Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, dĩ nhiên sự gia tăng giá xăng dầu trên thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại Việt Nam. Việc xăng dầu tăng giá đã làm ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, một trong số đó là người dân, mức sống của người dân ngày càng thấp khi giá xăng dầu ngày càng tăng cao. Ước tính, sự gia tăng giá xăng tại Việt Nam khiến cho mỗi cá nhân sử dụng phương tiện xe gắn máy mỗi tháng phải chi thêm bình quân khoảng 20.000 đồng so với thời điểm đầu năm 2004. Hơn nữa, mặt hàng xăng dầu tương đối không co giãn so với giá – nghĩa là giá tăng nhưng người sử dụng các phương tiện vận tải cơ giới vẫn phải sử dụng do không có nhiên liệu thay thế. Nhiều người có thu nhập không cao hay vừa đủ sống như trước đây hoặc những người có thu nhập cố định nay đã phải cắt giảm chi tiêu ở một số việc không cần thiết, thậm chí một số người còn ngại chạy xe ra đường chỉ vì sợ tốn xăng. Thực phẩm thì liên tiếp tăng giá trong thời gian dài làm cho các bà nội trợ cũng phải tiết kiệm tối đa chi tiêu, do đó thực đơn và chất lượng trong nhiều bữa ăn cũng giảm xuống rõ rệt. Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc công ty Quản lý kinh doanh và khai thác chợ Thủ Đức cho biết, ngay sau khi giá xăng dầu tăng, nhiều thương lái đã phải chấp nhận tăng chi phí cho vận chuyển nhằm kéo giá xuống để tăng sức mua.
22 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến ngành thủy hải sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lúc giá dầu thô tăng lên ở mức cao ngất ngưỡng 147USD/thùng (giá cao nhất trong lịch sử), cũng có lúc giá dầu thô chỉ còn 33USD/thùng (thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây), mà năm tiêu biểu cho giai đoạn này là năm 2008.
Trong 6 tháng đầu năm 2008 giá dầu thô thế giới lại tăng vọt lên hơn 100USD/thùng mà đỉnh điểm của nó là 147USD/thùng (tháng 6/2008). Nguyên do của đợt tăng giá này là xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Ä Cung cầu bất quân bình càng lúc càng thêm rõ nét: sản lượng dầu thềm lục địa Bắc Hải giảm nhanh hơn so với dự báo. Bạo động ở Algeria, Nigeria, Venezuela…góp phần đánh sụt lượng cung dầu thô. Cung giảm không cân đối được cơn khát dầu gia tăng theo cường độ bùng nổ tăng trưởng của hai nhóm N4 (chủ lực là Trung Quốc và Ấn Độ) và N11 (dẫn đầu là ASEAN).
Ä Theo Thượng Viện Mỹ mà cụ thể là Fadel Gheit khẳng định 40% giá dầu bị chồng thêm bởi yếu tố đầu cơ. Do giá dầu không ngừng leo thang nên các công ty hàng không quốc tế đã rót khoản tiền khổng lồ vào mua các “option” ở thị trường dầu tương lai, bảo đảm ngưỡng giá 100USD/thùng ổn định đến tháng 3 năm 2009. Không riêng lĩnh vực hàng không mà các công ty chuyên kinh doanh năng lượng (dầu & khí đốt) cùng thành phần kiếm lời thông qua mua bán chứng khoán tương lai đã tích cực khuấy động giá dầu thô trên thế giới. Khoảng 10.000 giao dịch thực hiện trong tháng 11/2007, tăng đột biến lên hơn 25.000 vài ngày đầu năm 2008.
Ä Sau hết, không kém quan trọng là đồng đôla tuột giá lại tác động làm tăng giá dầu thô thế giới vì dầu thô lấy USD làm bản vị.
