Đề tài Đánh giá sự phát triển trong công tác quản lý, quy hoạch đô thị ở thành phố Cà Mau trong những năm gần đây

CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ 1

1. Định nghĩa đô thị 1

2. Những đặc điểm cơ bản của đô thị 1

3. Phân loại đô thị 1

3.1 Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị 1

3.2 Tiêu chuẩn phân loại đô thị tại Việt Nam 2

3.2.1 Đô thị loại đặc biệt 2

3.2.2 Đô thị loại I 2

3.2.3 Đô thị loại II 2

3.2.4 Đô thị loại III 3

3.2.5 Đô thị loại IV 3

3.2.6 Đô thị loại V 3

3.2.7 Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V) 4

4. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị 4

4.1. Yếu tố 1: Chức năng của đô thị 4

4.2. Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động. 6

4.3. Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng đô thị 6

4.4. Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị 7

4.5. Yếu tố 5: Mật độ dân số 7

5. Các tình huống ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị 8

5.1 Tình trạng 8

5.2 Vị trí 8

5.3 Chức năng 8

5.4 Lịch sử và văn hóa 9

5.5 Giai đoạn phát triển 9

5.6 Cơ chế nền tảng 9

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đô thị 10

6.1 Ảnh hưởng của tài nguyên khu vực 10

6.1.1 Tài nguyên đất đai 10

6.1.2 Tài nguyên nước 10

6.1.3 Tài nguyên năng lượng 11

6.2 Ảnh hưởng của vị trí 11

6.2.1 Vị trí giao thông 11

6.2.2 Vị trí địa lý kinh tế 11

6.3 Ảnh hưởng của công trình đô thị 12

6.4 Ảnh hưởng của thực lực kinh tế đô thị đối với quy mô đô thị 12

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HÓA 13

1. Đô thị hóa 13

2. Sự phát triển của đô thị hóa 13

3. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa 14

4. Phương pháp đánh giá mức độ đô thị hóa 15

4.1 Phương pháp chỉ số chủ yếu 15

4.2 Phương pháp chỉ tiêu thích hợp 16

5. Tiền đề của đô thị hóa 17

5.1 Tiền đề thứ nhất 17

5.2 Tiền đề thứ hai 18

III. Các khu chức năng đô thị và cách bố trí 18

1. Các khu chức năng đô thị 18

2. Cách bố trí các khu chức năng đô thị 19

2.1 Khu công nghiệp 19

2.1.1 Các loại hình khu công nghiệp 19

2.1.2 Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp đô thị 20

2.2 Khu kho tàng 20

2.2.1 Các loại kho tàng 21

2.2.2 Nguyên tắc bố trí 21

2.3 Khu đất dân dụng 21

2.4 Khu trung tâm đô thị 22

2.4.1 Các bộ phận chức năng trong khu trung tâm đô thị 22

2.4.2 Chọn vị trí xây dựng khu trung tâm 22

2.5 Khu đất giao thông đô thị 22

2.5.1 Chức năng của đường giao thông đô thị 23

2.5.2 Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông đô thị 23

2.5.3 Hình thức tổ chức mạng lưới giao thông thành phố 24

2.6 Khu cây xanh 24

2.6.1 Chức năng cây xanh đô thị 24

2.6.2 Một số chỉ tiêu và nguyên tắc cơ bản quy hoạch cây xanh đô thị 24

2.7 Khu đất đặc biệt 24

2.7.1 Các loại đất đặc biệt 25

2.7.2 Những yêu cầu trong việc bố trí đất đặc biệt của thành phố 25

IV. XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 25

1. Xu hướng đô thị hóa và phát triển đô thị trên thế giới 26

2. Quá trình phát triển và những vấn đề cần giải quyết 29

2.1 Những vấn đề nảy sinh trong phát triển mở rộng các khu đô thị 29

2.2 Tài chính cho phát triển đô thị 30

3. Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam 31

4. Xu hướng phát triển các đô thị lớn của Việt Nam đến năm 2020 32

4.1. Các dạng phát triển không gian đô thị ở Việt Nam hiện nay 32

4.2. Bố trí không gian lãnh thổ hệ thống đô thị Việt Nam trong tương lai 33

4.3. Những nội dung chủ yếu của xu hướng và hình thái phát triển các đô thị lớn ở nước ta 34

V. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU - THÀNH PHỐ CÀ MAU 35

1. Lịch sử hình thành phát triển đô thị 35

2. Vị trí địa lý 36

3. Địa hình, địa chất 37

3.1 Địa hình 37

3.2 Địa chất 37

4. Khí hậu, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên nước 37

5. Tài nguyên khoáng sản 38

6. Tài nguyên nhân văn 38

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 38

I. PHƯƠNG TIỆN 38

1. Bản đồ 39

2. Các tài liệu liên quan đến đánh giá thực trạng đô thị hóa thành phố Cà Mau 39

II. PHƯƠNG PHÁP 39

1. Phương pháp thực hiện 39

1.1 Thu thập thông tin trong phòng 39

1.2 Điều tra khảo sát thực địa 40

1.3 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 40

1.4 Phương pháp đáng giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai 40

1.5 Phương pháp thực hiện và phân tích số liệu 40

2. Các bước thực hiện 42

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 43

I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI - XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CÀ MAU 43

