Đề tài Đánh giá quá trình giáo dục trẻ khuyết tật

Test là những dạng bài tập trắc nghiệm khả năng của trẻ theo từng mặt hoặc tổng thể. Khi sử dụng test để đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật cần phải xác định rõ tính chất, chức năng, đặc điểm và yêu cầu của từng loại test. Phải xác định rõ đối tượng được nghiên cứu đánh giá bằng test. Trắc nghiệm là dạng đo lường, đánh giá trong giáo dục, là một phương tiện để thu thập dữ liệu về đặc tính hành vi của con người một cách có hệ thống, rồi sau đó phân tích các dữ liệu ấy làm cơ sở cho những hành động thích hợp. Ví dụ: việc biết rõ số lượng các từ được đánh vần đúng trên một danh mục chọn lọc các từ, sẽ có ích cho việc quyết định cách dạy đánh vần nào là cần thiết đối với một học sinh; hoặc kết quả của một bài trắc nghiệm về trình độ toán học có thể giúp cho việc quyết định có nên đình chỉ một phương pháp dạy học toán đặc biệt nào đó hay không? Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, việc đánh giá và phân tích hành vi cá nhân để cho họ có thể sử dụng tốt hơn các năng lực của họ.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được quan sát trong toàn bộ quãng thời gian nhưng người quan sát chỉ ghi lại nếu như hành vi đó diễn ra ít nhất một lần trong quãng thời gian quan sát. * Mẫu thời gian theo thời điểm: Học sinh chỉ được quan sát vào cuối quãng thời gian, vào thời điểm đó, người quan sát kiểm tra nếu như hành vi mục tiêu có diễn ra hay không. Các quãng thời gian thường dài hơn từ 3- 5 hoặc thậm chí 15 phút. Điều này tạo ra một phương pháp thoải mái hơn cho giáo viên trong lớp học. Tuy nhiên kỹ thuật này lại ít chính xác hơn các kỹ thuật ghi theo quãng thời gian do phần lớn hành vi của học sinh diễn ra mà không được quan sát. Các kỹ thuật quan sát trong lớp học dành cho giáo viên. Không cần thiết phải ngừng giáo viên lại để quan sát. Trên thực tế cũng hoàn toàn không thể giảng dạy mà không quan sát, do đó, bạn hãy thử quan sát lớp theo những đề xuất dưới đây: a. Mang theo một tấm bìa nhỏ như bìa phụ lục, hãy liệt kê trên đó tên của một hoặc hai học sinh quan tâm và những vấn đề hành vi mà bạn muốn quan sát như (đánh nhau. Không ngồi tại chỗ, nói chuyện với nhau…). Hãy đánh dấu vào tấm bìa (và có thể cả thời gian diễn ra hành vi) mỗi khi hành vi diễn ra. Hãy bắt đầu qui trình này với một hoặc hai học sinh và dần dần mở rộng khi kỹ năng của bạn trở nên tốt hơn. b. Hãy yêu cầu học sinh ghi lại trong bản làm việc tại lớp thời gian bắt đầu và kết thúc. Phương pháp này cho phép tính toán tỉ lệ cũng như mức độ thường xuyên và dữ liệu chính xác. Học sinh có thể ghi lại số lần dời và quay lại bàn học; sau đó tổng số thời gian ngồi tại ghế hàng ngày và mỗi quãng thời gian có thể được tính toán. c. Hãy mang theo chiếc đồng hồ bấm giờ để tính toán độ dài của hành vi. Ví dụ, bắt dầu bấm thời gian mỗi khi Nguyên rời khỏi ghế và tạm ngừng lại khi cô bé quay về. Tiếp tục thực hiện (mà không cần thiết lập lại chế độ đồng hồ) bấm thời gian mỗi khi hành động diễn ra. Cuối quãng thời gian quan sát, hãy ghi lại tổng số thời gian đã tính toán. d. Để đếm hành vi mà không làm xáo trộn hoạt động của lớp học, hãy đếm số cổ tay, máy đếm siêu thị, kẹp giấy di chuyển từ túi quần này sang túi bên kia, hạt đậu trong chén và các công cụ không tốn kém khác. e. Hãy để sơ đồ chỗ ngồi trước