Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ
1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes 3
1.1.1 Tư tưởng kích cầu 3
1.1.2 Khái niệm kích cầu 8
1.2 Lý thuyết về tổng cầu và kích cầu 8
1.2.1. Chính sách tài khóa 8
1.2.2 Tác động của chính sách tài khóa 14
1.2.3 Chính sách tiền tệ mở rộng 15
1.2.3.1 Định nghĩa chính sách tiền tệ 15
1.2.3.2 Các công cụ chính sách tiền tệ mở rộng 16
1.2.3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở 16
1.2.3.2.2 Chính sách chiết khấu 16
1.2.3.2.3 Dự trữ bắt buộc 17
1.2.4 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng 18
1.2.4.1 Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng 18
1.2.4.2 Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới thu nhập 19
1.2.4.3 Chính sách tiền tệ mở rộng trong hệ trục mức giá - sản lượng 20
1.2.4.1 Hiệu quả của chính sách tiền tệ 20
1.2.5 Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 23
1.2.5.1 Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 23
1.2.5.2 Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 24
1.2.5.3 Sự khác nhau về hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 24
1.2.6 Cân đối ngân sách và tác động tiềm ẩn đến nền kinh tế vĩ mô 24
Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 29
2.1.1 Thực trạng khủng hoảng 29
2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 35
2.1.3 Các gói kích cầu của các nước 36
2.2 Việt Nam 39
2.2.1 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam 39
2.2.2 Giải pháp của chính phủ Việt Nam 49
2.3 Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam 56
2.3.1 Tích cực 56
2.3.1.1 Đối với Doanh nghiệp Việt Nam 56
2.3.1.2 Đối với nền kinh tế chung 58
2.3.2 Tiêu cực 59
2.3.2.1 Đối với Doanh nghiệp 59
2.3.2.2 Đối với nền kinh tế chung 61
2.4 Định hướng và thách thức 2010 61
2.4.1 Một số đặc thù của nền kinh tế Việt Nam 61
2.4.2 Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 62
Lời kết 64
Tài liệu tham khảo 65
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như các nhà hoạch định chính sách đôi khi không thống nhất với nhau về việc liệu chi tiêu chính phủ có vai trò thúc đẩy hay làm chậm tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ quy mô lớn của chi tiêu chính phủ cho rằng, các chương trình chi tiêu của chính phủ sẽ giúp cung cấp các hàng hóa công cộng như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Họ cũng cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân như lý thuyết của trường phái Keynes đã chỉ ra.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quy mô nhỏ của chi tiêu chính phủ lại có quan điểm ngược lại. Họ giải thích rằng, chi tiêu chính phủ quá lớn và sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó sẽ làm dịch chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ kém hiệu quả. Họ cũng chỉ ra rằng, sự mở rộng chi tiêu công sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Ví dụ như những chính sách cải cách thuế và an sinh xã hội, bởi vì những người chỉ trích có thể sử dụng sự thâm hụt ngân sách làm lý do để phản đối những chính sách cải cách nền kinh tế này.
Thật vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong gần một thập kỷ qua phần nhiều dựa vào các luồng chi tiêu kích cầu. Chủ yếu thông qua ba nguồn: chi tiêu chính phủ; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tăng trưởng tín dụng( cung tiền ).
Tăng chi tiêu chính phủ và mở rộng tín dụng doanh nghiệp, một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính.
Giờ chúng ta sẽ nghiên cứu tới tác động của chính sách tài khóa tới vấn đề thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa có liên quan chặt chẽ tới vấn đề thâm hụt ngân sách và thoái lui đầu tư. Trước hết ta sẽ nghiên cứu về vấn đề thâm hụt ngân sách để thấy được tầm ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế chung của đất nước. Chính sách tài khóa thường thể hiện trong quá trình lập, phê chuẩn và thực hiện ngân sách nhà nước. Thật vậy, chi tiêu chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là bộ phận chính của chi ngân sách nhà nước, điều này cũng tương tự như là thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hằng năm của chính phủ, bao gồm các khoản thu ( chủ yếu từ thuế ) và các khoản chi ngân sách.
