Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. TP Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 17.707,52 ha, ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;
- Phìa Tây giáp huyện Đại Từ;
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
- Phìa Bắc giáp huyện Phú Lương, Đồng Hỷ;
Thành phố có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh đồng bằng nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Như vậy vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
85 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là Công ty Quản lý đô thị làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của Thành phố. Trong các năm từ năm 1999 đến năm 2001, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày Công ty Quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2 (chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người dân). Vì vậy, nhiều người dân phải chọn giải pháp tự xử lý tại khuôn viên nhà ở, hoặc vứt bừa bãi ra đường phố, nơi công cộng. Không ít các chân rác đã hình tại ngay cạnh khu dân cư, trường học từ thói quen đó và để lại hậu quả gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Bảng2.6 : Lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên
Dân số thành phố Thái Nguyên (nghìn người)
Lượng CTR phát sinh
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/năm)
Thành thị
Nông thôn
Tổng
Thành thị (tấn/ngày)
Nông thôn (tấn/ngày)
1.TP Thái Nguyên
164,89
67,55
232,44
98,934
27,02
45.973
2. TS Sông Công
22,76
21,75
44,51
13,656
8,7
8.160
3. Huyện Định Hoá
6,01
83,43
89,44
3,606
33,372
13.497
4. Huyện Võ Nhai
3,43
59,2
62,63
2,058
23,68
9.394
5. Huyện Phú Lương
7,77
96,71
104,48
4,662
38,684
15.821
6. Huyện Đồng Hỷ
16,98
106,92
123,9
10,188
42,768
19.939
7. Huyện Đại Từ
8,2
156
164,2
4,92
62,4
24.572
8. Huyện Phú Bình
7,99
130,77
138,76
4,794
52,308
20.842
9. Huyện Phổ Yên
13,03
122,6
135,63
7,818
49,04
20.753
Tổng cộng
251,06
844,93
1095,99
150,636
337,972
178.342
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004-2005)
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Thái Nguyên đang là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng cuộc sống của con người…hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh ước tính khoảng 330 tấn/ngày, nhưng thực tế chỉ có 1 bãi chôn lấp tại bãi Đá Mài tiếp nhận khoảng gần 100 tấn rác thu gom mỗi ngày của thành phố thái Nguyên. Các thị trấn, thị xã khác của tỉnh có điểm chôn lấp thủ công, lượng thu gom thấp nên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là Công ty Quản lý đô thị làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của Thành phố. Trong các năm từ năm 1999 đến năm 2001, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày Công ty Quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2 (chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người dân). Vì vậy, nhiều người dân phải chọn giải pháp tự xử lý tại khuôn viên nhà ở, hoặc vứt bừa bãi ra đường phố, nơi công cộng. Không ít các chân rác đã hình tại ngay cạnh khu dân cư, trường học từ thói quen đó và để lại hậu quả gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Theo Hàn Thu Hòa (2009) [6] Đô thị phát triển, diện tích đất ở ngày càng thu hẹp thì nhu cầu xử lý rác thải là một vấn đề bức thiết trong nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên, năm 2001 chính quyền Thành phố đã tổ chức tham quan học tập tại các đô thị bạn và chính thức đưa vào áp dụng mô hình xã hội hoá thu gom rác thải bằng việc tại mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh môi trường. Kinh phí chi trả cho công tác thu gom rác sử dụng từ nguồn phí vệ sinh môi trường thu của các hộ dân.
Bước đầu khi thành lập, Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị như dụng cụ lao động, xe đẩy chứa rác và các trang thiết bị thiết yếu khác để các đội vệ sinh này hoạt động. Kinh phí thu từ các hộ gia đình theo mức phí vệ sinh do UBND tỉnh quy định và do đội vệ sinh môi trường phường, xã thu. Trước đây khoản thu phí này do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, thường chỉ thu được khoảng 50%. Nhiều người dân hoàn toàn chưa có thói quen đóng phí VSMT. Từ khi giao cho đội vệ sinh môi trường phường, xã thì kinh phí này được thu khá triệt để, đã đạt trên 90%. Việc làm này đã góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm được từ 7 - 9 tỷ/năm (chi phí cho công tác thu gom do dân trả, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra).
Cho đến nay đã có 22/28 đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Cách thức quản lý của các đội vệ sinh môi trường như sau: mỗi đội được chia thành 2 - 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5-7 công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cố định. Đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, tuỳ theo từng phường, xã có thể sẽ bố trí thêm đội phó.
