Đề tài Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam Á

 Lời nói đầu 1

Phần I: Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu, nội dung và cơ sở lý thuyết của đồ án. 2

Chương I: Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu và nội dung của đồ án. 2

1 Mục đích yêu cầu. 2

2 Phương pháp nghiên cứu. 2

3 Nội dung của đồ án. 2

Chương II: Lý luận chung về BHLĐ. 4

1. Các khái niệm cơ bản về BHLĐ. 4

2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ. 7

3. Nội dung của công tác BHLĐ. 11

Phần II: Thực trạng công tác BHLĐ tại công ty bia Đông Nam á. 17

Chương: I Giới thiệu chung về Công ty bia Đông Nam á. 17

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. 17

2. Tình hình chung của Công ty. 17

3. Tình hình sản xuất kinh doanh. 20

4. Nhu cầu sử dụng nguyên - nhiên vật liệu. 20

5. Nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc. 20

6. Quy trình sản xuất bia. 20

7. Các chất thải từ sản xuất bia và tác động của chúng tới môi trường. 23

Chương II: Hiện trạng môi trường và công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty bia Đông Nam á. 26

1. Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ. 26

2. Công tác an toàn lao động. 35

3. Công tác PCCN của Công ty. 37

4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 38

5. Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác vệ sinh lao động của Công ty 40

6. Công tác xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ. 48

7. Nhận xét - Đề xuất ý kiến. 49

Phần III: Đề xuất phương án công nghệ và tính toán thiết kế định hình một số công đoạn chính của hệ thống xử lý nước thải sản xuất Bia

 52

Chương I: Đề xuất phương án xử lý nước thải sản xuất 52

1. Khái quát một số phương pháp xử lý nước thải được lựa chọn áp dụng trong công nghệ sản xuất Bia 52

2. Đặc tính thành phần và mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất 55

3. Đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải 58

Chương II: Tính toán thiết kế định hình một số công đoạn chính của hệ thống xử lý nước thải 64

