Đề tài Đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam

Mục lục

TÓM TẮT. iv

Mục lục. vi

Danh sách chữviết tắT. viii

Danh sách các bảng, đồthịvà hình. ix

Chương 1: GIỚI THIỆ. 1

1.1 Đặt vấn đề. 1

1.2 Mục tiêu – yêu cầu. 2

1.2.1 Mục tiêu. 2

1.2.2 Yêu cầu. 2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆ. 3

2.1 Giới thiệu vềcây mướp. 3

2.1.1 Giá trịcủa cây mướp. 3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học. 4

2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh và đất đai. 5

2.1.4 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ. 5

2.1.4.1 Sâu hại. 5

2.1.4.2 Bệnh hại. 6

2.2 Giới thiệu vềcây cà chua. 7

2.2.1 Nguồn gốc, xuất xứ. 7

2.2.2 Đặc điểm thực vật học. 8

2.2.3 Một sốgiống cà chua được trồng phổbiến. 9

2.2.4 Giá trịvà công dụng của cây cà chua. 9

Giá trịdinh dưỡng:. 9

Công dụng:. 10

2.2.5 Yêu cầu ngoại cảnh và đất đai. 10

2.2.6 Thời vụ. 10

2.2.7 Phòng trừsâu bệnh. 11

2.2.7.1 Sâu hại. 11

2.2.7.2 Bệnh hại. 12

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. 14

3.1 Thời gian và địa điểm. 14

3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm. 14

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu. 14

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu. 14

3.2.2.1 Bốtrí thí nghiệm. 15

3.2.2.2 Sơ đồbốtrí thí nghiệm. 15

3.2.2.3 Quy mô thí nghiệm. 15

3.2.3 Các chỉtiêu và phương pháp theo dõi. 15

3.2.3.1 Các chỉtiêu theo dõi giống mướp hương. 15

3.2.3.2 Chỉtiêu theo dõi đối với các giống cà chua. 17

3.2.4 Quy trình kĩthuậT. 18

3.2.4.1 Cây mướp hương. 18

3.2.4.2 Cây cà chua. 20

3.2.5 Xửlý sốliệu. 22

Chương 4. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN. 23

4.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm. 23

4.2 Thí nghiệm 1: theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống

mướp hương. 23

4.2.1 Sức sinh trưởng. 23

4.2.2 Các chỉtiêu vềhình thái. 24

4.2.3 Các chỉtiêu vềsinh trưởng và phát triển. 26

4.2.3.1 Khảnăng phân cành. 26

4.2.3.2 Thời gian phát dục. 27

4.2.4 Phẩm chất quả. 27

4.2.5 Năng suất và các yếu tốcấu thành năng suấT. 28

4.2.5.1 Kích thước quả. 28

4.2.5.2 Các yếu tốcấu thành năng suất và năng suấT. 29

4.2.6 Sâu bệnh hại. 30

4.3 Thí nghiệm 2: khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển của năm giống cà chua. 31

4.3.1 Các chỉtiêu sinh trưởng và phát triển. 31

4.3.1.1 Chiều cao cây. 31

4.3.1.2 Khảnăng phân cành cấp 1. 31

4.3.1.3 Thời gian phát dục. 32

4.3.2 Các chỉtiêu vềphẩm chấT. 32

4.3.3 Năng suất và các yếu tốcấu thành năng suấT. 33

4.3.3.1 Sốhoa/chùm. 33

4.3.3.2 Kích thước quả. 33

4.3.3.3 Năng suất và các yếu tốcấu thành năng suấT. 34

Chương 5. KẾT LUẬN. 36

5.1 Kết luận. 36

5.1.1 Đối với các giống mướp hương. 36

5.1.2 Đối với các giống cà chua. 37

5.2 Công việc tiếp theo. 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 38

PHỤLỤC. 39

 

