Đề tài Đánh giá những tác động của chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

Mục Lục

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Giải quyết vấn đề

I-Một số vấn đề lý luận về thuế nhập khẩu

1.Khái niệm thuế nhập khẩu

2.Vai trò của thuế nhập khẩu

2.1.Góp phần vào bảo hộ và phát triển sản xuất nội địa

2.2.Hướng dẫn tiêu dùng trong nước

2.3.Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước

2.4.Là công cụ quan trọng trong đàm pháp quốc tế, góp phần thúc đẩy tự

do hóa thương mại

3.Các phương pháp tính thuế nhập khẩu

3.1.Thuế tính theo giá

3.2.Thuế tuyệt đối

3.3.Thuế hỗn hợp

II- Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và những tác

động của chính sách đó.

1.Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu ô tô

2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến nay

2.1.Đối tượng chịu thuế

2.2.Đối tượng nộp thuế

2.3.Thời điểm tính thuế

2.4.Thời điểm nộp thuế

2.5.Phương pháp tính thuế

2.6.Thuế suất

3.Tác động của chính sách thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2001 đến nay.

3.1.Từ năm 2001 đến tháng 1/2007

3.2.Tác động của 3 lần giảm thuế nhập khẩu ô tô trong năm 2007

3.2.1.Tác động đến người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu

3.2.2.Tác động đến các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước

3.3.Tác động của việc tăng thuế nhập khẩu ô tô năm 2008

3.3.1.Tác động đến người tiêu dùng

3.3.2.Tác động đến nhà nhập khẩu ô tô

3.3.3.Tác động đến các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và tới ngành

công nghiệp ô tô của Việt Nam

3.3.4.Tác động tới thị trường ô tô

4.Một số đánh giá về chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam

III-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô của

Việt Nam

1.Chỉ coi thuế nhập khẩu ô tô là công cụ hỗ trợ

2.Chính sách thuế nhập khẩu ô tô phải đảm bảo tính dự báo được

Phần 3: Kết thúc vấn đề.

