Đề tài Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt và nước ngầm tỉnh Ninh Thuận

LỜI MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. 3

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3

V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

VIII. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC 4

 

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH 1

1.2. KHÍ HẬU 1

1.3. TÀI NGUYÊN ĐẤT 1

1.4. TÀI NGUYÊN RỪNG 2

1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC 2

1.6. TÀI NGUYÊN BIỂN 2

1.7. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 3

1.8. NGUỒN NHÂN LỰC 3

1.9. SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3

1.10. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 4

1.11. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 4

1.11.1.Các lợi thế 4

1.11.2.Các hạn chế 5

 

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CUỘC SỐNG

2.1.1 Định nghĩa và tính chất của nước 8

2.1.1.1. Nước có nhiệt dung rất lớn 8

2.1.1.2. Nước rất khó bây hơi 8

2.1.1.3. Nước lại nở ra khi đông đặc 8

2.1.1.4. Nước có sức căng mặt ngoài lớn 8

2.1.1.5. Nước có khả năng tự làm sạch 9

2.1.2. Khái niệm về tài nguyên nước 9

2.1.3. Đánh giá tài nguyên nước 10

2.1.4. Vai trò của nước trong cuộc sống và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế quốc dân

 

doc20 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt và nước ngầm tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH NINH THUẬN 5.1. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 5.1.1. Các chỉ tiêu phân tích 5.1.1.1. Độ đục Độ đục của nước bắt đầu từ sự hiện diện của một số các chất lơ lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1 – 10 mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất sét, chất hữu cơ, chất vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật. Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO2/l, NTU, FTU. Nước mặt có độ đục là 20 – 10 NTU, mùa lũ lên đến 500 – 600 NTU. Nước ăn uống thường có độ đục thấp hơn 5 NTU. Hàm lượng chất rắn lơ lửng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước. a. Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như: Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt). Anh hưởng của nước lũ làm xáo trộn lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động thực vật. Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật: tảo, b. Ý nghĩa môi trường: Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng, làm giảm vẻ mỹ quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn. 5.1.1.2. pH Là đại lượng đặc trưng cho tính acid hay kiềm trong mẫu nước. Khi pH = 7: nước trung tính pH > 7 : nước có tính bazơ pH < 7 : nước có tính axit Trong lĩnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mòn, hoà tan và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước như keo tụ, oxy hoá, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt. pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan trong nước. Ở pH < 5, nước có thể chứa Fe, Mn, Al ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Tính chất này được sử dụng để khử các hợp chất sulfur và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Khi tăng pH có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc. pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì vậy, pH cần được kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. 