pdf54 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹt, ovan, vuông hoặc hình quả lê. Vỏ trơn láng hay có khía. Kích thước quả cũng thay đổi rất nhiều, giống quả nhỏ có khối lượng dưới 50g, trung bình 50-100g, giống quả to trên 100g. Quả màu xanh và có lông 9 khi còn xanh, màu sắc quả khi chín cũng là đặc trưng của giống, thường có màu đỏ, vàng da cam hoặc vàng và trơn láng. Trong quả xanh có chứa một lượng khá nhiều chất độc là tomatine, lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ. Do đó không nên sử dụng trái xanh để ăn xanh vì có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Khi chế biến cà xanh làm đồ hộp, chất tomatine tan theo nước muối nên có thể ăn trái xanh đã chế biến mà không hại. Quả chín có vị ngọt và chua. Hạt: Trong quả chứa rất nhiều hạt, hình tròn dẹt, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, hạt nhỏ,nhiều lông. Đường kính hạt khoảng 1-2mm, trọng lượng 1000 hạt từ 3-6g. Trong trái, hạt nằm trong buồng chứa dịch bào kìm hãm sự nảy mầm. Hạt khô ở ẩm độ 5,5% vẫn có khả năng nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ. 2.2.3 Một số giống cà chua được trồng phổ biến Căn cứ hình dáng quả có thể chia thành 3 nhóm: cà chua hồng, cà chua múi và cà chua bi. Cà chua hồng có hình dạng quả giống quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Quả tương đối lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, là giống trồng phổ biến nhất hiện nay. Cà chua múi quả to, có múi rõ rệt, năng suất cao nhưng chất lượng kém hơn cà chua hồng, ít được trồng. Cà chua bi quả nhỏ, nhiều hạt, chua, ít thịt, hiện chỉ dùng làm nguyên lệu lai tạo giống.. Các giống cà chua trồng phổ biến ở nước ta hiện nay gồm một số giống địa phương, còn phần lớn là giống nhập nội và giống lai. Các giống đượclai tạo, chọn lọc trong nước hoặc nhập nội có năng suất và chất lượng cao hiện được trồng phổ biến tại các vùng gồm có: HP5; SB2; SB3; S.902; Delta; VL.2000; KBT4; P.375; TN30; TN.24; T.43; Ba Lan; Hồng Lan; Red Crown 250. 2.2.4 Giá trị và công dụng của cây cà chua Giá trị dinh dưỡng: Cà chua thuộc loại cao cấp, được tiêu thụ rộng rãi và là nguồn cung cấp khoáng chất và Vitamin. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, Chứa nhiều chất đường (chủ yếu là đường glucosa). Trong 100g phần ăn được có 94g nước; 1,0g đạm; 0,2g chất béo; 3,6g chất bột đường, 10mgCa, 10mg Mg, 16mg P, 19mg Vitamin A, 0,1mg 10 Vitamin B1, 0,02mg Vitamin B2, 21mg Vitamin C. Giá trị dinh dưỡng tương đương 80kJ/100g (Prosea, 1994). Công dụng: Cà chua dùng ăn tươi, nấu nướng hay chế biến đồ hộp, làm sauce, mứt, kẹo ngọt, nước giải khát, purée, ketchup hay muối chua. Về mặt y học, cà chua có tác dụng trị suy nhược, nhiễm độc mãn tính, xơ cứng tiểu động mạch, táo bón, viêm ruột. Nhờ có nhiều Vitamin A mà cà chua có tác dụng bảo vệ mắt và da, tái tạo tế bào (giữ gìn nét tươi trẻ), điều hòa huyết áp. Nhờ Vitamin B và C, cà chua quân bình được những chất dinh dưỡng và hoạt động điều hòa của hệ thần kinh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống những bệnh nhiễm trùng. Vitamin K chống xuất huyết, góp phần tạo huyết cầu. Vitamin C trong quả cà vẫn giữ được phần lớn khối lượng vì có acid citric và acid táo, là những acid có tác dụng bảo vệ Vitamin C và có tác dụng tiêu được các chất béo. Ngoài ra còn có các chất khoáng như Ca, P, Fe là những chất rất cần thiết với cơ thể con người. 