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những tác động của chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en thuộc như Innova, Camry, Chevrolet Captiva, Everest 4x2, Grandis, APV, Hi-Lander… Capitva là mẫu bán chạy nhất trong dòng xe thể thao việt dã, với 440 xe, còn Honda Civic dẫn đầu thị trường sedan với 518 xe, tăng 85 chiếc so với tháng trước. Trong tháng 10/2007, Toyota tiếp tục dẫn đầu thị trường ôtô Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam với 2.016 chiếc. Kế đến là Tổng Công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) đã tiêu thụ được 1.268 xe, và thứ ba là Trường Hải với 1.209 xe. Tính gộp 10 tháng đầu năm, các thành viên VAMA đã tiêu thụ tổng cộng 58.320 xe, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2006 (40.853 chiếc) và năm 2005 (39.876 chiếc). Bảng 2-2: Tình hình tiêu thụ xe trong tháng 10/2007 Loại xe Bắc Trung Nam Tổng cộng (chiếc) Xe du lịch 1 .047 9 9 7 18 1.8 64 Xe đa dụng MPV 6 69 8 9 1 .031 1.7 89 Xe việt dã SUV 2 82 4 5 2 78 605 Minibus, Bus 2 02 1 01 2 97 600 Xe tải, bán tải, van 1 .061 6 02 2 .002 4.2 23 Tổng cộng 3 .801 9 54 4 .326 9.0 81 Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt nam(VAMA) Nói tóm lại, việc giảm thuế nhập khẩu là một động thái đúng đắn của Bộ Tài Chính nhưng nó là chưa đủ để làm giảm giá bán xe bởi tình trạng khan hiếm hàng vẫn còn tiếp diễn. Cũng chính vì khan hiếm hàng mà cho dù giá bán cao ngất ngưởng đã đành, các khách hàng còn phải lạy lục người bán để mua được một chiếc xe. Cho nên việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô( cả ô tô đã qua sử dụng và chưa qua sử dụng) của Bộ Tài Chính không có tác động đáng kể đến các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. 24 3.3 Tác động của quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô trong năm 2008 Trong năm 2007, sau ba lần liên tiếp có quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô của Bộ Tài Chính, mức thuế suất từ 90% xuống chỉ còn 60%; điều này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng, ai cũng hồ hởi bởi “ước mơ” sở hữu xe hơi với đúng giá trị thật của nó có lẽ sẽ không còn quá xa vời nữa. Thế nhưng, “mong ước chính đáng” đó của họ lại bị dội một gáo nước lạnh bởi hai lần ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô chỉ trong nửa đầu năm 2008 cũng của Bộ Tài Chính với những lý do được gọi là “chính sách”. Giải thích cho quyết định tăng thuế ngày 11/3/2008 đó là nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông đang gây nhức nhối. Lý do này có vẻ như không thật sự thuyết phục lắm: Trong cả năm 2007 đến tháng 2/2008,xe lắp ráp trong nước vẫn chiếm thị phần đa số, từ 56% đến 75% tùy thời điểm và giá bán luôn rẻ hơn xe nhập cùng chủng loại. Nếu thực sự muốn hạn chế lưu thông để “giảm ách tắc” thì có lẽ trước tiên Bộ Tài chính cần xem xét đến thuế cho xe lắp ráp trong nước trước khi nhìn sang khối tiêu thụ nhỏ hơn là xe nhập. Trong khi thực tế hiện nay, vấn nạn ách tắc giao thông chủ yếu xảy ra ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tăng thuế sẽ khiến giá xe nhập tăng đồng loạt trên toàn quốc. Ách tắc giao thông là bài toán ở một số thành phố và đây là câu chuyện của chính quyền địa phương về phải nghiên cứu các giải pháp hạn chế giao thông bằng ô tô cá nhân như phí giao thông, điều kiện vận hành xe, phân luồng phân tuyến .v.v. chứ không phải chỉ đưa ra giải pháp hạn chế mua bán. Ai cũng biết nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém năng lực quản lý và xây dựng đô thị. Vậy tại sao chỉ vì nguyên nhân ở 2 thành phố lớn mà lại làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng cả