Đề tài Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường Đại học Nha Trang

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .v

DANH MỤC CÁC HÌNH.vii

MỞ ĐẦU .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .11

1.1 Dịch vụ và dịch vụ giáo dục đại học .11

1.1.1 Khái niệm dịch vụ .11

1.1.2 Khái niệm dịch vụ giáo dục đại học.11

1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ: .12

1.1.4 Phân loại dịch vụ:.13

1.2 Chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ giáo dục đại học .13

1.2.1 Chất lượng dịch vụ .13

1.2.2 Quan điểm về chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học.15

1.3 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ .15

1.3.1 Mô hình đo lường chất lượng của Gronross.15

1.3.2 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL .16

1.4 Sự hài lòng của khách hàng .19

1.5 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng .19

1.6 Một số nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài

lòng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam .20

1.7 Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .30

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.33

2.1 Bối cảnh nghiên cứu .33

2.1.1 Giới thiệu Trường Đại học Nha Trang.33

2.1.2 Giới thiệu về Bộ môn Quản trị Du lịch, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang .33

2.2 Phương pháp nghiên cứu .34

2.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .34

2.2.2 Xây dựng thang đo .35

pdf91 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường Đại học Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rãi thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi. Thư viện có nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cho sinh viên ngành du lịch. Thư viện đáp ứng đủ số lượng tài liệu học học tập và nghiên cứu. Nhìn chung, tôi hài lòng với cơ sở vật chất phục vụ học tập. - Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Giảng viên chuyên ngành là người đảm nhận việc giáo dục và đào tạo ở cấp bậc Đại học chuyên ngành về du lịch. Giảng viên là một trong những nhân tố tác động hàng đầu đến khả năng tiếp thu, hay chất lượng đào tạo của Bộ môn vì giảng viên là người trực tiếp tiếp xúc, truyền đạt kiến thức tới sinh viên Khi nói đến nhân tố giảng viên thì các yếu tố như kiến thức chuyên môn của giảng viên, kinh nghiệm thực tế, phương pháp giảng dạy, thái độ, sự ân cần tận tâm, cách đánh giá học lực là một trong những điều mà sinh viên quan tâm tới. Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế, có phong cách nhà giáo, ân cần nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong học tập, có cách đánh giá kết quả công bằng sẽ ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận cũng như sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Bảng 2.3: Thang đo Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, rộng. Giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Giảng viên có phương pháp dạy tốt và dễ hiểu. Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ để hổ trợ việc giảng dạy. Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn trong học tập. Giảng viên có thái độ ân cần và thân thiện với sinh viên. Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế họach giảng dạy. Giảng viên có phương pháp đánh giá điểm học tập chính xác. Giảng viên đánh giá học lực công bằng. 38 - Công tác quản lí, đào tạo Công tác quản lí, đào tạo là các công việc bao gồm phân lớp, sắp xếp giờ học, lịch thi, công tác quản lí việc thi cử, xử lí các thủ tục hành chính, thông báo đến sinh viên những thông tin cần thiết, có thể hiểu là các công tác quản lí việc học tập của sinh viên, cũng như công tác đào tạo của giảng viên và công việc xử lí các thủ tục hành chính hổ trợ sinh viên trong quá trình học. Với việc làm tốt các công việc quản lí, đào tạo sẽ giúp cho cả giảng viên trong việc đảm bảo giờ lên lớp, sinh viên có thời khóa biểu hợp lí phù hợp với nhu cầu nguyện vọng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như khả năng tiếp thu, làm bài của sinh viên để từ cơ sở đó có giúp sinh viên kết quả học tập là tốt nhất, nghĩa là chất lượng đào tạo được nâng lên kéo theo đó là sự hài lòng của sinh viên. Các công tác hành chính tốt cũng sẽ giúp sinh viên trong các thủ tục hành chính nhanh chóng, sự hài lòng của sinh viên từ đó cũng được nâng lên. Thang đo cho nhân tố Công tác quản lí, đào tạo gồm các biến quan sát sau: Bảng 2.4: Thang đo Công tác quản lí, đào tạo Lớp được phân bố số lượng sinh viên hợp lí. Sắp xếp, phân bố thời gian học thuận lợi cho sinh viên. Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết. Hình thức tính điểm linh hoạt phù hợp với tính chất của từng môn học. Công tác quản lí, tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ. Đề thi bám sát nội dung và mục tiêu của từng môn. Sắp xếp lịch thi thuận lợi cho sinh viên. Các thủ tục hành chính, chứng thực được văn phòng khoa giải quyết nhanh. Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên. Các thông tin trên website của Bộ môn đa dạng, phong phú và cập nhập thường xuyên. - Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên Sự quan tâm của Bộ môn đến sinh viên được thể hiện qua việc Bộ môn thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, các hoạt động vui chơi, văn nghệ cũng như việc tìm kiếm chương trình học bổng cho sinh viên. Và hơn hết là việc bộ muôn luôn ghi nhận và giải đáp các thắc mắc cho sinh viên trong suốt quá trình học. 39 Với việc tổ chức các chương trình giao lưu để giúp sinh viên hiểu được nhu cầu của xã hội, nắm được kinh nghiệm của các anh chị đi trước cũng như góc nhìn của các nhà tuyển dụng, từ đó giúp sinh viên định rõ mục tiêu của mình ; các chương trình văn hóa, văn nghệ để sinh viên có nơi vui chơi lành mạnh, hoàn thiện các kĩ năng của bản thân; các chương trình học bổng sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho sinh viên học tập tốt hơn. Sự quan tâm đúng mức của Bộ môn sẽ giúp cho sinh viên sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Bộ môn và ngược lại khi sinh viên không cảm nhận được sự quan tâm của Bộ môn sẽ cảm thấy không hài lòng với chất lượng đào tạo. Thang đo cho nhân tố Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên được quan sát bằng các biến quan sát sau: Bảng 2.5: Thang đo sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với doanh nghiệp. Bộ môn thường xuyên tổ chức văn hóa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên. Bộ môn hổ trợ tốt cho sinh viên trong việc tìm kiếm các chương trình học bổng. Các thăc mắc của sinh viên được khoa giải đáp và giải quyết nhanh chóng. - Kết quả đạt được sau khóa học Kết quả đạt được sau thời gian tham gia khóa học là điều mà tất cả sinh viên rất quan tâm. Kết quả đạt được ở đây chính là kiến thức, các kĩ năng, khả năng mà sinh viên có được và dần hoàn thiện trong quá trình tham gia học. Gồm có như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề; khả năng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu và hơn hết là khả năng sinh viên áp dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế để kiếm được việc làm sau khi ra trường. Bảng 2.6: Thang đo Kết quả đạt được sau khóa học Khóa học giúp sinh viên được nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo. Khóa học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Khóa học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Khóa học giúp sinh viên nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Khóa học giúp sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu Kiến thức có được từ khóa học giúp sinh viên tự tin khả năng kiếm việc làm sau khi ra trường. 40 2.2.2.2 Thang đo sự hài lòng của sinh viên Sự hài lòng của sinh viên được đánh giá thông qua sự hài lòng của sinh viên đối với từng thành phần của chương trình đào tạo và hài lòng chung. Bảng 2.7: Thang đo sự hài lòng của sinh viên Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng về chương trình đào tạo chuyên ngành hiện nay. Nhìn chung, tôi hài lòng với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành. Nhìn chung, tôi hài lòng với cơ sở vật chất phục vụ học tập. Nhìn chung, tôi hài lòng với công tác quản lý đào tạo hiện nay Nhìn chung, tôi hài lòng với sự quan tâm của Bộ môn với sinh viên chuyên ngành Nhìn chung, tôi hài lòng với kết quả đạt được đối với các môn học chuyên ngành do Bộ môn quản lý. Bạn hài lòng với chất lượng đào tạo của chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Nha Trang. 