2.2.5 Yêu cầu ngoại cảnh và đất đai Cây cà chua có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nên là loài cây ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng nên được trồng ở nhiều vùng khí hậu trên thế giới. Sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ 15-35 Po PC, thích hợp nhất 20- 25Po PC. Độ ẩm không khí không quá 65% , tốt nhất là 45-60%. Cây cà chua ưa ánh sáng mạnh, yêu cầu có ánh sáng đầy đủ, cây mới phát triển tốt, trái to, màu sắc lá tươi, phẩm chất trái ngon. Đất thích hợplà đất thịt nhẹ và đất pha cát, nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước. Độ ẩm đất 70-80%, pH 5,5-7,5. 2.2.6 Thời vụ Ở nước ta, thời tiết quanh năm ở các vùng đều có thể trồng được cà chua. Tuy nhiên, trồng vào thời gian ít mưa, đủ ánh sáng, không quá lạnh hoặc quá nóng sẽ thuận lợi cho cây phát triển, ít sâu bệnh và năng suất tốt. 11 Các tỉnh phía Bắc thời vụ gieo trồng chính là vụ đông xuân vào tháng 9-10. Ngoài ra còn vụ xuân hè gieo tháng 2-3 cũng thích hợp. Các thời gian khác trời quá lạnh hoặc mưa nhiều không thích hợp. Ở phía Nam thời vụ gieo trồng chủ yếu cũng là vụ Đông Xuân, từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thời gian này là mùa khô, thời vụ cũng rất thích hợp, nếu được tưới đầy đủ cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Riêng ở vùng Lâm Đồng có thể gieo sớm hơn, từ tháng 9-10. 2.2.7 Phòng trừ sâu bệnh 2.2.7.1 Sâu hại Sâu vẽ bùa (Liriomyza trifolii): Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng dài, trứng nở ra dòi đục lòn giữa hai biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo làm khô lá và giảm diện tích quang hợp. Sâu thường gây dịch vào đầu mùa khô và kháng thuốc. Phòng trừ: phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polytrin, Sumicidin, Trigard Rầy mềm (Aphis gossipii): Gây hại quan trọng trong mùa nắng. Thành trùng và ấu trùng đều tập trung chích hút đọt non lam đọt non teo và chảy nhựa và tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển. Rây sinh sản phát triển mật số nhanh, có nhiều kí chủ và là côn trùng truyền bệnh virus. Phòng trừ: Tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, kiểm tra ruộng thường xuyên và phun thuốc ngay khi phát hiện rầy (Danitol, Vibasa, Trebon, Oncol, Hopsan, Vidithoate). Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): Sâu non mới nở ăn phá lá, sâu trưởng thành ăn khoét từng lỗ trên trái xanh. Phòng trừ: diệt sớm ổ trứng chưa nở hay sâu tuổi nhỏ, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây để dễ phun thuốc (Mimic, Atabron, Baythroid, Selecron, Regent, BT Xentare, Lannate) Sâu đục trái (Helicoverpa armigera): Sâu non phá hại lúc non, nụ hoa hay đục vào thân cắn phá đỉnh sinh trưởng làm rỗng thân, rụng trái. Khi trái còn xanh sâu đục lỗ từ giữa trái vào, vết đục gọn, ít nham nhở. Khi trái đã già sâu đục từ cuống xuống và chui vào bên trong ăn phá. Phòng trừ: Không trồng cà chua gần các cây kí chủ khác như bắp, bông vải, đậu, ớt. Cày lật đất 12 phơi ải để diệt nhộng, vệ sinh đồng ruộng. Cắt tỉa cành lá, ngắt bỏ trái sâu, trái không thương phẩm để tránh sâu ẩn nấp. Phun thuốc phòng trừ khi sâu còn nhỏ. Các thuốc hoá học như: Sherpa, Sherzol, Supracide, Sumi-Apha, Lannate, Pegasus sử dụng luân phiên với các thuốc sinh học Delfin, Dipel, Xentari để hạn chế sâu kháng thuốc. Tuyến trùng: Có 7 loại tuyến trùng gây hại trên cà chua, trong đó Meloidogyne incognita là quan trọng nhất. Tuyến trùng gây hại làm rễ phát triển kém, sưng rễ thành những nốt màu sậm, cây tăng trưởng kém, vàng vọt, thường héo khi trời nắng và dễ nhiễm bệnh rễ nhất là bệnh héo vi khuẩn. Phòng trừ: Dùng giống kháng, cần luân canh với cây ngũ cốc, dùng thuốc khử đất 2.2.7.2 Bệnh hại Có đến 60 bệnh gây hại trên cà chua, trong đó có 15 bệnh gây hại nghiêm trọng cho cà chua vùng nhiệt đới. Bệnh héo rũ vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, là bệnh quan trọng nhất vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng ra hoa và đậu trái, xuất hiện rải rác trên một số cây hay từng đám trên ruộng, gây hại nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ đất cao. Trên cây thường các lá non ở ngọn héo trước vào các buổi trưa nắng. Sau đó héo nhanh trong vong từ 1 đến 2 ngày sau và chết héo hoàn toàn khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân. Chẻ thân, mô mạch phần thân dưới và rễ hóa nâu. Cắt ngang thân, rễ cây bệnh nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng bạch chảy ra. Phòng trừ: không có thuốc hóa học nào phòng trừ bệnh hiệu quả. Luân canh với những cây không thuộc họ cà, tốt nhất là lúa. Thoát thủy tốt, bón nhiều phần hữu cơ, tủ đất cho cây và tránh làm tổn thương rễ khi chăm sóc cây. Ghép cà lên những gốc ghép kháng bệnh, sử dụng giống kháng Bệnh đốm lá vi khuẩn: Do Xanthomonas campestris pv. Vesicatoria. Bênh gây hại nghiêm trọng trong mùa mưa vùng nhiệt đới, trên lá, thân, trái và lan truyền qua hạt. Bệnh làm rụng lá nên trái nhỏ, cháy nắng. Trên lá và trái xuất hiện nhiều mụt nhỏ màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Đốm bênh trên trái đang chín làm thành những quầng màu xanh đậm. Vết 13 bệnh không có vòng đồng tâm như bệnh úa sớm hay đốm lá. Vết bệnh trên trái chỉ ở vỏ ngoài dễ bong ra. Phòng trị: thuốc hóa học không hiệu quả. Có thể trồng giống kháng, khử hạt giống, áp dụng luân canh và phun thuốc gốc đồng để ngừa bệnh. Bệnh héo Fusarium: Do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Sycopersici. Bênh gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng nhưng thường thấy lúc cây ra hoa, lá trở nên vàng. Héo một phần lá, nhánh hay cây trước khi héo toàn phần làm cây chết. Phòng trừ: dùng giống kháng, áp dụng luân canh, phun phòng bệnh với thuốc chứa gốc đồng hay Polyram. Bệnh úa sớm: Do nấm Alternaria solani gây ra. Nấm bệnh tạo thành tạo thành những đốm bệnh tròn, vòng đồng tâm với viền màu nầu đậm, tâm nâu hay đen. Nấm sản xuất độc tố nên lá trở nên vàng, mau rụng. Vết bệnh còn xuất hiện trên thân, quả. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt và lan truyền qua hạt. Phòng trừ: Dùng giống kháng, luân canh. Ngừa bệnh với thuốc Score, Ridomil, Brestan, Rovral Bệnh sương mai: Do nấm Phytophthora infestans. Bệnh gây hại nghiêm trọng, có thể mất nắng suất đến 100% cà chua ở vùng cao nhiệt đới, nơi có thời tiết ẩm ướt. Bênh tấn công vào tất cả các bộ phận trên mặt đất làm chết cây, cành, cháy lá, thối trái. Vết bệnh nhũn nước màu nâu. Phòng trừ: vùng cao nhiệt đới phải dùng giống kháng. Phun ngừa bệnh: Manzate, Manozeb, Polyvam, Ridomil, Sandòan, Aliette. Luân canh và vệ sinh đồng ruộng. Bệnh sinh lý: Bệnh nứt trái do thừa phân, thừa nước hay thay đổi đột ngột làm trái phát triển không đồng đều hay qua nhanh gây nứt trái. Bệnh thối đáy trái do thiếu Ca: bệnh xuất hiện khi trái còn xanh, đáy trái có đốm nâu sáng sau đó chuyển sang nâu sậm, lõm và cứng. Bệnh thường gặp vào mùa mưa. 14 3 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 26/02/2008 đến ngày 03/08/2008 tại trại thực nghiệm khoa Nông Học, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành với 5 giống mướp hương và 5 giống cà chua được thu thập từ các địa phương thuộc khu vực phía Nam. Bảng 3.1. Các giống tham gia thí nghiệm TT Ký hiệu Nguồn gốc Mướp hương 1 PG Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 2 Chư Ắ Huyện Chư Ắ, tỉnh Gia Lai 3 Chư Păh Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 4 OM Huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ 5 LĐ Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Cà Chua 6 ĐQ Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 7 DA Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương 8 HM Huyện Hốc Môn, TP. HCM 9 TrB Thị trấn Trảng Bom, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 10 CC Huyện Củ Chi, TP. HCM 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu Thu thập các giống mướp hương và cà chua từ các địa phương. Tiến hành trồng và theo dõi các chỉ tiêu, thu hoạch, cân đo sản phẩm. Từ đó, đưa ra đánh giá về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của các giống. 15 3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức. Giống mướp Giống cà chua Nghiệm thức 1: PG Nghiệm thức 1: ĐQ Nghiệm thức 2: Chư Ắ Nghiệm thức 2: DA Nghiệm thức 3: Chư Păh Nghiệm thức 3: HM Nghiệm thức 4: OM Nghiệm thức 4: TrB Nghiệm thức 5: LĐ Nghiệm thức 5: CC 3.2.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Đ ườ ng đi Bông vải B ông vải NT 3 NT 2 NT 1 NT 5 NT 4 NT 1 NT 4 NT 5 NT 3 NT 2 NT 5 NT 1 NT 2 NT 4 NT 3 Hàng bảo vệ 3.2.2.3 Quy mô thí nghiệm Đối với các giống mướp hương: - Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 6 × 3 = 18 mP2 P - Diện tích thí nghiệm: 270 mP2 P - Diện tích toàn khu thí nghiệm: 350mP2 P Đối với các giống cà chua: - Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 1,4 × 6 = 8.4 mP2P - Diện tích thí nghiệm: 108 mP2 P - Diện tích toàn khu thí nghiệm: 120mP2 P 3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.2.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi giống mướp hương  Giai đoạn vườn ươm: H ướ ng b iến th iê n 16 - Ngày nảy mầm: klhi 50% số hạt giống nảy mầm. - Ngày xuất hiện lá thật: Khi 50% số cây xuất hiện lá mới khoảng 2 × 1cm trên 2 tử diệp.  Giai đoạn ngoài đồng: Các chỉ tiêu về sinh trưởng: - Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đánh giá bằng mắt và cho điểm các mức tăng trưởng từ trên xuống của từng nghiệm thức. - Khả năng phân cành: đếm số cành cấp 1, đếm 3 cây đã được đánh dấu trên một ô. Cách 5 ngày đếm một lần. Các chỉ tiêu về phát dục: - Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa. - Ngày có quả: khi 50% số cây trên một ô có quả. - Ngày bắt đầu thu hoạch quả: khi 50% số quả trên một ô có quả thu hoạch. Quả thu hoạch được phải được phát triển tối đa về kích thước, vỏ quả căng bóng, chuyển qua màu trắng xanh. Các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả/cây (quả) = Số quả trên các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL quả/cây (kg) = TL quả của các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL TB quả (g) = TL quả của các cây theo dõi Tổng số quả trên các cây theo dõi - NS ô thí nghiệm (kg) = TL quả/ô qua các đợt thu hoạch. - NS lý thuyết (tấn/ha) = TL quả/cây X mật độ/ha - NS thực tế (tấn/ha) = NS ô thí nghiệm (mP2P) X 10 000 mP2 P Sâu bệnh hại: Theo dõi ngẫu nhiên 10 lá/LLL, tính tỉ lệ phần trăm số lá bị hại. Phẩm chất quả: - Màu sắc vỏ quả: Xếp theo thứ tự từ đậm đến nhạt. - Độ dày vỏ quả: xếp theo thứ tự vỏ mỏng đến vỏ dày. - Độ ngọt quả: xếp theo độ ngọt giảm dần. - Mùi thơm quả: xếp theo mùi thơm giảm dần. 17 - Kích thước quả: đo chiều dài quả và chu vi vòng quả. 3.2.3.2 Chỉ tiêu theo dõi đối với các giống cà chua  Giai đoạn vườn ươm: - Ngày nảy mầm: klhi 50% số hạt giống nảy mầm. - Ngày xuất hiện lá thật: Khi trên hai tử diệp xuất hiện lá mới, đó là lá thật.  Giai đoạn trồng ngoài đồng: Các chỉ tiêu về sinh trưởng - Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng các cây đã được đánh dấu. Cách 7 ngày đo một lần. - Khả năng phân cành: đếm số cành cấp 1, đếm 3 cây đã được đánh dấu trên một ô. Cách 7 ngày đếm một lần. Các chỉ tiêu về phát dục - Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa. - Ngày có quả: khi 50% số cây trên một ô có quả - Ngày bắt đầu thu hoạch quả: khi 50% số quả trên một ô có quả thu hoạch. Quả thu hoạch được phải được phát triển tối đa về kích thước, vỏ quả căng bóng, chuyển qua màu đỏ nhạt. Các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả/cây (quả) = Số quả trên các cây theo dõi Số cây theo dõi - TL quả/cây (g) = TL quả của các cây theo dõiSố cây theo dõi - TL TB quả (g) = TL quả của các cây theo dõiTổng số quả trên các cây theo dõi - NS ô thí nghiệm (kg) = TL quả/ô qua các đợt thu hoạch. - NS lý thuyết (tấn/ha) = TL quả/cây x mật độ/ha - NS thực tế (tấn/ha) = NS ô thí nghiệm (mP2P) x 10.000 mP2 P Phẩm chất quả: - Màu sắc vỏ quả: Xếp theo thứ tự từ đậm đến nhạt. - Độ dày vỏ quả: xếp theo thứ tự vỏ mỏng đến vỏ dày. - Độ ngọt quả: xếp theo độ ngọt giảm dần. 18 - Mùi thơm quả: xếp theo mùi thơm giảm dần. Kích thước quả: đo chiều dài quả và chu vi vòng quả. Sâu bệnh hại: - Theo dõi mức độ gây hại của sâu bệnh trên lá và quả của từng nghiệm thức. 3.2.4 Quy trình kĩ thuật 3.2.4.1 Cây mướp hương Thời gian tiến hành: Từ ngày 26/02/2008 đến ngày 08/05/2008 tại trại thực nghiệm Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Làm đất: Muốn trồng mướp tốt, cho nhiều quả, đất phải làm kỹ, tơi xốp vì rễ mướp có đặc tính phát triển xa gốc. - Rải 25kg vôi để khử đất và tăng pH trước khi lên luống 7 ngày - Lên luống rộng 2,5 - 3,0m, cao 20-25cm. Khoảng cách giữa 2 luống là 2.5m. Phủ luống bằng bạt phủ nông nghiệp. - Bón lót: gồm 150kg phân trùn + 5 kg super lân + 4 kg KCl + 2kg NPK 16-16- 8-13S. Làm rãnh dọc theo luống, bón phân xuống và lấp đất lại. Xử lý hạt giống: Bấm bỏ một phần vỏ hạt để tăng khả năng hút nước, ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 10 tiếng sau đó vớt hạt và ủ hạt giống trong khăn sạch đến khi hạt nứt nanh (24 tiếng). Gieo hạt: Khi hạt đã ra mầm rễ thì mang ra gieo. Gieo vào khay ươm đã có sẵn giá thể gồm tro trấu, xơ dừa mỗi lỗ 1 hạt. Khi gieo chú ý sao cho mầm rễ không bị gãy và hướng xuống phía dưới. Phủ lên trên hạt một lớp giá thể mỏng. Trồng cây: Tiến hành trồng ra luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm khi cây đã được 2 lá thật. Trên tấm bạt phủ, đục lỗ tròn có đường kính 8cm để trồng cây. Giữa các cây trong cùng nghiệm thức cách nhau 0.6m. Giữa các nghiệm thức trong cùng khối cách nhau 1m. Lấy cây con ra khỏi khay ươm sao cho bầu đất không bị bể. Đặt cây xuống hốc, lấp đất nhẹ kín gốc. Dùng bình tưới phun tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho cây. 19 Chăm sóc và bón phân: Thời gian từ khi gieo hạt đến khi mướp leo kín giàn mất gần 2 tháng. Để tận dụng đất có thể gieo xen các loại rau khác như rau dền, rau cải. Sau 40 - 50 ngày thu hoạch rau thì xới đất vun gốc, chăm sóc cho mướp phát triển.  Tưới nước, bón thúc: Mướp rất cần độ ẩm, do đó cứ 4 – 5 ngày tưới nước một lần. Thời gian đầu phải dung bình phun tưới nước vào gốc cây. Khi bộ rễ đã phát triển có thể tháo nước vào ngập rãnh để rễ có thể hút được nước, luôn giữ cho đất ẩm. Bón thúc bằng phân vô cơ, chia ra làm 5 đợt. Tùy theo từng giai đoạn và nhu cầu của cây mà bón lượng phân và thành phần khác nhau. Đợt 1: khi cây có khoảng 4-6 lá thật để chuẩn bị dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Gồm 0.5kg urea + 1.5kg NPK 16-16-8-13S + 1kg DAP. Đợt 2: khi cây chuẩn bị ra hoa để tạo điều kiện cho cây có sức ra nhiều hoa, đậu quả và ra thêm hoa, quả ở nhánh. Gồm: 1kg urea + 2.5kg NPK 16-16-8-13S. Đợt 3: khi cây đậu quả rộ: Bón phân nhằm nuôi quả, để quả to đẫy sức. Gồm: 2kg NPK + 1kg KCl + 0.5kg DAP. Đợt 4: khi mướp đã cho thu hoạch một đợt, bón thúc nhằm phục hồi cây và nuôi quả. Gồm: 0.5kg urea + 2kg NPK 16-16-8-13S + 1kg KCl. Đợt 5: khi mướp đã cho thu hoạch đợt thứ hai, tiếp tục bón thúc để phục hồi cây và nuôi trái. Gồm: 1 kg urea + 2kgNPK 16-16-8-13S + 1.5kg KCl. Mỗi lần bón thúc đều phải kết hợp xới đất vun gốc, nhổ cỏ, cắt tỉa nhánh, lá gốc.  