nước? Có hợp lý không khi áp dụng phương án tổng thể cho cả nước để giải quyết 1 bài toán mang tính cục bộ ở một số địa phương? Trong khi giảm lượng xe chưa chắc đã hết ùn tắc. Còn đối với lần tăng thuế gần đây nhất: 21/4/2008, Bộ Tài Chính đưa ra lý giải là để hạn chế tình trạng nhập siêu ngày càng đáng lo ngại, góp phần làm giảm lạm phát và ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Mục tiêu quả thật “vĩ mô” đúng với nội dung của nó. Thế nhưng để đạt mục đích thông qua chính sách hạn chế tiêu dung đối với một sản phẩm - ở đây là ôtô, liệu có thật sự hiệu quả? Với lý do để kiểm soát nhập siêu, một chuyên gia thuộc Bộ Công Thương cho rằng điều đó không phù hợp. Ông này phân tích: Nhìn vào cán cân xuất nhập và chủng loại thì ôtô hoàn toàn chưa phải là mặt hàng cần đánh dấu đỏ. Việt Nam cần hạn chế và kiểm soát nhập siêu những mặt hàng thuộc nhóm không ưu tiên tiêu dùng; không phù hợp tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, hay có thể sản xuất và đáp ứng được từ trong nước: chẳng hạn phân bón, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, đường tinh luyện...Trong khi đó, ôtô chính là mặt hàng trong nước chưa đáp ứng được và nhu cầu đang ngày càng lớn. Theo nhiều ý kiến, có vẻ lợi ích dường như đang dồn về phía các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ vừa có thể tăng lượng xe sản xuất, tăng giá bán xe, hưởng ưu đãi thuế trong khi nhu cầu và lợi ích tiêu dùng bị xâm hại bởi tình trạng khan hiếm và đội giá của mặt hàng này, cái thiệt lớn nhất thuộc về người tiêu dùng. Bởi vì chỉ sau một tuần có quyết định tăng thuế nhập khẩu lên 70%, nhưng thị trường đã có dấu hiệu găm hàng và làm giá. Theo tính toán của các chuyên gia, khi tăng thuế nhập khẩu từ 60% lên 70% thì giá xe sẽ tăng cao lắm 25 khoảng 6%, thế nhưng hiện đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh cho biết sẽ tăng giá xe lên 10%-15%. Phải chăng đây là cơ hội bóp chẹt người tiêu dùng? Bên cạnh thuế nhập khẩu đối với xe mới nhập khẩu nguyên chiếc thì thuế đối với xe cũ nhập khẩu cũng đã được tăng lên. Theo tính toán, với mức thuế mới đối với xe đã qua sử dụng này, giá xe nhập về Việt Nam sẽ tăng từ 5-15% tùy loại xe (tùy dung tích xy- lanh). Hiện nay, giá một chiếc xe đã qua sử dụng nhập về Việt Nam có giá chênh lệch không đáng bao nhiêu so với xe mới sản xuất trong nước. Chính vì thế, gần như ngay sau khi thông tin tăng thuế được đưa ra, trên các diễn đàn về ôtô tràn ngập những thông tin phản ứng. Phần lớn đó là những ý kiến rất không vừa lòng, không có sự đồng tình đối với quyết định của Bộ Tài Chính. Phản ứng của hầu hết các doanh nghiệp cũng như người dân đều cho rằng việc tăng thuế này có tác dụng chính là bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước. Điều đáng nói là 3 lần giảm thuế trong năm 2007 của Bộ Tài chính nhằm ép các liên doanh giảm giá bán thế nhưng trái với mong muốn của Bộ Tài chính,giá bán xe trong nước không hề giảm. Thế nên, việc liên tục tăng thuế trong đầu năm 2008 được coi như một lá cờ trắng của bộ này trước những phản ứng từ chính các doanh nghiệp trong nước về việc giảm thuế trong năm 2007. Chính vì vậy mà có người đã nói rằng: “Với việc chỉ tăng thuế xe nhập, nếu có nhu cầu thật sự thì người tiêu dùng sẽ tìm đến các mẫu xe lắp ráp trong nước. Như vậy phải chăng đây chỉ là cách “đánh bùn sang ao” của Bộ Tài chính nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các liên doanh ô tô trong nước?” Hậu quả là dẫn đến sự thiệt thòi cho rất nhiều phía: cả người tiêu dùng và nhà nhập khẩu. 3.3.1 Tác động tới người tiêu dùng. Theo các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, thuế tăng thì