1. Thông số tính toán và yêu cầu xử lý cần thiết 64

2. Lưới lọc 64

3. Bể điều hòa kết hợp làm thoáng sơ bộ 65

4. Bể lắng đứng đợt I 67

5. Bể tiếp xúc kỵ khí với dòng hướng lên (UASB) 69

6. Bể sinh học hiếu khí với sinh trưởng lơ lửng (Aeroten) 70

7. Bể lắng đứng đợt II 73

8. Thiết bị khử trùng và bể tiếp xúc khử trùng đứng 74

 Kết luận 77

 Danh mục những ký hiệu viết tắt 78

 Danh mục các bảng và hình 79

 Tài liệu tham khảo 80

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo quy định. Phòng Tài chính. - Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ sao cho phù hợp với thực tế Tài chính của Công ty. - Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí để thực hiện các kế hoạch BHLĐ. Phòng tổ chức. - Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức huấn luyện phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất. Phối hợp tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ. Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nhân lực để thực hiện kế hoạch BHLĐ. Chịu trách nhiệm đảm bảo mua sắm, bảo quản, cung cấp kịp thời, đầy đủ trang thiết bị BHLĐ, PTBVCN có chất lượng tốt. Phòng Hành chính- Nhân sự. Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch BHLĐ. Phối hợp với cán bộ chuyên trách về BHLĐ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch BHLĐ của Công ty. Định kỳ báo cáo Tổng giám đốc về tiến bộ thực hiện kế hoạch. 1.2.5- Khối chuyên trách về ATVSLĐ . Đây là bộ phận quan trọng quyết định hiệu quả của công tác BHLĐ tại Công ty. Khối này gồm có cán bộ chuyên trách BHLĐ, Phòng Y tế và mạng lưới ATVSV rộng khắp trong các phân xưởng. Khối này hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về các vấn đề BHLĐ của Công ty. Cán bộ chuyên trách về BHLĐ. Là người thay mặt Tổng giám đốc giám sát việc thực hiện các quy định, nội dung, biện pháp ATVSLĐ của Công ty. Công ty bia Đông Nam á có một cán bộ chuyên trách BHLĐ làm việc tại Phòng tổ chức có nghĩa vụ và quyền hạn về BHLĐ như sau: Phối hợp xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ của Nhà Nước và nội quy, quy chế BHLĐ đến các cấp và NLĐ trong Công ty. Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với Phòng Hành chính- Nhân sự đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch. Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp ATVSLĐ, PCCN, quản lý, theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Phối hợp với Phòng Tổ chức, Phòng Kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng huấn luyện BHLĐ cho NLĐ. Phối hợp với Phòng Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố độc hại trong MTLĐ, theo dõi tình hình TNLĐ, BNN. Đề xuất với Ban giám đốc Công ty các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ NLĐ. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, tiêu chuẩn ATVSLĐ của Công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục tồn tại. Điều tra thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty. Tổng hợp và đề xuất với Ban giám đốc Công ty giải quyết kịp thời các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký các báo cáo về BHLĐ theo đúng quy định hiện hành. Cán bộ chuyên trách BHLĐ có quyền tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. Cán bộ BHLĐ được tham dự các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đồ án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng mới xây dựng, cải tạo, mở rộng, máy, thiết bị mới sửa chữa, lắp đặt. Trong khi kiểm tra các biện pháp sản xuất, nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc nguy cơ xảy ra TNLĐ, cán bộ BHLĐ có quyền ra lện tạm thời đình chỉ công việc và báo cáo với lãnh đạo Công ty. Phòng Y tế. Tổ chức huấn luyện cho NLĐ về cách sơ cứu TNLĐ, mua sắm bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ cho sơ cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời TNLĐ. Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện sớm BNN cho NLĐ. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phối hợp với cán bộ chuyên trách BHLĐ tổ chức đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong MTLĐ. hướng dẫn các phân xưởng, NLĐ thực hiện các biện pháp VSLĐ. Quản lý hồ sơ về VSLĐ và MTLĐ. Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty. Thực hiện các thủ tục giám định, thương tật cho NLĐ bị TNLĐ hay BNN. Đăng ký với cơ quan y tế địa phương để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng các báo cáo về sức khoẻ, BNN theo đúng quy định. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên. Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động BHLĐ của NLĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ về BHLĐ. Hiện nay Công ty có 38 ATVSV thực hiện các chức năng nhiệm vụ về BHLĐ như sau: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ. Nhắc nhở Tổ trưởng sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ. Hướng dẫn biện pháp làm việc AT đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến tổ sản xuất. Tham gia góp ý với Tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất các nội dung của kế hoạch BHLĐ có liên quan đến tổ sản xuất. Kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, các biện pháp ATVSLĐ, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu ATVS trong sản xuất. 1.3. Công Đoàn Công ty với công tác BHLĐ . 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công Đoàn. Cơ cấu tổ chức CĐ được thể hiện trong hình 6. Chủ tịch CĐ Phó chủ tịch CĐ và 3 uỷ viên BCH CĐ bộ phận KT - KCS - VT Px Công nghệ Px Đóng gói Px Cơ- nhiệt điện Hành chính Px Cơ- Nhiệt điện 1.Tổ HC 1.Kỹ thuật 1.Tổ 1 1.Tổ chai 1.Tổ HC lái xe 2.Vật tư 2.Tổ 2 2.Tổ lon 2. Tổ 2.Tổ 3.Kho 3.Tổ 3 phụ trợ Tài chính 4.KCS 3. Tổ VSMT Hình 6- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Đoàn Công ty 1.3.2- Tổ chức hoạt động BHLĐ của Công Đoàn Công ty. BCH CĐ Công ty gồm có 5 người: 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 uỷ viên BCH, Toàn Công ty có 262 đoàn viên, chiếm 77% trong tổng số CBCNV, tham gia sinh hoạt trong 14 tổ CĐ thuộc 5 CĐ bộ phận. BHLĐ là một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức CĐ. Với vai trò là tổ chức chính trị- xã hội của công nhân và NLĐ, có chức năng tập hợp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, CĐ Công ty có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với công tác BHLĐ như sau: Thay mặt NLĐ ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung BHLĐ. Tuyên truyền vận động giáo dục NLĐ thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHLĐ, kiến thức KHKT BHLĐ, chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc AT và phát hiện kịp thời các hiện tượng mất ATVS trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình KTAT. Động viên, khuyến khích NLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến máy móc, thiết bị nhằm cải thiện ĐKLV, giảm nhẹ sức lao động. Tổ chức lấy ý kiến tập thể NLĐ tham gia xây dựng các văn bản về BHLĐ. Phối hợp tổ chức các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ và bảo vệ môi trường như phong trào: “ Đảm bảo ATVSLĐ- xanh sạch đẹp”. Tham gia xây dựng các quy chế về quản lý công tác BHLĐ. Tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác BHLĐ do Công ty tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra TNLĐ tại Công ty. Tham gia điều tra TNLĐ, nắm bắt tình hình TNLĐ, BNN và việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại trong công tác BHLĐ. Như vậy, với những hoạt động của mình, tổ chức CĐ Công ty đã đóng góp một phần đáng kể trong công tác giữ gìn ATVSLĐ, xây dựng được niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho NLĐ. 2.Công tác an toàn lao động của Công ty. 2.1.An toàn máy, thiết bị. Hầu hết các trang thiết bị, máy móc của Công ty là hiện đại và được tự động hoá như: Lò hơi, thiết bị lên men, máy nén lạnh, máy nén khí CO2, máy nghiền xay…Ngoài ra còn một số máy khác phục vụ cho quá trình sản xuất như : máy tiện, máy mài…Các yếu tố nguy hiểm có thể tác động đến NLĐ thường xuất hiện tại các khu vực hàn điện, hàn hơi... Do vậy, để tránh TNLĐ trong khi sử dụng các máy, thiết bị này Công ty đã thực hiện: Biện pháp về tổ chức: Trang bị đầy đủ các PTBVCN cần thiết cho NLĐ (Khẩu trang chống bụi, mặt nạ bảo vệ chống văng bắn, găng tay chống bỏng...). Xây dựng, huấn luyện hướng dẫn quy trình vận hành AT máy cho công nhân, Tại các máy đều bảng nội quy sử dụng và biển báo AT (biển cấm, biển chỉ dẫn) ở nơi cần thiết. Biện pháp kỹ thuật: Trang bị đầy đủ các cơ cấu điều khiển, phanh hãm, các cơ cấu che chắn, phòng ngừa. Các cơ cấu này đều được bố trí trong phạm vi điều khiển thuận lợi, dễ thao tác. 2.2. An toàn thiết bị chịu áp lực. Các thiết bị áp lực được sử dụng như: lò hơi, hệ thốngc cung cấp hơi lạnh, hệ thống thùng lên men, hệ thống thu hồi khí CO2, thiết bị hàn hơi, các chai CO2, O2… Để đảm bảo AT, Bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ khi sử dụng, vận hành, Công ty đã thực hiện: Biện pháp về tổ chức: Lập các biển báo, hướng dẫn thao tác, quy trình vận hành, quy trình xử lý khi có sự cố. Sau mỗi ca làm việc đều có sự bàn giao giữa những NLĐ và thực hiện đúng quy trình vận hành của máy. Đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành cho công nhân vận hành. Biện pháp kỹ thuật: Trang bị đầy đủ và kiểm tra định kỳ thường xuyên những dụng cụ kiểm tra đo lường cho các thiết bị áp lực như: Rơle áp lực, áp kế, van AT… Luôn duy trì kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị. Những chi tiết, biện pháp nào bị hỏng hay có nguy cơ bị hỏng đều được sửa chữa và thay thế kịp thời. Chính vì vậy mà trong suốt thời gian qua, Công ty không có sự cố mất AT nào về thiết bị chịu áp lực. 2.3- An toàn hoá chất. Công ty sử dụng các hoá chất như : NaOH, HCl, H3PO4, HNO3… để vệ sinh khử trùng từ các khâu xử lý nước đến các quá trình lên men, rửa sạch chai, thùng chứa bia… Ngoài ra, Công ty còn sử dụng bột trợ lọc để lọc bia. Các hoá chất này được chứa trong các bình làm bằng vật liệu chống ăn mòn, bên ngoài có dán nhãn và được bảo quản ở kho riêng biệt để tránh hiện tượng rò rỉ, nhầm lẫn khi sử dụng gây nguy hiểm cho NLĐ. Tất cả các công đoạn có sử dụng hoá chất đều được điều khiển bằng hệ thống máy móc tự động. Đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất được Công ty trang bị đầy đủ PTBVCN và được huấn luyện về KTAT khi làm việc với hoá chất. 2.4. An toàn điện. Hệ thống điện của toàn Công ty được cấp từ lưới điện quốc gia qua 2 máy biến thế dẫn về buồng điện trung tâm. Điện từ đây được cấp cho các Phòng, Phân xưởng, Tổ sản xuất… Hệ thống điện cấp cho các phân xưởng, máy móc đều qua hệ thống dây cáp ngầm đảm bảo AT cho con người và cảnh quan Công ty. Để phòng các tai nạn điện có thể xảy ra, Công ty đã áp dụng những biện pháp sau: Nối đất, nối không cho tất cả hệ thống máy móc, thiết bị để ngắt mạch khi chạm vỏ và tiêu dòng điện khi rò ra