MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Mở đầu, tính cấp thiết 1
1.1.1. Bối cảnh thế giới 1
1.1.2. Bối cảnh Việt Nam 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận 2
1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Nội dung nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí đánh giá 2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.2. Đề xuất tiêu chí đánh giá 3
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
3. GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ 5
3.1 Quan điểm của chiến lược 5
3.2 Mục tiêu chiến lược 5
3.3 Nội dung chiến lược 5
3.4 Giải pháp thực hiện 7
3.5 Tổ chức thực hiện 8
3.5.1 Phân kỳ thực hiện chiến lược 8
3.5.2 Thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược 8
3.5.3 Phân công thực hiện chiến lược 9
3.6. Kết quả thực hiện 10
4. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH 11
4.1 Công cụ quản lý 11
4.1.1 Công cụ luật pháp và chính sách 11
4.1.2 Công cụ kinh tế 11
4.1.3 Công cụ giáo dục và truyền thông 11
4.2 Đánh giá chiến lược dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn 12
4.2.1 Tính thích hợp 12
4.2.2 Tính khả thi 13
4.2.3 Khả năng dự báo 15
4.4 Sử dụng SWOT 16
4.5 Phân tích vai trò của các nhóm liên đới trialnetwork 19
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20
5.1 Kết luận 20
5.2 Kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
22 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá, phân tích chiến lược tăng trưởng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.
Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo them việc làm nâng thu nhập làm giàu them nguồn vốn tự nhiên.
Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị.
Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.
Đô thị hóa bền vững.
Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường.
Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.
Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hợp tác quốc tế.
3.5. Tổ chức thực hiện
3.5.1. Phân kỳ thực hiện chiến lược
Giai đoạn 2011 – 2020
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý thực hiện chiến lược.
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu và công cụ quản lý, bộ chỉ số tiêu chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh.
Xác định các dự án trọng điểm về tăng trưởng xanh, các – bon thấp, xanh hóa các ngành sản
xuất, một số dự án thí điểm về quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội “định
hướng tăng trưởng xanh” cấp tỉnh, thành phố (kèm theo phụ lục 1: danh mục chương trình,
dự án ưu tiên giai đoạn 2011 – 2015).
Giai đoạn 2021 – 2030
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách tăng trưởng xanh, điều chỉnh và nâng quy mô triển khai trên cơ sở định kỳ theo dõi, đánh giá.
Mở rộng quy mô thí điểm và nhân rộng các quy hoạch tổng thể, các chương trình, dự án trọng điểm.
Mở rộng đào tạo, phát triển nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh.
Tiến hành kiểm tra môi trường ở các cấp độ (quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp) và thực hiện hoạch toán xanh trong các doanh nghiệp. Giai đoạn 2031 – 2050
Căn cứ vào kết quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 – 2030 và
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế để xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
3.5.2. Thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược.
Thành lập Ban điều phối triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh trực thuộc Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu để chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh:
Ban do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Trưởng ban thường trực và bốn Phó Trưởng ban gồm lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Các Ủy viên Ban gồm đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương và đại diện một số các hiệp hội.
Bộ máy giúp việc cho Ban được đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức bộ máy để giúp Ban điều phối chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
3.5.3. Phân công thực hiện chiến lược.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về tăng trưởng xanh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm/ lần, giữa kỳ vào năm 2020 và tổng kết vào cuối năm 2030. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định những nhiệm vụ, dự án trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, nhằm liên quan xác định và phân bố nguồn tài chính trong nước và điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện chiến lược tại các Bộ, ngành theo quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: là cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu; chủ trì, phối hợp trong hoạch định chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, hướng dẫn đăng ký, theo dõi, giám sát về phát thải khí nhà kính, giám sát thực hiện chính sách đầu tư vào vốn tự nhiên.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược tăng trưởng xanh đồng thời cụ thể hóa nhiệm vụ, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, cơ quan mình.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; cụ thể hóa nhiệm vụ và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương đồng thời đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện tại địa phương.
3.6. Kết quả thực hiện
Do chiến lược đang được triển khai trong giai đoạn đầu từ năm 2011 – 2020 nên kết quả thực hiện chưa có.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH.
Công cụ quản lý
Công cụ luật pháp và chính sách
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh
mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia.
Luật môi trường quốc gia gồm các quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn nước: nước mặt,
nước ngầm, nước thải; tiêu chuẩn không khí, tiêu chuẩn liên quan đến sử dụng hóa chất; tiêu chuẩn do các hoạt động khai thác khoáng sản) dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Công cụ kinh tế
Thuế tài nguyên
Thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai
thác tài nguyên khoáng sảnVới nguyên tắc chung là hoạt động càng gây ra nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn.
Thuế môi trường
Đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép linh hoạt cho các doanh nghiệp lựa chọn phương án mua thêm giấy phép để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện hiện trạng, giảm thải xuống mức cho phép.
Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường Giáo dục
Giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị nhằm vận dụng vào việc giữ
gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Giáo dục gồm:
- Đưa giáo dục môi trường vào trường học.
- Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định. - Đào tạo chuyên gia về môi trường.
Truyền thông môi trường
Chuyển thông tin môi trường tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, cơ quan, điện thoại, gửi thư.
Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan khảo sát.
Qua phương tiện thông tin đại chúng: tivi, báo đài, radio, pano, tờ rơi Qua các buổi lưu diễn lưu động, hội diễn, chiến dịch, lễ hội.
Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn.
Tính thích hợp.
Phù hợp với xu hướng phát triển của toàn cầu.
Quan điểm của chiến lược phù hợp cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững.
Chiến lược góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
Tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có, giảm phát thải khí nhà kính.
Chiến lược dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ hiện đại.
Điển hình là nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà
Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Kinh nghiệm của Hàn Quốc- một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh cho thấy, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong gói kích cầu kinh tế khoảng 38,1 tỷ USD để dùng cho sự chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh. Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, các-bon thấp” của Hàn Quốc xác định tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng là 2,7% (năm 2009), 3,78% (năm 2013) và hơn gấp đôi lên đến 6,08% (năm 2020); đồng thời đề ra mục tiêu trung hạn giảm phát thải khí nhà kính dự kiến sẽ xuống còn 30% vào trước năm 2020 (đây là mức cắt giảm phát thải cao nhất do IPCC đề xuất).
Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ
trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao Chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người.
Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) bế mạc ngày 13/11 tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Năm 2012, APEC sẽ phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và
giảm thuế quan đối các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài lựa chọn thúc đẩy tăng trưởng xanh theo hướng : thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa trên các hệ sinh thái; đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng các bon thấp và ít chất thải; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; phát triển dịch vụ môi trường và ngành công nghiệp tái chế.
4.2.2. Tính khả thi
Chiến lược không có tính khả thi từ giai đoạn 2012 – 2020. Vì
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khai thác thô, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hóa thạch cho phát triển kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình tăng tốc nên rất khó cắt giảm tiêu hao nhiên liệu hay dùng nhiên liệu thay thế xa xỉ hơn.
Công cụ kiểm soát và chế tài đối với các chủ thể nền kinh tế còn hạn chế. Khó để thay đổi một quy trình sản xuất vì điều này làm tốn chi phí đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp. Doanh ngiệp chấp nhận phạt hơn là xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
Trình độ và nhận thức của người dân về vấn đề khí nhà kính còn rất hạn chế.
Để triển khai thực hiện nhiệm chiến lược mang tính khả thi, Chính phủ cũng đã đưa ra
17 giải pháp quan trọng cần tập trung triển khai trong thời gian tới đó là:
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện
Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại;
Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải;
Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia;
Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp;
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, hạn chế dần những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới;
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên;
Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu
nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên;
Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị;
Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn;
Đô thị hóa bền vững;
Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường;
Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh;
Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh;
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh;
Hợp tác quốc tế.
4.2.3. Khả năng dự báo
Trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với
mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm; giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường; trong đó, mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.
Vậy căn cứ vào đâu để các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đạt được những mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2011 – 2020:
Bối cảnh quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa tạo cơ sở cho chiến lược dân giàu nước mạnh lấy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và hiệu quả.
Sự tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại và là nước đi sau nên thừa hưởng kinh nghiệm từ các nước đi trước.
Việt Nam có nhiều lợi thế về con người, tài nguyên thiên nhiên
Nhà máy Xi măng Lam Thạch II, Quảng Ninh: doanh nghiệp đã đầu tư lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi, thay thế hệ thống lọc bụi cũ bằng hệ thống lọc bụi túi, sửa chữa các thiết bị cũ của lọc bụi điện với tổng mức đầu tư là trên 12 tỷ đồng nhằm hạn chế tối đa lượng khói bụi ra môi trường. Thêm vào đó, Công ty còn tổ chức thành lập các tổ nghiên cứu cải tiến và giám sát môi trường, các tổ vệ sinh công nghiệp. Chỉ tính riêng trong những tháng đầu năm 2012, nhà máy đã trồng hơn 5.000 cây xanh xung quanh nhà máy và các khu vực gần khu dân cư, đồng thời thường xuyên tiến hành phun nước dập bụi ở các tuyến đường để bụi không bị phát tán.
Công ty CP Du thuyền Đông Dương, Quảng Ninh: Công ty luôn xác định sứ mệnh của mình là đem lại lợi ích tốt nhất cho môi trường và cộng đồng. Thời gian qua, Công ty đã tổ chức một số sản phẩm du lịch giúp khách du lịch tham gia trực tiếp vào việc thu gom rác thải ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long, trồng rừng ngập mặn Những sản phẩm du lịch này đã phát huy được những hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức và trách nhiệm của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, hiện nay, tất cả các du thuyền của Đông Dương đều được lắp đặt máy móc trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn “tàu xanh” và bộ tiêu chuẩn quản lý chất thải ISO 9001:2008 góp phần bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Cùng với đó, Công ty còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tặng phao cứu hộ, thùng rác, dụng cụ thu gom rác thải cho các làng chài trên Vịnh. Việc phát triển du lịch di sản bền vững theo hướng tăng trưởng xanh đang trở thành sự chọn lựa tất yếu. Trong đó tập trung xây dựng các dòng sản phẩm văn hoá kết hợp với sản phẩm du lịch sinh thái trên cơ sở khôi phục, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, các gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_phan_tich_chien_luoc_tang_truong_xanh.doc