Hầu hết ngân sách của các quốc gia trên thế giới đều phải đương đầu với vấn đề thâm hụt ngân sách. Vậy để hiểu rõ hơn về thâm hụt ngân sách thì ta nên đi vào công thức sau đây:
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có :
B = T – G
( Với T là thuế, G là chi tiêu của chính phủ )
Khi B > 0 ta có thặng dư ngân sách
Khi B = 0 ta có cân bằng ngân sách
Khi B < 0 ta có thâm hụt ngân sách
Theo quan điểm trong lý thuyết tài chính hiện đại, ngân sách nhà nước không nhất thiết phải cân bằng. Vấn đề là phải quản lý nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, các chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi ngân sách vẫn phải nằm trong khuôn khổ của thu ngân sách.
Khi áp dụng lý thuyết này vào nền kinh tế thi trường thì chúng ta nhận thấy rằng, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ bảo tốt về chính sách tài khóa của chính phủ. Điều này thật đúng, một nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ đến thâm hụt ngân sách. Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Điều ngược lại đó là chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ : Chi ngân sách tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thoái, bất chấp mọi biện pháp của chính phủ.
Thâm hụt ngân sách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với tình hình hoạt động của nền kinh tế của một quốc gia. Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các chính phủ phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Và các biện pháp cơ bản thường được chính phủ các nước dùng đó là : tăng chi và giảm thu. Và điều này sẽ được áp dụng ngược lại trong trường hợp tình hình kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, khi đó các biện pháp tăng thu giảm chi sẽ không còn nữa mà thay vào đó là biện pháp kích cầu giảm thu tăng chi.
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về tổng cầu, kích cầu và cách áp dụng chúng vào từng trường hợp cụ thể.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu về tác động của những chính sách này đến tình hình kinh tế và xã hội của chúng ta như thế nào. Và tình hình ngân sách Việt Nam thời gian này được phản ánh dưới những con số được thu thập dưới đây:
Mức chi tiêu chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng từ 15-25% GDP. Bảng sau cho thấy, quy mô chi ngân sách của Việt Nam hiện nay vào khoảng 30% GDP, và gần gấp đôi so với con số của Thái Lan, Singapo và Philippin. Đây thực sự là một thách thức lớn với duy trì tăng trưởng và cân bằng ngân sách trong những năm tới đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bảng so sánh quốc tế : Quy mô chi ngân sách (%GDP)
Tên nước
1990
1995
2000
2006
Trung Quốc
18.5
12.18
16.29
19.2
Hàn Quốc
15.54
15.76
18.91
23.6
Indonesia
19.6
14.68
15.83
20.07
Malaysia
27.68
22.07
22.89
24.92
Philippines
20.4
18.17
19.27
17.31
Singapore
21.3
16.1
18.84
15.8
Thái Lan
13.94
15.35
17.33
16.38
Việt Nam
21.89
23.85
23.36
29.79
Theo nguồn ADB(2007)
Quy mô chi tiêu quá lớn của khu vực nhà nước đã kéo theo tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong những năm vừa qua. Thâm hụt ngân sách ( kể cả chi nợ gốc) đã vào khoảng 5% GDP mỗi năm và được tài trợ thông qua vay nợ trong nước ( khoảng 3/4) và vay nợ nước ngoài ( khoảng 1/4). Theo số liệu tính toán bởi IMF, tính đến cuối năm 2007 tích lũy của các khoản thâm hụt hàng năm này đã tạo thành nợ chính phủ vào khoảng 50% GDP.
Trên cơ sở nhận thức mới vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường, công cuộc đổi mới hệ thống tài chính đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Thuế và chi tiêu chính phủ đang dần trở thành công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước. Tuy nhiên, trước thực trạng của ngân sách Việt Nam như phân tích từ bảng số liệu trên đây thì ta thấy chính phủ nên có những giải pháp cân đối ngân sách kịp thời và phương hướng thu chi ngân sách hợp lý.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009
2.1.1 Thực trạng khủng hoảng
Từ những yếu kém của khu vực tài chính đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Bắt đầu từ quý III/2008 nền kinh tế thế giới bắt đầu có biểu hiện của sự suy giảm kinh tế và sau đó mức độ càng ngày càng trầm trọng ở hầu hết các các nước.
Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3% thấp hơn nhiều so với mức 5,2% của năm 2007 và thấp hơn mức dự đoán là 3,9%. Kể từ cuộc đại suy thoái năm 1029-1930, thì đây có thể xem là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Đây là một sự sụt giảm đáng kể đối với nền kinh tế thế giới.