máy. Bọc cách điện các máy móc, thiết bị và trang bị PTBVCN. Kiểm tra định kỳ về AT điện trong phân xưởng, tổ sản xuất, gắn các biển báo tại những nơi có nguy hiểm về điện. Tổ chức huấn luyện về AT điện, cách xơ cứu các tai nạn điện cho NLĐ. Hệ thống các nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất, kho chứa đều được trang bị hệ thống chống sét đảm bảo AT. Tổ sửa chữa điện của Công ty giám sát 24h/ ngày để giải quyết các vấn đề về điện. Vì vậy trong suốt thời gian qua tại Công ty chưa xảy ra một vụ tai nạn nào về điện. 3. Công tác PCCN của Công ty. Hệ thống giao thông của Công ty gồm 2 cổng ra vào, bên ngoài giáp với đường nhựa. Nguồn nước bên ngoài cách sông Hồng 4km. Để đảm bảo tốt công tác PCCC, Công ty thành lập một đội PCCC gồm 20 người thường trực trong ngày luôn sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong Công ty. Đội PCCC được huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ 2lần/ năm và được cấp chứng nhận của Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội. Tất cả các khu vực sản xuất, làm việc trong Công ty đều được trang bị bình cứu hỏa đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Nội quy PCCC được phổ biến đến tận tổ sản xuất để NLĐ biết và có ý thức thực hiện. Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch BHLĐ. Kinh phí dành cho công tác PCCC của Công ty là khoảng 50.000.000 đồng/năm chủ yếu là để mua sắm, kiểm tra trang thiết bị và phục vụ cho công tác huấn luyện về PCCC. Tất cả CBCNV của Công ty đều được huấn luyện về PCCC để đảm bảo biết sử dụng các trang thiết bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoả và bơm chữa cháy. Định kỳ 1lần/ năm Công ty có tổ chức diễn tập phương án chữa cháy tại chỗ cho CBCNV và 2lần/ năm Công ty tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện phục vụ chữa cháy. Các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCCC của Công ty gồm: 1 hệ thống báo cháy tự động đặt ở cổng ra vào số 2, 1 trạm bơm, 1 máy bơm điện, 1 máy bơm phát nổ. Có 35 họng nước đặt ở các trụ xung quanh Công ty. Hệ thống chữa cháy bằng bình bọt, CO2 gồm 70 bình, 2 bể nước chứa hút từ giếng lên là 60m3. Các dụng cụ chữa cháy phụ như: thang, câu liêm,... cũng được Công ty trang bị đầy đủ. Với việc duy trì và thực hiện tốt, có hiệu quả công tác PCCC nên trong hơn 10 năm qua Công ty chưa để xảy ra bất kỳ một vụ cháy nổ nào. 4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4.1. Tình hình tai nạn lao động. Các vụ TNLĐ xảy ra trong những năm gần đây tại Công ty đều là những TNLĐ nhẹ. Từ khi thành lập, chưa có 1 vụ TNLĐ chết người nào xảy ra tại Công ty. Các vụ TNLĐ xảy ra thường do NLĐ vi phạm nội quy vận hành AT, chủ quan khi làm việc. Tất cả các vụ TNLĐ đều được Công ty tiến hành khai báo theo đúng các văn bản TTLT 03/1998 và TTLT 3/LĐ-TBXH và tổ chức điều tra làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm đối với người vi phạm, tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục tai nạn tái diễn. Chính vì thế mà các vụ TNLĐ xảy ra ngày càng ít đi. Số TNLĐ được thể hiện bằng hình 7. Hình 7-Tình hình tai nạn lao động trong những năm gần đây 4.