Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề Cơ sở lý luận. 3
I. Tăng trưởng kinh tế: 3
1. Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3
a. Nền Kinh tế quốc dân. 3
b. Quan điểm toàn diện về phát triển kinh tế: 4
2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế. 6
a. Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Products) và Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Products). 6
b. Thu nhập Xuất khẩu và phát triển Thương mại quốc tế. 8
c. Mức Tiết kiệm - Đầu tư. 8
3. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế : 9
a. Các nhân tố kinh tế: 9
b. Các nhân tố phi kinh tế: 13
II. Phương pháp Đánh giá tác động của sự phát triển thuỷ sản đến tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân 13
1. Cơ sở để đánh giá tác động phát triển thuỷ sản đến tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 13
2. Sự cần thiết phải đánh giá tác động tác động của sự phát triển thủy sản tới tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 14
3. Các công cụ dùng để lượng hoá tác động của sự phát triển thủy sản tới tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 16
a. Hàm xu hướng đánh giá mức độ tác động của sự tăng trưởng Thuỷ sản đến tăng trưởng nền Kinh tế quốc dân: 16
b. Hệ số co dãn đo tác động của tốc độ tăng trưởng ngành đến tốc độ tăng trưởng của nền Kinh tế quốc dân. 17
c. Dùng hệ số ICOR để so sánh hiệu quả đầu tư trong ngành thuỷ sản với hiệu quả đầu tư của cả nước . 17
d. Dùng phương trình hồi quy để đánh giá tác động của thủy sản tới thu nhập ngoại tệ của quốcgia 18
Chương II: Thực trạng phát triển thuỷ sản và tác động của nó tới tăng trưởng của nền KTQD Việt Nam . 19
I. Thuỷ sản trong nền KTQD Việt nam : 19
1. Tiềm năng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam. 19
a. Điều kiện tự nhiên. 19
b. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. 21
2. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1991- 2002. 22
3. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển thuỷ sản: 25
II. Tác động của sự phát triển thuỷ sản tới tăng Trưởng của nền kinh tế quốc dân . 27
1. Tác động của khu vực kinh tế thuỷ sản tới nền kinh tế quốc dân 27
a. Tăng trưởng kinh tế . 27
b. Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội : 42
c. Môi trường: 50
2. Lượng hoá tác động của sự phát triển thủy sản tới tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 51
a. Tác động của sự phát triển thuỷ sản tới thu nhập quốc dân 51
b. Tác động của sự phát triển thuỷ sản tới mức tiết kiệm- đầu tư : 55
c. Tác động của sự phát triển thuỷ sản tới thu nhập xuất nhập khẩu và phát triển thương mại quốc tế : 57
Chương III : Kết quả nghiên cứu và giải pháp 61
I. Kết quả nghiên cứu : 61
1. Về đầu tư phát triển : 61
2. Về thu nhập xuất khẩu và phát triển thương mại quốc tế : 62
3. Về thu nhập quốc dân : 63
II. Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010. 63
1. Nhận thức và quan điểm phát triển thuỷ sản đến năm 2010. 63
2. Các mục tiêu của chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010. 66
a. Mục tiêu tổng quát. 66
b. Các mục tiêu cụ thể: 67
III. Giải pháp cho sự phát triển bền vững và thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010. 67
1. Tăng cường năng lực thể chế. 67
2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế : 68
a. Phát triển công nghiệp thuỷ sản và công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngành thuỷ sản : 68
b. Đầu tư hợp lý phát triển cơ cấu ngành thuỷ sản : 68
3. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế : 69
4. Tổ chức triển khai quy hoạch : 69
5. Huy động các nguồn vốn cho phát triển thuỷ sản : 70
6. Tăng cường các nỗ lực về khoa học công nghệ cho phát triển ngành . 71
7. Giải pháp về thị trường. 73
8. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 74
Kết luận 76
Danh mục tài liệu tham khảo 77
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của sự phát triển thuỷ sản lên tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100
1.105
18,8
3.192
54,4
1.088
18,5
485
8,28
Nguồn : Bộ thuỷ sản.