mặt bạn khi nói chuyện với cả lớp. Đánh dấu theo tên của học sinh đối với mỗi hành vi mục tiêu ví dụ hỏi một câu hỏi, nói chuyện hoặc trả lời đúng một câu hỏi. g. Hãy tuyển một số tình nguyện viên để quan sát trong lớp học. Những học sinh lớn hơn, cha mẹ, những người có tuổi, sinh viên đại học hoặc kể cả các sinh viên khác lớp cũng có thể là những người quan sát hoàn hảo. Nếu giáo viên đã phát triển được một phương pháp ghi lại dữ liệu và chỉ ra rõ ràng hành vi cần được quan sát, thì ngay cả một người không có chuyên môn cũng có thể thực hiện việc quan sát. Để thu thập được thông tin đầy đủ về trẻ cần chú ý: - Quan sát cần được tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ: hoc tập, vui chơi, lao động, mọi lúc, mọi nơi. - Quan sát lúc trẻ hoạt động một mình hay cùng bạn bè hoặc với người khác. - Quan sát trẻ trong những trạng thái khác nhau: vui, buồn… - Quan sát phải ghi chép đầy đủ những thông tin thu được. Ví dụ phiếu quan sát trẻ CPTTT về hành vi của trẻ trong lớp học: + Trẻ chống cự hay nổi khùng hoặc từ chối không tham gia các hoạt động? Từ chối ¨ Thờ ơ ¨ +Trẻ tham gia vào hoạt động như thế nào? Tích cực ¨ Thờ ơ ¨ +Trẻ quấy phá lớp học hay ngồi lỳ? Quấy phá ¨ Ngồi lỳ ¨ Chú ý: Sau khi quan sát phải có nhận xét về khả năng, khó khăn và những nhu cầu của trẻ. Trên có sơ đó xây dựng mục tiêu kế hoạch giúp đở trẻ phát triển. 3.2. Phỏng vấn Phỏng vấn được hiểu một cách đơn giản đó chính là đàm thoại, vấn đáp nhằm mục đích tìm kiếm thông tin về đứa trẻ. Qua phỏng vấn có thể thu nhận những thông tin sâu kín bên trong của trẻ như ý nghĩ, tình cảm, quan điểm, thái độ… mà bằng quan sát không thể biết được. Trong khi phỏng vấn, điều quan trọng nhất là phải chú ý lắng nghe trả lời, tránh áp đặt, bình tĩnh, kiên trì, cởi mở, tự nhiên…Phỏng vấn thường được sử dụng để thu thập thông tin từ cha mẹ, các nhà chuyên môn và học sinh. Đối với những học sinh gặp khó khăn về học tập, phương pháp phỏng vấn thường được sử dụng nhiều hơn bảng hỏi. Bảng hỏi là những công cụ bằng văn bản được thiết kế để thu thập thông tin từ người thông tin. Công cụ của phỏng vấn cũng là một dạng tương tự với bảng hỏi nhưng được thực hiện bằng lời nói. Một số câu hỏi có thể được sử dụng khi phỏng vấn học sinh về năng lực học tập tại trường: - Môn học nào hay nhất tại trường? Tại sao em nghĩ mình có thể học giỏi nhất môn học này? - Môn nào là môn học yếu? Điều gì có thể là nguyên nhân? - Nếu em có thay đổi bất kỳ điều gì đối với ngày học ở trường, thì em muốn thay đổi gì? Ví dụ về thang điểm tỉ lệ 1 2 3 4 5 Khả ăng làm theo hướng dẫn Luôn nhầm lẫn: không thể hoặc không có khả năng làm theo hướng dẫn. Thường làm theo những hướng dẫn đơn giản nhưng cần trợ giúp cá nhân. Làm theo hướng dẫn đã quen và không phức tạp Ghi nhớ và làm theo những hướng dẫn mở rộng Thông thạo trong ghi nhớ và làm theo hướng dẫn Hiểu được nôi dung thảo luận tại lớp. Luôn luôn không chú ý hoặc không thể làm theo hoặc không hiểu nội dung thảo luận Lắng nghe nhưng không hiểu rõ; không tập trung vào thảo luận Lắng nghe và làm theo hướng dẫn theo độ tuổi và trình độ. Hiểu rõ và học được từ nội dung thảo luận Tham gia và thể hiện sự hiểu biết thông thường đối với các nội dung thảo luận. Có khả năng ghi nhớ thông tin đưa ra bằng lời nói Như không có khả năng kể lại, trí nhớ kém. Nhớ được những ý đơn giản