Bảng 1: SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ CỦA DẦU THÔ TRONG NĂM 2008
Thời gian
Giá
USD/thùng
Tốc độ tăng, giảm
(%)
03/01/2008 – 21/01/2008
100
0
22/01/2008 – 26/02/2008
89
-11
27/02/2008 - 12/03/2008
101
1
13/03/2008 – 23/03/2008
110
10
24/03/2008 – 21/04/2008
99
-1
22/04/2008 – 21/05/2008
118
18
22/05/2008 – 10/07/2008
135
35
11/07/2008 – 21/08/2008
147
47
22/08/2008 – 09/10/2008
121
21
10/10/2008 – 10/11/2008
82
-18
11/11/2008 – 30/12/2008
60
-40
31/12/2008 – 26/01/2009
37
-63
(Nguồn tổng hợp từ báo tuổi trẻ và trang web
Còn trong 6 tháng cuối năm 2008, tình hình giá dầu thô lại hoàn toàn trái ngược, trong giai đoạn này thị trường dầu thô rớt giá thê thảm, mức thấp nhất chỉ có 33USD/thùng (tháng 12/2008). Sự giảm giá đột biến này phần lớn đến từ các nguyên nhân:
Ä Nguyên nhân chủ yếu do tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài chính thế giới, những nước có nguồn cầu dầu thô số 1 thế giới phải cắt giảm dự trữ và tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc khiến cho giá dầu tuột dốc không phanh.
Ä Do đồng USD tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác và do giới đầu tư dự báo về nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm do tốc độ phát triển kinh tế chậm.
Ä Dấu hiệu Nga bắt đầu rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở Gruzia cũng phần nào giải tỏa mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với Mỹ và châu Âu, khiến giá mặt hàng chiến lược này hạ nhiệt.
2.1.2. Biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam từ 2007 - 2009
2.1.2.1. Sơ lược biến động của giá xăng dầu ở Việt Nam từ 2007 - 2009
Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2010 thì giá xăng dầu trong nước cũng biến động không ngừng. Tuy nhiên những biến động này vẫn còn thoát ly, chưa hòa nhập với thị trường thế giới. Nguyên nhân chính là do việc vẫn còn tiếp tục can thiệp giá và áp dụng một cơ chế điều hành của Nhà Nước trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động rất nhanh chóng theo hai xu hướng ngược nhau đã dẫn đến một nghịch lý là: trong thời kỳ giá thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá tương đương, thậm chí cao hơn so với giai đoạn giá dầu trên thế giới tăng đỉnh điểm. Việc tăng hay giảm giá xăng dầu là do Nhà Nước quyết định và công bố. Ví dụ như biến động của giá dầu DO từ cuối năm 2007 cuối đến cuối năm 2009 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU DO TỪ CUỐI NĂM 2007 ĐẾN CUỐI 2009
Thời gian giữ mức giá
Giá
Đồng/lít
Tốc độ tăng
(%)
22/11/2007 – 24/02/2008
10.200
0
25/02/2008 – 22/07/2008
13.900
36,27
23/07/2008 – 01/10/2008
18.000
76,47
02/10/2008 – 08/11/2008
14.500
42,16
09/11/2008 – 05/03/2008
11.000
7,84
06/03/2008 – 08/08/2008
14.000
37,25
09/08/2008 – cuối 2009
15.500
51,96
(Nguồn tổng hợp từ báo Tuổi Trẻ và báo Kinh Tế Sài Gòn)
Mốc quan trọng nhất trong giai đoạn này là ngày 25/02/2008. Giá xăng dầu đã được Nhà Nước cho thả nổi theo giá thị trường. Theo nghị định số 55 thì giá xăng dầu đã được giao cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận sống chung với biến động của thị trường thế giới và sau ngày 25/02 thì giá xăng dầu cụ thể là:
- Xăng A92 tăng từ 13.300đ/lít lên 14.500đ/lít
- Xăng A95 tăng lên 14.800đ/lít
- Dầu Diesel 0,25S tăng từ 10.200đ/lít lên 13.900đ/lít
- Dầu madut tăng từ 8.500đ/lít lên 9.500đ/lít
- Dầu Diesel 0,5S tăng lên 13.950đ/lít
2.1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu để Nhà Nước đưa ra quyết định thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường
Trong lúc giá dầu thô thế giới đang tăng cao ở mức kỷ lục mà Việt Nam vẫn chưa sản xuất được xăng dầu phục vụ cho thị trường trong nước, do đó nhu cầu về nhiên liệu của Việt Nam phụ thuộc hầu như toàn bộ từ nguồn cung ở nước ngoài. Phải đến giữa năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì chúng ta cũng mới chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu (khoảng 6,5 triệu tấn/năm trong tổng nhu cầu là 13,5 triệu tấn/ năm) trong nước.Tuy nhiên đó vẫn chỉ là phần nhỏ trong khi đất nước ta ngày càng phát triển và nhu cầu về nhiên liệu để phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt ngày càng gia tăng
Nhà Nước không thể bao cấp giá mãi cho doanh nghiệp cũng như người dân, mà cần phải để cho doanh nghiệp tự hạch toán độc lập. Bởi vì nếu bao cấp giá như vậy thì hàng năm ngân sách nhà nước sẽ phải chi cho riêng khoản bù lỗ cho xăng dầu ngày càng lớn điều này sẽ làm ảnh hưởng tới một số mục tiêu của chính phủ. Ví dụ như chỉ riêng năm 2007, số tiền bù lỗ chi kinh doanh xăng dầu lên đến 11.000 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn, thay vì phải tập trung bù lỗ cho doanh nghiệp thì Nhà Nước có thể làm kinh phí xây các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hay hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số....