1. Hiện trạng dân số và lao động 43

1.1 Dân số 43

1.1.1 Dân cư 43

1.1.2 Cơ cấu dân số thành thị nông thôn 44

1.1.3 Tỷ lệ tăng dân sô tự nhiên 44

1.1.4 Tỷ lệ tăng cơ học 44

1.1.5 Dân tộc 44

1.2 Lao động 45

2. Hiện trạng sử dụng đất 45

3. Hiện trạng kinh tế 48

3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 48

3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 48

3.4 Thương mại - dịch vụ 50

3.5 Nông nghiệp, thủy sản 51

4. Hiện trạng các ngành văn hóa – xã hội 51

4.1 Giáo dục – đào tạo 51

4.2 Chăm sóc sức khỏe nhân dân 52

4.3 Văn hóa – thể thao và truyền thanh 52

4.4 Chính sách xã hội 53

4.5 Khoa học công nghệ - môi trường 53

5. Hiện trạng xây dựng 54

5.1 Công trình công nghiệp kho tàng 54

5.2 Công sở và công trình phục vụ công cộng 55

5.2.1 Công trình hành chính, công cộng tỉnh 55

5.2.2 Công trình hành chính Thành phố 55

5.2.3 Công trình hành chính cấp phường 55

5.3 Công trình văn hóa – thể thao 55

5.4 Công trình thương mại – dịch vụ - du lịch 56

5.4.1 Thương mại – dịch vụ 56

5.4.2 Du lịch 56

5.5 Y tế 57

5.6 Giáo dục – đào tạo, dạy nghề 57

5.6.1 Giáo dục phổ thông 57

5.6.2 Giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề 57

5.7 Nhà ở 57

6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 58

6.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 58

6.1.1 Địa hình 58

6.1.2 Đánh giá đất xây dựng 59

6.2 Giao thông 59

6.2.1 Giao thông đối ngoại 60

6.2.2 Giao thông nội ô Thành phố 62

6.3 Cấp điện 63

6.3.1 Nguồn điện 63

6.3.2 Phụ tải điện 63

6.4 Cấp nước 63

6.4.1 Nguồn nước 64

6.4.2 Mạng lưới cấp nước 64

6.5 Hiện trạng hệ thống thoát nước 65

6.6 Vệ sinh môi trường đô thị 66

6.7 Nghĩa địa 67

6.8 Công viên cây xanh 68

6.9 Chiếu sáng công cộng 69

II. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CÀ MAU THEO PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM 69

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THÀNH TỰU 9 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ 79

1. Về ưu điểm tiến bộ 79

2. Về hạn chế yếu kém 79

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU 81

1. Bối cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 81

1.1. Bối cảnh trong nước và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 81

1.1.1. Bối cảnh trong nước 81

1.1.2. Phương hướng phát triển vùng ĐBSCL 82

1.2. Bối cảnh trong tỉnh Cà Mau và khu vực lân cận 83

1.2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2010 83

1.2.2. Mục tiêu, quan điểm phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010 84

1.2.3. Mối quan hệ với các huyện trong tỉnh và khu vực 85

2. Những điều kiện bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố Cà Mau 86

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 86

2.1.1 Thuận lợi 86

2.1.2 Hạn chế 86

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và xây dựng thành phố Cà Mau 86

2.2.1 Thuận lợi 86

2.2.2 Hạn chế 87

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010 88

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển 88

1.1. Quan điểm phát triển 88

1.2. Mục tiêu phát triển đô thị 88

2. Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị 89

2.1 Quy hoạch sử dụng đất 89

2.2 Định hướng phát triển không gian đô thị 90

2.2.1 Chọn đất xây dựng đô thị 90

2.2.2 Quy hoạch phát triển không gian đô thị, phân khu chức năng 91

2.2.3 Định hướng quy hoạch khu vực nông thôn ngoại thành (ngoại thị) 95

2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 96

2.3.1 Giao thông 96

2.3.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 99

2.3.3 Cấp nước 100

2.3.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị 101

2.3.5 Cấp điện và chiếu sáng công cộng 102

2.3.6 Mạng lưới bưu chính - viễn thông 103

3. Lĩnh vực phát triển các ngành kinh tế 103

3.1 Công nghiệp, TTCN, xây dựng 103

3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 103

3.1.2 Định hướng phát triển các ngành công nghiệp 103

3.2 Thương mại - dịch vụ - du lịch 104

3.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển chung của ngành dịch vụ 104

3.2.2 Định hướng phát triển các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch 105

