Đề tài Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 3

1. Tổng quan về tài nguyên nước 3

1.1. Khái niệm có liên quan 3

1.2. Sự đa dạng của tài nguyên nước 3

1.3. Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 4

1.4. Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 5

2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 7

2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước 7

2.2. Đánh giá 11

2.2.1. Ưu điểm 11

2.2.1. Nhược điểm 12

3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam 14

3.1. Về phía các cơ quan nhà nước 14

3.2. Về phía các tổ chức, cá nhân 17

4. Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả thực tiễn của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9816 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam: - Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. - Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Theo khuyến cáo của UNEP, WRI.. thì ngưỡng khai thác tài nguyên nước chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% của dòng chảy, nhưng ở Việt Nam có nhiều nơi như miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... đã khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa kiệt, đặc biệt ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã khai thác tới 70-80% lượng dòng chảy về mùa kiệt. Nhiều nơi do khai phá rừng và đất, đặc biệt là đất dốc, rừng đầu nguồn đã làm suy kiệt dòng chảy. Sự suy giảm lưu lượng về mùa kiệt tới 50% của một số đập như Liễn Sơn, Đồng Cam và nhiều nơi khác so với thiết kế ban đầu là do hậu quả của khai thác quá mức rừng và đất đã chứng minh rõ cho điều này. - Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn. Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước dưới đất. - Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống. - Do những nguyên nhân về quản lý: Trên thế giới khi đánh giá về nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước đã nhận định là quản lý có vai trò chi phối và có tác động rất lớn. Ở các nước phát triển, nhờ có quản lý tốt nên mặc dù tài nguyên nước của họ không dồi dào, thậm chí nghèo nàn nhưng lại không bị ô nhiễm nhiều, và những nơi bị suy thoái đã được khôi phục. Còn ở Việt Nam, tuy mới công nghiệp hóa và mở rộng các đô thị nhưng ô nhiễm nước và suy thoái nước đã phát triển rất nhanh, thậm chí đến mức báo động cũng là do chúng ta còn những tồn tại lớn trong quản lý về mặt tổ chức, về quy hoạch, chính sách... 2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước Nhìn chung, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng được nhiều văn bản pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên nước để quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và góp phần làm giảm thiểu thách thức do tài nguyên nước gây ra. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong các văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Trong văn bản này đã có một số quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước (chương II Luật tài nguyên nước 1998) và các quy định về quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (chương VII Luật tài nguyên nước 1998). Ngoài ra, còn có các quy định trong Luật bảo vệ môi trường (2005) Luật đất đai (1993) Luật khoáng sản (1996), Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống(2002), Tiêu chuẩn nước sạch(2005). Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chuẩn ngành quy định đối với một số chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống bề mặt, nước thải …như tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng , Bộ Khoa Học và Công nghệ. Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết từ đầu năm 2007 đến nay, Bộ đã thẩm định và cấp 23 giấy phép hoạt động tài nguyên nước; trong đó, thẩm định và cấp 18 đơn xin cấp phép và gia hạn giấy phép về nước dưới đất, 3 giầy phép khai thác nước mặt và 2 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Sau đây là một số những văn bản quan trọng quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước của Bộ và các cơ quan liên quan: STT Ký hiÖu Tªn v¨n b¶n Ngµy ký 1 106/2007/BTC-BTNMT Söa ®æi bæ sung th«ng t­ liªn tÞch sè 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ban hành ngµy 18/12/2003. H­íng dÉn thùc hiÖn nghÞ ®Þnh sè 67/2003/NĐ-CP ngµy 13062003 vÒ viÖc b¶o vÖ tµi nguyªn m«i tr­êng ®èi víi n­íc th¶i 06.09.2007 2 13/2007/Q§-BTNMT Ban hµnh quy ®Þnh vÒ viÖc ®iÒu tra ®¸nh gi¸ tµi nguyªn n­íc d­íi dÊt 04.09.2007 3 14/2007/BTNMT Ban hµnh quy ®Þnh vÒ viÑc xö lý, tr¸m lÊp giÕng kh«ng sö dông. 04.09.2007 4 88/2007/N§-CP Tho¸t n­íc ®« thÞ 28.05.2007 5 04/2007/N§-CP Quy ®Þnh vÒ viÖc söa ®æi bæ sung mét sè ®iÒu cña nghÞ ®Þnh sè 67/2003/N§-CP ngµy 13/06/2003 cña ChÝnh phñ vÒ phÝ b¶o vÖ m«i tr­êng ®èi víi n­íc th¶i 6 01/2007/TTLT/BTNMT-BTC-BKH§T H­íng dÉn qu¶n lý, sö dông kinh phÝ ng©n s¸ch Nhµ n­íc khi thùc hiÖn c¸c dù ¸n thuéc “§Ì ¸n tæng thÓ vÒ ®iÒu tra c¬ b¶n vµ qu¶n lý tµi nguyªn m«i tr­êng biÓn ®Õn n¨m 2010vµ tÇm nh×n ®Õn n¨m 2020 26.01.2007 7 137/2007/Q§-TTg Phª duyÖt ®Ò ¸n tæ chøc th«ng tin phôc vô c«ng t¸ phßng, chèng thiªn tai trªn biÓn 21.08.2007 8 67/2003/N§-CP PhÝ b¶o vÖ m«i tr­êng ®èi víi n­íc th¶i 13.06.2003 9 17/2006/Q§-BTNMT Quy ®Þnh vÒ viÖc cÊp phÐp hµnh nghÒ khoan ®Êt d­íi n­íc 12.10.2006 10 05/2005/TT-BTNMT H­íng dÉn thi hµnh nghÞ ®Þnh sè 34/2005/N§-CP ngµy 17.03.2005 cña ChÝnh phñ quy ®Þnh vÒ xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh trong lÜnh vùc tµi nguyªn n­íc 22.07.2005 11 02/2005/TT-BTNMT H­íng dÉn thùc hiÖn nghÞ ®Þnh sè 149/2004/N§-CP ngµy 27.07.2004 cña ChÝnh phñ quy ®Þnh viÖc cÊp phÐp th¨m dß, khai th¸c, sö dông tµi nguyªn n­íc, x¶ n­íc th¶i vµo nguån n­íc 24.06.2005 12 02/2004/CT-BTNMT VÒ viÖc t¨ng c­êng c«ng t¸c qu¶n lý tµi nguyªn n­íc d­íi ®Êt 02.06.2004 13 57/2002/Q§-BKHCNMT VÒ viÖc ban hµnh quy chÕ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña c¬ quan ®Çu mèi Quèc gia, Ban chØ ®¹o, c¬ quan ®iÒu phèi Quèc gia vµ c¬ quan thùc hiÖn hîp phÇn cña dù ¸n Quèc gia thuéc dù ¸n “Ng¨n chÆn xu h­íng suy tho¸i m«i tr­êng ë biÓn §«ng va VÞnh Th¸i Lan” 05.08.2002 14 17/2006/Q§-BTNMT Quy ®Þnh vÒ viÖc cÊp phÐp hµnh nghª khoan n­íc d­íi ®¸t 12.10.2006 15 969/Q§-BTNMT VÒ viÖc uû quyÒn cho côc tr­ëng côc qu¶n lý tµi nguyªn n­íc cÊp phÐp th¨m dß, khai th¸c, sö dông tµi nguyªn n­íc vµ hµnh nghÒ khoan n­íc d­íi ®Êt 24.07.2006 16 05/2003/Q§-BTNMT Quy ®iÞnh cÊp phÐp th¨m dß, khai th¸c hµnh nghÒ khoan n­íc d­íi ®Êt 04.09.2003 17 59/2006/Q§-BTC VÒ viÖc quy ®Þnh møc thu, chÕ ®ä thu, nép, qu¶n lý vµ sö dôngphÝ thÈm ®Þnh, lÖ phÝ cÊp phÐp th¨m dß, khai th¸c, sö dông tµi nguyªn n­íc, x¶ n­íc th¶i vµo nguån n­íc vµ hµnh nghÒ khoan n­íc d­íi ®¸t 25.10.2006 18 81/2006/Q§-TTg Phª duyÖt chiÕn l­îc Quèc gia vÒ tµi nguyªn n­íc ®Õn n¨m 2010 14.04.2006 19 05/2006/TT-BTC H­íng dÉn thuÕ tµi nguyªn ®èi víi n­íc thiªn nhiªn dïng ®Ó s¶n xuÊt thuû ®iÖn 19.01.2006 20 8/1998/QH LuËt tµi nguyªn n­íc 01.06.1998 21 427/1997/Q§-BCN VÒ viÖc thµnh lËp ban quan lý dù ¸n n­íc ngÇm ®ång b»ng s«ng Cöu Long. 18.03.1997 Phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, các cơ quan địa phương cũng đã ban hành ra các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, cụ thể như sau: stt tØnh (thµnh phè) ky hiÖu tªn v¨n b¶n ngµy ký 1 Hµ Néi 27/2005/CT-UB VÒ viÖc t¨ng c­êng c«ng t¸c qu¶n lý ho¹t ®«ng, khai th¸c, sö dông nguån tµi nguyªn n­ícvµ x¶ n­íc th¶i vµo nguån n­íc trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi 30.11.2005 2 Hµ TÜnh Q§ Ban hµnh quy ®Þnh qu¶n lý tµi nguyªn n­ëctªn dÞa bµn tØnh 12.07.2007 3 Hå ChÝ Minh Quy ®Þnh vÒ møc thu phÝ thÈm ®Þnh hå s¬ vµ lÖ phÝ cÊp giÊy phÐp th¨m dß, khai th¸c, sö dông n­íc vµ x¶ n­íc vµo nguån n­ícvµ hµnh nghÒ khoan n­íc d­íi ®Êt 4 Nam §Þnh Quy ®Þnh møc thu phÝ th©m ®Þnh b¸o c¸o ®Ênh gi¸ t¸c ®éng m«i tr­êng vµ møc thu phÝ, lÖ phÝ vÒ c¸c ho¹t ®éng liªn quan ®Õn tµi nguyªn n­íc 5 Hå ChÝ Minh 77/2007/Q§-UBND