Như vậy tổng mức đầu tư cho toàn ngành đã tăng khá nhanh, nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng mức đầu tư là 2.829.340 triệu đồng thì giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 13.391.956 triệu đồng, tức là tăng lên 4,73 lần. Nêú tính bình quân năm thì giai đoạn 1991-1995 mức đầu tư bình quân là 565.868 triệu đồng/năm còn giai đoạn 1996-2000 là 2.678.391 triệu đồng. Những năm gần đây (2001 và 2002) mức đầu tư mỗi năm gấp đôi mức đầu tư trung bình giai đoạn 1996-2000.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành khai thác thuỷ sản có xu hướng giảm: Giai đoạn 1991-1995 chiếm 31,89%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 31,78%, đến năm 2002 chỉ còn 18,82%. Đầu tư vốn chủ yếu tập trung vào chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ: ở khâu đào tạo nhân lực, mua sắm tàu thuyền mới (>90 CV), hiện đại hoá ngư cụ khai thác. Khai thác xa bờ được đầu tư phát triển mạnh từ 1997 trở lại đây theo tinh thần của chỉ thị số 20 CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá, trong đó nêu rõ “Điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu nghề cá, hoán đổi nghề cá gần bờ, hạn chế việc đóng mới tàu thuyền nhỏ, khuyến khích đóng tàu thuyền lớn đi khơi. Đầu tư có trọng điểm nghề khơi nhằm hình thành các tổ hợp đánh cá khơi xa mạnh, hiện đại...”.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng: giai đoạn 1991-1995 chiếm 30,42%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 25,62%, năm 2001 chiếm 34,63%, năm 2002 chiếm 54,37%. Giai đoạn 1996-2000 tỷ trọng của nuôi trồng giảm là do trong giai đoạn này là giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng trong ngành Thuỷ sản, đây là cái mốc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong ngành Thuỷ sản.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành chế biến thuỷ sản tăng giảm nhẹ: Giai đoạn 1996-2000 chiếm 26,78% đến năm 2001 chiếm 35,84%, năm 2002 giảm bằng 18,53%. Lý do của sự thay đổi tăng giảm vốn đầu tư cho chế biến thuỷ sản là do nhu cầu mở rộng quy mô chế biến thuỷ sản ở từng năm, từng giai đoạn khác nhau.
Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành Thuỷ sản cũng có sự chuyển dịch đáng kể:
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản
giai đoạn 1991-2002
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1991-1995
%
1996-2000
(%)
2001
(%)
2002
(%)
Tổng vốn đầu tư
(giá hiện hành)
2.829.340
100
13.391.956
100
5.012.600
100
5.870.000
100
Trong nước
2.352.350
83,14
11.612.113
86,71
4.404.571
87,78
5.350.000
91,14
- Ngân sách nhà nước
275.620
9,74
1.122.123
8,38
640.000
12,77
3.344.800
56,98
- Vốn tín dụng
236.730
8,37
2.130.000
15,90
2.564.571
51,16
485.200
8,27
- Vốn tự huy động
1.840.000
65,03
8.359.990
62,43
12.000.000
23,94
1.520.000
25,89
Vốn nước ngoài
476.990
16,86
1.779.843
13,29
608.028
12,13
520.000
8,86
- ODA
111.200
3,93
855.800
6,39
n/a
n/a
n/a
n/a
- FDI
365.790
12,93
924.043
6,90
n/a
n/a
n/a
n/a
(n/a : không có số liệu)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trong cả giai đoạn 1991-2002 thì vốn đầu tư trong nước ngày càng chiếm vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển, từ 83,4% tổng mức đầu tư giai đoạn 1991-1995 đến 86,71% giai đoạn 1996-2000 rồi lên tới 91,14% năm 2002. Nguồn vốn nước ngoài được huy động ngày càng giảm về tỷ trọng, từ 16,86% trong giai đoạn 1991-1995 xuống chỉ còn 8,86% năm 2002. Kết quả này cho thấy ngành đã xác định đúng và huy động được nguồn lực quan trọng trong đầu tư phát triển đó là nguồn trong nước và chủ yếu là huy động của dân và các thành phần kinh tế trong nước. Điều này cũng làm rõ thêm nghề cá của nước ta là nghề cá của nhân dân và vai trò chủ đạo của dân trong đầu tư phát triển.
Như vậy ngành Thuỷ sản là một trong số ít các ngành đã huy động được nguồn lực tiềm tàng trong dân cư vào đầu tư sản xuất. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đã khơi dậy được sức mạnh to lớn của khối tư nhân. Đúng theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế trong tương lai của Đảng và Nhà nước.