3.3 Nông nghiệp -thủy sản 107

4. Phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội 107

4.1. Dân số, nguồn nhân lực 108

4.1.1. Dân số 108

4.1.2. Lao động, việc làm 108

4.2. Giáo dục đào tạo 110

4.3. Y tế 110

4.4. Văn hóa - thông tin 111

4.5. Thể dục - thể thao 111

4.6. An ninh quốc phòng 111

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 112

1. Nhiệm vụ 112

1.1 Quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị 112

1.2 Về kinh tế 113

1.3 Dân số, nguồn nhân lực 114

1.4 Văn hóa, giáo dục, y tế 114

1.5 Về đời sống 114

1.6 Về môi trường 114

1.7 Về an ninh trật tự an toàn xã hội 115

2. Giải pháp 115

2.1 Giải pháp về quản lý xây dựng 115

2.2 Giải pháp về vốn 115

2.3 Cơ chế chính sách 116

2.4 Mở rộng thị trường 117

2.5 Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 117

2.6 Phát triển nguồn nhân lực 118

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118

I. KẾT LUẬN 118

II. KIẾN NGHỊ 119

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sự phát triển trong công tác quản lý, quy hoạch đô thị ở thành phố Cà Mau trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ứng tích cực, đạt chỉ tiêu trên giao. Trong 9 năm, vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 11.346 tỷ đồng, xây dựng và sửa chữa 588 căn nhà tình nghĩa, thực hiện tốt việc xây dựng tôn tạo nhà bia ghi danh liệt sĩ, quy tập mộ liệt sĩ về nghĩa trang tỉnh, hỗ trợ thân nhân liệt sĩ xây dựng mộ liệt sĩ gia đình,…. Vận động Quỹ vì người nghèo được 4, 651 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 1.217 căn nhà đại đoàn kết. Năm học 2007- 2008, ngân hàng chính sách xã hội Cà Mau đã cho khoảng 5200 sinh viên vay vốn tín dụng học tập với kinh phí lên đến 20,8 tỷ đồng. Khoa học công nghệ - môi trường Thực hiện các dự án, đề tài khoa học, góp phần đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống. Tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật giúp cho nông dân ứng dụng vào nuôi trồng đạt hiệu quả. Ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin – liên lạc thông tin – liên lạc. Hầu hết cơ quan, đơn vị từ Thành phố đến xã – phường đều được trang bị các thiết bị phục vụ như: máy vi tính, máy fax,… Các cơ quan, đơn vị trong khu hành chính đã nối mạng cục bộ và mạng Internet để khai thác, trao đổi thông tin, phục vụ cho các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. Công tác bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm, Thành phố thành lập các đội quản lý môi trường đô thị xã – phường, thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý những vi phạm về bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế các hành vi gây ô nhiểm môi trường trên địa bàn. Hàng năm ngân sách và nhân dân đã đầu tư hàng tỷ đồng cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Hiện trạng xây dựng Những năm chín mươi trở về trước, Thành phố Cà Mau đã được thiết kế và bắt đầu xây dựng theo quy hoạch. Song tốc độ chưa cao so với điều kiện kinh tế của thành phố nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, kinh tế của Thành phố Cà Mau đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể đã và đang tạo điều kiện để thực hiện những ý đồ cơ bản của các dự án xây dựng theo quy hoạch, đường xá được mở rộng, các khu chức năng được hình thành và phát triển. Có thể xem xét trên các mặt sau đây: Công trình công nghiệp kho tàng Khả năng phát triển công nghiệp của Cà Mau gồm công nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản, cơ khí sửa chữa, công nghiệp sản xuất gỗ gia dụng, vật liệu xây dựng,… Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đa phần phân tán và hình thành tự phát, nhiều cơ sở xen kẽ trong khu dân cư, việc mở rộng gặp nhiều khó khăn, gây ô nhiễm môi trường, không an toàn cháy nổ; ngành nghề đơn điệu, chủ yếu là chế biến thủy sản, mộc gia dụng, sửa chữa cơ khí. Làng nghề nông thôn không phát triển. Thành phố hiện có 03 dự án quy hoạch khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, quy mô 419 ha: Khu công nghiệp phía Bắc tại phường 1, quy mô 74 ha. Đây là khu công nghiệp tập trung chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng, tuy nhiên hiện đã điều chỉnh thành khu tiểu thủ công nghiệp vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ. Khu công nghiệp phía Nam thuộc phường 8 và xã Lý Văn Lâm, trên cơ sở kéo dài khu công nghiệp hiện có, đây là khu công nghiệp chế biến thủy hải sản, cơ khí và kho, cảng, bến bãi, quy mô 200 ha. Khu tiểu thủ công nghiệp An Xuyên, quy mô 145 ha. Mặc dù một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch nhưng đầu tư kết cấu hạ tầng còn chậm và không đồng bộ (kể cả hạ tầng đầu nối và hạ tầng nội bộ), do đó chưa có sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngoài khu công nghiệp phường 8 phát triển trên cơ sở hiện có (cảng cá và một số nhà máy hiện hữu), hiện chỉ có khu tiểu thủ công nghiệp An Xuyên đang triển khai thực hiện. Công sở và công trình phục vụ công cộng Công trình hành chính, công cộng tỉnh Hiện đã được xây dựng ổn định và tập trung tại khu vực phường 5 và dọc đường Phan Ngọc Hiển, một số cơ quan sử dụng những công trình cũ hoặc xây dựng sau những năm 1975 đến nay đã xuống cấp. Một số công trình đã xây dựng theo quy hoạch như: Bưu điện, trụ sở Hải quan, cơ quan thuế, sở xây dựng, … Dự kiến sẽ chuyển vị trí và xây dựng mới một số cơ quan ban ngành của tỉnh về khu vực phường 6 là khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc ( theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt). Công trình hành chính Thành phố Được đầu tư xây dựng tại phường 9 với công trình UBND Thành phố, hội trường Thành phố. Ngoài ra còn một số cơ quan, ban ngành ở rải rác tại một số đường trong thành phố. Tuy nhiên đa phần đã xuống cấp, dự kiến sẽ chuyển về khu vực trung tâm hành chính Thành phố, quãng trường Thành phố tại phường 9. Công trình hành chính cấp phường Chủ yếu sử dụng các công trình dạng nhà mặt phố, đa số đã xuống cấp và không đủ quy mô, cần cải tạo, mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới. Công trình văn hóa – thể thao Khu thể dục thể thao, sân bóng đá của tỉnh trên đường Phan Ngọc Hiển hiện có quy mô hạn chế, các công trình đã xây dựng lâu năm và đã xuống cấp, dự kiến sẽ chuyển thành Trung tâm thể dục thể thao của Thành phố. Trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh dự kiến sẽ xây dựng mới tại khu vực phường 6, phía Tây sân bay hiện hữu (theo quy hoạch chi tiết khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc). Các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí khác chủ yếu xây dựng với quy mô nhỏ, xây dựng tạm, chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa của người dân. Công trình thương mại – dịch vụ - du lịch Thương mại – dịch vụ Trên cơ sở quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ của tỉnh được duyệt, trong thời gian qua, thành phố đã phối hợp với Sở thương mại – du lịch triển khai thực hiện trên địa bàn, đến nay đã có 9.026 cơ sở kinh doanh – dịch vụ. Thành phố hiện có 01 trung tâm thương mại tại phường 07, có cụm thương mại tại xã Tắc Vân; 03 hợp tác xã thương mại đang hoạt động. Các siêu thị mini thuộc các doanh nghiệp và toàn bộ các xã phường đều đã có chợ. Tổng số chợ trên địa bàn là 27 chợ, trong đó có 01 chợ loại 1, 01 chợ loại 2 và 25 chợ loại 3. Từ năm 2002 – 2005 bằng nguồn ngân sách của nhà nước cộng với huy động nhân dân, thành phố đã xây dựng lại các chợ phường 5, phường 6, Xã Tân Thành, Xã Hòa Thành, Xã An Xuyên, Xã Lý Văn Lâm. Mặc dù đã được đầu tư mới, cải tạo nâng cấp một số chợ, cửa hàng thương mại,… nhưng tại các phường vẫn xảy ra tình trạng quá tải về mặt bằng kinh doanh, nhiều khu vực vẫn chưa có nơi họp chợ. Hạ tầng các khu chợ, thương mại chưa đảm bảo, tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh khá phổ biến. Du lịch Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố là rất lớn, tuy nhiên chưa phát huy hết lợi thế do nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, lực lượng lao động của ngành du lịch qua đào tạo chưa đủ đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Quy mô khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thành phố tăng khá nhanh năm 2001 trên địa bàn thành phố có 14 khách sạn với tổng số phòng là 332 phòng (có 1 khách sạn 3 sao và 2 khách sạn 2 sao). Đến nay năm 2007 đã có 30 khách sạn với tổng số phòng là 1000 phòng, trong đó có 600 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Trên đường Phan Ngọc Hiển và một số khu vực có một số nhà hàng khách sạn mới xây dựng cao tầng như: Ánh Nguyệt, Best, Thái Hoàng, Hoàng Gia, Địa Ốc, Quốc Tế,….. Các điểm tham quan du lịch và vui chơi giải trí đang dần được nâng cấp. Các dịch vụ du lịch ngày càng phát triển. Dịch vụ xây dựng nhà cho thuê ở nội ô thành phố tăng rất nhanh phục vụ nhu cầu nhà ở của công nhân, học sinh, sinh viên và những hộ mới chuyển về thành phố chưa có nhà ở. Tuy nhiên số nhà trọ quản lý được còn rất thấp. Y tế Bệnh viện Tỉnh mới được sửa chữa nâng cấp với quy mô 500 giường bệnh, bệnh viện đa khoa Thành phố với khoảng 100 giường, các trung tâm y tế phường xã được đầu tư xây dựng mới. Toàn bộ xã phường đều có trạm y tế. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn rải rác các phòng khám và bệnh viện tư nhân, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vào hệ thống y tế công cho người dân. Giáo dục – đào tạo, dạy nghề Giáo dục phổ thông Trong những năm qua, UBND Thành phố cũng như cấp Ủy luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trường lớp, tạo mặt bằng để có điều kiện triển khai các dự án đầu tư xây dựng trường lớp từ các chương trình của Trung ương và Tỉnh. Năm học 2007 – 2008, Thành phố có 66 trường học (124 điểm trường), có 910 phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, tăng 290 phòng so với năm 1998. Giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề Năm học 2007 – 2008 trên địa bàn Thành phố có 12 cơ sở đào tạo với 20.494 sinh viên, học viên theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề. Đa số các trường học đều đã cũ, cơ sở hạ tầng xuống cấp, quy mô hạn chế và khó có khả năng mở rộng. Nhà ở Mật độ xây dựng nhà ở trong Thành phố khác nhau, dày đặc nhất là phường 2, phường 5 với đa số là nhà 2 tầng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, một số nhà 3,4,5 tầng tập trung trên đường Phan Ngọc Hiển, Hùng Vương, Nguyễn Trãi,… Thành phố cũng đang đầu tư xây dựng một số khu dân cư đô thị mới tại các phường 1,7,8,9 và xã Lý Văn Lâm. Nhà ở chủ yếu là loại nhà kiên cố 2- 4 tầng. Tuy nhiên tốc độ xây dựng còn chậm, mật độ chưa tập trung. Trong Thành phố vẫn tồn tại một số khu ở tạm bợ, chật hẹp ven các con đường nhỏ và các khu vực ngoại vi, chủ yếu là nhà bán kiên cố, nhà tạm. Nhà ở ven sông rạch Thành phố Cà Mau là đô thị sông nước của vùng cực Nam Tổ Quốc, giao thông đường thủy với các tuyến sông, kênh, rạch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh cũng như của Thành phố Cà Mau. Dọc theo các tuyến sông, kênh, rạch đã tạo nên một quần cư sầm uất, chiếm tỷ trọng 14% cư dân Thành phố, đã tồn tại lâu dài với một nền kinh tế phong phú đa dạng, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế -xã hội của Thành phố. Tuy nhiên ngoài tính chất thông thường và tạo nên cảnh quan đặc trưng của đô thị, biểu trưng cho hình thái ở của vùng sông nướ, các tuyến dân cư còn xây dựng mang tính tự phát, thiếu những chính sách quản lý riêng biệt của Nhà nước đối với khu vực này, nên chưa phù hợp với cảnh quan chung và không đảm bảo những vấn đề về vệ sinh môi trường. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng Thành phố Cà Mau đây là vùng đất có địa hình thấp, có nhiều sông rạch, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây. Địa hình Địa hình khu vực Thành phố Cà Mau là một vùng đất bao gồm khu vực đã xây dựng, khu vực đất ngập nước và đặc biệt là vùng sông nước chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều của biển Đông và nhật triều không đều của biển Tây. Cao độ địa hình khu vực đã xây dựng cao trình trung bình 1,10- 1,20 m, những năm gần đây do ảnh hưởng của thủy triều nên có nhiều khu vực còn lại đất thấp có cao độ <1,0m bị ngập, đây là vấn đề cần được quan tâm trong quy hoạch điều chỉnh Thành phố Cà Mau. Các khu vực còn lại đất thấp có cao độ trung bình từ 0,30 – 0,60m thường xuyên ngập nước khi triều lên. Một đô thị có rất nhiều sông rạch sẽ có rất nhiều thuận lợi cho giao thông đường thủy như sông Tắc Thủ, sông Gành Hào, kênh Phụng Hiệp, kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu,… Nhưng cũng có những mặt cần khắc phục khó khăn khi mà đô thị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây và bán nhật triều biển Đông. Theo tài liệu tại trạm khí tượng thủy văn Cà Mau thì mực nước cao nhất:101 Cà Mau với tần suất p=1% (theo hệ cao độ, tọa độ VN-2000) và mực nước trung bình là: 82,483cm. Các bờ sông rạch Thành phố Cà Mau hiện tại bị sạt lở ngoài nguyên nhân dòng chảy còn nguyên nhân chính là do con người, với những bờ sông rạch là đất không bờ kè thì việc những tàu ghe chạy với tốc độ cao sẽ tạo song lớn đập trực tiếp vào bờ đất sẽ gây sạt lở rất nhiều. hiện tại trong trung tâm Thành phố đã giải tỏa và xây dựng được gây một số đoạn bờ kè trên sông Cà Mau tạo cho Thành phố có những khu vực bờ sông đẹp và sạch sẽ, tương lai việc này sẽ được xây dựng nhiều hơn làm tăng mỹ quan đô thị và chống được sạt lở của bờ sông. Đánh giá đất xây dựng Dựa vào tài liệu thủy văn và một số tài liệu liên quan, xác định Thành phố Cà Mau bao gồm các loại đất xây dựng sau: Đất đã xây dựng: là các loại đất đã xây dựng các công trình nhà ở, đất công cộng. Đất xây dựng ít thuận lợi: bao