việc tăng giá bán là khó tránh khỏi, điều mà người tiêu dùng không hề mong muốn chút nào. Với mức thuế suất mới là 70% sau lần tăng thuế ngày 11/3/2008, giá xe nhập khẩu sẽ tăng khoảng 6-10% tùy loại. Chẳng hạn một xe nhập có giá 37.000 USD, sau khi tăng thuế sẽ có giá 39.200 USD. Xe càng cao cấp thì giá càng tăng so với hiện nay. Chỉ một ngày sau khi có thông tin Bộ Tài chính ký quyết định tăng thuế ngày 11/3/2008, các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cả cũ lẫn mới đều khẳng định: Sẽ tăng giá bán xe tối đa 10% để bù vào thuế. Các công ty chuyên nhập khẩu các loại xe đã nói rằng họ không thể chịu lỗ để giữ nguyên giá bán. Trước đây khi thuế nhập khẩu giảm, họ đã giảm giá xe cho khách từ 2.000-3.000USD/xe thì nay thuế tăng, giá cũng phải tăng. Chẳng hạn, xe Santa Fe 2.7l- là loại xe đang ăn khách nhất hiện nay sẽ được bán với giá 39.200USD/xe, tăng thêm 2.200 USD/xe so với giá cũ. Euro Auto - nhà phân phối độc quyền BMW tại Việt Nam cho rằng, trước mắt vẫn giữ nguyên giá cho các hợp đồng đặt cọc mua xe trước khi có quyết định tăng thuế, sau đó sẽ xây dựng và công bố giá mới cũng tăng từ 6-10%. Bên cạnh Euro Auto các nhà nhập khẩu khác cũng đã thông báo về việc sẽ tăng giá xe đối với các lô hàng nhập về sau ngày mức thuế mới chính thức có hiệu lực. Việc tăng thuế nhập khẩu ôtô sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quyết định của người tiêu dùng bởi ngân sách của họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu mua xe nhập 26 khẩu. Lượng cầu đối với mặt hàng này sẽ tạm thời chững lại; cạnh tranh thị trường trở nên bớt gay gắt hơi. Trong lúc đó, đối với xe được sản xuất, lắp ráp trong nước: mặc dù được bảo hộ nhiều nhưng suốt một thời gian dài, giá bán không những không giảm mà còn tăng giá. Có lẽ những chính sách bảo hộ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “lên mặt” với người tiêu dùng. Người có nhu cầu mua xe ở thời điểm quý IV/2007 chắc không quên cảnh các đại lý của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước làm khó dễ. Muốn mua được xe, người mua phải chi thêm 2.000 - 3.000 USD lót tay cho nhân viên bán. Có người nước ngoài biết được hiện tượng này đã phải thốt lên một cách ngạc nhiên: “Chuyện này chắc chỉ có ở Việt Nam”. Cuối tháng 8/2007, trước sức ép của dư luận, các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã cam kết với Bộ Tài chính không tăng giá xe, VAMA còn hứa hẹn có thể xem xét để giảm giá. Nhưng cam kết chỉ là cam kết, thực tế giá xe vẫn cứ đứng im. Thế nhưng, chỉ 4 tháng đầu năm 2008, Bộ Tài Chính đã có 2 lần tăng thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Quyết định này chắc chắn sẽ làm cho các liên doanh có điều kiện làm khó người tiêu dùng nhiều hơn, Nhiều cá nhân đại diện cho nhóm tiêu dùng kiến nghị không nên vì lợi ích cục bộ của các doanh nghiệp trong nước mà gây ảnh hưởng đến tiêu dùng. Cần đặt câu hỏi các doanh nghiệp trong nước đã làm được gì cho nền sản xuất ôtô nước nhà? Tỉ lệ nội địa hóa không đạt, giá cả quá cao, năng lực sản xuất hạn chế. Vậy tại sao cơ quan chính sách lại không giảm thuế như là công cụ để vừa giải tỏa nhu cầu trong nước, vừa làm đối trọng thúc đẩy năng lực sản xuất và hạ giá thành tiêu dùng? Một doanh nghiệp nhập khẩu xe cho biết: “Việc tăng thuế với xe nhập nguyên chiếc là tiếp tục bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước hơn là để giảm thiểu ách tắc giao thông”. Chính vì vậy mà có người đã nói rằng: Ở một khía cạnh khác, bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước là đụng chạm tới quyền lợi của người tiêu dùng. Bảo hộ cũng được, nhưng đổi lại các doanh nghiệp phải làm gì có lợi cho