VÒ quy ®Þnh gi¸ ®¸nh thuÕ tµi nguyªn n­íc trªn dÞa bµn thµnh phè Hå ChÝ Minh 22.05.2007 6 Bµ RÞa Vòng Tµu 27/2007/Q§-UBND Ban hµnh quy ®Þnh t¹m thêi vÒ qu¶n lý, b¶o vÖ tµi nguyªn n­íc trªn ®Þa bµn tØnh Bµ RÞa Vòng Tµu 20.04.2007 7 Qu¶ng TrÞ 10/2007/Q§-UBND VÒ viÖc ban hµnh quy ®Þnh quan lý tµi nguyªn n­íc trªn ®Þa bµn tØnh Qu¶ng TrÞ 15.06.2007 2.2. Đánh giá 2.2.1. Ưu điểm So với các nước phát triển khác, Việt Nam có những văn bản pháp luật quy định về bảo vệ tài nguyên nước ra đời khá muộn. Cụ thể như cộng hòa Pháp ban hành Luật tài nguyên nước vào năm 1964, đây là đạo luật đầu tiên của Pháp về tài nguyên nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam ta kế thừa được những ưu điểm trong hoạt động lập pháp từ các nước phát triển đi trước. Hệ thống văn bản quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam khá đầy đủ và phong phú. Trong đó có rất nhiều văn bản đã được trình Chính phủ ban hành thành Nghị định, trong đó có 1 số Nghị định quan trọng như: Nghị định 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm dò, khai khác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải, các Nghị định về thủy lợi phí 112 và 143... Công tác quản lý tài nguyên nước trên cơ sở các quy định pháp luật tuy mới được triển khai, nhưng cũng đã được kết quả nhất định và đang từng bước đi vào nề nếp. Một ưu điểm nữa là tài nguyên nước hiện nay được các Đảng và Nhà nước cùng các Bộ và cơ quan có liên quan quan tâm, chú ý hơn trước. Bộ và các cơ quan ngang bộ cùng với các địa phương đã chỉ đạo sát sao nhân dân ta trong việc phòng và chống ô nhiễm nguồn nước, chống suy thoái tài nguyên nước. Nội dung chủ yếu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái nguồn nước cũng đã được xây dựng một cách khá đầy đủ và cụ thể, thể hiện ở việc quy định về các nghĩa vụ của Nhà nước về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Đồng thời, pháp luật rõ về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. 2.2.1. Nhược điểm Hiện nay tuy đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước nhưng luật pháp và các quy định liên quan tới nguồn tài nguyên nữa vẫn còn được soạn thảo một cách riêng rẽ. Về mặt tự nhiên, việc quản lý như thế sẽ bị tách rời nên không thể tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn, thiếu sót trong theo dõi, sự cạnh tranh và trùng lặp giữa các cơ quan khác nhau. Ngoài ra, một số Nghị định của ta đang đứng trước khó khăn, xin đơn cử: - Nghị định phí nước thải: có thể chưa lường trước được hậu quả của tình hình ô nhiễm sẽ mở rộng nhanh và hậu quả ngày càng trầm trọng và sợ dân ta còn nghèo nên chưa mạnh dạn tiếp cận với quan điểm của thế giới về phí nước thải. Trước đây, Bộ xây dựng chỉ đưa vào giá nước mức phụ thu là 10% để phục vụ cho việc nạo vét của việc thoát nước. Khi xây dựng chính sách phí nước thải sinh hoạt, Bộ tài nguyên và môi trường cũng đưa vào một tỉ lệ rất thấp: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí nước thải chỉ quy định thu phí nước thải với mức 10% của giá nước, trong khi thế giới thu bằng và lớn hơn cả giá nước, như Mỹ thu bằng 135% giá nước, Pháp thu bằng giá nước. Công hoà Pháp quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Nguyên tắc được đề ra là “mỗi giọt nước được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóng tiền” để sử dụng vào việc cung cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước. Giá thành của một mét khối nước được tính chi tiết gồm: + Giá cơ bản để sản xuất một mét khối nước sạch, giá này do đơn vị sản xuất nước sạch quyết định trên cơ sở giá thành sản xuất; + Chi phí đầu tư cho việc thoát nước, xử lý nước thải sau khi sử dụng, giá này do đơn vị thoát nước quy định trên cơ sở chi phí đầu tư; + Thuế tài nguyên nước do Nhà nước (Bộ Tài chính) quy định; + Phí ô nhiễm nguồn nước do Uỷ ban từng lưu vực sông quyết định hàng năm căn cứ trên mức độ ô nhiễm tính trên cơ sở số lượng dân cư, mật độ khu công nghiêp, làng