Nếu tiếp tục bao cấp về xăng dầu thì Nhà Nước sẽ vô tình bao cấp cho cả các doanh nghiệp nước ngoài và bao cấp luôn cho các nước láng giềng do tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trong tình trạng không thể kiểm soát được. Hiện nay giá xăng dầu của Campuchia vẫn cao hơn Việt Nam khá nhiều, do đó nhiều người dân ở biên giới thường xuyên đem dầu từ Việt Nam bán cho các đầu lậu ở Campuchia. Điều này là vô cùng nghiêm trọng với quốc gia, vì nó sẽ đẩy giá xăng dầu trong nước tăng cao, tạo cơ hội cho một số kẻ đầu cơ xăng dầu, làm cho nhà nước rất khó kiểm soát được giá xăng dầu.
Bảng 3: BẢNG GIÁ CỦA CÁC LOẠI XĂNG DẦU TRƯỚC VÀ SAU KHI NHÀ NƯỚC QUYẾT ĐỊNH THẢ NỔI THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG
Loại
Trước khi thả nổi
Đồng/lít
Sau khi thả nổi
Đồng/lít
Chêch lệch
Đồng/lít
%
Dầu DO
10.200
13.900
3.700
36,27
Dầu mamut
8.500
9.500
1.000
11,76
Xăng A92
13.000
14.500
1.500
11,54
Xăng A95
13.300
14.800
1.500
11,28
Dầu diesel loại 0,05
10.250
13.950
3.700
36,10
Dầu diesel loại 0,025
10.200
13.900
3.700
36,27
(Nguồn: )
Nhìn vào bảng có thể dễ dàng nhận thấy kể từ khi nhà nước có quyết định thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường thì sự chêch lệch giá giữa lúc chưa thả nổi và sau khi thả nổi là rất lớn. Dầu mamut và các loại xăng A92, A95 có chêch lệch ít nhất nhưng cũng là 1000 đồng/lít. Các mặt hàng dầu chênh lệch nhiều nhất, các loại dầu (trừ dầu mamut) đều tăng lên tới 3.700 đồng/lít. Điều này làm ảnh hưởng to lớn tới các doanh nghiệp, các hãng vận tải, các chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ,…
2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.2.1. Hệ quả của việc tăng giá xăng dầu đến lạm phát, CPI, tăng trưởng kinh tế
Giảm sức ép do thâm hụt ngân sách, giảm mức vay nợ hoặc thu thuế trog tương lai
Xăng dầu
Tiêu dùng cuối cùng (nhiên liệu cho đi lại, đun nấu, v.v…
Tiêu dùng trung gian (nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến, v.v…
Giảm sức ép lên ngân sách do cắt giảm trợ giá
Tăng mức giá chung ảnh hưởng
Sức ép tăng lương
Tăng giá các mặt hàng khác (gián tiếp, dây chuyền)
Tái cấu trúc lại nền kinh tế, dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các ngành, ảnh hưởng đến đời sống các nhóm dân cư, v.v…
Giảm méo mó trong nền kinh tế, giúp ổn định vĩ mô trong dài hạn
Hình1: Lược tả chuỗi ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu
(Nguồn: tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội)
Giá xăng dầu tăng không chỉ ảnh hưởng trong nước mà nó còn ảnh hưởng đến toàn cầu. Nó gây ra những ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều ngành nghề nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều tích cực mà việc tăng giá xăng dầu đem lại là giảm thâm hụt ngân sách, tạo sức ép để tiêu dùng tiết kiệm, chống buôn lậu, v.v…