nếu được thường xuyên nhắc lại. Khả năng nhớ tài liệu một cách trung bình, khả năng nhớ phù hợp với độ tuổi và trình độ. Nhớ được các qui trình và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng kể lại sự kiện ở mức trung bình và ngay lập tức Có trí nhớ tốtcả nội dungvà chi tiếtthông tin Hiểu nghĩa của các từ Hoàn toàn không có khả năng hiểu Không tiếp thu được những từ đơn giản; hiểu sai nghĩa của từ ở cấp độ đơn giản. Có khả năng hiểu từ vựng theo độ tuổi và trình độ. Hiểu được từ vựng ở tất cả các cấp độ cũng như cấp độ cao hơn nghĩa của từ vựng. Có khả năng hiểu tốt từ vựng và hiểu nghĩa của nhiều từ trừu tượng. Khảo sát ý kiến học sinh. Hướng dẫn: Hãy đọc cẩn thận các kết luận dưới đây và chỉ ra mức độ bạn đồng ý hoặc không đồng ý bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng . Câu trả lời: 1- Hoàn toàn đồng ý 2 - Đồng ý 3 - Không chắc chắn 4 - Không đồng ý 5 - Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 1. Lớp học khoa học mang tính thách thức đối với bạn 2 Kỹ năng đọc là khó nhất 3. Tôi muốn tới trường học 4. Tôi thích làm các thí nghiệm khoa học. 5. Bài tập ở nhà rất khó đối với tôi 6. Lừa dối là không tốt 7. Học về các hình tròn và tam giác không có gì bổ ích 8. Tôi không thích làm việc với các nhóm nhỏ. 9. Học tốt các môn tại trường có ý nghĩa quan trọng 10. Tôi tin là những gì học được tại trường là vô cùng quan trọng Câu hỏi phỏng vấn, bảng hỏi và các công cụ đánh giá khác, những công cụ thường phụ thuộc vào người thông tin là những công cụ mang tính gián tiếp. Giá trị của các kết quả phụ thuộc vào sự chính xác của người thông tin. Trí nhớ kém đối với sự kiện đã diễn ra, việc chuyển tải không chuẩn xác các nội dung quan sát hiện thời, đánh giá sai và thiếu tính chân thực có thể mang lại kết quả là thông tin nghèo nàn. Giáo viên phải nhận thức được các khả năng khi chuyển tải báo cáo của người thông tin. Phỏng vấn lâm sàng Phỏng vấn lâm sàng là một loại qui trình đánh giá đặc biệt. Đó là các phép phỏng vấn trong đó học sinh đóng vai trò là người thông tin và các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm xác định các chiến lược mà học sinh đó sử dụng khi tìm cách thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ giáo viên có thể quan tâm tới việc tìm hiểu nhiều hơn nữa về cách thức học sinh giải quyết những khó khăn về mặt toán học, tổ chức viết các bài luận hoặc nghiên cứu các chương trong sách giáo khoa. Phỏng vấn lâm sàng tập trung vào qui trình mà học sinh tuân thủ để hoàn thành một nhiệm vụ. Sản phẩm của công cụ này có lợi ích thứ cấp. Một số chiến lược hoàn toàn có thể quan sát. Do đó trong quá trình tthực hiện phỏng vấn lâm sàng, nhà chuyên môn cần cẩn thận lưu ý tới các hành vi của học sinh. Tuy nhiên, các chiến lược mang tính nhận thức lại không thể quan sát được và báo cáo của học sinh trở thành cơ sở thông tin đối với khía cạnh thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên ghi lại lưu ý đối với những gì mà học sinh làm, sau đó yêu cầu học sinh miêu tả qui trình tư duy đi kèm với những hành động đó. Phỏng vấn lâm sàng thường diễn ra trong lúc học sinh đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Ví dụ nếu yêu cầu của nhiệm vụ là giải quyết những khó khăn đối với các từ về toán học, học sinh sẽ được cung cấp một số vấn đề ở mức độ khó phù hợp. Sau đó để