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ được Công ty hết sức quan tâm với những việc làm cụ thể như: Tổ chức khám tuyển để sắp xếp, bố trí NLĐ vào công việc hợp lý để họ phát huy hết khả năng của mìn, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 1lần/ năm cho CBCNV. Dưới đây là kết quả phân loại sức khoẻ của Công ty trong 2 năm vừa qua. Năm 2004: Tổng số người được khám: 253 người, Nữ: 123 người, chiếm tỷ lệ: 48.61% Bảng 2a- Phân loại sức khoẻ NLĐ năm 2004 Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Số người 23 161 63 6 0 Tỷ lệ (%) 9.09 63.63 24.9 2.37 0 Số lao động nữ (người) 9 71 40 3 0 - Năm 2005: Tổng số người được khám: 250 người, Nữ: 121 người, chiếm tỷ lệ: 48.4% Bảng 2b- Phân loại sức khoẻ NLĐ năm 2005 Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Số người 14 175 59 2 0 Tỷ lệ (%) 5.6 70 23.6 0.8 0 Số lao động nữ (người) 6 79 36 0 0 Cho đến nay Công ty chưa có NLĐ nào mắc BNN, không có người mắc bệnh truyền nhiễm. Năm 2004, xét nghiệm 87 phụ nữ để chuẩn đoán sớm bệnh ung thư cổ tử cung, không ai bị bệnh. Năm 2005, chiếu tim phổi cho 241 người, làm điện tim cho 31 người, tất cả đều bình thường. Nhận xét: Qua bảng phân loại sức khoẻ ta thấy rằng sức khoẻ của CBCNV trong Công ty được cải thiện rõ rệt. Công ty đang từng bước khắc phục khó khăn, cải thiện ĐKLV nhằm giảm tới mức thấp nhất số công nhân có sức khoẻ loại IV, và những công nhân này đều được Công ty bố trí công việc khác phù hợp hơn. 5. Hiện trạng chất lượng môi trường và công tác vệ sinh lao động của Công ty Đánh giá thực trạng MTLĐ để có các giải pháp cải thiện, định kỳ hàng năm Công ty kết hợp với Trung tâm Y tế Môi trường Công nghiệp, Viện Vệ sinh dịch tễ, Sở Y tế Hà Nội đến đo đạc, kiểm tra điều kiện vệ sinh và chất lượng môi trường lao động như: các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, ánh sáng, khí thải, nước thải, quản lý chất thải rắn… 5.1. Vi khí hậu Các yếu tố vi khí hậu trong MTLĐ bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Dưới đây là kết quả đo các yếu tố vi khí hậu của Công ty năm 2005: Bảng 3- Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại một số khu vực sản xuất Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm không khí (%) Tốc độ gió (m/s) TCCP ≥ 20 ≤ 80 ≥ 0.4 TT Vị trí đo Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS I Phân xưởng xay Giữa phân xưởng 20.5 55.3 1.10 Cạnh máy xay 20.6 54.2 1.30 II Phân xưởng nấu Giữa phân xưởng 24.6 54.5 0.95 Bảng điều khiển 20.6 53.4 0.90 III Nhà lên men Khu lên men trong nhà 17.6 54.8 0.90 Khu lên men ngoài trời 17.8 54.2 1.40 Khu hành lang phân phối 17.7 54.8 1.05 IV Dây chuyền lon Chiết lon 20.1 54.4 0.90 Đóng thùng 21.1 53.6 1.05 Lò hơi 26.7 50.2 1.10 Máy làm lạnh 23.9 50.2 0.75 Phòng thu hồi CO2 24.2 51.6 0.80 V Dây chuyền chai Khử trùng 22.2 56.2 0.90 Kiểm tra 20.8 50.2 0.90 Chiết chai 20.0 51.5 0.90 Máy dán nhãn 20.2 54.2 0.90 Kiểm tra sản phẩm 20.0 58.2 0.90 Tổng cộng 14 3 17 0 17 0 So sánh các kết quả đo đạc với TCCP ta thấy: - Hầu hết nhiệt độ tại các vị trí đo đều đạt TCCP. Riêng nhiệt độ tại nhà lên men là không đạt TCCP, cụ thể: Khu lên men trong nhà (17,6 oC); Khu lên men ngoài trời (17,8 oC); Khu hành lang phân phối (17,7 oC) thì thấp hơn TCCP ≥2oC. - Độ ẩm không khí tại tất cả các điểm đo đều đạt TCCP - Tốc độ gió tại tất cả các vị trí đo đều đạt TCCP. 5.2. ánh sáng, tiếng ồn, bụi. Bảng 4- Kết quả đo ánh sáng, tiếng ồn và bụi tại một số khu vực sản xuất ánh sáng chung (Lux) Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) TCCP ≥ 100 85 4 TT Vị trí đo Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS Số mẫu đạt TCVS Số mẫu không đạt TCVS I Phân xưởng xay Giữa phân xưởng 125 79.3 Cạnh máy xay 130 82.9 2.20 II Phân xưởng nấu Giữa phân xưởng 250 75.8 Bảng điều khiển 110 77.2 III Nhà lên men Khu lên men trong nhà 150 78.6 Khu lên men ngoài trời 74.9 Khu hành lang phân phối 200 80.6 IV Dây chuyền lon Chiết lon 270 86.3 Đóng thùng 250 84.6 Lò hơi 160 88.6 2.50 Máy làm lạnh 140 88.9 Phòng thu hồi CO2 200 86.4 V Dây chuyền chai Khử trùng 200 83.8 Kiểm tra 200 Chiết chai 300 84.3 Máy dán nhãn 200 86.6 Kiểm tra sản phẩm 300 87.0 Tổng cộng 17 0 11 6 2 0 Bảng 5-Kết quả đo tiếng ồn phân tích theo dải tần Số TT Tiêu chuẩn cho phép (dBA) Mức áp âm ở các dải tần 63 Hz 125 Hz 250 Hz 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz 99 92 86 83 80 78 76 74 Vị trí đo Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP I Dây chuyền lon Nơi chiết lon 57. 