người tiêu dùng trong nước, đằng này sau bao nhiêu năm, giá xe không giảm mà ngày một tăng. Nếu để giảm thiểu ách tắc giao thông thì các cơ quan chức năng phải thực hiện giải pháp đồng bộ, điều chỉnh thuế tăng đồng loạt cho cả xe nhập và xe lắp ráp trong nước, đằng này cơ quan này lại đưa ra một sân chơi không công bằng, mà sự không công bằng này có ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Tăng thuế xe nhập khẩu thì biết đến khi nào các doanh nghiệp lắp ráp mới chịu đưa ra một mức giá hợp lý? 3.3.2.Tác động đến nhà nhập khẩu ôtô: Với mức thuế suất nhập khẩu giảm trong năm 2007, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về ồ ạt. Trong lúc giá ô tô trong nước không giảm, người tiêu dùng có xu hướng chuộng ô tô nhập khẩu với giá gần bằng nhưng chất lượng cao hơn nên nhu cầu tiêu thụ xe nhập tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2008 lượng xe hơi cập cảng Việt Nam đạt gần 10.000 chiếc, bằng doanh số 8 tháng đầu năm 2007. Thậm chí mẫu Toyota Camry nhập khẩu còn có doanh số cao hơn cả Camry sản xuất trong nước. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy nhu cầu của thị trường là cao đến thế nào khi có những tác động tích cực. Đang trong lúc đang thuận đà, thì nay các nhà nhập khẩu ô tô bất ngờ bị đẩy vào thế kẹt, tìm mọi cách thúc hàng về sớm để tránh mức thuế mới nhưng không được. Nhiều 27 nhà nhập khẩu bị đấy vào tình thế phải chịu lỗ vì những hợp đồng đã ký trước đó. Một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu xe cho biết xe của họ mới lên tàu nhưng phải mất từ 25 đến 40 ngày nữa mới có thể cập cảng Việt Nam, đó là chưa kể tới những trục trặc có thể có. Khi về nước lô hàng này sẽ phải chịu mức thuế mới trong khi lô hàng này đã được ký kết và nhận tiền của khách hàng với mức thuế cũ, do vậy họ sẽ bị mất thêm khá nhiều tiền vì phải gánh thêm thuế mới. Cách thức ban hành quyết định của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ô tô ngày 21/4/2008 đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng chính sách và pháp luật, đẩy doanh nghiệp nhập khẩu xe vào tình trạng “khóc dở, mếu dở”. Theo các qui định của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật và Nghị định 161/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, mọi văn bản qui phạm pháp luật của các Bộ (trong đó có Bộ Tài chính) chỉ có thể có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo (Điều 6, khoản 2, điểm a, Nghị định 161/2005/NĐ-CP). Quyết định số 17/2008/QĐ-BTC dường như tuân thủ qui định nói trên của pháp luật khi khẳng định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Tuy nhiên, mâu thuẫn phát sinh ngay sau đó với thời hạn hiệu lực của mức thuế suất mới lại áp dụng ngay từ ngày 22/4/2008 - một ngày sau khi ký Quyết định. Rất khó có thể giải thích được sự mâu thuẫn này ngay trong chính một văn bản của Bộ Tài chính, Bộ luôn dẫn đầu cả nước về số lượng văn bản ban hành. Đặc biệt hơn, điều này lại không xảy ra đối với Quyết định số 13/2008/QĐ-BTC. Ông Trần Hữu Huỳnh – trưởng ban pháp chế phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam(VCCI) cho rằng: “Một trong những nguyên tắc cơ bản khi đưa ra các quyết định nói chung là phải đảm bảo yếu tố minh bạch, công khai, có sự đóng góp của đối tượng chịu tác động trực tiếp từ quyết định.Sau đó các quyết định mang văn bản pháp luật cần đăng công báo, có hiệu lực kể từ ngày công báo là 15 ngày để đảm bảo cho các đối tượng chịu tác động có đủ thời gian quyết định nên hay không nên tiếp tục tiến hành các hoạt động tiếp theo.” Về phía các doanh nghiệp, nhóm tác giả xin trích dẫn một số ý kiến của một số nhà nhập khẩu những khó khăn mà họ mắc