tìm ra những chiến lược không thể quan sát, các nhà chuyên môn phải hướng dẫn học sinh phải “nghĩ ra trong lúc giải quyết các vấn đề đó”. Sau đó nhà chuyên môn có thể quan sát, lắng nghe báo cáo của học sinh và đặt ra những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa hoặc để tìm hiểu những khía cạnh chưa được thảo luận. Trong một số trường hợp, các nội dung phỏng vấn được tiến hành ngay lập tức sau khi học sinh đã kết thúc nhiệm vụ của mình. Việc đánh giá kỹ năng viết là một ví dụ. Hoàn toàn không can thiệp vào hành động tập trung của học sinh. Buổi phỏng vấn cần diễn ra ngay sau khi học sinh đã kết thúc kỹ năng viết. Không nên có sự chậm trễ giữa việc hoàn thành công việc với việc tiến hành phỏng vấn, nếu không học sinh có thể không kể lại chính xác một loạt các bước đã thực hiện đối với nhiệm vụ. Phỏng vấn lâm sàng là một kỹ thuật đánh giá tinh vi. Nó đòi hỏi phải có chuyên môn trong quá trình quan sát và sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, đòi hỏi kiến thức đối với khía cạnh giáo trình đang được đánh giá và kiến thức đối với những kiểu chiến lược nhận thức khác nhau mà học sinh có thể áp dụng để hoàn thành một loạt công việc khác nhau. Kết quả dữ liệu mang tính chủ quan ở chỗ dữ liệu đó là báo cáo về những hành vi không thể quan sát được của người thông tin. Tuy nhiên, phỏng vấn lâm sàng là phương thức trực tiếp nhất để thu thập dữ liệu liên quan tới các chiến lược nhận thức và có thể cung cấp những hướng dẫn quan trọng để xây dựng cấu trúc của quá trình giảng dạy. 3.3. Đánh giá sản phẩm của trẻ. Sản phẩm mà trẻ làm ra phản ánh năng lực và trình độ của trẻ. Qua sản phẩm ta thấy trẻ đã nắm kiến thức ở mức độ nào và vận dụng kiến thức vào thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Đồng thời cũng đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của trẻ, từ đó tìm cách giúp đỡ. Sản phẩm của học sinh là những bài kiểm tra; Vở ghi chép bài học; Vở làm bài tập; Những sản phẩm trẻ làm được ở các giờ thủ công, lao động, thực hành,... Khi đánh giá các sản phẩm của học sinh giáo viên phải đối chiếu với tiêu chuẩn, yêu cầu và tiến bộ của trẻ. 3.4. Trắc nghiệm và bài tập. 3.4.1 Trắc nghiệm (Test). Test là những dạng bài tập trắc nghiệm khả năng của trẻ theo từng mặt hoặc tổng thể. Khi sử dụng test để đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật cần phải xác định rõ tính chất, chức năng, đặc điểm và yêu cầu của từng loại test. Phải xác định rõ đối tượng được nghiên cứu đánh giá bằng test. Trắc nghiệm là dạng đo lường, đánh giá trong giáo dục, là một phương tiện để thu thập dữ liệu về đặc tính hành vi của con người một cách có hệ thống, rồi sau đó phân tích các dữ liệu ấy làm cơ sở cho những hành động thích hợp. Ví dụ: việc biết rõ số lượng các từ được đánh vần đúng trên một danh mục chọn lọc các từ, sẽ có ích cho việc quyết định cách dạy đánh vần nào là cần thiết đối với một học sinh; hoặc kết quả của một bài trắc nghiệm về trình độ toán học có thể giúp cho việc quyết định có nên đình chỉ một phương pháp dạy học toán đặc biệt nào đó hay không? Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, việc đánh giá và phân tích hành vi cá nhân để cho họ có thể sử dụng tốt hơn các năng lực của họ. Trắc nghiệm có nhiều loại, từ những thang đo không chính thức do giáo viên thiết kế cho tới những công cụ có cấu trúc rất chặt chẽ được biết đến như là những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa. Những trắc nghiệm chính thức này còn là một đặc tính thông thường của giáo dục. Chúng có thể là những trắc nghiệm thành tích học tập được thực hiện đều đặn theo chu kỳ qua các lớp, cấp học, hoặc có thể là những thang đánh giá năng khiếu được sử dụng cho ky thi tuyển vào cao đẳng, đại học hoặc là những trắcnghiệm cá nhân đựơc sử dụng trong giáo dục đặc biệt. Khi thực hiện những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, các bài tập trắc nghiệm được trình bày trong những điều kiện tiêu chuẩn để sự thể hiện của học sinh được đối chiếu với sự thể hiện của nhóm tiêu chuẩn. Các số liệu được rút ra sẽ mang tính so sánh, mức độ thực hiện chức năng của học sinh được mô tả trong sự đối chiếu với mức thể hiện điển hình hoặc trung bình. Dạng thông tin này cần cho sự sàng lọc và xác định tính thích hợp (đủ điều kiện); mục đích là chọn ra những học sinh có thể hiện lệch hướng so với học sinh khác đã được công nhận. Các kết quả cũng giúp các nhà chuyên môn vạch kế hoạch giảng dạy bằng việc xác định các lĩnh vực chương trình mà học sinh thể hiện kém so với bạn bè, và trong đánh giá có thể lập hồ sơ những thay đổi về năng lực thể hiện liên quan tớinhững kỳ vọng ứng với độ tuổi và cấp lớp. Các trắc nghiệm chuẩn mực phải được thực hiện và cho điểm một cách phù hợp chặt chẽ với các điều kiện tiêu chuẩn được mô tả trong sách hướng dẫn trắc nghiệm. Nếu các điều kiện để chuẩn hóa trắc nghiệm không trùng nhau thì thể hiện năng lực của học sinh không thể so sánh với thể hiện năng lực của nhóm chuẩn được. Đồng thời người làm trắc nghiệm phải đảm bảo rằng học sinh tham gia trắc nghiệm một cách đầy đủ và tích cực. Vì các trắc nghiệm chỉ suy ra một mẫu hành vi nên thể hiện trắc nghiệm phải là một đại diện chính xác cho năng lực của học sinh. Cần chú ý tới việc thỏa mãn các (ba) yêu cầu khi làm trắc nghiệm. - Các bước tiêu chuẩn cần được tuân theo. - Cần có được sự nỗ lực cao nhất của trẻ bằng cách thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp thích hợp. - Cần cho điểm các câu trả lời một cách chính xác. Cả 3 yêu cầu trên đều rất quan trọng, không thể coi nhẹ yêu cầu nào. Để làm bài trắc nghiệm chúng ta cần tuân thủ các bước : Ÿ Chuẩn bị cho trắc nghiệm. Sau khi lựa chọn một thang đo phù hợp, người làm trắc nghiệm trước hết phải đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thực hiện và cho điểm trắc nghiệm. Sau đóa là việc chuẩn bị môi trường làm trắc nghiệm và học sinh được giới thiệu về các công việc trắc nghiệm một cách cẩn thận. - Chuẩn bị của người làm trắc nghiệm. Các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thiết kế cho những người làm trắc nghiệm có đào tạo sử dụng – những nhà chuyên môn đã thông thạo các kĩ năng thực hiện và cho điểm trắc nghiệm. Việc chuản bị các chương trình cho những nhà chuyên môn, những nhà giáo dục đặc biệt, thường bao gồm cả viêc đào tạo về lĩnh vực đánh giá, với công việc thực hành có sử dụng các thang đo tiêu chuẩn hóa. Anastasi và Urbina (1997) đã lưu ý: Đối với việc thực hiện trắc nghiệm theo hình thức cá nhân, tập huấn có giảm sát từng trắc nghiệm cụ thể là hình thức đào tạo cơ bản. Những tập huấn như vậy có thể cần từ một vài hội thảo với những thời gian thực hành cho tới những thời