Biểu đồ Tăng trưởng kinh tế Thế giới năm 2005- 2009
(Số liệu được lấy từ Tạp chí Ngân hàng Số 2+3/2010 )
Cụ thể hơn trong 3 quý đầu năm 2009, GDP của một số nước giảm mạnh so với năm 2008, ta có bảng so sánh sau:
Các nước
GDP
Các nước
GDP
Mỹ
-3,23%
Thái Lan
-4,93%
Khu vực Euro
-4,6%
Malaysia
-3,77%
Anh
-5,37%
Trung Quốc
+7,63%
Nhật Bản
-6,6%
Ấn Độ
+6,6%
Nga
-9,87%
Indonesia
+4,23%
Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy GDP của các nước trên đều bị âm, tức là so với năm 2008 thì mức GDP của 3 quý đầu năm 2009 đều thấp so với năm 2008 , tức tăng trưởng kinh tế của các nước trên đều thấp hơn nhiều so với năm 2008. Sở dĩ có kết quả như trên là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã âm ỉ từ cuối năm 2007 và bùng phát vào năm 2008 và năm 2009 khiến cho các nước có nền kinh tế mạnh hay yếu đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Suy giảm kinh tế khiến thu nhập của người dân giảm dẫn đến tổng cầu giảm, khi đó tổng cung trong nền kinh tế lại khá cao. Do cung > cầu nên dẫn đến GDP thấp.
Mức suy giảm thương mại toàn cầu năm 2008 là 9% và là mức suy giảm lớn nhất trong 7 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu hàng hóa giảm, giao thương giữa các nước cũng giảm làm cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, lúc này nền kinh tế của các nước đều bị thu hẹp dẫn đến lượng xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh. Ước tính lượng xuất khẩu ở các nước phát triển là 10%, và ở các nước đang phát triển là 3%.
Trong gần 30 năm qua trong tất cả các hoạt động kinh tế thì thương mại luôn là lĩnh vực tăng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng vượt GDP, thế nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khiến cho phát triển thương mại của các nước lao đao, đây thực sự là bài toán kinh tế lớn đối với các nước.
Thị trường tài chính của các nước yếu đi nhanh và bị co hẹp nhiều. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm sút rộng, sâu và liên tục. Từ 1/10-7/10, chỉ số Dow Jones (được hiểu là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: công nghiệp DJIA , vận tải DJTA và dịch vụ DJUA ) đã mất 1.400 điểm, tương đương mức sụt giảm 13% giá trị và xuống dưới ngưỡng 9.500 điểm. Chỉ số S&P500 ( là chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro/lợi nhuận của các công ty hàng đầu) và chỉ số Nasdaq (là chỉ số chứng khoán của tất cả các cổ phiếu phổ thông và chứng khoán tương tự được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ và được xây dựng từ hơn 3000 cổ phiếu bộ phận bao gồm các cổ phiếu của các công ty Mỹ và công ty nước Ngoài, nên chỉ số Nasdaq không chỉ là chỉ số cổ phiếu của chứng khoán Mỹ ) cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5 ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này. Tóm lại giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán (cổ phiếu) Mỹ mất khoảng 7.500 tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này.
Nguồn: World-Crisis.net
Nhiều ngân hàng Mỹ phá sản, hàng trăm ngân hàng nộp đơn xin hưởng “Chương trình hỗ trợ “ của chính phủ Mỹ. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10/2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010. Northern Rock và Bradford và Bingley plc của Anh cũng lâm vào tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh…
Khi hệ thống Ngân hàng yếu đi thì việc cho vay sẽ bị hạn chế, thu nợ khó, khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng và đương nhiên giá cả hàng hóa cũng tăng cao, khi đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp càng nhiều khiến lượng công nhân mất việc làm tăng lên nhanh chóng, lúc này lạm phát và thất nghiệp của các nước cũng sẽ tăng.
Giá cả leo thang khiến giá dầu thế giới bất ổn
Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa, số người bị đói tăng cao, hơn 30 quốc gia đối mặt với nguy cơ đói lương thực. Năm 2008 số người bị đói tăng lên hơn 1 tỷ người, và hơn 30 quốc gia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực đáng báo động.