Trong các nguồn vốn trong nước thì không thể không kể đến phần đóng góp của khu vực ngoài nhà nước. Trong suốt 10 năm 1991-2000, khu vực này luôn đóng góp trên 60% tổng vốn đầu tư phát triển, chiếm tỷ lệ áp đảo tuyệt đối (Hai năm gần đây tỷ trọng của khu vực này giảm là do nhà nước đã đầu tư rất lớn vào ngành qua kênh ngân sách và tín dụng). Điều này một mặt chứng tỏ sự phát triển của ngành dựa chủ yếu vào sức mạnh của khu vực ngoài nhà nước mà thành phần chính là kinh tế tư nhân. Kinh tế nhà nước không giữ được vai trò chủ đạo và phải dành vị trí này cho kinh tế tư nhân chủ yếu là vì kinh tế tư nhân đã thể hiện tính ưu việt và thích hợp của nó đối với ngành Thuỷ sản. Đầu tiên là do đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội của nghề cá Việt Nam: một nghề cá qui mô nhỏ chiếm ưu thế là thích hợp với nguồn lợi đa dạng nhưng phân tán, một nghề cá phân tán vì vùng ven biển dài khắp cả nước với nhiều sông, cửa rạch và hải đảo. Thứ hai là đặc tính mau ươn chóng thối của nguyên liệu thuỷ sản (nhất là trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm) không thích hợp với bất kì một sự quan liêu, chờ đợi giải quyết theo thang bậc nào vì chỉ cần chậm chễ đôi chút trong mua bán cũng có thể làm hư hại tới chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Vì những lý do khách quan trên mà khu vực tư nhân đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong ngành bất chấp việc bị đối xử như là những “công dân hạng hai” – phân biệt cả trong chính sách lẫn thái độ của các quan chức nhà nước. Những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, nạn quan liêu giấy tờ, môi trường pháp lý không thân thiên… do bị đối xử không bình đẳng kể trên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân đi nhiều mặc dù nó vẫn âm thầm tăng lên không thể cưỡng lại được (trái ngược với khu vực quốc doanh và hợp tác xã).
Khu vực tư nhân đi tiên phong trong áp dụng khoa học và công nghệ mới, tìm ngư trường mới, đi khơi xa (sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, máy dò cá, máy định vị qua vệ tinh...). Nhờ đi xa và tìm ngư trường mới cộng với quản lý tốt hơn mà kinh tế tư nhân có hiệu quả cao hơn hẳn.
Quá trình tư nhân hoá ngành thuỷ sản vẫn đang diễn ra với tốc độ cao và tiếp tục chuyển biến theo xu hướng gia tăng tích tụ nền kinh tế tư bản tư nhân với qui mô ngày càng lớn hơn. Điều này là hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành Thuỷ sản.
Bên cạnh những mặt tích cực và hợp lý thì đầu tư phát triển trong ngành Thuỷ sản còn một vài bất cập đáng kể:
Thứ nhất, tăng trưởng trong nuôi trồng thuỷ sản là rất cao song mức tăng trưởng như vậy là quá nóng vì chủ yếu đầu tư là tự phát không có qui hoạch đảm bảo sự phát triển bền vững. Do đang được thuận lợi về giá và thị trường nên người dân đổ xô đầu tư nuôi trồng thuỷ sản mà không có sự điều chỉnh của qui hoạch nhà nước. Rất có thể khi mà thị trường có những biến động bất lợi (chẳng hạn có thêm các vụ tranh chấp thương mại hay giá xuất khẩu giảm đột ngột) thì tình trạng bi đát sẽ lại diễn ra giống như những bài học cay đắng của cà phê, mía đường… Mặt khác, bài học về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu đã chỉ ra rằng nếu đầu tư quá nhiều khiến cho cung vượt quá cầu thì kết quả là giá xuất khẩu giảm mạnh. Hệ quả tất yếu khi đó là thua lỗ và phá sản.
Thứ hai, tồn tại bên cạnh những bất cập trong đầu tư tư nhân là những yếu kém trong đầu tư của nhà nước. Không kể đến sự eo hẹp trong đầu tư từ ngân sách thì đầu tư của nhà nước qua kênh tín dụng vẫn còn những vấn đề cần giải quyết. Có một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực: Thời kì 1995-1997 nhất là năm 1997, Nhà nước đã tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi (400 tỷ đồng) để đóng mới và cải hoán trên 300 tàu đánh cá xa bờ và tập trung ngân sách khá lớn việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề cá. Ngành đã được đầu tư một cách đáng kể để xây dựng các cảng và công trình hạ tầng phục vụ đánh bắt xa bờ từ Bắc vào Nam. Ngành công nghiệp đóng tàu cá phục vụ cho nghề cá khơi đã được phát triển, nhất là ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Hàng loạt các cơ sở đóng tàu vỏ gỗ (có thể đóng hàng chục đến hàng trăm tàu một năm) đã đóng được những tàu từ 150-600 CV. Ngành công nghiệp đóng tàu vỏ nhựa cũng đi vào thời kỳ ổn định qui trình sản xuất.
Nhìn chung sự đầu tư này đã làm cho đội tàu đánh cá xa khơi của Việt Nam hiện đại lên rất nhiều tuy nhiên nó là sự đầu tư kém hiệu quả. Chủ yếu là vì đầu tư cho khai thác xa bờ chưa đồng bộ, mới chỉ chú trọng đầu tư đóng tàu còn các lĩnh vực khác rất quan trọng thì chưa đầu tư hoặc đầu tư hạn chế như: điều tra nguồn lợi, công tác đào tạo nghề cho ngư dân và công tác khuyến ngư, công tác dịch vụ hậu cần tiêu thụ sản phẩm. Chính sự đầu tư không đồng bộ này dẫn đến hậu quả là hiệu quả đầu tư rất kém. Đại bộ phận ngư dân vay vốn đóng tàu khai thác hải sản xa bờ có trình độ thấp, quen với nếp làm ăn cũ. Trong khi đó công tác đào tạo cho họ lại hạn chế. Vì vậy mà ngư dân không khai thác được khả năng của những con tàu lớn hiện đại với công nghệ khai thác phức tạp. Dẫn đến việc trả nợ gốc, lãi cho Nhà nước đạt tỷ lệ rất thấp (bình quân cả nước đạt 17,8 %). Không chỉ có vậy, do suất đầu tư cao nhưng hoạt động không hiệu quả nên một phần những tàu giành cho khai thác xa bờ đã quay trở lại cạnh tranh với những tàu công suất nhỏ khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ. (Năm 2001 có hơn 6000 tàu khai thác xa bờ với tổng công suất trên 1 triệu CV song một phần không nhỏ các tàu này thường xuyên hoạt động ở vùng nước ven bờ).
Tình trạnh cạnh tranh ráo riết trong khai thác đã làm cho nguồn lợi ven bờ bị khai thác quá mức. Năm 2000, sản lượng khai thác ven bờ đạt 1.050.000 tấn vượt mức khai thác cho phép tới 1,8 lần. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác đạt thấp: sản lượng bình quân mà một mã lực máy tàu trong một năm giảm dần từ 1,11 tấn/cv (năm 1995) xuống còn 0,6 tấn/cv (năm 1998) bằng 54% của năm 1985. Do hiệu quả của hoạt động khai thác bị thấp dần nên các tàu khai thác càng ráo riết tăng cường độ khai thác, sự cạnh tranh trong khai thác ngày càng khốc liệt hơn. Và như thế, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang ở tình trạng suy kiệt nghiêm trọng.
Tóm lại, đầu tư trong ngành Thuỷ sản đã tỏ ra là đầu tư một cách tự phát, ồ ạt và thiếu tính toán. Trong điều kiện nguồn lực eo hẹp của nước ta thì đó là sự lãng phí không nhỏ.
