Dạng tranh chấp diễn ra với số lượng khá phổ biến và phức tạp, như đất của ông bà cha mẹ cho con cháu nay đòi lại. Khi xác minh vụ việc người cho đất nói trước đây là cho mượn hay cho ở nhờ khi kinh tế gia đình khá hơn thì lấy lại, còn người nhận đất thì cho rằng là cho luôn. Thật sự dạng tranh chấp này gặp khó khăn cho công tác giải quyết.
Đất hương quả là phần đất mà người nào chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ thì được hưởng quyền lợi trên phần đất đó như là được trực tiếp sản xuất trên phần đất đó. Nhưng khi trong cuộc sống gia đình đang thờ cúng gặp khó khăn nên anh em xin được thờ cúng cha mẹ, ông bà Có trường hợp người anh, em đi chiến tranh nay hòa bình trở về xin được thờ cúng, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và một thời gian sau ông bà, cha mẹ đã chết nay người đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó.
Giải quyết dạng tranh chấp này gặp khó khăn ở chỗ lấy ý kiến của thân tộc, nếu mọi người trong thân tộc công minh, vô tư nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn khách quan thì không có gì phức tạp. Nhưng trong thân tộc có một số người cho rằng người này đúng và một số người khác lại cho là người kia đúng thì công tác giải quyết, kết luận gặp khó khăn.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6073 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế hóa các vấn đề cần nghiên cứu:
- Các bước tiến hành:
+ Thu thập tài liệu - số liệu có liên quan.
+ Nghiên cứu các quy định của Nhà nước thể hiện trong LĐĐ, Luật KNTC, pháp lệnh thanh tra, qui chế tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, các nghị định, thông tư, quyết định, công văn cùng với các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Vấn đề chủ yếu là nghiên cứu các quyết định, công văn của huyện Lai Vung trong lĩnh vực thanh tra đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung.
+ Tham gia các hoạt động thực tế.
+ Tổng hợp tài liệu, số liệu và viết bài.
+ Hoàn chỉnh luận văn.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Lai Vung.
Tìm ra những thuận lợi khó khăn trong công tác thanh tra, những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Những vướng mắc trong thanh tra khi áp dụng LĐĐ 1993, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2001, pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật KNTC 1998, qui chế tổ chức hoạt động thanh tra địa chính 1994 và những lợi thế khi LĐĐ năm 2003 và Nghị định 181 được thực hiện.
Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thanh tra đất đai tại Huyện sao cho phù hợp với tình hình với đặc thù kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của huyện.
2.2. PHƯƠNG TIỆN
2.2.1. Các văn bản pháp luật
+ Luật Đất đai năm 1987
+ Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
+ Luật Đất đai 1993
+ Luật khiếu nại, tố cáo 1998
+ Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001
+ Luật Đất đai 2003
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003.
+ Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung 2004 và 2005
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo.
+ Thông tư số 01/2009/TT-TTCP, ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính Phủ, Về Quy trình giải quyết tố cáo. (có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2010)
+ Các văn bản có liên quan khác.
2.2.2. Thiết bị
+ Máy vi tính
+ Máy in
+ USB
+ Các văn phòng phẩm phục vụ cho đề tài.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
¥
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý
Huyện Lai Vung nằm phía Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 23.793,55 ha, chiếm 6,79% diện tích toàn tỉnh Đồng Tháp. Với dân số năm 2006 là 164.953 người, mật độ dân số khoảng 693,28 người/km2. (Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung)
Toạ độ địa lý
Từ 10o 08’ đến 10o 24’ vĩ độ Bắc.
Từ 105o33’ đến 105o 44’ kinh độ Ñoâng.
Tứ cận
Phía Bắc giáp huyện Lấp Vò;
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long;
Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành;
Phía Tây giáp Cần Thơ;
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sử dụng đất.
3.1.2. Các đơn vị hành chính
Về hành chính, Huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 11 xã: Thị trấn Lai Vung, xã Phong Hòa, xã Định Hòa, xã Tân Hòa, xã Vĩnh Thới, xã Long Thắng, xã Hòa Long, xã Tân Thành, xã Tân Phước, xã Long Hậu, xã Tân Dương, xã Hòa Thành.
Hình 3.1 : Bản đồ hành chính huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp
TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP
Tình hình tranh chấp, khiếu nại - tố cáo ở huyện Lai Vung
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả Huyện có những xã riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: xã Long Thắng, xã Tân Dương, xã Hoà Thành….
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả huyện, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan Huyện hàng năm cao.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Từ những khó khăn, vướng mắc trong công tác hoà giải, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ở địa phương mà UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vùng đã kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết tốt hơn để đơn thư không tồn đọng kéo dài dẫn đến vi phạm pháp luật quy định, không gây phiền hà cho nhân dân, qua đó tạo lòng tin trong nhân dân, trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và cải cách thủ tục hành chính. Đây là sự nổ lực rất lớn của các ngành và UBND các xã, thị trấn.
Các dạng tranh chấp, khiếu nại - tố cáo
Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại huyện Lai Vung từ năm 2005 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai.
Tại huyện Lai Vung đã nổi lên một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua chỉ mang tính chất vận dụng chung LĐĐ năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1998, năm 2001 và sự ra đời của LĐĐ năm 2003 và các văn bản để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. Huyện Lai Vung chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng nhìn chung có thể khái quát một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết trong thời gian qua như sau:
Đòi lại đất cũ
Dạng tranh chấp này trên địa bàn huyện Lai Vung diễn ra phổ biến và phức tạp được thể hiện ở những dạng sau:
Đòi lại đất cũ khi thực hiện chủ trương “nhường cơm sẻ áo” thời kỳ 1975- 1980
Ở dạng tranh chấp này người nhường đất hiện nay đời sống gặp nhiều khó khăn, không có đất sản xuất. Nhưng khi đó người được nhường hiện nay không canh tác trực tiếp trên phần đất đó hoặc sang nhượng cho người khác.
Khi giải quyết dạng tranh chấp trên nếu căn cứ theo điều 2 LĐĐ năm 1993 và Luật sửa đổ bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1998 thì không giải quyết trả lại đất cho chủ cũ. Nhưng trong giải quyết tranh chấp đất đai phải kết hợp LĐĐ với các chính sách xã hội khác và đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chính vì vậy có trường hợp giải quyết trả lại một phần, có trường hợp trả lại tiền công khai phá ban đầu.
Đòi lại đất thời kỳ 1980 - 1990 đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất
Ở dạng tranh chấp này cũng tương tự như dạng trên cũng kết hợp LĐĐ với các chính sách xã hội khác nhau và đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chẳng hạn nếu người chủ cũ đòi lại đất mà hiện tại người này có kinh tế ổn định hoặc đã có đất canh tác đảm bảo cuộc sống, còn người đang canh tác chỉ sống nhờ chủ yếu vào phần đất đó thì giải quyết bằng cách người hiện đang canh tác phải trả tiền công cải tạo, khai phá trước đây cho chủ cũ hay là chia đôi khi có trường hợp trả lại hoàn toàn phần đất đó.
Khi giải quyết dạng tranh chấp này gặp một số khó khăn như trường hợp chủ cũ hiện nay gặp khó khăn không có đất sản xuất và người đang sử dụng đất thì đời sống chủ yếu dựa vào phần đất nói trên.
Khi giải quyết trả lại một phần hay chia đôi thì người đang sử dụng phần đất đó cho rằng họ sử dụng ổn định lâu dài và có đóng thuế sử dụng đất về phía chủ cũ họ đưa ra chứng cứ chứng minh đất này là của họ nay gia đình gặp khó khăn nên xin lại một phần. Khi giải quyết dạng này chủ yếu là hòa giải.
Đòi lại đất hay đòi lại tiền hoa lợi khi thực hiện chính sách “trang trải” đất đai thời kỳ 1981–1983
Khi thực hiện chủ trương này có Quyết định 13/HĐ-BT của Hội Đồng Bộ Trưởng là phải bồi thường hoa lợi trên phần đất đó (công cải tạo, cây trồng, hoa màu trên phần đất đó).
Riêng huyện Lai Vung quy định nếu người được nhường đất phải trả tiền hoa lợi cho người nhường, giá trị bồi hoàn được tính 50 -70%.
Năng suất của năm gần nhất (hay tính theo hạng đất).
Trường hợp trong thời gian thực hiện chủ trương, người nhận đất không bồi hoàn hoa lợi theo những quy định lúc bấy giờ đến những năm gần đây khi phát sinh tranh chấp.
Khó khăn ở dạng này là tìm ra chứng cứ xác minh là đã trả hoa lợi hay chưa cho chủ lúc bấy giờ.
Đòi lại đất của chủ cũ mà trước đây chủ cũ đã tự ý bỏ đất đi
Khi mà giá trị đất ngày càng tăng cao thì vấn đề tranh chấp đòi lại đất diễn ra khá nhiều. Trường hợp trước đây vì chạy giặc hay gia đình gặp khó khăn đã để lại đất cho người gần đó canh tác, hay tự ý bỏ đi một thời gian, chính quyền nơi đó đã giao cho một số hộ hiện thời không có đất để canh tác.
Giải quyết dạng tranh chấp này nếu thông qua kết quả xác minh mà chủ cũ tự ý bỏ đất không canh tác mà được chính quyền giao cho người khác sử dụng ổn định lâu dài từ trước đến nay thì không giải quyết trả lại, có trường hợp giải quyết bồi hoàn hay trả lại một phần đất. Khi giải quyết ở dạng tranh chấp này thường là vấn đề chứng cứ để xác nhận phần đất này là của họ trước kia là tự ý bỏ đi hay vì một lý do khác nay gia đình gặp khó khăn về xin lại một phần đất để sinh sống.
Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ
Trường hợp này thường là đất mượn của người khác canh tác rồi sang bán không có giấy tờ, chỉ làm giấy chuyển nhượng bằng tay không có xác nhận của chính quyền địa phương… giải quyết dạng này thu hồi đất trả về chủ cũ.
Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa
Dạng tranh chấp diễn ra với số lượng khá phổ biến và phức tạp, như đất của ông bà cha mẹ cho con cháu nay đòi lại. Khi xác minh vụ việc người cho đất nói trước đây là cho mượn hay cho ở nhờ khi kinh tế gia đình khá hơn thì lấy lại, còn người nhận đất thì cho rằng là cho luôn. Thật sự dạng tranh chấp này gặp khó khăn cho công tác giải quyết.
Đất hương quả là phần đất mà người nào chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ thì được hưởng quyền lợi trên phần đất đó như là được trực tiếp sản xuất trên phần đất đó. Nhưng khi trong cuộc sống gia đình đang thờ cúng gặp khó khăn nên anh em xin được thờ cúng cha mẹ, ông bà… Có trường hợp người anh, em đi chiến tranh nay hòa bình trở về xin được thờ cúng, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và một thời gian sau ông bà, cha mẹ đã chết nay người đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó.
Giải quyết dạng tranh chấp này gặp khó khăn ở chỗ lấy ý kiến của thân tộc, nếu mọi người trong thân tộc công minh, vô tư nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn khách quan thì không có gì phức tạp. Nhưng trong thân tộc có một số người cho rằng người này đúng và một số người khác lại cho là người kia đúng thì công tác giải quyết, kết luận gặp khó khăn.
Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng
Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Huyện nên đã trưng dụng một phần đất của nhân dân để giao khoán cho các công ty Nhà nước, hay xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các khu tái định cư cho người dân, giải tỏa mặt bằng làm lộ giới.
Do lúc đó chính sách đất đai chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng trưng dụng đất chưa được bồi hoàn hoặc có bồi hoàn một ít. Còn hiện nay trong quá trình trưng dụng đất khi bồi hoàn thì khung giá chưa hợp lý, hay khi trưng dụng đất giải phóng mặt bằng nhằm mục đích thực hiện quy hoạch xây dựng khu tái định cư nhưng khi xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh thì lại bán lại với giá quá cao.
Giải quyết ở dạng này trước đây chưa đền bù cho người dân còn trường hợp đền bù chưa thỏa đáng thì điều chỉnh khung giá cho hợp lý
e. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của xã, huyện
Giải quyết ở dạng tranh chấp này thường thì thanh tra phòng Tài nguyên và Môi trường thông qua việc xác minh các chứng cứ trình UBND Huyện ra quyết định giải quyết.
f. Tranh chấp đường đi, dẫn nước trong trồng cây và nuôi thủy sản
Các hộ dân có vị trí thửa đất phía ngoài cặp các tuyến kênh, sông không thể nhượng lại một phần đất để tạo đường thoát dẫn nước cho các hộ dân có đất phía trong thỏa thuận. Nguyên nhân các hộ phía ngoài cho rằng: tạo đường sẽ làm chết cây trong vườn , đường dẫn nước vào sẽ dễ sạt, lở bờ, giá chuyển nhượng thấp, hoặc do thành kiến cá nhân…Từ đó các hộ dân gặp khó khăn về đường đi và thoát nước yêu cầu chính quyền can thiệp, giải quyết.