Tất cả các số liệu trên đây đã minh chứng một điều đó là nền kinh tế thế giới đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển mà ngay cả các cường quốc có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về nhiều mặt như Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Đức… cũng bị thiệt hại nặng nề. Sản lượng tụt xuống quá nhanh không thể đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Sản lượng thiếu hụt làm cho lương thực cũng thiếu hụt khiến đời sống nhân dân cũng lâm vào tình trạng cực khổ. Không những vậy tình trạng này còn kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, người lao động mất việc, thu nhập giảm một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu của người dân giảm xuống, trong khi mức cung vẫn giữ ở trạng thái phát đạt. Như vậy là nền kinh tế mất cân băng, cung lớn hơn cầu.
Đó là toàn bộ thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra trên thế giới. Để có bài thuốc hữu hiệu chữa lành căn bệnh này, chính phủ các nước phải tìm rõ căn nguyên của nó, và sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái kinh tế như trên.
2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính
Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chúng ta cần phải xem xét.
Khủng hoảng tài chính là mối lo ngại của toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất xuất phát từ Mỹ với việc xoá nhoà ranh giới giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm. Việc bành trướng về quân sự, chính trị của Mỹ đòi hỏi chi tiêu rất lớn, gây thâm hụt ngân sách với quy mô chưa từng có. Khi ngân sách thâm hụt thì nguồn vốn nước ngoài vào Mỹ sẽ tăng làm cho tổng nguồn vốn cũng tăng, lúc này chính phủ Mỹ đã cho vay dưới tiêu chuẩn tín dụng nhiều và dễ dãi trong việc cho vay bất động sản khiến cho rủi ro tăng cao. Và thực tế điều này đã vô tình tạo ra các bong bóng tài chính khổng lồ. Bên cạnh đó chính phủ Mỹ còn phát triển nhanh nhiều trái phiếu cổ phiếu có nguồn gốc bất động sản tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường cho Ngân hàng và dân chúng. Những hoạt động trên làm cho thị trường tài chính và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Tại Mỹ Sự sụp đổ tài chính phố Wall là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng. Tiếp theo đó bong bóng thị trường nhà ở vỡ khiến các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước khác và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ Mỹ là một cường quốc kinh tế vững mạnh, đứng đầu trên thế giới về nhiều mặt như công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ…, hơn nữa nó cũng là một thị trường nóng đối với thế giới.
Tuy nhiên xét đến tận cùng gốc rễ thì cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ vấn đề về mô hình và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do chính phủ Mỹ đã quá tin vào lý thuyết tự do hoá tài chính thị trường tự điều tiết và tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó việc thiếu sự kiểm soát quản lý và điều tiết của Nhà nước và việc đưa ra những chính sách sai lầm trong từng thời kỳ cũng góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ bên bờ vực thẳm.
Cả 2 nguyên nhân đều bắt nguồn từ một nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới có quan hệ sâu rộng và chặt chẽ đến các nền kinh tế nên đã khiến cho các nước và khu vực trên thế giới cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
2.1.3 Các gói kích cầu của các nước
Ở Mỹ, 17/2/2009 Barack Obama đã ký đạo luật American Recovery and Reinvestment Act cho phép chính phủ Mỹ thực hiện gói kích thích trị giá 787 tỷ đôla. Gói kích thích 787 tỷ USD của Mỹ bao gồm: 288 tỷ USD cho miễn giảm thuế, 144 tỷ USD cho cứu trợ tài chính Nhà nước, 111 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, 81 tỷ USD cho việc bảo vệ , 59 tỷ USD cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng , 53 tỷ USD cho giáo dục và đào tạo, 43 tỷ USD cho phát triển nguồn năng lượng, 8 tỷ USD cho những việc khác.
Nhìn chung gói kích thích của Mỹ hướng tới khu vực tài chính để cứu trợ hệ thống không bị sụp đổ ( phù hợp do cuộc khủng hoảng ở Mỹ là ở khu vực tài chính). Ngoài ra còn hướng tới các ngành công nghiệp chủ chốt như ngành công nghiệp xe hơi. Vì thế mà nó mang tính sửa sai nhiều hơn tính chất kích thích.