8 63. 5 72. 4 77. 7 80. 4 82.5 80.7 71.6 Đóng thùng 51. 0 61. 2 59. 4 77. 4 81. 1 78.6 77.3 72.2 Lò hơi 57. 9 67. 0 73. 8 79. 2 81. 7 84.3 81.7 75.7 Máy làm lạnh 57. 8 70. 4 78. 1 85. 1 83. 5 81.3 78.3 73.2 II Dây chuyền chai Dán nhãn 52. 6 62. 4 72. 1 77. 8 80. 4 80.9 79.5 73.1 Kiểm tra sản phẩm 51. 5 61. 9 70. 7 77. 5 82. 7 83.8 82.3 76.5 Tổng cộng 6 0 6 0 6 0 5 1 0 6 0 6 0 6 4 2 Nhận xét: ánh sáng tại tất cả các khu vực sản xuất đều đạt TCCP. Tại các phân xưởng chiết chai, chiết lon, nhà lên men… Công ty đã lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo nên cường độ chiếu sáng mạnh, tạo điều kiện quan sát thuận lợi cho NLĐ. Tiếng ồn ở dây chuyền lon: Chiết lon (86,3 dBA), lò hơi (88,6 dBA), máy làm lạnh (88,9 dBA), phòng thu hồi CO2 (86,4 dBA) và ở dây chuyền chai: kiểm tra sản phẩm (87,0 dBA), máy dán nhãn (86,6 dBA) vượt quá TCCP từ 2ữ3 dBA. Tiếng ồn phát sinh từ động cơ, máy móc là nguyên nhân gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh cho NLĐ. Qua bảng 5 thấy rằng: ở tần số < 500 Hz tiếng ồn đạt TCCP, còn ở các tần số: 1000 Hz, 2000 Hz và 4000 Hz tiếng ồn tại tất cả các vị trí đo đều vượt quá TCCP từ 2ữ6 dBA. Như vậy, với mức độ ô nhiễm tiếng ồn như trên có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp cho NLĐ. Để hạn chế tác động ảnh hưởng đến NLĐ, tại các vị trí vận hành, phòng điều khiển đều có buồng cách âm, công nhân làm việc được trang bị nút tai chống ồn... - Nồng độ bụi tại các điểm đo đều đạt TCCP. Bụi chủ yếu phát sinh tại phân xưởng xay. Nguyên nhân là do bụi bị rò rỉ qua các khe hở ở các mối nối ghép của đường ống vận chuyển, gầu tải, thiết bị nghiền hoặc từ các khe hở giữa bao và ống xả bột. Ngoài ra, bụi cũng sinh ra từ quá trình đổ rót và vận chuyển vật liệu. Để kiểm soát và giảm nồng độ bụi, Công ty đã sử dụng lò hơi đốt dầu, trang bị cho nhà xay một hệ thống hút và lọc bụi để thu bắt và tách bột, sử dụng các xiclon tách vật liệu và thiết bị lọc túi vải. Bên cạnh đó, Công ty cũng trang bị khẩu trang chống bụi cho NLĐ. 5.3. Hơi khí độc Bảng 6- Kết quả đo hơi khí độc tại một số khu vực sản xuất Tên hóa chất Hydrocacbua CO NO TCCP 300 mg/m3 40 mg/m3 20 mg/m3 TT Vị trí đo Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP I Phân xưởng lon Lò hơi dầu Nơi thao tác cửa lò N1 122.7 5.7 1.225 Nơi thao tác cửa lò N2 123 7.98 2.45 II Nhà bếp Nơi nấu bếp gas 3.42 2.45 Giữa nơi nấu 1.14 0.61 Tổng cộng 2 0 4 0 4 0 Tên hóa chất CO2 C2H5OH NaOH NH3 TCCP 1800 mg/m3 3000 mg/m3 1 mg/m3 25 mg/m3 TT Vị trí đo Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP Đạt TCCP Không đạt TCCP I Phân xưởng công nghệ 1 Bộ phận xay Nơi thao tác xay 1738 Nơi xếp bao 1647 II Bộ phận vận hành nấu 1 Chuyền nấu I Nơi thao tác bảng điều khiển 1555 Nơi thao tác van nồi nấu 1647 2 Chuyền nấu II Nơi thao tác bảng điều khiển 1464 Nơi thao tác van nồi nấu 1647 3 Nhà lên men Thao tác thùng trữ men 1646 410 Thao tác thùng men tươi 1555 616 III Phân xưởng lon 1 Nơi thao tác máy chiết lon 1647 923.4 Nơi thao tác máy n5 0.98 Giữa gian máy lạnh 0.32 2 Lò hơi dầu Nơi thao tác cửa lò N1 1647 Nơi thao tác cửa lò N2 1738 3 Gian thu hồi CO2 Nơi thao tác máy N1 1738 Nơi thao tác máy N2 1830 IV Nhà bếp Nơi