phải sau quyết định 17/2008/QĐ-BTC. Ông Lê Thanh Hà, Giám đốc Nhật Đức Auto - doanh nghiệp kinh doanh các loại xe nhập từ Châu Âu và Bắc Mỹ, bức xúc: “Quyết định này áp dụng cho chúng tôi - nhà nhập khẩu xe nguyên chiếc - nhưng đến trưa ngày 21/4 chúng tôi mới biết qua báo chí và với thời gian còn lại chưa đầy nửa ngày, chúng tôi không thể hoàn tất thủ tục kể cả khi xe đã về cảng. Các doanh nghiệp nhập khẩu muốn hưởng mức thuế cũ thì bắt buộc phải mở tờ khai trước ngày 22/4/2008. Theo quy định thì doanh nghiệp phải nộp bản gốc “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới” có xác nhận của Cục Đăng kiểm thì mới được làm thủ tục mở tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên thời gian từ lúc nộp cho đến khi Cục đăng kiểm xác nhận vào giấy này và trả lại cho doanh nghiệp thường mất 1 ngày. Ông Hồ Khắc Hùng, Giám đốc công ty MAST - doanh nghiệp kinh doanh các loại xe nhập khẩu của Hyundai, Ssangyong - nói về thời hạn hiệu lực của Quyết định: “Đây là một đòn knock-out làm cho doanh nghiệp chúng tôi khóc dở mếu dở. Chúng tôi có 1 lô xe sẽ cập cảng tuần này nhưng ngay trong ngày 21/4 đã không thể làm thủ tục mở tờ khai hải quan vì chưa có giấy đăng ký kiểm tra, đây là tình trạng chung của rất nhiều các 28 doanh nghiệp nhập khẩu. Thậm chí có những doanh nghiệp có hàng gửi sẵn trong kho ngoại quan nhưng vẫn không kịp làm thủ tục hải quan vì thời gian quá gấp”. Một doanh nghiệp nhập khẩu xe ở Thủ Đức cho biết, lô hàng trên 100 xe hạng sang của công ty nhập từ Mỹ đang trên đường về cảng cũng mất thời gian 30 ngày, khi về sẽ bị áp mức thuế mới thì chắc chắn công ty sẽ phải chịu lỗ. Chủ doanh nghiệp này nói: “Lô xe này khi tính toán nhập về ở thời điểm còn mức thuế cũ, nhưng nay thuế đột ngột tăng lên thì chúng tôi không biết phải cập cảng cách nào? Chúng tôi tính sơ sơ, nếu tăng thuế lên ở mức trên cộng những chi phí phát sinh khác thì lô hàng này đã lỗ gần 20%, kiểu này có nước phá sản”. Ở góc độ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp bức xúc cho rằng, cách tăng thuế nhập khẩu đột ngột, không rõ ràng thời gian của Bộ Tài chính như thế này đã làm khó cho doanh nghiệp. Nếu tăng nhưng không kiểm soát được thực tế thì đây sẽ là cơ hội “đục nước béo cò” cho nhiều đối tượng tiếp tục nhũng nhiễu thị trường ô tô trong nước vốn nó đã tạm bình ổn được trong thời gian qua. Thực tế này đang và sẽ tiếp tục diễn ra, nếu Nhà nước không có công cụ để kiểm soát và quản lý về giá thì không khác nào một lần nữa tạo cơ hội cho một số nhà kinh doanh tiếp tục nhũng nhiễu thị trường ô tô trong nước, người tiêu dùng tiếp tục bị thua thiệt. Dẫu rằng Chính phủ và Bộ Tài chính đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát và giảm nhập siêu, tuy nhiên Chính phủ cũng chưa khi nào cho phép Bộ Tài chính được áp dụng các biện pháp gây sốc. Cách hành xử “đầy bất ngờ” của Bộ Tài chính tạo ra một môi trường kinh doanh rủi ro không đáng có và hệ quả là sự suy giảm lòng tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà có người đã nhận định rằng: với kiểu ra quyết định không dựa trên thực tế như vậy sẽ không có nhà kinh doanh nào có thể yên tâm hoạt động. Một môi trường kinh doanh như vậy sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, tạo ra kẽ hở giữa các doanh nghiệp và những người nắm được thông tin câu kết với nhau kiếm lời. Trong việc tăng thuế vừa qua, đã có những doanh nghiệp khóc dở mếu dở vì không kịp trở tay và những doanh nghiệp do biết trước thông tin nên đã hưởng lợi từ việc ém hàng lại từ trước đó để tăng giá. Sau lần tăng thuế ngày 11/03/2008, do lo ngại thuế nhập khẩu có thể bị áp tới mức cao hơn, cộng với việc Bộ Tài chính tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ với ôtô, các nhà nhập khẩu đã ồ ạt đưa hàng về trước giờ “G”. Kết quả trong hai tháng 3 và 4 của năm 2008, lượng xe nhập khẩu vọt lên gây ra tình trạng khủng hoảng thừa xe ngoại. Trong hai tháng này, các nhà nhập khẩu đã làm mọi cách để đưa xe về nhằm tránh mức thuế mới. Xe về nhiều, các showroom không đủ chỗ nên các doanh nghiệp nhập khẩu đã phải huy động hết các địa điểm có thể nhằm chứa số hàng tồn kho. Gần như tất cả các doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề về hàng tồn kho. Khách hàng cũng vì thế mà có nhiều lựa chọn mua xe nguyên chiếc hơn bởi công ty nào cũng nhập về nhiều nên cạnh tranh nhau gay gắt. Số lượng xe hơi nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2008 đã lên tới kỷ lục 15.000 chiếc (nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê).Vì cố gắng tránh thuế mới 83% mà các nhà nhập khẩu đã đưa doanh số tháng 4 lên hơn 6.000 chiếc. Tốc độ này đã khiến Bộ Tài chính lo ngại ảnh hưởng lớn tới nhập siêu. Hàng về nhiều mà chưa bán được nên các công ty phải mang đi gửi. Hình ảnh những chiếc xe mang biển tạm hải quan, capo vẫn còn gắn giấy bảo vệ trắng trở nên quen thuộc ở nhiều bãi trông giữ xe trong thành phố: 29 Tại gara trên đường Thụy Khuê, Hà Nội, lần đầu tiên một số lượng lớn hơn chục chiếc xe từ Toyota Camry, Hyundai SantaFe tới Suzuki Grand Vitara được đưa tới gửi trong nhiều ngày. Trước cửa đại lý Hyundai trên đường Phạm Văn Đồng cũng chứa đầy Veracruz và Santa Fe bám bụi. Thời thuế còn 60%, với tốc độ bán hàng gấp đôi dự kiến, rất ít khi đại lý phải xếp xe ra sân. Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, một dãy những chiếc Hyundai Santa Fe, Hyundai Getz, hai mẫu được nhập nhiều nhất trong 4 tháng 2008, nằm hứng bụi dưới gầm cầu. Hình ảnh rõ nhất cho cuộc “khủng hoảng thừa” này là hàng chục chiếc Hyundai Elantra nằm nối đuôi nhau trong bãi gửi xe sân vận động Mỹ Đình. Tất cả vẫn còn mang biển tạm, mũi dán giấy bảo vệ trắng xóa.Tại thành phố Hồ Chí Minh, các showroom ôtô nhập khẩu xếp xe tràn cả ra đường (tổng hợp từ vnexpress). Theo đánh giá chung, giao dịch của những mẫu hạng sang cao cấp như Mercedes, BMW, Audi hay Lexus không biến động nhiều. Dẫu vậy, do lượng xe về nhiều nên không ít nhà nhập khẩu phải tung ra những chiêu khuyến khích khách hàng. Ngày 7/5, Euro Auto, nhà phân phối BMW tại Việt Nam ra thông báo giữ nguyên giá ở thuế 70% cho những xe đang có trong kho. Đây được coi là giải pháp kích cầu, bởi người tiêu dùng bắt đầu e dè với khoản tiền gia tăng do ảnh hưởng của thuế. Nếu xe hạng sang bị ảnh hưởng chủ yếu do cung vượt cầu thì những mẫu xe có sản phẩm tương tự sản xuất trong nước, như Toyota Camry bị tác động kép. Không chỉ giải bài toán thừa xe, các nhà nhập khẩu còn lo giá xe không còn lợi thế như trước. Khi thuế nhập khẩu ở mức 60%, hai mẫu xe này được lợi về giá so Toyota Camry lắp ráp trong nước.Thế nhưng khi điều chỉnh lên 83%, giá mỗi chiếc bị đội lên khoảng 14%. Chẳng hạn một chiếc Honda Accord giá 60.000 USD hồi tháng 2 thì nay tăng thành 69.000 USD.Với số tiền đó, khách hàng có thừa khả năng mua Toyota Camry 3.5Q hoặc Mercedes C-class mới lắp ráp trong nước. Nếu như tại thời điểm tháng 3 và 4, bình quân mỗi tuần một doanh nghiệp lớn ở thành phố Hồ Chí Minh bán được khoảng 15-30 xe thì hiện tại con số này giảm một nửa, thậm chí có tuần, chỉ bán được 1 đến 2 chiếc. Giới kinh doanh xe hơi nhập khẩu gọi thời điểm đó là “giai đoạn thử thách” bởi tốc độ bán xuống thấp, xe về nhiều và chính sách ngày càng khó khăn. Cũng chính vì vậy mà lượng xe nhập về trong hai tháng 5 và 6 đã giảm so với những tháng