Bản chất của việc tăng giá xăng dầu là nếu giữ giá xăng dầu thì ngân sách không chịu nổi. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp cận dần với mặt bằng giá thế giới nên việc tăng giá xăng dầu là phải làm. Tăng giá xăng là cần thiết để người dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ sức ép của thị trường thế giới. Việt Nam không thể như một ốc đảo êm đềm, tránh mọi ảnh hưởng từ bên ngoài và tiêu xài khi giá xăng còn rẻ. Tuy nhiên, cũng nên có lộ trình điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu, tránh giật cục, làm sao để người dân và doanh nghiệp có thể dự báo và có điều chỉnh nhất định. Theo chuyên gia về tài chính tiền tệ cho biết với mức tăng giá xăng 7/2008, tính cả tác động trực tiếp và gián tiếp, sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3%. Mục tiêu giảm lạm phát của chính phủ 6 tháng cuối năm 2008 là vô cùng khó khăn. Chính phủ sẽ phải rất quyết liệt trong việc ổn định giá cả, chống đầu cơ,… Việc tăng giá xăng sẽ làm cho CPI tăng thêm 1,5%. Các ngành vận tải, dệt may, đánh bắt thủy hải sản sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng. Theo bà Nguyễn Thị Thu, phó phòng phân tích kinh tế (ngân hàng nhà nước): việc tăng giá xăng dầu khiến lạm phát gia tăng. Điều này thể hiện rõ qua một số kênh chỉ dẫn. Thứ nhất, xăng dầu ảnh hưởng tới tất cả các nhóm hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng vì vậy khi giá của mặt hàng này tăng lên sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên. Thứ hai, xăng dầu tăng giá sẽ tác động tới chi phí của các doanh nghiệp và như vậy giá thành bị đội lên, kéo theo đó lợi nhuận đương nhiên bị giảm. Khi mức lợi nhuận bị sa sút đó vẫn trong chừng mực có thể chấp nhận được, doanh nghiệp sẽ cân nhắc để chưa tăng giá bán sản phẩm. Nhưng khi đến ngưỡng nào đó, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán. Mặt khác, khi tăng giá xăng dầu, cầu về các sản phẩm khác sẽ giảm xuống bởi khối lượng tiền dành cho xăng dầu sẽ nhiều lên khiến khối lượng tiền dành cho các hàng hóa khác giảm xuống. Tổng cầu của nền kinh tế,đương nhiên, do đó cũng bị giảm xuống. Tất cả các yếu tố nêu ra trên đây tác động hòa trộn lẫn nhau về cơ bản sẽ ảnh hưởng tiêu cực làm cho lạm phát gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.
2.2.2. Tác động của giá xăng dầu đến người tiêu dùng
Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, dĩ nhiên sự gia tăng giá xăng dầu trên thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu tại Việt Nam. Việc xăng dầu tăng giá đã làm ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, một trong số đó là người dân, mức sống của người dân ngày càng thấp khi giá xăng dầu ngày càng tăng cao. Ước tính, sự gia tăng giá xăng tại Việt Nam khiến cho mỗi cá nhân sử dụng phương tiện xe gắn máy mỗi tháng phải chi thêm bình quân khoảng 20.000 đồng so với thời điểm đầu năm 2004. Hơn nữa, mặt hàng xăng dầu tương đối không co giãn so với giá – nghĩa là giá tăng nhưng người sử dụng các phương tiện vận tải cơ giới vẫn phải sử dụng do không có nhiên liệu thay thế. Nhiều người có thu nhập không cao hay vừa đủ sống như trước đây hoặc những người có thu nhập cố định nay đã phải cắt giảm chi tiêu ở một số việc không cần thiết, thậm chí một số người còn ngại chạy xe ra đường chỉ vì sợ tốn xăng. Thực phẩm thì liên tiếp tăng giá trong thời gian dài làm cho các bà nội trợ cũng phải tiết kiệm tối đa chi tiêu, do đó thực đơn và chất lượng trong nhiều bữa ăn cũng giảm xuống rõ rệt. Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc công ty Quản lý kinh doanh và khai thác chợ Thủ Đức cho biết, ngay sau khi giá xăng dầu tăng, nhiều thương lái đã phải chấp nhận tăng chi phí cho vận chuyển nhằm kéo giá xuống để tăng sức mua.
2.2.3. Tác động của giá xăng dầu đến các doanh nghiệp
Ngày 21/07/2008, ngay sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng giá xăng lên 4.500 đồng/lít và giá dầu lên 3.900 đồng/lít, gần như ngay lập tức đã có những hiệu ứng liên quan. Chứng khoán ở cả hai sàn HTC và HOSE cùng đồng loạt giảm mạnh. Thị trường vàng, thị trường ngoại tệ đột ngột nóng lên do tâm lý mua tài sản dự trữ tăng cao. Không chỉ có chứng khoán, vàng, ngoại tệ mà hầu hết các doanh nghiệp vận tải, sản xuất đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng về việc tăng giá xăng dầu này. Điển hình, khi có thông tin xăng dầu tăng giá, Ban giám đốc Công ty vận tải Phương Trang đã họp khẩn cấp để bàn về việc tăng giá cước vận tải. Theo ông Ngô Văn Giáp, Phó Giám đốc Công ty cho biết, mức cước sẽ tăng khoảng 20% so với thời điểm đầu năm 2008 ở tất cả các tuyến và các phương tiên vận chuyển. Với giá mới, Phương Trang sẽ phải chi thêm 40 triệu đồng/ngày. Giá nhiên liệu tăng 28 – 30% nhưng giá cước chỉ tăng 20% để giữ khách. Vì vậy mỗi tháng Công ty phải mất khoảng 500 triệu đồng lợi nhuận. Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn dệt may Việt Nam, việc tăng giá xăng dầu lần này sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hiện tại ngành sử dụng khoảng 50% sợi PE (sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ). Khi giá dầu tăng, sợi PE cũng tăng theo khiến các doanh nghiệp nghiêng sang sử dụng bông sợi có nguồn gốc tự nhiên và làm cho loại sợi này tăng giá vì khan hiếm. Hiện có 90% bông vải và 100% sợi bông vải đang sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước, trong khi đó giá bông vải và sợi bông đang ở mức rất cao và dự đoán từ nay đến cuối năm 2008 giá sợi bông có thể đạt 1,75 USD/kg. Có thể dễ dàng nhận thấy việc tăng giá xăng dầu đã kéo theo một dây chuyền tăng giá điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu lợi nhuận đề ra của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu khác vì không chịu được nhiệt tăng giá của xăng dầu.
2.2.4. Tác động của giá xăng dầu đối với ngành khai thác thủy hải sản
Chưa bao giờ những chủ phương tiện đánh bắt thủy hải sản ở Việt Nam lại phải vất vả trước “cơn bão giá” như hiện nay. Xăng dầu tăng giá kéo theo hàng loạt dịch vụ nghề biển tăng theo… gây bất lợi cho những người sống bằng nghề khai thác biển. Hiện đã có không ít phương tiện khai thác xa bờ phải ngưng hoạt động. Ngày 22/11/2007 giá dầu tăng lên 10.200đ/lít, ngày 25/02/2008 tăng vọt lên 13.900đ/lít ( tăng 36%) và đến ngày 1/10/2008 lên đến 18.000 chỉ chưa đầy một năm mà giá dầu tăng lên 76,47% không chỉ mọi người ngỡ ngàng mà còn góp phần đẩy những phương tiện lẫn ngư dân khai thác nghề biển lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Như chúng ta đã biết xăng dầu là nguồn nguyên liệu rất quan trọng đối với nghề đánh bắt thủy sản, vì vậy khi tăng giá xăng dầu đã tác động dây chuyền đến nhiều mặt hàng khác, gây khó khăn và tạo áp lực cho người dân hoạt động trong ngành này. Sau đây là ví dụ điển hình ở 3 tỉnh có trữ lượng đánh bắt thủy hải sản lớn trong cả nước đó là tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau về nỗi khỗ của ngư dân sau khi giá dầu tăng lên.