Ở dạng tranh chấp này chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể trong giải quyết, cấp huyện giải quyết trên cơ sở hòa giải, động viên để hai bên đương sự đi đến thỏa thuận, phía cơ quan Nhà nước căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và tạo cho người dân ổn định sản xuất và sản xuất đạt hiệu quả cao.
Dạng tranh chấp này giải quyết dứt điểm ở cấp huyện chưa có trường hợp yêu cầu, khiếu nại lên cấp tỉnh.
Một số vấn đề trong công tác thanh tra đất đai
a. Một số sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng, tái định cư
Các sai phạm mà cơ quan quản lý nhà nước của Huyện về lĩnh vực đất đai thường gặp chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
- Những sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sai phạm trong giải quyết thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bàn giao ngoài thực địa không đúng với quyết định giao đất.
- Cho phép chuyển mục đích không đúng thẩm quyền, không đúng quy hoạch sử dụng đất.
- Bồi thường không đúng với diện tích, mức bồi thường cho người có đất được bồi thường.
Một số vi phạm của các tổ chức cá nhân sử dụng đất
- Việc người dân lấn chiếm phần đất của người khác.
- Sử dụng không đúng mục đích khi nhà nước giao cho
- Quá trình chuyển nhượng không có giấy tờ hợp pháp
- Không làm thủ tục giao đất cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật
- Tình trạng nợ tồn đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các tổ chức, cá nhân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu của các vi phạm về quản lý, sử dụng đất
- Một số chính sách, pháp luật đất đai trước đây chưa đồng bộ, còn có sơ hở, bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tế.
Cụ thể, theo Điều 31 Luật Khiếu nại - tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai lại quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.
- Chính quyền ở cơ sở nhiều nơi còn yếu kém, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý nhà nước về đất đai, đặc điểm công tác kiểm tra, thanh tra chưa chặt chẽ, thường xuyên còn yếu kém.
- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa nghiêm; nhiều trường hợp cán bộ nhà nước lợi dụng pháp luật đất đai lợi dụng trục lợi.
- Sự thiếu công bằng trong quản lý, sử dụng đất giữa người dân địa phương.
- Đội ngũ cán bộ thanh tra đất đai các cấp còn quá mỏng, cấp xã cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm rất nhiều việc; trong khi đó nhiều năm qua phải tập trung cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai nên hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp huyện và cấp xã còn chậm; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, khó thực hiện, thậm chí chỉ là hình thức; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu sát, hiệu quả đạt thấp, phát sinh tình trạng “quy hoạch treo”.
Tình hình xử lý vi phạm pháp luật đất đai
- Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong những năm qua đã được ở huyện và các xã chú trọng thực hiện.
- Kết quả xử lý xong nhiều vụ việc vi phạm;
- Uỷ ban nhân dân các cấp, các địa phương trong huyện chưa thật sự quan tâm thực hiện chỉ đạo khắc phục tồn tại và xử lý sai phạm trong quản lý, sử dụng đất.
- Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đất đai rất phức tạp, khó xử lý do xảy ra lâu, đã có nhiều biến động về chủ sử dụng, mục đích sử dụng cũng như ranh giới sử dụng đất.