Trước đây, thường bố trí một người chịu trách nhiệm đi thu tiền phí vệ sinh môi trường từ các hộ dân hoặc người công nhân thu gom rác chịu trách nhiệm thu tiền phí tại khu vực đó. Tuy nhiên, cách thu phí đó tỏ ra kém hiệu quả, một số hộ dân chây ì không chịu nộp phí, gây khó khăn cho người đi thu phí. Hiện nay, phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu các Gia đình văn hoá phố, xóm đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí vệ sinh môi trường trở thành một tiêu chí bắt buộc. Do đó, ý thức vệ sinh môi trường của người dân đô thị đã được nâng cao, góp phần nâng cao tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường.
Phần lớn số tiền phí vệ sinh môi trường dành cho chi trả lương công nhân thu gom rác, còn lại được đưa vào các quỹ dành cho tái đầu tư, mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác và quỹ bảo hiểm y tế (dành mua bảo hiểm y tế cho người lao động) và các loại quỹ khác theo quy định.
Việc hình thành các đội vệ sinh, đã tạo việc làm và thu nhập cho gần 400 lao động với mức lương từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng/tháng, phần lớn là người dân thuộc các hộ nghèo không có việc làm, góp phần ổn định xã hội.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính phủ Đan Mạch, thành phố Thái Nguyên được chọn là nơi triển khai thực hiện dự án Danida về đầu tư xây dựng nhà để xe thu gom rác thải, thành phố Thái Nguyên đã lựa chọn các địa điểm xây dựng nhà để xe thu gom rác. Cho đến nay đã có 20 nhà để xe rác được xây dựng và đi vào hoạt động đảm bảo tính hữu ích và vệ sinh môi trường.
Xã hội hoá trong công tác vệ sinh môi trường còn đem lại hiệu quả đáng khích lệ như tăng diện tích quét rác từ 40% lên 70% diện tích cần quét. Lượng rác đô thị của thành phố được thu gom đã tăng dần theo thời gian, từ 27 tấn/ngày năm 2001 đến nay tăng lên trên từ 90 tấn/ngày, đường phố đô thị đã từng bước phong quang, sạch sẽ, những chân rác được xử lý triệt để, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.
Cùng với sự theo dõi, giám sát và chỉ đạo của Thành phố kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nên hiện nay tình hình vệ sinh môi trường dần đi vào nền nếp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường và công trình đô thị và các đội vệ sinh phường, xã đã duy trì thực hiện các quy định về giờ thu gom rác thải, địa điểm tập kết rác thải, nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học. Toàn bộ lượng rác thải được thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Thành phố đang có đề nghị với Tỉnh để đầu tư nhà máy xử lý rác thải, để xử lý triệt để ô nhiễm do rác thải gây ra.
Để có được những kết quả đó không thể không kể đến sự quan tâm đầu tư của thành phố trong công tác thu gom và xử lý rác thải. Hàng năm Tỉnh và Thành phố đã chi ngân sách cho công tác vệ sinh môi trường lên tới trên 18 tỷ đồng (năm 2009), ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.
Bên cạnh đó, thực hiện theo kế hoạch về chỉnh trang đô thị, thành phố đã phát động phong trào toàn dân làm vệ sinh môi trường tại nơi cư trú vào chủ nhật hàng tuần tại cộng đồng dân cư. Qua phong trào này, mỗi tuần có khoảng 4 tấn rác thải tồn đọng tại các khu dân cư, trên các đường làng, ngõ xóm được thu gom, xử lý. Số lượng phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh hàng tháng được thực hiện với chiều dài khoảng 13 - 15 km. Hoạt động này đã trở thành một thói quen của người dân đô thị tại thành phố Thái Nguyên. Từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom và thải rác đúng nơi quy định. Ngoài ra, Thành phố còn phát động phong trào tổ tự quản làm công tác trật tự, vệ sinh môi trường như: tuyến đường Thanh niên tự quản, Hội phụ nữ tự quản, Cựu chiến binh tự quản… Rất nhiều gương điển hình, như Hội phụ nữ tự quản tổ 32, tổ 14 phường Hoàng Văn Thụ; tổ 10, tổ 11 phường Trung Thành được duy trì hoạt động đều đặn và có hiệu quả. Các hoạt động này đã đóng góp tích cực vào phong trào xã hội hoá và tự quản vệ sinh môi trường tại địa phương.
Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt tại TP. Thái Nguyên được UBND thành phố giao cho công ty môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và quản lý với đại diện là phòng Tài nguyên & Môi trường TP. Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: gồm 1 kế toán, 1 giám đốc, và 1 cán bộ đi kiểm tra. Toàn bộ gồm có 5 đội VSMT với tổng số công nhân là 187 người như sau:
- Đội 1: gồm 37 công nhân
- Đội 2: gồm 46 công nhân Quyét rác
- Đội 3: gồm 48 công nhân
- Đội 4: gồm 48 công nhân
- Đội 5: gồm 8 công nhân ( tại bãi rác Đá Mài )
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý (thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam TP. Thái Nguyên gồm các phường, xã sau đây:
Phường: Cam Giá, Phú Xá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành.