gian đào tạo kéo dài hàng năm, điều đó tùy thuộc vào đặc tính của trắc nghiệm và loại đối tượng người được trắc nghiệm. Các trắc nghiệm khác nhau về lượng tập huấn đào tạo cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn. Một số thang đo, như những trắc nghiệm trí tuệ cá nhân, đòi hỏi sự chuẩn bị ở phạm vi rộng; ở nhiều bang, các nhà tâm lý, giáo dục là đội ngũ duy nhất được phép thực hiện chúng. Các trắc nghiệm khác như những trắc nghiệm thành tích được sử dụng bởi các nhà giáo dục đặc biệt, được cho là cần những người làm trắc nghiệm có hiểu biết và được đào tạo về các thủ tục làm trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa mà không cần có giấy phép hoặc chứng chỉ. Người làm trắc nghiệm có trách nhiệm chuyên môn là chỉ thực hiện các trắc nghiệm mà họ được đào tạo, hoặc thực hiện những trắc nghiệm tương tự sau khi đã nghiên cứu mở rộng. Các thang đo được thực hiện bởi những người không được đào tạo sẽ cho những kết quả đầy nghi vấn tới mức bị coi là không phù hợp. Người làm trắc nghiệm cần chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết đầy đủ về cách làm trắc nghiệm, qui trình thực hiện và phải được thực hành, kiểm soát bởi các chuyên gia làm trắc nghiệm. Tránh những sai lầm trong kinh nghiệm dẫn đến những thói quen sai lầm trong khi làm trắc nghiệm. - Chuẩn bị môi trường trắc nghiệm. Môi trường trắc nghiệm là căn phòng thực hiện trắc nghiệm, chỗ ngồi, thiết bị trắc nghiệm và người tham gia. Môi trường có thể ảnh hưởng tới kết quả trắc nghiệm như ồn ào, nóng bức ngột ngạt…. Người làm trắc nghiệm nên cố gắng hết sức để tạo một môi trường trắc nghiệm thoải mái dễ chịu. Căn phòng trắc nghiệm nên vừa đủ rộng để thích hợp với các thủ tục trắc nghiệm. Những trường hợp trắc nghiệm có các loại hoạt động vận động thô như chạy, nhảy thì cần căn phòng có kích thước lớn hơn. Căn phòng quá rộng sẽ có thể chứa đựng nhiều yếu tố gây sao nhãng, thiếu tập trung. Nhiệt độ, ánh sáng căn phòng, sự thông thoáng nên vừa đủ. Không nên để ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào mắt người làm trắc nghiệm và học sinh, ánh sáng không làm chói mắt là tốt nhất, nhất là khi những tài liệu trắc nghiệm được in trên những tờ giấy nhẵn bóng. Trắc nghiệm cũng không nên được thực hiện trong những căn phòng có ánh sáng yếu, nhiệt độ quá cao hoặc thấp, hoặc có sự thông khí kém. Phòng làm trắc nghiệm nên ở một vị trí yên tĩnh, cách xa sân chơi, phòng tập thể dục, quán ăn, phòng học nhạc. Những nguồn phát ra âm thanh liên tục như máy điều hòa nhiệt độ, sẽ có thể chấp nhận được nếu chúng không gây gián đoạn sự giao tiếp của người làm trắc nghiệm và học sinh. Phòng trắc nghiệm cũng không được có những yếu tố thị giác gây xao nhãng như bảng tin nhiều màu sắc sặc sỡ, pa nô, áp phích và những kích thích lôi cuốn sự chú ý khác. Những cửa sổ có cảnh đẹp ưa nhìn nên được kéo rèm che. Mục đích cuối cùng là để cho trắc nghiệm trở thành yếu tố thu hút nhất trong phòng. Căn phòng nên được bảo vệ để tránh cho những người khác vào phòng làm gián đoạn cuộc trắc nghiệm. Người làm trắc nghiệm có thể dán thông báo trước của phòng để thông báo rằng trắc nghiệm đang được tiến hành, mọi người tránh làm phiền. Trắc nghiệm có thể dừng lại khi có những yếu tố khẩn cấp. Tìm được căn phòng lý tưởng cho trắc nghiệm là điều rất khó có thể, thâm chí là không