5.1.1.3. Nitrate Là giai đoạn oxy hoá cao nhất trong chu trình nitơ và là giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hoá sinh học. Ở lớp nước mặt, nitrat thường ở dạng vết nhưng đối với nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng rất cao. Nước uống chứa nhiều nitrat có thể gây bệnh huyết sắc tố cho trẻ em. 5.1.1.4. Phosphate Trong thiên nhiên, phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hoá, thường gặp ở dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate cao sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh. Hiện tượng này có thể có nguồn gốc từ sự ô nhiễm của nước sinh hoạt, nông nghiệp hoặc từ nước thải công nghiệp sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa hay phân bón. Do đó, chỉ tiêu phosphate được ứng dụng trong việc kiểm soát mức độ ô nhiễm của dòng nước. 5.1.1.5. Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand – BOD) Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần thiết phải cung cấp để vi sinh tiêu thụ trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện yếm khí. BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường. Là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng hoá các chất hữu cơ. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hoá các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. Ngoài ra BOD còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. BOD có liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân huỷ chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả các công trình đó. 5.1.1.6. Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand – COD) Là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để khảo sát, đánh giá hiện trạng và kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải và nước mặt đặc biệt là các công trình thải. Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ trong thành phần nước thải bằng phương pháp hoá học (sử dụng tác nhân oxy hoá mạnh). Theo phương pháp này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hầu như toàn bộ các chất hữu cơ đã bị oxy hoá, chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, nhờ vậy cho phép xác định nhanh hàm lượng chất hữu cơ. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ từ 0,5 – 0,7. 5.1.1.7. Oxy hoà tan (Dissolve oxygen) Là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kỵ khí hoặc hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO. Trong nước thải, việc xác định DO là không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí, đảm bảo đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. DO cũng là yếu tố quan trọng trong sự ăn mòn sắt thép đặc biệt là hệ thống cấp nước lò hơi. 5.1.1.8. Chất rắn Chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hoà tan do các chất rửa trôi từ đất, sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, động thực vật và do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Chúng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước thải. Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra hàm lượng cặn lơ lửng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. 5.1.1.8. Chỉ tiêu vi sinh Trong nước có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loại đơn bào. Trong số này có một số gây bệnh nên ta cần loại bỏ chúng trước khi sử dụng. Việc kiểm tra chỉ tiêu vi sinh không thể xác định một loại đặc trưng. Một số loại vi sinh vật dùng phân tích chỉ tiêu vi sinh là Coliform, Fecal Coliform, E.Coli, 5.