Xã: Tích Lương, Lương Sơn, Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đức.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
* Địa điểm: Các phường, xã ở khu nam TP.Thái Nguyên
* Thời gian tiến hành: từ tháng 09/01/2009 đến tháng 9/05/2010
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu nam TP.Thái Nguyên
- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, kinh tế, thuỷ văn
- Cơ sở hạ tầng, cơ cấu dân số, đặc điểm lao động, việc làm và các nguồn tài nguyên, mức tăng trưởng kinh tế.
3.3.2. Điều tra, đánh giá thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại các phường xã ở khu nam TP.Thái Nguyên.
- Điều tra, đánh giá nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên từ hộ gia đình tại các phường, xã (do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng nên đề tài chỉ tìm hiểu được thành phần rác thải sinh hoạt, lượng phát sinh CTRSH từ hộ gia đình. Mà không tìm hiểu chi tiết được khối lượng cụ thể của từng nguồn phát sinh: Từ chợ, trường học, thương mại, công nghiệp, trạm y tế, bệnh viện… là bao nhiêu.
- Đánh giá về hiện trạng thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên.
- Nhận thức và ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nói riêng.
3.3.3. Đánh giá việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các phường, xã ở khu nam TP.Thái Nguyên
- Điều tra, đánh giá về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại các phường, xã của khu nam TP.Thái Nguyên.
- Điều tra, đánh giá về việc tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên
3.3.4. Đề suất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.Thái Nguyên, và khu nam thành phố Thái Nguyên. Các số liệu thứ cấp thu thập từ ủy ban Nhân dân các phường, xã, TP.Thái Nguyên, sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài ngyuyên & Môi trường TP.Thái Nguyên và công ty môi trường đô thị Thái Nguyên.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình, trường học công sở.
+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt.
+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom.
+ Ý thức của người dân về vấn đề môi trường.
+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom.
- Phỏng vấn:
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân.
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình , cá nhân sinh sống tại các phường, xã của khu nam TP.Thái Nguyên.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra.
Mỗi phường, xã tiến hành phỏng vấn điều tra khoảng từ 10 đến 15 hộ theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.
+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sinh sống tại các phường , xã khu nam TP.Thái Nguyên.
+ Phỏng vấn những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải.
+ Phỏng vấn những cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường.
3.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo những ý kiến hướng dẫn của thầy, cô và các cô, chú cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Thái Nguyên, chúng tôi lấy ý kiến của các cô, chú cán bộ trực tiếp quản lý về mảng rác thải sinh hoạt tại các phường, xã. Mặt khác, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng. Do đó đây là phương pháp được đánh giá là ưu việt, phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài.
3.3.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
Việc trực tiếp tham quan xuống địa bàn từng phường xã, điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, xã, tham quan tìm hiểu về bãi rác Đá Mài...Giúp có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường, xã.
3.3.5.Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm như word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
3.3.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
+ Từ đặc điểm thực tế của đề tài rộng cũng như thời gian nghiên cứu của đề tài là tương đối ngắn. Nên việc phân tích thành phần rác thải từ các nguồn thải và việc lấy mẫu, cân cố định vào các ngày, giờ cụ thể là rất khó thực hiện. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và giúp đỡ của thầy cô, các cô, chú cán bộ tôi tiến hành việc xác định khối lượng và thành phần rác thải như sau:
- Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường, xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
- Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết trung vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày.
- Trực tiếp thu gom, phân loại thành phần chất thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu gồm 2 phương pháp sau:
+ Thu gom, phân loại chất thải trực tiếp từ hộ gia đình: Tiến hành trong thời gian 1 tháng, vào 2 ngày cố định trong tuần. Lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 20 hộ gia đình theo tiêu chí lựa chọn là có sự lựa chọn cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu, khá, trung bình trên cơ sở số liệu điều tra của UBND TP về tỷ lệ các hộ giàu, nghèo, trung bình.
Hàng tuần vào trước những ngày đã định mỗi gia đình sẽ được phát 3 túi đựng rác vô cơ, hữu cơ, rác thải nguy hại. Và được thu hồi vào 18 h những ngày đã định, sau đó phân rác thành nhiều loại đem cân để xác định tỷ lệ % về khối lượng.