Làm giàn: Giàn làm kiểu mái bằng cao 1.8m, căng lưới thưa phủ giàn để dây mướp leo lên.  Bắt dây, nương quả: Bắt dây bò đều trên giàn, tỉa bớt lá gốc, lá chân cho thoáng. Khi mướp ra quả chú ý nương quả, thả thõng quả xuống giàn cho thẳng, đẹp tiện thu hái, những quả bị ong châm cần loại bỏ ngay. Thu hoạch và để giống: 20 Thu hoạch khi quả vừu đủ lớn, quả còn non , quả mướp già hóa xơ rất nhanh nên đặc biệt chú ý không được để già. Thu hoạch buổi sáng khi quả đang tươi, cắt cuống nhẹ nhàng, tránh dập nát. Để giống phải chọn quả to không sâu bệnh, từ quả thứ 2 – 3 trở lên, để quả già trên cây, sau đó hái về phơi khô để lên gác bếp, tới vụ bóc ra lấy hạt. Có thể phơi khô hạt, bảo quản trong chai lọ đậy kín. 3.2.4.2 Cây cà chua Thời gian tiến hành: 14/04/2008 đến ngày 03/08/2008 tại trại thực nghiệm Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Làm đất: Cà chua có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu và rộng. Vì vậy cần trồng ở nơi cao ráo, chú ý thoát nước cho cây. Cuốc đất sâu 18-20cm, lên luống cao 30cm để dễ thoát nước khi mưa nhiều, giữ được nước khi khô hạn và giúp cho việc chăm sóc cây được dễ dàng. Sau khi lên luống, cuốc hố cách nhau 60cm để bón lót. Mỗi hỗ bón 1kg phân hữu cơ đã được ủ với phân lân. Lấp đất lại và dùng bạt phủ nông nghiệp phủ luống để hạn chế thoát hơi nước và cỏ dại. Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 3-4 giờ. Lấy cho vào túi vải, để chỗ ấm nhằm thúc đẩy hạt nảy mầm. Sau 3-4 ngày, rễ trắng nhú ra là có thể đem gieo vào khay ươm. Gieo hạt: Gieo hạt vào khay ươm, mỗi lỗ 1 hạt. Chú ý không để gãy mầm rễ và đặt hạt sao cho rễ hướng xuống dưới. Sau khi gieo, phủ một lớp giá thể mỏng lên trên và tưới ẩm đủ để hạt phát triển. Sau 30-40 ngày, cây con có 5-6 lá có thể đem trồng. Lá cà chua có thể hút chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Trước khi đem ra trồng, pha loãng phân bón lá phun cho cây để rễ mới dễ ra rễ, cây sau khi trồng phục hồi nhanh hơn. Trồng cây: 21 Tiến hành trồng ra luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm khi cây đã được 6-7 lá thật. Trên tấm bạt phủ, đục lỗ tròn có đường kính 8cm ngay phía trên hố đã bón lót để trồng cây. Mỗi luống trồng 1 hàng. Khi trồng, chọn những cây con to khỏe, nhiều rễ, thân thẳng, không cong lá, có màu xanh tươi. Loại bỏ những cây con quá vống. Chọn những cây cao trung bình 15- 17cm, có 6-7 lá thật, vào độ tuổi 30-35 ngày đem trồng là tốt nhất. Lấy cây con ra khỏi khay ươm sao cho bầu đất không bị bể. Đặt cây xuống hốc, lấp đất nhẹ kín gốc. Thân cây cà chua dễ ra rễ bất định, nên trồng sâu để cây mọc được nhiều rễ, sinh trưởng khỏe. Dùng bình phun tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho cây. Chăm sóc:  Tỉa cành: Cây cà chua mang nhiều chồi tạo thành cành mang quả. Tuy vậy số lượng quả ở từng loại cành khác nhau. Những cành phía dưới cho nhiều quả và quả lớn tương đương thân chính. Vì vậy khi cây phân cành chỉ nên giữ thân chính và một thân phụ. Tỉa bỏ kịp thời những chồi nách không cần thiết, kết hợp tỉa lá già, lá bệnh.  