thể nhất là vì sự ép buộc về không gian và thời gian trong hầu hết các trường học. Tuy nhiên những trắc nghiệm hợp lý có thể được thực thi trong những điều kiện thấp hơn điều kiện lý tưởng nếu người làm trắc nghiệm nhạy cảm với hành vi của học sinh. Chuẩn bị chỗ ngồi cho học sinh khi làm trắc nghiệm cũng là một vấn đề. Chỗ ngồi lý tưởng phải là một chiếc ghế thoải mái, lưng tựa thẳng. Ghế không quá cao hay quá thấp ảnh hưởng tới tầm nhìn của học sinh. Ghế ngồi phải phù hợp về kích cỡ để học sinh có thể để chân thoải mái xuống nền nhà, không nên là ghế xoay. Bàn làm việc đủ lớn, mặt bàn phải là mặt phẳng, tài liệu, thiết bị trắc nghiệm để ở trên bàn không bị rơi và người làm trắc nghiệm cũng không cần phải vươn người quá nhiều về phía học sinh, người làm trắc nghiệm và học sinh có thể ngồi và viết thoải mái. Nhiều trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thiết kế để người làm trắc nghiệm ngồi đối diện với học sinh và vươn sang phía học sinh, như vậy tạo điều kiện cho họ dễ dàng quan sát học sinh và ngăn cản học sinh nhìn vào sách hướng dẫn trắc nghiệm và bảng điểm. Các trắc nghiệm khác đòi hỏi học sinh ngồi cách người làm trắc nghiệm một góc bàn. Người làm trắc nghiệm nên thu thập tất cả tài liệu cần thiết (sách hướng dẫn của người khảo sát, bút chì và giấy…) và đặt trong phòng trắc nghiệm trước khi bắt đầu thực hiện. Nếu người làm trắc nghiệm phát hiện thấy thiếu một phần thiết bị quan trọng khi trắc nghiệm đã được tiến hành thì nên dừng công việc ở một thời điểm nghỉ ngơi hợp lý để tìm lại phần thiết bị đó. Hầu hết các trắc nghiệm đều có những tài liệu kích thích cho học sinh xem, một sách hướng dẫn cho người làm trắc nghiệm, một giấy cho điểm hoặc sổ nhỏ ghi chép về học sinh. Các thiết bị khác được trang bị như là một phần của bộ thiết bị trắc nghiệm, hoặc người làm trắc nghiệm có thể phải lấy vật liệu từ lớp học. Thông thường thì người làm trắc nghiệm sẽ trang bị dụng cụ viết cho bản thân và cho học sinh. Một số bút chì được gọt sẵn có kích cỡ và kiểu loại như trong lớp học nên được chuẩn bị sẵn sàng; có đầu tẩy nếu sách hướng dẫn không cấm. Người làm trắc nghiệm cũng sẽ cần tới một số bút chì có đầu tẩy. Một số trắc nghiệm đòi hỏi phải giới hạn chính xác thời gian trả lời của học sinh. Nếu thời gian đòi hỏi phải được chính xác đến từng giây thì phải có đồng hồ bấm giờ. Công cụ tính thời gian không gây tiếng ồn để tránh gây sự phân tán, thiếu chú ý của học sinh. Các tài liệu, bộ thiết bị trắc nghiệm đã được chuẩn bị sẵn sàng, loại bỏ tất cả các vật liệu có thể gây xao nhãng sự chú ý của học sinh. Không nên có ai khác ngoài người làm trắc nghiệm và học sinh có mặt ở trong phòng làm trắc nghiệm. Tuy nhiên cha mẹ có thể cần phải có mặt bên cạnh những học sinh nhỏ để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới. Cha mẹ và những người khác nên ra khỏi phòng trước khi trắc nghiệm được tiến hành. Việc quan sát tốt nhất là qua một tấm kính một chiều nếu có. Nếu vì một lý do nào đó mà cha mẹ phải ở lại thì họ chỉ nên đứng quan sát ngoài tầm nhìn của học sinh chứ không được tham gia. Trừ khi có sự cho phép đặc biệt của sách hướng dẫn trắc nghiệm, cha mẹ và những người khác không nên thực hiện các đầu mục trắc nghiệm. - Sự chuẩn bị của học sinh. Lập kế hoạch trắc nghiệm vào thời điểm tối ưu, xem xét nhu cầu thể chất của học