+ Thu nhập ngoại tệ và phát triển thương mại quốc tế:
Thương mại thuỷ sản trong 12 năm qua (1991-2002) đã phát triển chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng ở trong và ngoài nước. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản giữa thị trường trong nước và nước ngoài đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Bảng 8: Cơ cấu tiêu thụ nguyên liệu theo thị trường:
Năm
Chỉ tiêu
1991
1995
2000
2002
Sản lượng
(tấn)
%
Sản lượng
(tấn)
%
Sản lượng
(tấn)
%
Sản lượng
(tấn)
%
Tổng sản lượng TS
1.066.330
100
1.344.140
100
2.003.700
100
2.410.900
100
Thị trường nước ngoài
147.150
13,8
303.770
22,6
5..0925
25
631.600
26,2
Thị trường trong nước
919.150
86,2
1.040.370
77,4
1.502.775
75
1.779.300
73,8
Nguồn : Bộ Thuỷ sản
Tiêu thụ nội địa giảm dần qua các năm: chiếm 86,2% năm 1991 xuống còn 77,4% năm 1995, 75% năm 2000 và 73,8% năm 2002. Trong khi đó lượng hàng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài ngày một tăng từ chỗ chỉ chiếm 13,8% năm 1991, tăng lên 26,2% năm 2002. Một điểm đáng nói là sản lượng thuỷ sản đem tiêu thụ ở thị trường nước ngoài mang lại giá trị rất cao và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị của ngành Thuỷ sản Việt Nam: năm 1991, tổng giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 9.308,4 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), trong đó kim ngạch xuất khẩu là 262,234 triệu USD. Năm 1995, tổng giá trị thuỷ sản là 13.523,9 tỷ VND, kim ngạch xuất khẩu đạt 550,6 triệu USD. Đến năm 2001, tổng giá trị thuỷ sản là 25.568,9 tỷ VND, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.760,6 triệu USD. Đây là lý do chính ngành Thuỷ sản đẩy mạnh xuất khẩu trong chiến lược phát triển của ngành từ nay đến 2010.
Xuất khẩu thuỷ sản đã từng bước hình thành và được khẳng định là mũi nhọn của ngành Thuỷ sản. Măc dù hiệu quả xuất khẩu đã giảm dần nhưng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhanh và liên tục. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng của cả thời kì 1991-2002 là 18,9%/năm trong khi đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 20,8%. Năm 2000 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ USD (1,42 tỷ USD). Chỉ sau có hai năm con số đã tăng gấp đôi lên trên 2 tỷ (2,014 tỷ USD) vào năm ngoái. Đây là một thành quả rất có ý nghĩa của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vì chưa bao giờ xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam lại gặp khú khăn như trong năm 2002. Trước hết, đú là việc Liờn minh chõu Âu (EU) tăng cường kiểm tra dư lượng khỏng sinh 100% lụ hàng tụm nhập khẩu, khiến một loạt cỏc thị trường khỏc như Mỹ, Ca-na-da và Nhật Bản cũng ỏp dụng quy định tương tự. Tiếp đến, tại thị trường lớn nhất là Mỹ, Hiệp hội cỏc chủ trại cỏ nheo Mỹ (CFA) kiện cỏc doanh nghiệp xuất khẩu cỏ tra, cỏc basa Việt Nam bỏn phỏ giỏ. Tuy nhiờn, xuất khẩu thuỷ sản năm qua vẫn tăng mạnh cả về lượng và chất, đạt hơn 2 tỷ USD - một cú về đích ngoạn mục. Lượng ngoại tệ mà ngành đem lại cho đất nước đã vươn lên đứng hàng thứ ba chỉ sau dầu thô và dệt may. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà mỗi đồng ngoại tệ cũng là rất đáng quí để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì đóng góp của ngành là hết sức đáng kể.
Bảng 9 : Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản:
Năm
Kim ngạch xuất khẩu cả nước (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng trưởng
(%)
1991
2.087,1
-
262,234
12,56
-
1992
2.580,7
23,65
305,163
11,82
16,37
1993
2.985,2
15,67
368,435
12,34
20,74
1994
4.054,3
35,81
458,200
11,30
24,36
1995
5.448,9
34,40
550,600
10,10
20,17
1996
7.255,9
33,16
670,000
9,23
21,69
1997
9.185,0
26,59
776,468
8,45
15,89
1998
9.360,3
1,90
850,021
9,08
9,472
1999
11.540,0
23,29
971,120
8,41
14,25
2000
14.448,0
25,20
1.478,609
10,23
52,26
2001
15.027,0
4,00
1.760,600
11,72
19,07
2002
16.500,0
9,80
2.014,000
12,21
14,39
Nguồn : Bộ Thủy sản
Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới bao gồm cả 5 châu lục trong đó Nhật Bản và Mỹ là 2 thị trường lớn đầy tiềm năng. Tuy thị trường Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn nhưng những năm gần đây có xu thế giảm tỷ trọng: năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Nhật Bản chiếm 75%, năm 1998 còn 42,3%, năm 2000 chiếm 31,57%, năm 2002 chiếm 26,8%. Trong khi đó thị trường Mỹ có tốc độ phát triển nhanh: năm 1992 chiếm 4,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thì đến năm 2000 con số đó là 20,68%, năm 2001 là 28,4%, năm 2002 chiếm 31,8% đạt 640,6 triệu USD chiếm 26,8%. Thị trường Châu á (Trừ Nhật Bản) chủ yếu là Đài Loan và Trung Quốc năm 2002 đạt 306 triệu USD chiếm 15,2%. Thị trường EU xu thế giảm nhẹ, năm 2000 chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 2002 đạt 72 triệu USD tỷ trọng giảm còn 3,5%.