+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
- Xác định lượng chất thải thu gom trong 1 tuần tại khu dân cư khu nam của TP.Thái Nguyên và lượng chất thải phát sinh/đầu người bằng phương pháp đếm tải. Số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất phát thải được giám sát trong 7 ngày sẽ được tính toán bằng cách sử dụng số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu và các số liệu đã biết trước như hộ dân, nhân khẩu, thể tích xe ép rác, xe đẩy tay. Đây là phương pháp thích hợp để sử dụng trong đề tài.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. TP Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 17.707,52 ha, ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;
- Phìa Tây giáp huyện Đại Từ;
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
- Phìa Bắc giáp huyện Phú Lương, Đồng Hỷ;
Thành phố có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh đồng bằng nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Như vậy vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công dược hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố là tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều đồi núi cao. Nhìn chung địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loail cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ. Đăc biệt phần lớn có độ dốc nhỏ hơn 80+ rất thích hợp với cây lúa, cây hàng năm. Sông đại hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi vì vốn đầu tư yêu cầu lớn.
4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
+ Đặc điểm khí hậu: TP.Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,50 C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,50 C, thấp nhất là vào tháng 1 là 15,50 C, lượng mưa trung bình hàng năm 2025,3 mm lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nống ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.
+ Thuỷ văn, nguồn nước: Trên địa bàn TP có sông Cầu chạy qua địa bàn, là ranh giới hành chính tự nhiên với huyện Đồng Hỷ, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100 m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m3/giây, mùa kiệt 7,5 m3/giây.Nước sông Cầu được dùng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên những năm gần đây, về mùa cạn nước chảy qua TP. Thái Nguyên đã bị nhiễm bẩn do nước thải của các khu công nghiệp trong vùng. Nhưng khi lượng nước sông nhiều lên vào mùa lũ thì nồng độ các chất hoá học không vượt quá tiêu chuẩn quy định. Sông Công chạy qua địa bàn TP là 15 km, nó được bất nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ lưu lượng đạt 1.880 m3/giây, mùa kiệt 0,32 m3/giây. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết trong mùa khô hạn theo ý muốn của con người.
4.1.1.4. Địa hình-địa chất
Địa hình: TP.Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng gồm bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau như sau:
- Địa hình đồng bằng:
+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10- 15m.
+ Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20- 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.
- Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trunh bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50- 70m.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100- 125m.
+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100- 150m.
- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỉ lệ lớn, hầu như chiếm chọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính: Đá vôi, đá trầm tích biến, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axit.
- Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, hồ Cây Si…(Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, 2007).[]
Như vậy, mặc dù nằm trong vùng Trung du miền núi nhưng địa hình TP.Thái Ngyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong Tỉnh và các tỉnh khác trong vùng. Mặt khác, phần lớn diện tích của TP là các kiếu cảnh quan đồi núi chưa có đông dân cư sinh sống tạo điều kiện thuận lợi để qui hoạch các khu xử lí, các nhà máy chế biến rác thải phát sinh trên địa bàn TP.
- Địa chất: TP. Thái Nguyên bao gồm các loại đất chính sau:
+ Đất phù sa: Diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), trong đó có các loại đất: Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có diện tích 3.125.35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glay yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.
+ Đất bạc màu: Diện tích là 1.147, 88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất : Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15% và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa- màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất xám Feralit: Diện tích 7,614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất: Đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 ha chiếm 17,95%; đất xám Feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%. Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm.
4.1.1.5. Các nguồn Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của TP.Thái Nguyên là 18.970 ha, nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, xung quanh được bao bọc bởi hai con sông là sông Cầu và sông Công nên có địa hình tương đối bằng phẳng so với các tỉnh xung quanh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, với độ cao khoảng 10-20m trên mực nước biển. Thành phố có một hệ thống đê và các tuyến đường đã được tôn cao để ngăn lũ và bảo vệ. Ngoài ra, khu vực phụ cận gồm các huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình chủ yếu là đất nông nghiệp, có địa hình và địa chất thuận lợi cho phát triển đô thị.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt của TP phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp 85- 90% diện tích đất canh tác trong thành phố.
+ Nguồn nước ngầm: TP có lượng nước ngầm phong phú ở hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên.
- Tài nguyên khoáng sản:TP.Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chạy qua đó là sông Cầu và sông Công hàng năm cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn TP. Thành phố có vị trí nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc- Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà, vùng Quan Triều, Tân Long, trữ lượng than lớn thứ 2 cả nước…
- Tài nguyên sinh vật: TP.Thái Nguyên có một thảm thực vật hết sức phong phú và đa dạng bao gồm chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng theo dự án 327 rừng trồng theo chương trình PAM. Đặc biệt, TP có vùng chè Tân Cương ngon nổi tiếng và các loại cây trồng như nhãn, vải, quýt, chanh…
- Tài nguyên nhân văn: TP.Thái Nguyên hiện có 28 đơn vị hành chính trong đó có 18 phườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên ’’.doc