sinh, chuẩn bị về mặt tâm lý cho học sinh là những phần thiết yếu của hoạt động trắc nghiệm. Nếu các yếu tố này bị bỏ qua vì một người làm trắc nghiệm thiếu nhạy bén, thì thái độ của học sinh có thể bị ảnh hưởng, và nó có thể làm cho việc trắc nghiệm khó đạt được kết quả tối ưu. Thường thì người làm trắc nghiệm sẽ thực hiện việc lên kế hoạch với giáo viên đứng lớp. Hầu hết giáo viên đều quan tâm đến việc học sinh bị mất bài học trong thời gian tham gia trắc nghiệm nên muốn rằng học sinh sẽ đi làm trắc nghiệm vào lúc lớp học môn tốt nhất hoặc khó nhất đối với em đó. Sở thích của học sinh cũng cần phải được chú ý. Trong khi lớp học đang có những hoạt động ưa thích diễn ra, mà học sinh bị đem ra khỏi lớp để đi làm trắc nghiệm thì rất dễ bị ảnh hưởng. Điều mà các em quan tâm lúc này không phải là những tình huống trắc nghiệm mà là những hoạt động các em muốn được tham gia. Nhiều học sinh làm việc hiệu quả hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, như buổi sáng sớm hay giữa trưa. Giáo viên đứng lớp có thể cố vấn để xác định khi nào học sinh sáng suốt nhất và nếu có thể thì sắp xếp kế hoạch thực hiện trắc nghiệm vào những thời gian đó. Vì các trắc nghiệm thường được lập kế hoạch từ trước, nên người làm trắc nghiệm phải kiểm tra tình trạng về thể chất và tinh thần của học sinh vào ngày thực hiện trắc nghiệm. Nếu học sinh bị ốm trắc nghiệm có thể hoãn lại. Các chứng đau răng, cảm lạnh và các đau ốm nhẹ khác sẽ làm giảm năng lực thể hiện; sự đau đớn có thể làm trẻ mất tập trung, cảm lạnh có thể làm giảm khả năng nghe, thậm chí những dược phẩm mua không có đơn thuốc cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chức năng. Tình trạng tinh thần cũng ảnh hưởng tới kết quả trắc nghiệm. Nếu học sinh đang buồn chán thì trắc nghiệm nên được hoãn lại. Nếu sau khi trắc nghiệm, người làm trắc nghiệm nhận thấy học sinh có tình trạng sức khỏe kém hoặc đang bị stress thì nên coi kết quả trắc nghiệm đó là không đúng, hoặc chí ít cũng phải được xem xét thông hiểu với một sự cẩn trọng cao. Trước khi làm trắc nghiệm, người làm trắc nghiệm nên chú ý tới nhu cầu thể chất của học sinh. Để học sinh có thể tập trung tốt nhất vào các bài trắc nghiệm, nên chú ý đến việc thỏa mãn nhu cầu thể chất của học sinh như đói, khát, đi vệ sinh. Ngoài ra người làm trắc nghiệm cũng cần kiểm tra chắc chắn rằng học sinh đang sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ cần thiết như kính, dụng cụ trợ thính, hoặc các dụng cụ y học cần thiết khác. Nếu học sinh đang dùng thuốc thì người làm trắc nghiệm phải nhận ra rằng có nên trắc nghiệm trong ngày đó nữa hay không? Thuốc có ảnh hưởng gì đến kết quả trắc nghiệm hay không? Việc chuẩn bị tâm lý trắc nghiệm cho học sinh được gọi là tạo lập sự hòa hợp. Thủ tục này được Anastasi và Urbina (1997) lý giải là: “Những nỗ lực của người khảo sát nhằm gây hứng thú cho người được trắc nghiệm trong khi làm trắc nghiệm, khuyến khích sự phối hợp, khích lệ học sinh trả lời theo tinh thần phù hợp với mục tiêu trắc nghiệm”. Để có được mối quan hệ tốt với học sinh, người làm trắc nghiệm nên tuân theo các bước sau: - Sự giới thiệu về người làm trắc nghiệm tới học sinh: Lời giới thiệu thân mật, không vội vã, và nên hàm chứa niềm vui họp mặt với học sinh của người làm trắc ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật.doc