2.2.4.1 Tỉnh Nghệ An
Ngay sau khi có quyết định tăng giá xăng dầu, ở Nghệ An nhiều tàu đánh cá đang đối mặt với nguy cơ nằm bờ vì không thể kham nổi giá nhiên liệu. Dọc theo các tuyến miền biển từ Cửa Lò, Cửa Hội, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,…hàng ngàn chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ đang bất động nằm bờ. Tại cảng cá Diễn Ngọc – Diễn Châu, khác với không khí tấp nập trên bến dưới thuyền, người mua kẻ bán nhộn nhịp trước đây, cảng cá hoang vắng lạ thường. Bão giá xăng dầu làm cho các hợp tác xã (HTX) buồn bã tính đến chuyện thua lỗ. Ông Ngô Sĩ Đông – chủ nhiệm HTX đánh bắt xa bờ Ngọc Châu cho biết : “chúng tôi có 3 đôi tàu đánh bắt xa bờ xăng dầu tăng giá liên tục nên chỉ cho một đôi ra khơi, sau khi tính toán thì thua lỗ 20 triệu đồng”. Hiện tàu nằm bờ, HTX đánh bắt xa bờ Ngọc Châu không có thu nhập và còn đang nợ lương công nhân trên 25 triệu đồng, nợ tiền dầu 130 triệu đồng. (nguồn:www. tuoitre.vn)
2.2.4.2 Tỉnh Ninh Thuận
Trong 3 tháng đầu năm 2008, ngư dân tỉnh Ninh Thuận khai thác đạt 11.337 tấn, bằng 17,7% kế hoạch năm và chỉ bằng 57,8% so với cùng kì năm trước. Theo lãnh đạo ngành cho biết: “sở dĩ sản lượng đạt thấp như vậy nguyên nhân vì thời tiết, ngư trường đánh bắt không thuận lợi và giá nhiên liệu tăng làm cho phần lớn tàu thuyền ở khu vực Cà Ná, Đông Hải và một số nơi năm bờ ngừng sản xuất trong thời gian dài”. Như vậy có thể thấy bên cạnh nguyên nhân do thời tiết, đã có mối liên hệ nhất định giữa việc tăng giá xăng dầu và việc giảm sản lượng khai thác. Tại cảng Cà Ná (Phước Diêm – Ninh Phước), dù đã vào cuối tháng 3 nhưng ghe thuyền vẫn còn đậu dày trên bến. Một ngư dân ở Cà Ná nhận xét: trước kia bình quân một chuyến tàu (nếu nghề pha xúc đi từ 1 đến hai ngày chi phí 3-4 triệu đồng, nay do giá nhiên liệu tăng cùng với sự tăng giá của các mặt hàng phục vụ, nên mức chi phí lên 6-7 triệu đồng làm bà con không dám đi thường xuyên. Cà Ná có tổng số 538 tàu cá thì 30% trong số đó thường xuyên phải neo bờ.