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Thành phần các ion chính của nước sông Cái tại trạm thủy văn Tân Mỹ ( đầu nguồn) Bảng 5.1: Các chỉ tiêu chất lượng nước tại trạm thủy văn Tân Mỹ TT Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 1 pH mg/l 7,1 7,8 6,8 2 Amoni NH4+ mg/l 0,03 0,05 0 3 Sắt toàn phần mg/l 0,15 0,4 0,02 4 Silicat SiO2 mg/l 24,5 48 12,5 5 Calci Ca2+ mg/l 6,4 20,6 2,2 6 Magiê Mg2+ mg/l 5,0 27,7 0,8 7 K++Na+ mg/l 51 248 4,5 8 Cl- mg/l 61 17 1,8 9 SO42- mg/l 92,5 551 0,6 10 CO32- mg/l 0 0 0 11 HCO3- mg/l 40,0 87,9 28,1 12 Độ cứng toàn phần 2 7,6 0,59 13 Độ kiềm tòan phần mg/l 0,76 1,44 0,46 14 Tổng độ khoáng hóa mg/l 43,4 77 25 15 Oxy tổn thất mg/l 3,9 12,5 0,5 Kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước (đập Sông Trâu xã Công Hải), mẫu nước kênh Bắc xã Bắc Phong và hồ nước ngọt xã Vĩnh Hải cho kết quả chất lượng tương đối tốt với hàm lượng của các chỉ tiêu thường đáp ứng yêu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất như sau. Độ khoáng hóa thay đổi từ 0,13 – 0,22 g/l; độ cứng từ 0,6 – 1,000 mgdl/l; độ pH 7,07 – 7,50; hàm lượng Cl- từ 23,04 – 83,3 mg/l; NO2- từ 0,01 đến 0,22 mg/l; NO3-từ 1,67 – 5,72 mg/l; NH4+ từ 0,01 đến 0,13 mg/l. Loại hình hóa học của nước là Bicarbonat – Clorua Natri Canci, Clorua Natri, và Bicarbonat – Clorua Natri (Nguồn báo cáo đánh giá điều tra chất lượng nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận) 5.2.1.Chất lượng nước sông cái Bảng 5.2: Chất lượng nước sông Cái Số TT Thông số Tiêu chuẩn cho phép Sông cái Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 1 Nhiệt độ (o C) - 26 24 25 25 27 28 29 2 pH 6,0 - 8,5 5,5 - 9,0 7,8 7,6 8,1 7,6 7,4 7,7 7,4 3 Oxy hòa tan (mg/l) ≥ 6,0 ≥ 2,0 6,5 6,2 6,5 6,1 5,4 6,3 5,2 4 Sắt tổng cộng (mg/l) 1,0 2,0 1,4 0,6 1,7 1,9 1,9 1,9 2,2 5 Amoniac (tính theo N) (mg/l) 0,05 1,00 0,27 0,43 0,31 0,22 0,37 0,26 0,54 6 Nitrit (tính theo N) (mg/l) 0,01 0,05 0,0 0,01 0,0 0,0 0,01 0,01 0,02 7 Nitrat (tính theo N) (mg/l) 10 15 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8 BOD5 (20oC) (mg/l) <4,0 <25 1,2 1,4 1,2 1,3 1,3 1,3 1,4 9 Coliform (MPN/100ml) 5.000 10.000 9.850 8.233 3.000 6.567 11.967 21.567 15.650 (Nguồn sở tài nguyên môi trường: kết quả quan trắc nước mặt 06 tháng đầu năm 2007 ) Ghi chú: M1: Cầu Quảng Ninh, M2: Cầu Ninh Bình, M3: Cầu Tân Mỹ, M4: Thôn Phú Thạnh, M5: Đập Lâm Cấm, M6: Cầu Móng, M7: Cầu Đạo Long Ghi chú: Tiêu chuẩn dùng để so sánh là tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt; số hàng trên của cột tiêu chuẩn nước mặt loại A, số hàng dưới là tiêu chuẩn nước mặt loại B. 5.2.1.1. Nhận xét chung Kết quả quan trắc các thông số pH , Oxy hòa tan (DO), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), Nitrat (N-NO3), đều đạt chất lượng nước mặtt loại A (chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995 Chất lượng nước sông Cái không bị ô nhiễm do các chất hữ cơ (BOD5), chủ yếu bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ( các muối Nitơ) và ô nhiễm do vi khuẩn, cụ thể Thông số amoniac: khoảng 90,5 % mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A và vượt B 2,4 % Thông số Nitrit: Khoảng 9,5 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn lọai A và vượt loại B 16,7 % Thông số Coliform: khoảng 43 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A và loại B là 16,7 %. Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư ven sông và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 5.2.2. Chất lượng nước kênh Nam Bảng 5.3: Chất lượng nước kênh Nam Số TT Thông số Tiêu chuẩn cho phép Kênh Nam Đầu kênh Giữa kênh Cuối kênh M8 M9 M10 M11 M12 1 Nhiệt độ (o C) - 27 27 28 28 30 2 pH 6,0 - 8,5 5,5 - 9,0 7,5 7,4 7,7 7,6 7,4 3 Oxy hòa tan (mg/l) ≥ 6,0 ≥ 2,0 5,4 5,7 5,8 5,9 4,9 4 Sắt tổng cộng (mg/l) 1,0 2,0 1,8 1,9 1,8 2,0 2,4 5 Amoniac (tính theo N) (mg/l) 0,05 1,00 0,29 0,25 0,38 0,30 0,29 6 Nitrit (tính theo N) (mg/l) 0,01 0,05 0,0 0,0 0,0 0,0 0,01 7 Nitrat (tính theo N) (mg/l) 10 15 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8 BOD5 (20oC) (mg/l) <4,0 <25 1,0 1,3 1,1 1,3 1,5 9 Coliform (MPN/100ml) 5.000 10.000 11300 9000 33500 19800 84400 Ghi chú: M8: Cầu Lầu (phước sơn), M9:Thái Giao (phước thái), M10: Mương Nhật (phước hữu), M11: Trạm thủy nông (phước dân), M12: Cống 26 (an hải) 5.2.2.1. Nhận xét chung Kết quả quan trắc các thông số pH , Oxy hòa tan (DO), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), Nitrat (N-NO3),Nitric đều đạt chất lượng nước mặt loại A (chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995 Chất lượng nước kênh Nam không bị ô nhiễm do các chất hữ cơ (BOD5), chủ yếu bi ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ( các muối Nitơ) và ô nhiễm do vi khuẩn, cụ thể Thông số amoniac: khoảng 96,7 % mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A nhưng đạt loại B Thông số Nitrit: Khoảng 3,3 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn lọai A nhưng đạt loại B Thông số Coliform: 100 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A và loại B là 60 %. Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp dọc tuyến kênh. 5.2.3. Chất lượng nước kênh Bắc(nhánh Phan Rang) Bảng 5.4: Chất lượng nước kênh Bắc Số TT Thông số Tiêu chuẩn cho phép Kênh Bắc Đầu kênh Giữa kênh Cuối kênh M13 M14 M15 M16 M17 1 Nhiệt độ (o C) - 27 28 28 28 29 2 pH 6,0 - 8,5 5,5 - 9,0 7,4 7,0 7,1 6,6 6,8 3 Oxy hòa tan (mg/l) ≥ 6,0 ≥ 2,0 5,3 3,7 4,0 4,1 1,6 4 Sắt tổng cộng (mg/l) 1,0 2,0 1,9 1,9 1,6 2,2 1,5 5 Amoniac (tính theo N) (mg/l) 0,05 1,00 0,54 0,48 0,49 0,42 0,96 6 Nitrit (tính theo N) (mg/l) 0,01 0,05 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 7 Nitrat (tính theo N) (mg/l) 10 15 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8 BOD5 (20oC) (mg/l) <4,0 <25 2,1 1,6 2,3 2,3 3,9 9 Coliform (MPN/100ml) 5.000 10.000 57.000 88.667 69.167 68.217 110.000 Ghi chú: M13: Cầu Bảo An, M14: Cầu Mã Đạo, M15: Cầu Nghiêng, M16: Cống Nhơn Sơn, M17: Mương cố 5.2.3.1. Nhận xét chung Kết quả quan trắc các thông số pH , Oxy hòa tan (DO), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), Nitrat (N-NO3), đều đạt chất lượng nước mặt loại A (chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995 Chất lượng nước kênh Bắc (nhánh Phan Rang) không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD5), chủ yếu bi ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ( các muối Nitơ) và ô nhiễm do vi khuẩn, cụ thể Thông số amoniac: khoảng 100 % mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A vượt loại B 3,3 % Thông số Nitrit: Khoảng 3,67 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn lọai A nhưng đạt loại B Thông số Coliform: khoảng100 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A và loại B là 96,7 % Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp dọc tuyến kênh 5.2.4. Chất lượng nước kênh Bắc (nhánh Ninh Hải) Bảng 5.5: Chất lượng nước kênh Bắc (nhánh Ninh Hải) Số TT Thông số Tiêu chuẩn cho phép Kênh Bắc Đầu kênh Giữa kênh Cuối kênh M18 M19 M20 M21 M22 1 Nhiệt độ (o C) - 26 27 28 28 29 2 pH 6,0 - 8,5 5,5 - 9,0 7,4 6,9 7,1 7,0 7,2 3 Oxy hòa tan (mg/l) ≥ 6,0 ≥ 2,0 5,8 4,7 4,2 4,2 4,4 4 Sắt tổng cộng (mg/l) 1,0 2,0 1,8 1,6 1,1 1,1 1,4 5 Amoniac (tính theo N) (mg/l) 0,05 1,00 0,33 0,26 0,33 0,34 0,40 6 Nitrit (tính theo N) (mg/l) 0,01 0,05 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 7 Nitrat (tính theo