41 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài này chỉ tiến hành thu mẫu ở các lớp chuyên ngành du lịch, gồm những sinh viên đã tham gia học phần, nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành. Tính đến hiện nay có sinh viên 5 khóa (48, 49, 50, 51, 52) đã thực sự tiếp xúc với chương trình chuyên ngành; tại thời điểm thu thập khóa 48, 49, 50 đã ra trường và đi làm nên rất khó tiếp cận. Vì vậy, tác giả tiếp cận được 02 khóa 51, 52 đang theo học tại trường. 142 sinh viên đã được thu thập vào tháng 05 năm 2013 tại ba lớp 51KTDL1, 51KTDL2, 52KTDL. Thống kê cơ bản về giới tính và khóa học Thống kê cơ bản về giới tính và khóa học cho thấy, trong mẫu 142 sinh viên, tỉ lệ sinh viên khóa 51 chiếm hai phần ba mẫu 69% với 98 sinh viên, còn sinh viên khóa 52 chỉ chiếm 31% với 44 sinh viên. Do đặc thù của ngành quản trị kinh doanh du lịch nói chung và quản trị kinh doanh du lịch nói riêng nên tỉ lệ sinh viên nữ chiếm khá cao 72,5% và tỉ lệ sinh viên nam chiếm 27,5%. Bảng 3.1 Giới tính và Khóa học Khóa 51 Khóa 52 Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số Nữ 68 66,01% 35 33,99% 103 Giới tính Nam 30 76,9% 9 23,1% 39 Tổng số 98 44 142 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013) Thống kê cơ bản về học lực và khóa học Thống kê cơ bản về học lực và khóa học cho thấy (bảng 3.2), số sinh viên có học lực Khá chiếm tỉ lệ cao nhất hơn một phần hai mẫu (53,52%; 76 sinh viên), sau đó tới sinh viên có học lực Trung bình (41,55%; 59 sinh viên), sinh viên có học lực Giỏi chiếm tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với học lực Khá và Trung bình với 4,23% và cuối cùng là sinh viên có học lựcYếu, Kém chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,7% ứng với 1 sinh viên. 42 Bảng 3.2 Học lực và Khóa học Khóa 51 Khóa 52 Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số Yếu, Kém 1 100% - 100% 1 Trung bình 43 72,8% 16 27,2% 59 Khá 49 64,5% 27 35,5% 76 Giỏi 5 83,3% 1 16,7% 6 Học lực Xuất sắc 0 - 0 - 0 Tổng số 98 44 142 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013) Thống kê cơ bản về học lực và giới tính Thống kê cơ bản về học lực và giới tính cho thấy (bảng 3.3), như đã thống kê ở phần trên, do đặc thu của ngành nên số lượng sinh viên Nữ chiếm tỉ lệ khá cao. Qua bảng thống kê 3.3 cho thấy sinh viên nữ có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên nam. Điều đó được thể hiện qua thứ nhất là không có sinh viên nữ nào có học lực Yếu, Kém ; thứ hai là tỉ lệ sinh viên nữ có học lực Khá, Giỏi chiếm tỉ lệ tương đối cao 68,9% trong tổng số 103 sinh viên nữ. Tỉ lệ sinh viên nam có học lực Khá, Giỏi chỉ chiếm 28,2% trong tổng số 39 sinh viên nam. Tương tự, với học lực Trung bình và Yếu, Kém đối với sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 31,06% trong tổng số 103 sinh viên nữ được điều tra và sinh viên nam chiếm tỉ lệ 71,79% trong tổng số 39 sinh viên nam được điều tra. Bảng 3.3 Học lực và giới tính Giới tính Nam Nữ Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số Yếu, Kém 1 100% 0 - 1 Trung bình 27 45,8% 32 54,2% 59 Khá 11 14,5% 65 85,5% 76 Giỏi 0 - 6 100% 6 Học lực Xuất sắc 0 - 0 - 0 Tổng số 39 103 142 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013) 43 3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo Hệ số α của Crobach là một phéo kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Các thang đo đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến rác, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally & Burnstein, 1994). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tuy nhiên phát biểu trên chỉ là dựa trên kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu chứ chưa được chứng minh. 3.2.