Cơ cấu gói kích cầu 787 tỷ USD của Mỹ
Ở Trung Quốc đã thực hiện gói kích cầu có quy mô là 586 tỷ USD hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng (45%), giải quyết hậu quả của quá trình phát triển quá nóng, khắc phục hậu quả của thiên tai. Thật ra việc khắc phục hậu quả của thiên tai dù kinh tế không bị suy thoái thì vẫn phải thực hiện, ở đây chính phủ Trung Quốc đã lồng ghép việc khắc phục thiên tai với kích thích phát triển kinh tế trong cùng 1 gói kích cầu nên đã tạo hiệu quả tâm lý rất cao.
Malaysia là một nước đang phát triển cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế thứ 2 trị giá 60 tỷ ringgit (tương đương 16,26 tỷ USD) trong nỗ lực nhằm ngăn chặn tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này sẽ được sử dụng trong hai năm 2009 và 2010, trong đó 15 tỷ ringgit dành cho hệ thống tài chính, 25 tỷ ringgit cho các quỹ bảo đảm, 10 tỷ ringgit cho đầu tư cổ phiếu và 10 tỷ ringgit cho các biện pháp khác, bao gồm cả các ưu đãi thuế.
Chính phủ Thái Lan cũng vừa thông qua gói kích cầu trị giá 8,6 tỷ USD. Dự định sẽ dùng gói kích cầu này vào việc triển khai xây dựng nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển hệ thống thủy lợi, hệ thống vận tải, các nguồn năng lượng thay thế, cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch và giáo dục, các dự án phát triển nông nghiệp…
Sau đây là quy mô gói kích cầu của một số nước
Quốc gia
Số tiền
(tỷ USD)
% GDP
Quốc gia
Số tiền
(tỷ USD)
% GDP
Mỹ
787
5,5%
Ấn Độ
18,7
1,55%
Trung Quốc
586
13,5%
Australia
10
1,0%
Nga
340
20,2%
Pakistan
7,8
4,7%
Nhật Bản
225
4,6%
Việt Nam
9
9,0%
Đức
50 tỷ EUR
1,8%
Thái Lan
8,6
3,1%
Anh
38
1,4%
Malaysia
16,26
2,0%
Pháp
24,5
0,85%
Thụy Sĩ
1,3
0,26%
Tây Ban Nha
11
0,69%
Gruzia
2,2
17%
Việt Nam
2.2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam
Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống tài chính là huyết mạch của nền kinh tế nên khi gặp khủng hoảng nó sẽ làm tất cả các hoạt động kinh tế khác đình trệ. Với Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển- với tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được 2 năm (1/11/2007), lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao..., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước nhưng cũng rất lớn và khá rộng.
Thứ nhất, khi hoạt động thương mại của thế giới suy giảm thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khăn lớn và giảm về cả số lượng lẫn giá cả do tổng cầu thế giới giảm và do cạnh tranh trên thế giới. Xuất khẩu có tình trạng tháng sau thấp hơn tháng trước bắt đầu từ tháng 8/2008 và gặp khó khăn nhất vào năm 2009. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỉ USD; giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2008, giá cả các loại hàng hóa tăng mạnh, trong khi những biến động kinh tế thế giới chưa tác động nhiều đến việc xuất nhập khẩu, song tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 64 tỷ USD. Sang đầu năm 2009, do xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và châu Âu chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và khi mà các nước này đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính thì dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước này giảm khiến cho tổng cầu giảm, vì thế tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này cũng giảm. Xuất khẩu của Việt Nam được dự đoán là sẽ sụt giảm 12,2% trong năm 2009 do nhu cầu thế giới giảm và giá quốc tế thấp hơn. Năm 2009, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, kéo theo sự cạnh tranh trong khi giá cả có xu hướng giảm...
Xuất khẩu suy giảm là hệ quả tất yếu khi kinh tế thế giới khó khăn, tổng cầu hàng hóa giảm dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với suy giảm kép tức là giảm cả về khối lượng lẫn giá cả. Và hiện nay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng đang chịu tác động của suy giảm kép: giá giảm, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước bị thu hẹp.