N) (mg/l) 10 15 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8 BOD5 (20oC) (mg/l) <4,0 <25 0,8 0,9 1,8 1,2 2,4 9 Coliform (MPN/100ml) 5.000 10.000 31.233 23.150 32.550 42.050 50.000 Ghi chú: M18: Lương Cang (Nhơn Sơn), M19: An Hòa (Xuân Hải), M20: Phước Nhơn (Xuân Hải), M21: Ba Tháp ( Tân Hải), M22: Bình Nghĩa (Bắc Sơn) 5.2.4.1. Nhận xét chung Kết quả quan trắc các thông số pH , Oxy hòa tan (DO), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), Nitrat (N-NO3), đều đạt chất lượng nước mặt loại A (chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995 Chất lượng nước kênh Bắc (nhánh Ninh Hải) không bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (BOD5), chủ yếu bi ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ( các muối Nitơ) và ô nhiễm do vi khuẩn, cụ thể Thông số amoniac: khoảng 96,6 % mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A vượt, nhưng đạt loại B Thông số Nitrit: Khoảng 6,9 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn lọai A, nhưng đạt loại B Thông số Coliform: khoảng 86,2 % số mẫu đo vượt tiêu chuẩn loại A và vượt loại B là 72,4 % Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp dọc tuyến kênh 5.2.5. Diễn biến mặn trên sông Cái Phan Rang Về mùa mưa đo đạc khảo sát từ cầu Đạo Long tới cửu biển với khoảng cách 1000 m một lần đo mẫu nước, kết quả thấy: Vị trí 1: Tại cầu đạo Long độ mặn S (%o) = 0,0 Vị trí 2: Đình Tấn Lộc, thôn Tấn Lộc S((%o) = 0,0 Vị trí 3: Thôn Tấn Lộc, phường Tấn Tài S ((%o) = 0,0 Vị trí 4: Xã Mỹ Hải ( cách cữa biển 400 m) S ((%o) =0,0 Độ khoáng hóa trung bình cả 4 mẫu là 40 mg/l. Độ pH = 7,8 Về mùa khô: Cũng đo đạc tất cả vị trí trên, kết quả như sau Bảng 5.6: Độ mặn dọc sông Cái Phan Rang Thời diểm đo Độ mặn S(%o) 1 2 3 4 Triều xuống 9h sáng 0,1 0,1 0,1 0,5 Triều lên 16h30 chiều 0,1 0,1 0,1 1,2 Như vậy ngay vào mùa khô, khi khi thủy triều lên thì tại vị trí cách cửa biển 1,4 km đã không bị ảnh hưởng của mặn. Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Hình 5.7: Sơ đồ vị trí quan trắc độ mặn tại Sông Cái đoạn cuối nguồn 5.3. SỰ BIẾN ĐỔI NƯỚC THEO KHÔNG GIAN Sơ đồ vị trí trí lấy mẫu như hình trang 5.3.1. Tuyến C -D (M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 ) Đây là tuyến từ đầu nguồn đến cuối nguồn sông Cái 5.3.2.TUYẾN C – N (M1, M2, M3, M4, M5, M8, M9, M10, M11, M12) Đây là tuyến kết hợp từ đầu nguồn sông Cái đến cuối kênh Nam (diện tích tưới thiết kế 6800 ha) Kênh Nam dài 28,5 km bắt nguồn từ đập Nha Trinh (M5 trên sông Cái), xã Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn. chảy qua các xã: Phước Sơn, Phước Thái, Phước Hữu, Phước Dân, An Hải. Hình 5.9: Đồ thị diễn biến chất lượng nước tuyến C - N 5.3.3. Tuyến C – B (M1, M2, M3, M4, M5, M18, M19, M20, M21, M22) Đây là tuyến kết hợp từ đầu nguồn sông Cái đến cuối kênh Bắc (diện tích tưới thiết kế 6000 ha) Kênh Bắc (nhánh Ninh Hải) bắt nguồn từ đập Nha Trinh (M5 trên sông Cái) xã Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn chảy qua các xã: Nhơn Sơn, Xuân Hải, Tân Hải, Bắc Sơn Hình 5.10: Đồ thị diễn biến chất lượng nước tuyến C - B M5 M7 M22 M8 M9 M10 M11 M12 M3 M2 M1 M6 M4 M18 M19 M20 M21 Tuyến C - N Tuyến C - D Tuyến C - B SƠ ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU PHÂN TÍCH NƯỚC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong5.doc
  • docCHNG3M~1.DOC
  • docCHUONG7.DOC
  • docchuong4M.doc
  • docCHNG2~1.DOC
  • docCHNG6~1.DOC
  • docchuong8m.doc
  • docPHU LUC.DOC
  • docmucluc.doc
  • docCHNG1~1.DOC
  • docLOINOIDAU.doc
  • docKETLUAN.doc
  • docloicamon.doc
Tài liệu liên quan