Xới đất, vun gốc, trừ cỏ: Trong mỗi vụ cà chua có thể xới đất 2-3 lần, kết hợp với vun gốc để cây phát triển vững vàng và cho nhiều rễ. Thường xuyên làm cỏ cho cây, kết hợp cắm cây làm giàn chống đỡ hạn chế đổ ngã cho cây.  Tưới nước: Ngay sau khi trồng thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cây mau bén rễ, tỉ lệ sống cao. Sau đó cần tưới duy trì đủ độ ẩm cho đất. Giai đoạn ra hoa đến quả phát triển cần cung cấp đủ nước. Bón phân: Tổng số lượng phân bón cả vụ cho 1ha trồng cà chua như sau: - Phân chuồng hoai: 20-30 tấn - Đạm: 150-300 kg N (tương đương 330-660 kg urê) - Lân: 150-200 kg PB2 BOB5 B (tương đương 1000 – 1300 kg super lân) - Kali: 150 -300kg KB2BO (tương đương 275 – 545 kg KCl - Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân lân - Bón thúc: 22 Lần 1: 7-10 ngày sau trồng: ¼ đạm + 1/3 lân + ¼ Kali Lần 2: 20 -25 ngày sau trồng: ¼ đạm + ¼ Kali Lần 3: trước khi cây ra hoa đợt một: ¼ đạm + ¼ Kali Lần 4: sau khi thu quả 1-2 lần: ¼ đạm + ¼ Kali Thu hoạch và để giống: Khi cà chua đã lớn đẫy sức, vỏ căng bóng và chuyển sang màu trắng xanh là có thể thu hoạch được để vận chuyển đi xa an toàn. Cũng có thể thu hoạch trễ một chút khi quả đã chín một nửa. Thường cứ cách 3-5 ngày thu hoạch một lần. Khi thu hoạch cắt cuống quả nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến cành và cả chùm quả. Chọn những quả tốt, có đặc điểm điển hình của giống trên những cây tốt. Hái quả khi đã chín đủ, mang về để thêm vài ngày cho quả chín mềm rồi thu lấy hạt. 3.2.5 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft of Excel và phần mềm thống kê MSTATC. 23 4 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm 0 50 100 150 200 250 300 350 3 4 5 6 7 Tháng (mm) 65 70 75 80 85 (%) Lượng mưa(mm) ẩm độ (%) 0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 5 Tháng (giờ) 26 27 28 29 30 (0C) số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ (0C) Đồ thị 4.1. Diễn biến khí hậu, thời tiết thời gian tiến hành thí nghiệm Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn, diễn biến thời tiết khí hậu các tháng thực hiện thí nghiệm (đồ thị 4.1) khá thuận lợi cho cây phát triển, nhất là số giờ nắng, nhiệt độ trung bình. Tuy nhiên, lượng mưa và ẩm độ biến động khá lớn, đặc biệt vào các tháng 5, 6 và 7, lượng mưa trung bình cao hơn 150mm/tháng và ẩm độ trung bình biến động ở mức 73 – 81%, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mướp (giai đoạn thu hoạch quả) và cà chua (giai đoạn ra hoa, thụ phấn và chín). Ẩm độ cao ở các tháng nói trên là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, làm giảm đáng kể năng suất của các giống thí nghiệm. 4.2 Thí nghiệm 1: theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống mướp hương 4.2.1 Sức sinh trưởng Sự tăng trưởng là quá trình hoạt động phân chia của mô phân sinh làm cho cây lớn lên để thực hiện các chức năng của nó như: nâng đỡ, vận chuyển và tích lũy chất dinh dưỡng cho các bộ phận của cây. SRự tăng trưởng này rất quan trọng, nRó là tiền đề cho sự phát triển sau này. Tìm hiểu về khả năng tăng trưởng của từng giống, từ đó tác động những biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp cây sinh trưởng nhanh, mạnh cân đối. 24 Qua theo dõi thí nghiệm các giống mướp nhận thấy: có sự khác biệt giữa khả năng tăng trưởng của các nghiệm thức giRữa hai giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.R MRức tăngR trRưRởng thân lá của mỗi giống Rở gRiRai đoạn sinh trưởng sinh thRực tỉ lệ nghịch với khả năng cho trái của cây. Trong đó, NT2 có khả năng tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài nghiên cứu sinh viên đánh giá nguồn nguyên liệu mướp hương và cà chua từ một số địa phương thuộc khu vực phía nam.pdf
Tài liệu liên quan