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập Bảng 3.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo các biến độc lập Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Crobach’s alpha nếu loại biến Thang đo “Chương trình đào tạo” Crobach’s Alpha = 0,592 CTDT1 19.12 8.603 0.221 0.585 CTDT2 18.81 8.552 0.223 0.585 CTDT3 19.56 7.921 0.381 0.528 CTDT4 19.01 8.241 0.299 0.558 CTDT5 19.08 7.760 0.469 0.500 CTDT6 18.89 8.512 0.316 0.553 CTDT7 19.81 8.198 0.282 0.565 Thang đo “Đội ngũ giảng viên chuyên ngành” Crobach’s Alpha = 0,787 GV1 31.89 17.826 0.409 0.775 GV2 32.10 17.905 0.338 0.783 GV3 32.27 17.573 0.464 0.769 GV4 31.86 16.576 0.446 0.771 GV5 31.46 16.661 0.571 0.756 GV6 31.86 16.193 0.578 0.753 GV7 31.85 16.368 0.567 0.755 GV8 32.20 16.859 0.412 0.776 GV9 32.44 17.695 0.374 0.779 GV10 32.32 17.256 0.433 0.772 44 Thang đo “Cơ sở vật chất” Crobach’s Alpha = 0,779 CSVC1 16.26 11.769 0.573 0.734 CSVC2 16.25 10.598 0.704 0.696 CSVC3 15.84 10.931 0.631 0.717 CSVC4 15.40 13.547 0.430 0.768 CSVC5 15.91 12.552 0.457 0.762 CSVC6 16.01 13.319 0.365 0.783 Thang đo “Công tác quản lí đào tạo” Crobach’s Alpha = 0,713 QL1 29.71 15.824 0.385 0.689 QL2 30.13 14.854 0.450 0.677 QL3 30.29 15.256 0.372 0.690 QL4 29.96 16.097 0.385 0.690 QL5 29.49 15.840 0.359 0.693 QL6 29.66 16.296 0.311 0.700 QL7 29.61 15.047 0.419 0.682 QL8 30.87 15.195 0.329 0.700 QL9 31.00 14.440 0.423 0.681 QL10 30.53 15.598 0.307 0.702 Thang đo “Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên” Crobach’s Alpha = 0,679 SQT1 9.887 3.278 0.496 0.597 SQT2 10.042 3.133 0.530 0.573 SQT3 10.408 2.711 0.482 0.604 SQT4 10.563 3.226 0.366 0.676 Đánh giá thang đo Chương trình đào tạo lần có Crobach’s Alpha là 0,592 và các biến quan sát CTDT1 (Mục tiêu chương trình học chuyên ngành rõ ràng), CTDT2 (Các môn học chuyên ngành có trong chương trình là cần thiết), CTDT3 (Số tín chỉ phân cho mỗi môn học chuyên ngành là phù hợp), CTDT4 (Nội dung chương trình, môn học có nhiều kiến thức cập nhật) có hệ số tương quan lần lượt là 0,221; 0,223; 0,299; 282 đều nhỏ hơn 0,3; nghĩa là không đạt yêu cầu đảm bảo tin cậy cho thang đo cần loại ra khỏi thang đo, nhưng khi nhìn vào cột Crobach’s Alpha nếu loại biến ở bảng 4.3 có thể thấy nếu loại dần 1 biến quan sát nào thì hệ số Crobach’s Alpha sẽ giảm xuống, nghĩa là không thể loại một biến quan sát nào ra khỏi thang đo. Ở đây hệ 45 số Crobach’s Alpha gần tiến về 0,6 và đây là dạng nghiên cứu mới đối với ngành và mới với sinh viên của ngành nên không tránh khỏi khả năng sinh viên chưa nắm rõ các khái niệm, mục tiêu nghiên cứu và theo kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của các nghiên cứu trước nhân tố Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Từ các cơ sở đó nghiên cứu vẫn giữ thang đo Chương trình đào tạo, không loại biến quan sát nào. Thang đo Đội ngũ giảng viên chuyên ngành có hệ số Crobach’s Alpha là 0,787 nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,8 nghĩa là thang đo này sử dụng được. Hệ số tương quan biến tổng của từng biến đều lớn 0,3 và hệ số Crobach’s Alpha nếu loại biến trong bảng đều nhỏ hơn hệ số Crobach’s Alpha hiện tại. Vậy thang đo này vẫn được giữ nguyên. Tương tự như vậy đối với các thang đo Cơ sở vật chất, Công tác quản lí đào tạo, Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên. Đều có hệ số Crobach’s Alpha lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến tổng của từng biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Crobach’s Alpha nếu loại biến trong bảng đều nhỏ hơn hệ số Crobach’s Alpha hiện tại. Nghĩa là các thang đo trên sẽ không loại biến quan sát này mà vẫn giữ nguyên như ban đầu. 3.2.2 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc Bảng 3.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc Biến quan sát Trung bính thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Crobach’s alpha nếu loại biến Thang đo “Sự hài lòng của si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_su_hai_long_cua_sinh_vien_ve_chat_luong_dao.pdf
Tài liệu liên quan