Thứ hai là về vấn đề giảm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia do hai nguyên nhân. Thứ nhất, do giảm lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Thứ hai, do kiều hối giảm mạnh, đặc biệt là kiều hối đầu tư.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam trong tháng 6/2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 279.150 lượt. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 1.893.605 lượt, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt. Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng là trên 2,2 triệu lượt; khách đến vì công việc là 783 nghìn lượt người, khách đến vì các mục đích khác là 245 nghìn lượt. So với năm 2008, các con số trên giảm tương ứng là 14,8%; 0,2% và 8,6%. Các nước có lượng du khách lớn vào Việt Nam hàng năm cũng giảm đáng kể trong năm 2009 này. Cụ thể Hàn Quốc giảm tới 19,4%, Trung Quốc giảm 18,0%, Thái Lan giảm 16,3%, Đài Loan giảm khoảng 10%, Úc giảm 6,9%...
Nguyên nhân là do nền kinh tế chưa phục hồi sau khủng hoảng nên vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động du lịch. Ở nước ta, sản xuất và xuất khẩu giảm sút, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động, tình hình dịch bệnh cúm A- H1N1, bão lụt dữ dội trên diện rộng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng đã làm ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch Việt Nam.
Minh chứng tiếp đó là theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 31/12/2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Với lao động ở nước ngoài mối năm gửi về nước trên 300 tỷ USD, đây là một nguồn tài chính quan trọng đối với các nước đang phát triển. Tiền do người thân đang làm việc ở nước ngoài gửi về thường là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình, nó hỗ trợ việc tiêu dùng cá nhân và đầu tư vào nhà cửa.
Suy giảm kinh tế toàn cầu trong hai năm 2008 và 2009 đã làm giảm lượng kiều hối của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vì suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu lao động nhập khẩu. Nên khi suy giảm kinh tế xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới khiến kinh tế của các nước đông kiều bào Việt Nam cũng sút giảm dẫn đến tỉ lệ kiều bào thất nghiệp gia tăng. Vì thế lượng ngoại tệ do kiều bào gửi về cũng giảm đáng kể.
Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng với việc giảm lượng kiều hối và nguồn thu từ du lịch, các nguồn cân đối ngoại tệ của VN trong năm 2009 như xuất khẩu dự báo giảm 9,9%, FDI giảm mạnh và du lịch sụt giảm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cân đối ngoại hối.
Thứ ba, các tổ chức tài chính của Việt Nam gặp khó khăn trong giai đoạn này. Các ngân hàng đã hạn chế việc cho vay, và do không thu được nợ nên đành phải tăng lãi suất cho vay. Điều này khiến các Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc sản xuất, nên giá cả hàng hóa leo thang khiến lạm phát và thất nghiệp cũng tăng cao. Ước tính chỉ số lạm phát trung bình năm 2008 là xấp xỉ 25%. Nhìn chung hệ thống tài chính ngân sách nguồn thu giảm rõ rệt qua lãi doanh nghiệp và thuế của dân và tổ chức kinh tế giảm.
Chỉ số lạm phát của Việt Nam
Đồ thị giá thép Việt Nam năm 2008
Thứ 4, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp. Chứng khoán tụt dốc không phanh 10/2007 từ mức 1.090 điểm; đến cuối 12/2008 còn 290 điểm, tức giảm 70%.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu có tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 9/2008. Cụ thể là sau bốn năm liền tăng trưởng trên 20%, thì lần này VN-Index (VnIndex bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) lại mất tới 66% giá trị trong năm 2008: mở đầu năm ở mức 921 điểm nhưng kết thúc ngày 31/12 chỉ còn hơn 315 điểm. Chỉ số HaSTC (Hastic Index bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội) cũng mất đi 67,5%. Đây là mức độ sụt giảm cao trong khi hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới chỉ giảm từ 35%-45%.
Đây là 2 chỉ số chứng khoán tiêu biểu, đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam mà hiện nay việc đánh giá chỉ số chứng khoán cũng có thể đánh giá được tình hình kinh tế của nước đó. Từ những chỉ số chứng khoán trên ta có thể thấy được kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chỉ số chứng khoán giảm như trên là do 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, do sau Tết âm lịch nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát đã làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh như thực hiện Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Quyết định 03 này còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây khiến các công ty chứng khoán không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ Repo, cầm cố để đầu tư chứng khoán dẫn đến thị t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động của gói kích cầu đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2009.doc