nghề… Giá nước ở Cộng hoà Pháp được tính đầy đủ nguồn kinh phí để xử lý ô nhiễm, cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sử dụng nước trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Nếu tình trạng thu phí nước thải thấp như thế này thì không thể tạo ra nguồn tài chính để xử lý nước thải sinh hoạt trong khi ngân sách nhà nước của ta lại không thể có đủ để đầu tư cho xây dựng và vận hành cách trạm xử lý nước thải (33 trạm). Điều này sẽ khiến nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái. Tất cả các nước phát triển trên thế giới đều phải thực hiện nguyên tắc PPP (Polluter Pay Principle) để đưa phí ô nhiễm nước lên cao hơn mới có đủ nguồn kinh phí để xử lý nước thải. - Nghị định về thủy lợi phí: Việc thực hiện ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khó khăn lớn do chủ trương mở rộng miễn giảm và bỏ thủy lợi phí. Trong tình hình nông nghiệp Việt Nam hiện sử dụng trên 80% nhu cầu dùng nước của cả quốc gia và trước thực trạng nhiều công trình thủy nông đang bị xuống cấp và chưa hoàn chỉnh, chưa chuyển giao cho các tổ chức hợp tác xã trên diện rộng thì việc bỏ thủy lợi phí sẽ phải có những điều chỉnh về chính sách và tổ chức quản lý để sao sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới. Bên canh đó, cần phải kể đến những nhược điểm là: cơ cấu tổ chức của bộ máy tài nguyên nước chưa được hoàn thiện, mạng lưới điều tra cơ bản về tài nguyên nước và môi trường chưa được hoàn chỉnh, chưa thiết lập được đầy đủ cơ sở dữ liệu, tài liệu cơ bản về tài nguyên nước, về sử dụng và ô nhiễm để phục vụ cho hoạt động lập pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Hiện nay, chúng ta vẫn thực sự thiếu nhiều cán bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý và chống suy thoái tài nguyên nước. Và việc quản lý chưa được gắn bó cũng gây ra lãng phí cho ngân sách nhà nước. Chính sách về tài nguyên nước chưa đầy đủ trong khi quản lý tài nguyên nước là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự phối kết hợp thực hiện hiệu quả giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội. 3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam Mặc dù Luật Tài nguyên môi trường nước đã được Quốc hội thông qua hơn 4 năm nay và từ đó đến nay cũng đã có nhiều văn bản quy định về vấn đề này nhưng việc quản lý bảo vệ nguồn lợi quý giá này vẫn chưa có biểu hiện gì đáng kể. Trong khi đó tài nguyên nước đã và đang suy thoái dần, đồng thời tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã trở thành mối đe doạ thường xuyên cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Qua 7 năm thực hiện Luật Tài nguyên nước, công tác quản lý tài nguyên nước đã dần đi vào cuộc sống, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, đời sống dân sinh của đất nước. Tuy nhiên thực trạng quản lý tài nguyên nước ở các địa phương còn rất nhiều vấn đề bất cập; đặc biệt trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, bên cạnh đó là sự thiếu ý thưc của các cá nhân cũng như tổ chức có liên quan. 3.1. Về phía các cơ quan nhà nước Theo thanh tra các sở KHCNMT cho biết, dù Luật Tài nguyên môi trường nước được Quốc hội thông qua đã hơn 4 năm nay, thế nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía các đơn vị của Bộ NNPTNT trong việc bảo vệ và xử lý các vi phạm về tài nguyên, môi trường nước. Trong buổi làm việc chiều 31.7 với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Văn Kiều - Chánh thanh tra Bộ KHCNMT cho biết, đây là một trong những lý do khiến số vụ việc vi phạm bảo vệ tài nguyên, môi trường nước bị phát hiện và xử lý còn rất hạn chế. Ông Kiều cho rằng, trong ngần ấy năm, cả ông và thanh tra các sở KHCNMT chưa bao giờ thấy thanh tra tài nguyên nước hay các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước của Bộ NNPTNT tham gia phát hiện và trực tiếp xử lý các vi phạm. Thanh tra Bộ KHCNMT cũng chưa có bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với các "đồng nghiệp" bên