Cảng cá Đông Hải (Phan Rang – Tháp Chàm) có 485 tàu đánh cá của 2 phường Đông Hải và Mỹ Đông tại cảng, tính ra bình quân chỉ có 100 chiếc hoạt động (chiếm tỉ lệ 21 - 22%) mà toàn là tàu cá có công suất 90 CV trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản của tàu cá ở Đông Hải đã giảm 35%, trong 3 tháng đầu năm 2008 chỉ thu phí được 135 triệu đồng giảm 50 triệu đồng so với cùng kì năm ngoái. Tùy theo nghề, thời gian đánh bắt của tàu thuyền ở đây cũng khác nhau. Nếu thuyền nghề giã cào và lưới quét mỗi chuyến đi khoảng 9 – 10 ngày, thì thuyền làm lưới cản phải mất nửa tháng. Chỉ lấy riêng nghề làm lưới giã làm ví dụ có thể thấy rõ sự biến động do giá dầu tăng, nếu năm ngoái một cặp tàu lưới giã chi phí hết khoảng 20 triệu đồng tiền nhiên liệu thì bây giờ là trên 30 triệu đồng cho chuyến đi biển. (nguồn: www.ninhthuan.gov.vn)
.2.2.4.3 Tỉnh Cà Mau
Do xăng dầu tăng giá nên những tháng cuối năm 2008 mỗi tàu đánh bắt xa bờ ở tỉnh Cà Mau phải tăng thêm chi phí từ 20 triệu đến 70 triệu đồng trở lên cho một chuyến ra khơi. Mà trong khi Cà Mau hiện có 3.603 tàu khai thác thủy hải sản, trong đó có 1.137 phương tiện đánh bắt xa bờ thì chi phí tăng khoảng từ 22.740 đến 79.590 triệu đồng. Nhiều ngư dân đang phân vân “giữa hai dòng nước” nếu tiếp tục ra khơi thì sẽ nắm chắc phần lỗ lã, bằng không thì lấy gì để mưu sinh và trả nợ. Đây thật sự là một bài toán khó cho ngư dân. Mọi thứ điều tăng, trong khi giá hải sản thì không tăng, nguyên nhân là do các tư thương ép giá để bù đắp cho khoản chi phí xăng dầu trong những chuyến đi thu mua. Trước thực trạng này, không ít chủ tàu tuyên bố sẽ chuyển nghề hoặc đợi đến khi dầu sụt giá mới dám ra khơi đánh bắt. Việc làm của hàng chục ngàn bà con lao động nghề biển cũng sẽ bị lung lai.
Ông Nguyễn Hoàng Thiên, trưởng ban thủy sản thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết: Nếu chủ phương tiện trả tiền công dưới mức 40% trên tổng doanh thu sẽ không thuê được lao động đi biển. Nhưng để có tổng doanh thu từ 70 triệu đồng trở lên /chuyến thì không phải tàu nào cũng đạt được. chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều tàu câu mực đã tạm thời ngưng hoạt động do thua lỗ. Còn đối với nghề cào khơi, chi phí đầu tư sản xuất còn cao hơn. Một tàu đánh bắt xa bờ công xuất 250 CV sau chuyến đi biển 30 ngày phải đầu tư hơn 300 triệu đồng thì nay phải tăng thêm 70 triệu đồng/tàu/chuyến. Trong khi đó, sản lượng khai thác thủy sản không tăng, thậm chí còn giảm do nguồn lợi thủy sản ngày càng suy kiệt, cá tạp, cá phân thường chiếm từ 60% sản lượng thủy sản đánh bắt, trong khi tôm, cá và các hàng hóa có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm khoảng từ 6 đến 10% trên một chuyến đi
Để tháo gỡ khó khăn cho đội tàu khai thác thuỷ sản trong tình hình giá nhiên liệu liên tục tăng cao, những năm gần đây, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo cho Ngành Thuỷ sản phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề, chẳng hạn chuyển từ các nghề khai thác sử dụng nhiều nhiên liệu (như nghề cào) sang các nghề sử dụng nhiên liệu ít hơn, có hiệu quả cao hơn (như lưới vây, câu, …) hoặc hổ trợ một phần chi phí cho ngư dân trong mỗi chuyến ra khơi, nhằm đảm bảo trữ lượng thủy hải sản của tỉnh cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho ngư phủ, tránh tình trạng thất nghiệp dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội.
Cách làm này phần nào cũng đem lại hiệu quả khi có đến 60% các chủ tàu đồng ý chuyển loại hình khai thác hay tiếp tục khai thác trở lại. Tuy nhiên cách làm này cũng chưa thực sự đảm bảo cho ngư dân có lợi nhuận cho mỗi chuyến đi, và nguồn kinh phí của tỉnh cũng còn rất hạn chế, khó có thể hỗ trợ được cho tất cả các tàu, khi mà tình hình xăng dầu vẫn biến động không ngừng như hiện nay nên cũng còn rất nhiều ngư dân neo tàu chờ giá, nhưng đáng buồn hơn là có một số ngư dân đã phải bán tàu với giá rất thấp để trả nợ.