gồm các khu đất hiện tại chưa xây dựng, chủ yếu là đất ruộng thường bị ngập nước khi triều lên. Đất xây dựng khó khăn: bao gồm đất trũng, đất một số gần bờ sông dễ bị sạt lở. Đất quân sự: đất sân bay, đất xây dựng các công trình quốc phòng. Đất giao thông: đất đường sá, bãi đậu xe trong phạm vi đô thị. Sông rạch, ao hồ trong Thành phố. Giao thông Thành phố hiện đang quản lý 124 tuyến đường, với tổng chiều dài 100 km. Trong đó có 80,1 km đường trải nhựa và bê tông nhựa nóng; các trục đường chính đã được cải tạo nâng cấp và 288,3 km lộ giao thông nông thôn bằng bê tông. Mật độ đường trải nhựa là 0,82 km/km2. Hệ thống giao thông trên địa bàn Thành phố được đầu tư nhiều nguồn, phát triển đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực hàng không, đường bộ và đường thủy. Đường hàng không: mỗi ngày có chuyến bay Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Đường bộ: có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63, đang xây dựng tuyến Quản lộ Phụng Hiệp và tuyến đường Xuyên Á Cà Mau đến đầu cửa khẩu Xà Xía. Đường thủy: Thành phố hội tụ 4 con sông chính (Cà Mau – Tắc Thủ, Cà Mau –Bạc Liêu, Cà Mau – Năm Căn và Quản lộ Phụng Hiệp) và hàng trăm tuyến kênh rạch đi các xã phường với tổng chiều dài hơn 300 km. Giao thông đối ngoại Giao thông đường bộ Quốc lộ 1A: Đoạn từ thị trấn Tắc Vân đến đường Phan Ngọc Hiển có mặt đường rộng 14m, vĩa hè 2 bên:2 x 6m, lộ giới 26m. Đoạn từ đường Phan Ngọc Hiển đến tượng đài Cà Mau (đường Lý Thường Kiệt) có mặt đường rộng 2 x 12m, dải phân cách giữa: 3m, vĩa hè 2 bên: 2 x 7m, lộ giới 41m. Đoạn từ tượng đài Cà Mau đến Cầu Gành Hào có mặt đường chính 20m, vĩa hè 2 bên:2x7m, lộ giới 34m. Đoạn từ cầu Gành Hào đi Năm Căn (đường Nguyễn Tất Thành) có mặt đường 2 bên rộng 2 x11m, dải phân cách giữa: 2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 8,5m, lộ giới 41m. Quốc lộ 63: là tuyến giao thông chính từ Cà Mau đi Kiên Giang, có mặt đường 2 bên: 2x12,25m, dải phân cách giữa: 2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 6,75m, lộ giới 40m. Đường Quản lộ - Phụng Hiệp: nối Thành phố Cà Mau với Thành phố Cần Thơ đi Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang được triển khai thi công với mặt đường 2 bên: 2 x 11,5m; dải phân cách giữa 2m, vĩa hè 2x 7,5m; lộ giới 40m. Các tuyến giao thông đối ngoại khác: trên cơ sở thỏa thuận với Bộ GTVT, tỉnh cũng đang tiến hành đầu tư các tuyến đường tránh, đường vành đai theo quy hoạch chung năm 2001 đã được phê duyệt, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương. Tuyến QL1A tránh nội ô Thành phố Cà Mau: tách tuyến từ giao lộ giữa đường vành đai 3 và QL1A, chạy về phía Đông Nam Thành phố Cà Mau theo hướng Định Bình, Hòa Thành và nhập với QL1A đoạn Cà Mau – Năm Căn (đường Nguyễn Tất Thành) Tuyến QL63 tránh nội ô Thành phố Cà Mau: đây là một phần đường Hồ Chí Minh, tách tuyến tại giao lộ giữa QL63 và đường vành đai 2, chạy về phía Tây trung tâm Thành phố, nối vào đường Hành lang ven biển phía Nam, ra QL1A. Tuyến đường vành đai 2 nối QL63 với tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, có mặt đường 2 bên: 2x12,25m; dải phân cách 2 bên:2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 6,75m, lộ giới: 40m. Cầu đường bộ: hiện trạng nội ô Thành phố Cà Mau có 3 cây cầu chính, có cấu tạo Bê tông cốt thép, cầu Gành Hào trên QL1A bắc qua sông Gành Hào, cầu Cà Mau và cầu Phan Ngọc Hiển bắc qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Các cầu này đều đang trong tình trạng sử dụng tốt. Bến xe khách liên tỉnh: có diện tích khoảng 5.000m2 nằm trên QL1a gần cổng sân bay Cà Mau. ] Đánh giá hiện trạng: hệ thống giao thông đối ngoại đường bộ của Thành phố Cà Mau hiện tương đối hoàn chỉnh, với chất lượng khá tốt. tuy nhiên vẫn chỉ tập trung trong khu vực trung tâm Thành phố. Với việc đầu tư xây dựng thêm đường Quản Lộ - Phụng Hiệp nhằm phá thế độc đạo của QL1A, đồng thời rút ngắn khoảng cách từ Cà Mau đi Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng các tuyến đường tránh QL1A, Ql63, đường vành đai 2, hệ thống giao thông đối ngoại ngày càng hoàn thiện, phần nào đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển giao thông đường bộ liên tỉnh hiện nay. Giao thông đường thủy Các tuyến giao thông thủy quốc gia: Tuyến kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu: từ trung tâm Cà Mau (sông Gành Hào) đi Bạc Liêu. Tuyến kênh Quản lộ - Phụng Hiệp: từ trung tâm Cà Mau (sông Gành Hào) đi Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ. Sông Ông Đốc: từ Cà Mau (sông Tắc Thủ) đi thị trấn Sông