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có sự thay đổi, mặt hàng chủ lực vẫn là tôm đông lạnh: năm 1991 tôm đông lạnh chiếm 65,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1996 chiếm 46,7%, năm 2001 chiếm 44,04%, năm 2002 chiếm 46,98%. Tiếp theo là mặt hàng cá đông lạnh, năm 1991 đạt 11.000 tấn xuất khẩu chiếm 18,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1995 chiếm 24,59%, năm 2001 chiếm 15,88%, năm 2002 chiếm 17,81%. Mặt hàng bạch tuộc và mực đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, tỷ trọng cũng thay đổi, song không lớn lắm: Năm 1991 chiếm 4,1%, đến năm 1995 chiếm 8,85%, năm 2000 chiếm 7,1%, đến năm 2002 chiếm 6,8%. Trong cơ cấu sản phẩm, tỷ lệ hàng giỏ trị gia tăng đó chiếm 35% cỏ biệt cú đơn vị đạt 70%. Xu hướng thay đổi cơ cấu mặt hàng như trên là phù hợp. Hướng ưu tiên cho hàng xuất khẩu đã được thể hiện rõ qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu tôm và mực đạt tới khoảng 85-90%.
Với kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ đô la năm 2002, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Thành tựu đó có thể được giải thích như sau:
Thứ nhất, sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam đó tăng đỏng kể. Ngư dõn Việt Nam đó tận dụng tốt lợi thế so sỏnh để phỏt triển nuụi trồng thuỷ sản, đa dạng hoỏ đối tượng nuụi cú giỏ trị xuất khẩu, làm ra những sản phẩm cú chất lượng cao, giỏ rẻ và khối lượng lớn.
Đặc biệt, sản phẩm philờ chế biến từ cỏ tra, cỏ basa của vựng Cửu Long hiện được coi là mặt hàng khụng cú đối thủ cạnh tranh về chất lượng và giỏ cả trờn thị trường quốc tế, kể cả cỏ nheo nuụi của Mỹ. Trỏi ngược với lo ngại của nhiều người là thị trường xuất khẩu cỏ tra và cỏ basa sẽ xấu đi do ảnh hưởng của vụ kiện chống phỏ giỏ tại Mỹ, khối lượng đặt hàng vẫn tăng mạnh với giỏ tăng 5 - 10%. Từ chỗ chỉ tiờu thụ ở vài thị trường, trong đú Mỹ chiếm tới 80 - 90%, đến nay sản phẩm philờ từ 2 loại cỏ nước ngọt này đó được xuất sang gần 30 thị trường, trong đú cú Nhật Bản, Trung Quốc,ễ-xtrõy-lia,ThụySỹ,U-crai-na... Thứ hai, cỏc doanh nghiệp chế biến đó tớch cực đầu tư nõng cấp điều kiện sản xuất, ỏp dụng chương trỡnh quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000. Từ chỗ chỉ cú 11 doanh nghiệp được phộp xuất khẩu sang EU năm 1998, đến nay con số này đó tăng lờn 68 đơn vị (21,3%) trong số 320 cơ sở chế biến thuỷ sản của cả nước, hàng chục doanh nghiệp cũng chuẩn bị được EU xột duyệt. Cú trờn 100 đơn vị (31,3%) ỏp dụng HACCP để cú thể xuất khẩu sang Mỹ, 124 đơn vị (38,8%) đạt tiờu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.., Tỉ trọng hàng chế biến giỏ trị gia tăng cũng tăng nhanh (đạt 35% giỏ trị xuất khẩu) là nhờ cú những chớnh sỏch tạo nguồn nguyờn liệu ổn định, chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu, nhờ cú cỏc biện phỏp duy trỡ và mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời phải kể đến cỏc doanh nghiệp cũng cố gắng đầu tư đổi mới cụng nghệ, trang thiết bị tiờn tiến theo hướng chỳ trọng sản xuất và xuất khẩu hàng hoỏ giỏ trị gia tăng.