trước đó, đặc biệt là tháng 6. So với tháng 5/2008, giá trị kim ngạch nhập khẩu các loại ôtô nguyên chiếc trong tháng 6 đã giảm 16 triệu USD, đạt 80 triệu USD. Tính cả các sản phẩm linh – phụ kiện khác, giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô trong tháng 6 đạt khoảng 230 triệuUSD. Điểm đáng chú ý là mức giảm về giá trị nhập khẩu ôtô của tháng 6 so với tháng 5 lại chính là mức giảm giá trị nhập khẩu xe nguyên chiếc. Điều này đồng nghĩa giá trị kim ngạch nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng giữa hai tháng 5 và 6 là tương đương nhau. Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô (cả nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng) trong nửa đầu năm 2008 đạt 1,598 tỷ USD. Trong đó 42.000 xe nguyên chiếc có giá trị nhập khẩu đạt 742 triệu USD, gấp 5,1 lần về lượng và 4,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Nhiều ý kiến cho rằng việc ôtô nhập khẩu giảm trong tháng 6 ngoài ý nghĩa thể hiện thành công do “cây gậy” thuế đem lại - qua đó hạn chế tiêu dùng ôtô, giảm nhập siêu - còn xuất phát từ một nguyên nhân khác. Đó là những tác động quan trọng từ cơn bão biến động về tỷ giá giữa VND với những đồng tiền mạnh của thế giới như USD, Euro, mà đặc biệt là đối với đồng USD. Chỉ tính riêng việc đồng USD 30 liên tục tăng ở mức cao so với VND, có thời điểm lên đến 19.000 đồng/USD, đã khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô càng thua lỗ nặng nề hơn khi thị trường ảm đạm. Thêm vào đó, đến ngày 31/05/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết Định 10/2008/QĐ-BCT về việc bổ sung Danh mục Hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu, quy định: các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải nộp thuế ngay tại cảng. Đại diện một số doanh nghiệp nhập khẩu ôtô cho biết, với quyết định mới của Bộ Công Thương, họ sẽ gặp khó khăn hơn về mặt tài chính, đặc biệt là sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã tăng lên 83%. Quyết định này sẽ chỉ thật sự gây khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ lẻ, có nguồn vốn hạn hẹp bởi nếu không kịp quay vòng vốn để nộp thuế sớm thì họ sẽ gặp trở ngại trong hoạt động bán hàng. Quyết định ấy của Bộ Tài Chính đã thực sự làm cho thị trường ô tô trở nên càng trầm lắng. Thị trường ôtô trầm lắng trong khi lượng hàng tồn kho lại còn rất nhiều nên để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã phải giảm giá mạnh để níu khách. Một số đơn vị kinh doanh ô tô thừa nhận thị trường ô tô trầm lắng như thời gian qua có một phần lỗi từ chính họ, từ hành động “tát nước theo mưa” trước đó, khi họ thường nâng giá xe quá cao mỗi khi có thông tin sắp tăng thuế. Nhiều công ty nhập xe về với mức thuế cũ nhưng lại bán ra với mức thuế mới. Việc này làm giảm lòng tin từ phía khách hàng. Để tự cứu mình, giảm giá vẫn là xu hướng chính mà giới kinh doanh ô tô đã và đang áp dụng để kích cầu và chờ tín hiệu tốt từ thị trường. Điển hình là công ty ô tô châu Âu, công ty này cho biết xe đang bày bán tại công ty có mức giá tương đương với mức thuế nhập khẩu là 70% chứ không phải là 83% theo quy định hiện hành. Cụ thể, xe BMW 325i giá 89.900 USD; xe BMW 530igiá 131.900 USD; xe BMW X5 giá 109.700 USD. Salon ô tô của công ty Thăng Long cũng giảm giá xe khá nhiều, như Toyota Camry 2008 giá 63.000 USD giảm xuống còn 59.000 USD, Honda Accord EX giảm 9.000 USD xuống 58.000 USD, xe Toyota Rav4 giảm giá 7.000 USD xuống còn 57.000-58.000 US

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá những tác động của chính sách thuế nhập khẩu ôtô của việt nam và đề xuất một số giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan