực tăng trưởng du lịch và kinh tế.
- Đẩy mạnh thu hút vồn đầu tư nước ngoài vào du lịch, khuyến khích đẩu tư vào các khu du lịch, các dự án tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao và tạo nhiều việc làm. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA), coi trọng sử dụng vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, công nghệ và bảo vệ môi trường.
* Đối với ngành du lịch Lào.
Trước năm 1985 Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào không được dự liệu kế hoạch về chiến lược phát triển du lịch.
Sau năm1985 Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có chính sách mỏ rộng về việc hợp tác kinh tế với nước ngoài và Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã chấp nhận sự hỗ trợ giúp đỡ của cơ quan dữ liệu quốc tế ( OMT) lần đầu tiên sang Lào để nghiên cứu và ước tính về tiềm lực trong việc mở du lịch ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, và qua việc nghiên cứu đánh giá toàn diện lần đó. Nhà nước Lào đã quyết định phát triển du lịch theo tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên hiện có trong nước, với điều kiện và tiềm lực và điều kiện cụ thể của đất nước.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã quyết định nói chung về kế hoạch chính sách phát triển và đẩy mạnh phát triển du lịch nói riêng, và căn cứ vào kế hoạch chiến lược đẩy mạnh việc du lịch đã qua kỳ họp của Nhà nước ngày 02/05/1996.
Cơ quan du lịch quốc gia Lào đã sửa đổi và đưa ra các chính sách để tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch. Nhưng các chính sách và biện pháp được đưa ra đều thiếu tính chiến lược và không đưa lại hiệu quả cao. Các chính sách được ngành du lịch Lào đưa ra là:
- Thực hành chính sách mở rộng của Nhà nước trong việc hợp tác về kinh tế văn hoá với quốc tế. Nhưng chính sách mở rộng và hợp tác này chỉ trong khu vực và không thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới trong việc đầu tư hợp tác phát triển du lịch.
- Đẩy văn nghệ, văn hoá, lan truyền cái tốt đẹp trong phong tục tập quán, truyền thống anh dũng, bảo vệ di tích lịch sử, nhằm thu hút khách quốc tế.
- Tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập tới nhân dân các bộ tộc.
- Tạo ra quan hệ tốt đẹp và làm bạn bè với các nước trên thế giới, trên cơ sở chính sách đối ngoại của Nhà nước với việc đẩy mạnh du lịch và công nghiệp du lịch.
* Đối với ngành du lịch Campuchia.
Với chủ trương: “ Campuchia muốn làm bạn với tất cả các nước”, “ mở rộng chân trời của chính trị và chính sách” của chính phủ Hoàng Gia Campuchia. Để thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung và cho sự phát triển của ngành du lịch nói riêng, với mục tiêu đưa ngành du lịch hội nhập vào thị trường du lịch thế giới để thúc đẩy du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian gần đây Campuchia đã hợp tác một cộng đồng quốc tế và đã nhận được sự trợ giúp đáng kể của các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ dưới nhiều hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay ngắn hạn, dài hạn, hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Từ năm 1992 – 2002, các nước và các tổ chức quốc tế đã giúp đỡ và viện trợ không hoàn lại tổng cộng 3,67 tỷ USD, trong đó quan hệ song phương với các quốc gia đã cung cấp 2,106 tỷ USD chiếm 58,31%, quan hệ đa phương với các tổ chức quốc tế đã viện trợ 1,241 tỷ USD chiếm 34,37%, các tổ chức phi chính phủ đã viện trợ 297,213 triệu USD chiếm 8,23%. Tổng số tiền viện trợ đầu tư và các ngành kinh tế – xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng cho du lịch nói riêng như giao thông vận tải chiếm 11,77%; cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực con người chiếm 9,66%; cho quản lý kinh tế chiếm 9,42%; cho bảo tồn các khu vườn quốc gia, động vật hoang dã, các loại thuỷ hải sản quý hiếm chiếm 7,23%; cho việc khai thác các khu vực nông thôn, miền núi giàu tiềm năng du lịch chiếm 15,64%; cho việc xây dựng các khách sạn nhà hàng chiếm 11,81%... Các tổ chức hỗ trợ lớn nhất là: tổ chức Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu ( EU) , Ngân hàng phát triển Châu á ( ADB), Ngân hàng Thế giới (WB). Các quốc gia hỗ trợ lớn nhất là: Australia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Điển, Anh và Mỹ...
Tuy nhiên trong những năm gần đây sự hợp tác của Campuchia với cộng đồng quốc tế chỉ ở phạm vi và quy mô nhỏ, công nghệ giản đơn.Sự hợp tác không được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên, sự hợp tác đó tuy đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của cộng đồng quốc tế nhưng những sự giúp đỡ đó không được tận dụng một cách tốt nhất cho sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch của Campuchia vẫn còn nhiều hạn chế về nhiều mặt và cần phải được hoàn thiện hơn cho việc thu hút khách du lịch đến với Campuchia.
Như vậy cả ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia đều rất coi trọng vấn đề hội nhập và hợp tác quốc tế. Mỗi nước đều có những chính sách riêng trong vấn đề hội nhập và hợp tác quốc tế nhưng chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam là nước đã có các chính sách cụ thể và tích cực hơn trong vấn đề hội nhập và hợp tác quốc tế. Các chính sách mà chính phủ Việt Nam đưa ra đã có hiệu quả hơn trong việc thu hút sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế cho sự phát triển của Ngành du lịch và đã thu hút được khá lớn lượng vốn đầu tư cho ngành du lịch.
2.3.2. Các biện pháp thu hút khách du lịch.
* Đối với ngành du lịch Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua cũng như trong giai đoạn tới Việt Nam đã thực hiện và sẽ thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút khách du lịch quốc tế như việc giảm bớt thủ tục giấy tờ, thủ tục nhập cảnh, thực hiện chính sách bảo hiểm du lịch, thực hiện chính sách không phân biệt đối xử, bỏ thự thực nhập cảnh cho khách du lịch của một số nước là các thị trường giàu truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc... để tạo ra những điểm hấp dẫn đặc biệt trong việc thu hút khách du lich thế giới đến với Việt Nam.
Một biện pháp khá quan trọng mà ngành du lịch Việt nam đã thực hiện rất thành công để thu hút khách du lịch quốc tế đó là việc định hướng thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:
Định hướng thị trường
Vấn đề thị trường là vấn đề luôn được ngành du lịch Việt Nam coi trọng và đã có nhiều biện pháp để xây dựng thị trường cho du lịch, các biện pháp đó là:
- Chú trọng việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa thông qua việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Từng bước đưa chất lượng du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và quốc tế. Coi trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch làng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có các hệ sinh thái đặc trưng....
- Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn.
- Có kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó chú trọng thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, Pháp, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc á, Bắc Âu, úc, Newzealand.
- Chú trọng kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Phát triển du lịch quốc tế ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý, vừa đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của nhân dân, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập, vừa góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.
B. Vấn đề xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.
Với mục tiêu: nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa, tạo lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch.
Để thực hiện được các mục tiêu trên ngành du lịch Việt Nam đã sử dụng các biện pháp:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức ở trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại chỗ. Chú trọng việc xây dựng các trung tâm thông tin du lịch các đầu mối giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường khả năng thu hút khách.
- Thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn và ổn định.
- Phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại của đất nước và tranh thủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0036.doc