Đốc. Các tuyến kênh này hình thành nên mạng lưới giao thông đường thủy của Thành phố Cà Mau: vận chuyển hàng hóa từ Cà Mau đi TPHCM và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Năm Căn, Sông Đốc, hiện có thể đáp ứng cho nhu cầu vận tải các loại tàu thuyền có trọng tải 600 – 700 tấn. Các tuyến giao thông thủy khác: Sông Tắc Thủ: từ trung tâm Thành phố Cà Mau đi khu Khí – điện – đạm Khánh An (sông Ông Đốc). Kênh xáng Lương Thế Trân: chạy về phía nam Thành phố, nối sông Gành Hào với sông Ông Đốc. Tuyến Rạch Rập từ sông Tắc Thủ đến Kênh xáng Lương Thế Trân Sông Trẹm từ sông Ông Đốc đi Thới Bình. Bến tàu: Bến tàu khách (Bến tàu A): trên sông Tắc Thủ hiện có khoảng 400 ghe, tàu vận chuyển 3500 – 4000 hành khách qua bến mỗi ngày. Cảng hàng hóa ( Bến tàu B): trên sông Gành Hào, cạnh khu nhà máy chế biến hải sản. Hiện có khoảng 2500 hành khách và khoảng 300 ghe tàu thông qua mỗi ngày. ] Đánh giá hiện trạng: hệ thống giao thông thủy của Thành phố Cà Mau hiện rất thuận lợi, đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đi Cần Thơ, TPHCM và các tỉnh ĐBSCL. Đây là một trong những thế mạnh về giao thông của Thành phố Cà Mau. Giao thông đường hàng không Sân bay Cà Mau hiện hữu với kích thước đường băng 1050m x 30m, đang khai thác cho mục đích dân sự trên tuyến Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 1 chuyến/ ngày. ] Đánh giá hiện trạng: Sân bay Cà Mau hiện tại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không của bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, với quy mô của một đô thị loại III, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu khí điện đạm, Thành phố Cà Mau cần có một số sân bay lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong những năm tới. Ngoài ra, vị trí sân bay hiện tại ảnh hướng lớn đến sự phát triển của Thành phố. Giao thông nội ô Thành phố Trên cơ sở quy hoạch chung được duyệt năm 2001, Tỉnh và Thành phố Cà Mau đã tiến hành nâng cấp các tuyến đường trong nội ô từ nguồn vốn ngân sách địa phương Các tuyến đường chính trong trung tâm Thành phố hiện trạng là mặt đường bê tông nhựa với mặt đường từ 8- 10m, vĩa hè 2 bên: 2x (4-6)m, lộ giới: 16 – 22m. Giao thông công cộng: hiện Thành phố chưa có hệ thống giao thông công cộng, phương tiện giao thông chủ yếu trong Thành phố là phương tiện cá nhân. Để đáp ứng nhu cầy vận chuyển hành khách của một đô thị loại 2 trong tương lai, cần thiết lập một hệ thống xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giải quyết các vấn đề về giao thông như kẹt xe, tai nạn giao thông, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Mạng lưới đường giao thông nội ô hiện nay phát triển chủ yếu trong khu trung tâm Thành phố trên địa bàn phường 2 và phường 5. Các khu vực còn lại mạng lưới đường còn rất thưa thớt, cần sớm đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đi lại của người dân. Cấp điện Hiện trạng cấp điện của Thành phố Cà Mau theo phân viện quy hoạch đô thị - nông thôn Miền Nam, 2007 thì: Nguồn điện Tỉnh Cà Mau hiện nhận điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua tuyến cao thế 110KV được lấy từ trạm 220/110kv – 250 MVA. Trạm 220KV được xây dựng tại xã Khánh An, trạm lấy nguồn bằng tuyến 220KV từ nhà máy điện Cà Mau (đặt tại xã Khánh An, huyện U Minh, cách trung tâm Thành phố Cà Mau 8km). Nhà máy điện Cà Mau là nhà máy tuốc bin khí chu kỳ hỗn hợp, gồm 2 tổ máy tuốc bin khí và 1 tổ tuốc bin hơi – chạy bằng khí được đưa từ mỏ PM3 ở biển Tây Nam tới địa điểm xây dựng nhà máy – có tổng công suất 720 MW. Năm 2001, ngành điện đầu tư xây dựng nhà máy điện Diezen tại xã Định Bình, Thành phố Cà Mau. Nhà máy gồm 5 tổ diezen công suất 2.100 KW/tổ và 5 tổ công suất 1.500 KW/tổ (nhà máy diezen chủ yếu làm nguồn dự phòng). Phụ tải điện Sản lượng điện thương phẩm của Tỉnh Cà Mau tăng khá cao, bình quân tăng 25,4% năm, chỉ tiêu cấp điện trên đầu người đạt bình quân 190 – 450 Kwh/người/năm. Lưới điện phân phối trong Thành phố có 2 cấp điện áp: 15kv và 22kv, trong đó chủ yếu là cấp chủ yếu. Các đường dây xây dựng ở các vùng nhiễm mặn xuất hiện tình trạng ăn mòn các thiết bị của trụ điện. Hành lang kỹ thuật lưới điện ở nội ô và ngoại thành hầu hết đều không đảm bảo an toàn. Các trạm phân phối đều là trạm ngoài trời. Cấp nước Theo cty cấp thoát nước & CTĐT Thành phố Cà Mau, 2006 thì: Nguồn nước Khu vực Bán đảo Cà Mau và Thành phố Cà Mau, nước mặt hoàn toàn bị nhiễm mặn và không có khả năng sử dụng làm nguồn cấp nước. Hiện tại Thành phố Cà Mau dùng nước ngầm với 20 giếng (trong đó có 19 giếng hoạt động và 1 giếng bị