2.2.4.4 Tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu hiện có hơn 1000 tàu đánh bắt thủy sản ngoài khơi. Khi giá dầu tăng thì các chủ tàu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Theo ông Lê Hiền, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Đông Hải Tỉnh Bạc Liêu thì riêng ở huyện Đông Hải hiện có khoảng 375 phương tiện đánh bắt xa bờ ngưng hoạt động và thêm nhiều tàu tiếp tục nằm bờ mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do dầu tăng giá, từ tháng cuối năm 2007 đến giữa năm 2008, phần lớn ngư dân rơi vào tình trạng thua lỗ sau các chuyến đi biển, tàu nào hiệu quả nhất chỉ đủ khả năng hòa vốn là giỏi. Ngay cả ngư dân khai thác thủy sản trước kia ăn chia theo tỷ lệ lợi nhuận nay không còn dám đi biển theo hình thức chia trên, vì ngày công nhiều mà khai thác không có bao nhiêu, theo đó yêu cầu chủ tàu trả lương theo ngày công. Nếu ăn chia theo tỷ lệ lợi nhuận thì có nguy cơ trắng tay sau nhiều ngày cực lực trên biển. Trước đây theo thông lệ thỏa thuận miệng các tàu chuẩn bị xuất bến ra biển khai thác thì đã được các đại lý xăng dầu bán thiếu, khi nào về bán cá xong mới thanh toán. Nay dầu lên giá, các đại lý không kham nổi và không bán thiếu nên nhiều chủ tàu phải cho tàu nằm bờ.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN
3.1. CHÍNH SÁCH CHUNG
Gần đây khi Nhà nước cho các doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu thì Bộ Công Thương kiến nghi với chính phủ về một số giải pháp mới nhằm bình ổn giá cả thị trường. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép… Được tự định giá bán nhưng phải cam kết ổn định ít nhất trong vòng một quí.
Ngoài ra, trong điều kiện thị trường biến động bất thường, Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm ổn định thị trường. Các cơ quan quản lý có quyền tạm thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp khi phát hiện doanh nghiệp bán giá cao bất hợp lý.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị chính phủ cho phép áp dụng việc yêu cầu doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu, sắt thép… đăng ký giá bán với cơ quan quản lý bằng văn bản thông báo giá. Các doanh nghiệp công bố công khai giá bán và bán theo đúng giá này.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát tốc độ tăng giá, Chính Phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt. Chính phủ cũng sẽ có các biện pháp đảm bảo cho thị trường bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh, có kiểm soát và chống đầu cơ trong lĩnh vực này.
Trong đợt điều chỉnh này, Liên bộ cũng nhận định rằng đối tượng chịu áp lực lớn hơn là những hộ gia đình khó khăn tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa… theo đó, một cơ chế hỗ trợ cũng được ban hành đi kèm với đợt điều chỉnh này. Cụ thể là: Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ cho nhóm những người bị tác động trực tiếp nhiều nhất từ việc xăng dầu tăng giá và cho người nghèo, ví dụ như mở rộng diện hỗ trợ và cấp không thu tiền dầu cho các hộ dân ở các địa bàn chưa có điện lưới, cho các đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình thuộc diện chính sách; nâng mức bảo trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo; giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ cho người dân thay mới phương tiện để giảm thiểu chi phí nguyên liệu đối với đánh bắt xa bờ; thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi…
Bên cạnh những chính sách và biện pháp trên thì Nhà nước cần đầu tư để tìm những nguồn năng lượng mới như: biodiesel, điện nguyên tử, hydrogen, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… nhằm thay thế cho nguồn nhiên liệu xăng dầu đang bất ổn về giá và đang dần cạn kiệt .
3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY HẢI SẢN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU
Trước những khó khăn của bà con ngư dân, Bộ thủy sản đã đề nghị Chính phủ dùng một phần trong phí giao thông đường bộ thu qua xăng dầu để tái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến ngành thủy hải sản của Việt Nam.doc