nấu bếp gas 1738 Giữa nơi nấu 1555 V Phân xưởng chai Nơi thao tác máy rửa chai 1555 0.45 Nơi thao tác máy chiết bia chai 1647 513.3 Tổng cộng 16 1 4 0 1 0 2 0 Nhận xét: Nồng độ hơi khí độc: HC, CO, NO2, C2H5OH, NaOH, NH3 đều nằm trong TCCP, riêng nồng độ CO2 ở nơi thao tác máy N2 của gian thu hồi CO2 đạt 1.830mg/m3 vượt quá TCCP 30 mg/m3. . Nguyên nhân là trong quá trình lọc bia, khí CO2 bị thất thoát ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến những công nhân làm nhiệm vụ pha hoá chất hoặc vệ sinh chỗ làm việc. Tuy nhiên, lượng thất thoát này là không lớn. Vì vậy, ảnh hưởng của các hơi khí độc đến môi trường bên trong và bên ngoài Công ty không có biểu hiện rõ rệt, phạm vi phát tán nhỏ và được đánh giá ở mức độ rất thấp. Công ty đã có những biện pháp làm giảm sự tác động của các hơi khí độc đến NLĐ như: -Trang bị PTBVCN cho NLĐ như: khẩu trang, kính... - Lắp đặt một quạt hút ly tâm với lưu lượng hút là 3500 m3/h, áp lực 80ữ100 mmH2O tại máy rửa chai để hút hơi nước và hơi xút. - Lắp đặt hệ thống thu hồi khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men. 5.4. Chất thải rắn Tổng lượng chất thải rắn của Công ty ước tính vào khoảng 2486,5 tấn/năm. Theo đặc tính thành phần, chất thải rắn của Công ty được chia làm 2 loại: + Chất thải vô cơ bao gồm: các loại bao bì. nút chai, chai hỏng, vỏ chai, vỏ lon hỏng… ước tính lượng chất thải vô cơ của Công ty là 42 tấn/năm chiếm 2% tổng lượng rác thải sản xuất. + Chất thải hữu cơ: Bã bia, bã hoa…ước tính lượng chất thải hữu cơ khoảng 2444,5 tấn/năm, chiếm 98% trong tổng số rác thải sản xuất của Công ty. Bảng 7-Khối lượng một số rác thải sản xuất năm 2005 TT Tên gọi Tải lượng chất thải (tấn/ năm) Ghi chú 1 Bã nấu 23000 Hàm lượng chất khô 20 ữ 25 % 2 Bã lọc 27 Độ ẩm 50 ữ 60 % 3 Tải dứa 20 4 Plastic 3.5 5 Giấy 77 3 ữ 6% hộp nguyên liệu 6 Nhôm 1.5 7 Sắt 0.8 8 Gỗ 40.5 9 Thủy tinh 16.2 1 ữ 3% chai nguyên liệu Việc quản lý chất thải rắn của Công ty được thực hiện rất tốt, cụ thể: - Đối với chất thải vô cơ: hầu hết được bán để tái sử dụng. Một số những rác thải không thể bán và tái sử dụng được như: gỗ, thủy tinh,rác thải sinh hoạt... thì Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị đến thu gom và vận chuyển. - Đối với chất thải hữu cơ: Toàn bộ lượng bã malt, xác men, …được Công ty cho thu vào chỗ quy định và bán cho các hộ chăn nuôi gia súc. 5.5. Nước thải sản xuất. Lưu lượng nước thải sản xuất khoảng 240 m3/ngày/đêm. Đặc tính ô nhiễm chủ yếu của nước thải sản xuất là chứa một lượng lớn các tạp chất hữu cơ như hydratcacbon, gluxit, protit, axit amin… tồn tại trong nước ở dạng lơ lửng, keo, phân tán mịn và hòa tan tạo nên độ màu, độ đục cao cho nước thải. Phần lớn các thành phần hữu cơ trong nước thải thuộc loại dễ bị phân hủy sinh học làm phát sinh mùi khó chịu, hơi khí độc hại (CH4, NH3,...) làm ô nhiễm môi trường không khí. Mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất theo các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm đặc trưng được nêu trong bảng 8. Bảng 8- Đặc tính nước thải sản xuất chưa xử lý của Công ty TT Thông số Đơn vị Cống thải tập trung TCVN 5945- 1995 (B) 1 pH - 7,3 5.5ữ9 2 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 1694 100 3 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5) mg/l 1075 50 4 Cặn lơ lửng (SS) mg/l 634 100 5 Ni tơ tổng số (Tổng N) mg/l 48,2 60 6 Phốtpho tổng số (Tổng P) mg/l 5,16 6 Các kết quả phân tích cho thấy, nước thải sản xuất có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ ở mức cao. So sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0597.DOC
Tài liệu liên quan