hư). Các giếng cung cấp 30 – 140 m3/giờ. Khả năng cung cấp nước 25.000m3/ngày của toàn hệ thống. Nước ngầm được bơm trực tiếp từ giếng lên chỉ được khử trùng bằng Clo và đưa thẳng vào mạng lưới cấp nước cho các đối tượng sử dụng, không qua các công trình làm sạch cơ học. Các giếng khoan hiện đang được khai thác ở các tầng chứa nước chính gồm: Tầng chứa nước thứ nhất (100 – 200m): có 4 giếng khai thác với lưu lượng nhỏ từ 30 – 45m3/ giờ. Tầng chứa nước thứ hai (200 - 257m): có 16 giếng, thực tế 15 giếng hoạt động với lưu lượng từ 90 – 140m3/ giờ, chiếm 92% lượng nước kahi toàn hệ thống. Các giếng bơm làm việc từ 9 đến 10 giờ trong 1 ngày. Tổng số hộ dân trong nội ô Thành phố được cấp nước sạch 19.973 hộ chiếm 51,3%. Còn lại toàn bộ số hộ ngoại thành chưa được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Thành phố mà tự khoan giếng để lấy nước, do các giếng khoan không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, làm ô nhiễm tầng chứa nước. Tiêu chuẩn cấp nước hiện nay tính trung bình khoảng 100 lít/người/ngày Mạng lưới cấp nước Mạng lưới cấp nước của Thành phố Cà Mau được xây dựng qua nhiều thời kỳ từ năm 1963 đến nay, có tổng chiều dài là 50.860m, trong đó: Với các tuyến ống đặt trước năm 1975: chất lượng ống đã bị hư hỏng nhiều, nằm không đúng quy hoạch lộ giới, khả năng sử dụng còn 60% Với các tuyến ống đặt từ năm 1984 đến 1992: chủ yếu là ống AC, ống bị rò rỉ nhiều do nền đất yếu, ống bị lún, mối nối bị hư bể. Với các tuyến ống đặt từ 1992 đến nay: là ống UPVC còn sử dụng tốt, lắp đặt đúng bị trí lộ giới quy hoạch, khả năng sử dụng đạt 80%. Đài nước: Thành phố Cà Mau hiện có 1 đài nước bằng bê tông cốt thép dung tích 150 m3, chiều cao tính đến đáy đài là 18m, chiều cao bầu chứa là 4m, nhưng do áp lực và lưu lượng nước quá yếu nên không lên được đài. Vì vậy đài nước không có tác dụng, cần sửa chữa lại để sử dụng Hiện trạng hệ thống thoát nước Hiện trạng thoát nước Thành phố Cà Mau là hệ thống kết hợp giữa mương, cống và hồ điều hòa. Thành phố Cà Mau có 46.908 mương cống, trong đó có 1.054m mương đất, rộng từ 0,3 – 0,4 m; 31.049 m mương xây, rộng từ 0,4 – 1,2 m; 13.526m cống bê tông cốt thép dọc theo các tuyến đường, rộng từ 0,8 – 1 m và 1.279m cống bê tông cốt thép qua đường, rộng từ 0,4 – 1,2 m (Cty cấp thoát nước&CTĐT, 2006) Đặc điểm của hệ thống thoát nước Thành phố Cà Mau là hệ thống chung, thu gom các loại nước thải sinh hoạt, nước thải tiểu thủ công nghiệp, nước mưa chảy tràn,… Hầu hết các loại nước thải đều chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống thoát nước đối với sự phát triển đô thị, Thành phố Cà Mau đã cố gắng đầu tư xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống cống rãnh thoát nước. Nhiều khu vực được lắp đặt hệ thống thoát nước mới kiên cố như các đường: Phan Ngọc Hiển, Lý Thường Kiệt, Lý Văn Lâm, Nguyễn Trãi,… Tuy nhiên nhìn chung hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước trong Thành phố. Sau những cơn mưa lớn, trung bình gần 50% con đường trong nội ô Thành phố Cà Mau bị ngập nước một phần hoặc ngập toàn bộ. Một số nguyên nhân gây ngập úng: + Sự quá tải, xuống cấp của hệ thống thoát nước Thành phố. + Hệ thống nắp đậy mương cống thoát nước vừa thiếu và hư hỏng rất nhiều, một bộ phận người dân thiếu ý thức bỏ rác vào mương cống gây tắc nghẽn đường thoát nước. + Công tác nạo vét mương cống đặc biệt mương cống nhỏ ở hộ dân chưa được quan tâm, một số công trình dân tự xây dựng lấn chiếm, làm thu hẹp đường thoát nước. + Sự không thường xuyên việc nạo vét, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước. + Thiếu những quy định xử phạt cụ thể đối với các trường hợp vi phạm các công trình tiêu thoát nước. + Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị thường không được các đơn vị xây dựng chấp hành đúng, dẫn đến nhiều công trình xây dựng chỉ quan tâm phần bao che, không xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước. + Độ cao hệ thống thoát nước so với mực nước biển thấp nên hạn chế tốc độ và khả năng tiêu thoát nước khi triều lên. + Hệ thống tiếp nhận nước thải từ mương cống chậm được nạo vét như ở các kênh rạch trong nội ô Thành phố, một số rạch bị lấn chiếm tùy tiện gần như không còn như: Đoạn kênh sau đường Lý Thái Tôn, phường 2 (từ kênh 16 đến đường Phan Ngọc Hiển), đoạn rạch Chùa phường 4. Vệ sinh môi trường đô thị Việc thu gom xử lý rác thải mặc dù đã x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá sự phát triển trong công tác quản lý, quy hoạch đô thị ở thành phố Cà Mau trong những năm gần đây.DOC
Tài liệu liên quan