Bộ NNPTNT, nhằm phân chia trách nhiệm quản lý giữa hai bên. Thế nên thanh tra Bộ KHCNMT đành gánh hết phần việc, bao gồm cả "tài nguyên" lẫn "môi trường". Trong khi đó, cơ sở để thanh tra Bộ KHCNMT hoạt động lại là Luật Bảo vệ môi trường vốn rất rộng và không có các quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước. Một số cơ quan quản lý ở các cấp, ngành vẫn chưa coi nước là một tài nguyên quan trọng; quan niệm “Nước là của trời cho, vô hạn” nên dùng vô tư, không cần xin phép, không cần tiết kiệm, không biết bảo vệ, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, tàng kiệt nguồn nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước ở địa phương chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, càng làm cho việc quản lý tài nguyên nước kém hiệu quả. Một thực tế hiện nay, cán bộ tài nguyên các xã, phường, thị trấn, Phòng tài nguyên môi trường các huyện, thành, thị do ít người nhiều việc, phải trực tiếp giải quyết công việc bức xúc và nhạy cảm hàng ngày, trong lĩnh vực quản lý đất đai nên công tác quản lý về khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các địa phương chưa thống kê đầy đủ các nguồn tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng; chưa quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước cho các mục đích sản xuất nông, lâm, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch dịch vụ, sinh hoạt đời sống... UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương theo qui định của pháp luật là phải bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm; bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tầng chứa nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như hạn hán, lũ, lụt, sụt lún đất. Các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được qui định chi tiết tại Nghị định số 34 của Chính phủ Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và Thông tư số 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 34 của Chính phủ. Mọi hành vi vi phạm các qui định sau: Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép (trừ trường hợp không phải xin phép); vi phạm nội dung qui định của giấp phép; cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội dung giấy phép; sử dụng giấy phép quá hạn; vi phạm qui định về hành nghề khoan nước dưới đất; gây hư hại phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước; vi phạm các qui định về thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; cản trở hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước như xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước, thuộc diện phải đăng ký nhưng không đăng ký, ngâm tre nứa lá gỗ... khai thác cát sỏi làm ảnh hưởng dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước, đều bị xử lý vi phạm hành chính bằng các hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung; buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; nếu không tự nguyện thực hiện các hình thức xử phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Mức phạt tiền căn cứ theo hành vi vi phạm có thể phạt từ 50.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính gồm: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; buộc tổ chức, cá nhân vi phạm khắc phục hậu quả theo qui định. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính gồm: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép; buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm khắc phục hậu quả theo qui định. Sự phối hợp trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên nước giữa các tỉnh trong lưu vực chưa được chặt chẽ, thống nhất. Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi tỉnh vì lợi ích riêng của mình dẫn đến còn có những bất cập gây ảnh hưởng lẫn nhau như: các tỉnh nằm ở thượng và trung lưu như Phú Thọ, Thái Nguyên quá trình sử dụng nước cho công nghiệp đã thải các chất độc hại và nước thải thông qua xử lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tỉnh nằm dưới hạ lưu. Các tỉnh miền núi đã không kiểm soát được việc triển khai rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi đã gây ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và bồi lắng sông, hồ ở hạ lưu. Các tỉnh đồng bằng các sông, suối, kênh mương liên quan đến nhiều tỉnh cũng có sự quá tải khi tiếp nhận nguồn nước thải của các đô thị lớn và khu công nghiệp không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước của các địa phương lân cận. Những vấn đề trên chưa được giải quyết triệt để vì chúng ta còn thiếu nhiều chế tài xử phạt hành chính, cấp phép sử dụng nước và xả nước thải để điều chỉnh có tính chất vĩ mô giải quyết mâu thuẫn trong việc quản lý nước theo ranh giới hành chính và ranh giới thuỷ văn của hệ thống nguồn nước. Sự phối hợp giữa các ngành vẫn còn có xảy ra những bất cập: Ví dụ như ngành điện và nông nghiệp: ngành điện muốn có sản lượng điện cao thì ngoài việc tích nhiều nước và xả qua tuabin yêu cầu lớn và đều nhưng nông nghiệp lại cần điều tiết để bảo đảm đủ nước lúc kiệt nhất và giữ lại nước khi phải tiêu úng, chống lũ...Đối với ngành thuỷ sản việc xây dựng các hồ chứa, đập ngăn nước lớn đã làm giảm hẳn đôi khi mất đi những loài cá quý (cá Anh Vũ trên sông Lô) hoặc làm cản trở các giống cá vùng nước lợ chuyên đẻ trứng ở vùng nước ngọt vì vậy làm giảm nguồn cung cấp cá con cho sông ngòi. Còn nữa, việc xây dựng các hồ chứa để tích nước điều tiết nước phục vụ cho mục đích phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nhưng với những hồ có cảnh quan đẹp phù hợp với du lịch thì du lịch đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đã xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa du lịch và ban quản lý công trình thuỷ lợi như hồ Đại Lải, hồ Đồng Mô – Nga Sơn. Giải quyết việc này đôi lúc phải đưa lên cấp Chính phủ. 3.2. Về phía các tổ chức, cá nhân - Cụ thể như các tổ chức cá nhân hành nghề khoan thăm dò nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xả nước thải vào nguồn nước. Vì vậy tình trạng khoan khai thác nước tùy tiện, xả nước thải vào nguồn nước, môi trường bừa bãi đã gây nên hậu quả sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tầng chứa nước ngầm ngày càng gia tăng. Các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, hành nghề khoan nước, xả nước thải vào nguồn nước trong quá trình hoạt động chưa thực hiện đầy đủ qui trình, qui phạm nhằm khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước theo định hướng phát triển bền vững; chưa thực hiện việc xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo qui định của Luật Tài nguyên nước. Trên địa bàn toàn tỉnh có gần 80 công trình khai thác nước tập trung phục vụ sinh hoạt theo chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. 105 công trình trạm bơm điện và nhiều công trình thủy nông tưới tiêu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, hàng trăm nhà máy xí nghiệp sản xuất kinh doanh xả nước thải vào nguồn nước đều phải xin cấp giấy phép theo qui định nhưng hiện tại mới chỉ có 10 công trình có giấy phép thăm dò nước dưới đất, 4 công trình có giấy phép khai thác nước mặt, 4 công trình có giấy phép khai thác nước dưới đất, 2 công trình có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Luật Tài nguyên nước nêu rõ: “Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tài nguyên nước qui định trong Luật bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất (nước ngầm), nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở Phú Thọ tài nguyên nước bao gồm nước mặt của các sông, suối, khe, lạch, đầm, hồ, ao, nước dưới đất (nước ngầm) theo địa giới hành chính tỉnh. Vì vậy để quản lý việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn nước chúng ta cần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ đời sống và sản xuất, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo qui định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (159).doc
Tài liệu liên quan