Thứ ba, thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở. Từ chỗ chỉ cú 45 thị trường trong năm 1997, đến năm 2002 con số này đó tăng lờn 80. Ngoài thị trường Mỹ có mức tăng tăng trưởng rất nhanh bất chấp những rắc rối về tranh chấp thương mại thì Trung Quốc, Đài Loan, và Hàn Quốc đó nổi lờn là những thị trường lớn. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 sang Trung Quốc trị giỏ trờn 300 triệu USD (15%), sang Hàn Quốc 100 triệu USD (5%) và Đài Loan 100 triệu USD (5%).
Thứ tư , xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng cũn do chỳng ta từng bước đa dạng hoỏ mặt hàng và tăng tiờu dựng cỏc sản phẩm từ cỏ. Sản phẩm cỏ xuất khẩu tăng 68,17% so với 6 thỏng đầu năm 2000; cua, ghẹ nhuyễn thể, thuỷ sản phối chế tăng 62,14%, hàng khụ tăng 154,4% so với cựng kỳ năm 2000.
Tuy nhiên về xuất khẩu ngành Thuỷ sản vẫn còn một số hạn chế chính như sau:
Nhược điểm lớn nhất là chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các giải pháp đồng bộ để tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ, độ tươi và công nghệ chế biến cao. Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu.
Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên, mức đầu tư cho ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản còn nhỏ bé so với nhu cầu và so với các ngành kinh tế khác. Vì thế, việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu rất bấp bênh, không an toàn trong xuất khẩu. Do khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ chưa có mối liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau theo một chiến lược sản phẩm xuyên suốt ở tất cả các khâu, các doanh nghiệp chế biến chưa coi trọng thúc đẩy sản xuất nguyên liệu, chưa có trách nhiệm đầy đủ hỗ trợ ngư dân trong việc ổn định giá cả, áp dụng kỹ thuật mới và bảo quản sau thu hoạch.
Tuy đã có một số tiến bộ trong việc đa dạng hoá mặt hàng, song hàng thô vẫn chiếm 65% , còn mặt hàng gia tăng mới có 35%.
Còn rất nhiều yếu kém trong việc thích nghi với luật lệ thương mại quốc tế (điển hình là vụ tranh chấp thương mại về cá ba sa với Mỹ). Xuất khẩu vẫn theo hình thức ăn xổi cứ được giá là bán mà không có một chiến lược kinh doanh dài hạn, bài bản cả về quảng bá sản phẩm cũng như về thương hiệu để phát triển lâu dài và làm chủ thị trường.
b. Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội :
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tiến bộ :
Trong giai đoạn 1991- 2002, ngành Thủy sản có bước phát triển lớn cả về mức tăng trưởng và mức độ chuyển dịch cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong cả thời kỳ là 20,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của khai thác thuỷ sản là 15,9%, nuôi trồng thuỷ sản là 25,7%, dịch vụ thuỷ sản là 34,56 %. Tốc độ tăng trưởng này đã có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản.
Bảng 10 : Giá trị GDP cơ cấu ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1991-2002 (Theo giá thực tế).
Hạng
mục
Năm
GDP (tỷ VNĐ)
Cơ cấu (%)
Ngành thuỷ sản
Khai
thác
Nuôi trồng
Dịch
vụ
Ngành thuỷ sản
Khai thác
Nuôi trồng
Dịch vụ
1991
2.272
1.437,70
794,97
39,33
100
63,28
34,99
1,73
1992
3.125
1.943,13
1.125,00
56,87
100
62,18
36,00
1,82
1993
4.007
2.292,00
1.634,45
80,55
100
57,20
40,79
2,10
1994
4.762
2.490,50
2.120,50
150,00
100
52,30
44,53
3,17
1995
6.664
3.355,32
3.070,77
237,91
100
50,35
46,08
3,57
1996
9.771
4.886,48
4388,52
469,00
100
50,01
45,19
4,80
1997
10.130
4.843,15
4775,29
511,56
100
47,81
47,14
5,05
1998
11.598
5.659,82
5.350,16
588,01
100
48,80
46,13
5,07
1999
12.651
5.832,11
6.173,69
645,20
100
46,10
48,80
5,16
2000
14.906
6.339,52
7.770,49
795,80
100
42,53
52,13
5,34
2001
16.645
6.831,10
8.870,12
943,78
100
41,04
53,29
5,67
2002
20.340
8.152,27
11032,4
1155,31
100
40,08
54,24
5,68
Nguồn : Niên giám thống kê
Cơ cấu ngành Thuỷ sản trong thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực và diễn ra với tốc độ khá. Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản, giảm tương đối tỷ trọng ngành khai thác thuỷ sản. Mặc dù, sản lượng và tốc độ tăng sản lượng của khai thác thuỷ sản ở mỗi năm đều lớn hơn so với nuôi trồng thuỷ sản nhưng tỷ trọng GDP giữa khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản có sự chuyển dịch từ năm 1991, GDP của nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu cao hơn so với GDP của khai thác thuỷ sản từ năm 1999. Lý do cơ bản của vấn đề này là khối lượng khai thác lớn nhưng tỷ trọng về khối lượng của các loài thuỷ hải sản có giá trị lại thấp so với tổng khối lượng đánh bắt được trong khí đó nuôi trồng thuỷ sản phần lớn là các loài có giá trị.
Tỷ trọng GDP của nuôi trồng thuỷ sản tăng tử 34,99% năm 1991 lên 45,19% năm 1996 và 54,24% năm 2002. Dịch vụ thuỷ sản tăng từ 1,73% năm 1991 lên 4,8% năm 1996 và 5,68% năm 2002. Tỷ trọng GDP của khai thác đánh bắt thuỷ sản giảm dần, từ 63,20% năm 1991 xuống còn 50,01% năm 1996 và 40,08% năm 2002. Sự chuyển dịch cơ cấu đó phản ánh đúng thực trạng phát triển sản xuất thuỷ sản của cả nước trong thời gian qua. Việc nuôi trồng thuỷ sản (Nước ngọt, nước lợ, nước mặn) đã phát triển mạnh kéo theo dịch vụ thuỷ sản cũng phát triển. Trong nuôi trồng thuỷ sản, nuôi nội địa ngày càng được chú trọng kết hợp với việc mở rộng nuôi nước mặn. Trong dịch vụ thuỷ sản đó là sự phát triển của chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản, sự phát triển của các cơ sở chế biến làm cho giá trị trên một đơn vị thuỷ sản ngày càng tăng, từ đó nâng cao giá trị của hàng thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt phục vụ xuất khẩu.
Việc khai thác thuỷ sản cũng được đầu tư phát triển nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như khó khăn về vốn, về ngư trường đánh bắt, nguồn lợi thuỷ sản cũng ngày càng cạn kiệt...
Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành thuỷ sản thời gian qua là hợp lý. Bởi vì: nhìn chung trong ngành khai thác thuỷ sản, trữ lượng khai thác là hữu hạn, song tình hình khai thác đã tới trần thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. Trong khi tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn nên cần được đẩy mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản. Đối với nuôi trồng thuỷ sản tập trung vào các đối tượng thuỷ sản có giá trị cao phục vụ không chỉ cho nhu cầu xuất khẩu mà còn cho nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng hiện nay. Đối với chế biến thuỷ sản, đưa công nghệ mới vào các khâu chế biến làm hiện đại hoá các dây chuyền chế biến, xây dựng và mở rộng quy mô của công nghệ chế biến từng bước đã có sự phân bố hợp lý hơn giữa các cơ sở chế biến và nguồn nguyên liệu.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản Việt Nam thời gian qua là chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, phát triển bền vững gắn chuyển dịch cơ cấu ngành với Công nghiệp và Hiện đại hoá: việc sử dụng tài nguyên và các điều kiện tự nhiên khác được chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm thiểu sức ép khai thác gần bờ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi thông qua đẩy mạnh khai thác xa bờ, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác gần bờ, tạo bước phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản ở cả nước ngọt và nước lợ, bắt đầu mở mang nuôi biển. Trong nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi dần phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh (Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng lên đáng kể: Năm 1991 chiếm 32,75% đến năm 2002 chiếm 41,3%). Cơ cấu đối tượng nuôi luôn có định hướng phục vụ cho xuất khẩu gần đây phục vụ cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37002.doc