- Sự phân cấp trách nhiệm trong thực tế quản lý đất đai giữa các cấp, các ngành ở địa phương hoặc giữa các cấp chưa rõ ràng dẫn đến việc xử lý vi phạm về đất đai kéo dài.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung
Nghiên cứu hồ sơ
Làm việc trực tiếp với đương sự
Nhận đơn
Viết báo cáo
Ra quyết định
Thực thi quyết định
Lưu hồ sơ đã giải quyết
Kiểm tra lại chứng lý trong hồ sơ
Xác minh chứng cứ
Hợp xét khiếu tố
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Lai Vung
Cán bộ tiếp dân hoặc cán bộ phụ trách công tác nhận đơn, khiếu nại - tố cáo, tranh chấp đất đai, đọc nội dung đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đủ nội dung khiếu nại: địa chỉ, năm sinh, tên người làm đơn, người đúng ra làm và nộp đơn có đúng đối tượng quy định không. Nếu không thì phải ủy quyền hợp pháp, đơn đạt yêu cầu trên thì mới nhận. Nếu hồ sơ không đảm bảo các điều kiện thì yêu cầu bổ sung hoặc trả lại cho đương sự. Phải xem xét thời hiệu nhận đơn (giới hạn ở các lần giải quyết khiếu nại lần đầu ở huyện và khiếu nại lên tỉnh). Thực tế có một số vụ cá biệt, mặc dù quá thời hiệu khiếu nại, nhưng cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại nội dung đã giải quyết trước đây. Loại đơn quá thời hiệu này là do một trở ngại, khó khăn trong cuộc sống của đương sự hoặc đương sự không am hiểu pháp luật nên không nộp đơn khiếu nại, trễ thời hiệu quy định.
Cán bộ nhận đơn nếu thấy đơn đạt yêu cầu thì có nghĩa vụ ra biên nhận cho đương sự về chờ nhận giấy mời của cán bộ thụ lý để tìm hiểu thêm vụ việc. Ra thông báo tạm thời chưa thi hành quyết định huyện và cán bộ phân công thụ lý để giải quyết. Cán bộ thụ lý hồ sơ nhận hồ sơ gốc ở huyện về nghiên cứu. Sau khi thụ lý hồ sơ cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ từ hồ sơ gốc lấy từ huyện sau đó tiến hành xác minh thực tế bằng cách lập biên bản, lấy lời khai, đo đạc hiện trạng, bổ sung chứng cứ, viết báo cáo kết quả xác minh… Thông qua nội dung báo cáo với lãnh đạo thanh tra tỉnh qua cuộc hợp xét khiếu tố. Thông thường khiếu nại có hai hướng giải quyết:
+ Giữ y quyết định: Nếu xét thấy vụ việc đương sự khiếu nại không trái quy định pháp luật và đương sự không có chứng cứ gì khác so với quyết định khiếu nại thì UBND có quyền ra quyết định giữ nguyên quyết định đó.
+ Có chỉnh sửa quyết định nếu thấy vụ việc giải quyết rồi nhưng trái với quy định pháp luật và đương sự đã đưa ra được những bằng chứng cụ thể để xác minh thì thông qua UBND tỉnh để dự thảo quyết định và ra quyết định giải quyết theo hướng có sửa chữa quyết định khiếu nại. Sau khi có quyết định của cơ quan chức năng kết hợp địa phương xem xét thực hiện quyết định, phân chia ranh giới đất cho từng đương sự và lưu hồ sơ đã giải quyết.
Về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách có hệ thống, chính điều này mà các cấp có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai đã áp dụng theo luật khiếu nại - tố cáo.
3.4. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN LAI VUNG
Trình tự giải quyết khiếu nại
Gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
- Thông báo không giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Thụ lý giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục quy định.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
- Nghiên cứu qua đương sự: Khi nghiên cứu hồ sơ chưa làm rõ các yêu cầu thì có thể kết hợp qua tiếp xúc với đương sự, yêu cầu họ trình bày, cung cấp thêm tài liệu chứng cứ.
- Nghiên cứu địa bàn: Đôi khi việc nghiên cứu khảo sát ban đầu phải xuống địa bàn nơi có vụ việc bi khiếu nại để xác định rõ, nhất là đối với những vụ việc phức tạp.
b. Ra quyết định thụ lý vụ việc
Sau khi ra quyết định thụ lý vụ việc, người thụ lý phải nghiên cứu rà soát hoàn chỉnh hồ sơ. Để đảm bảo thủ tục hành chính, nếu đơn ghi chưa rõ thì yêu cầu người khiếu nại bổ sung đầy đủ hồ sơ, trình bày rõ nội dung khiếu nại. Cán bộ thụ lý phải xác định trọng tâm, trọng điểm, nội dung cần giải quyết để xây dựng kế hoạch xem xét, xác minh.
c. Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc
Kế hoạch đề cập nội dung cơ bản sau:
- Những nội dung cần nghiên cứu bổ sung.
- Những vấn đề cần thanh tra, xác định.
- Gặp gỡ (cơ quan, cá nhân, người liên quan...) để thu thập thông tin, thẩm tra xác minh chứng cứ.
- Các điều kiện phục vụ: tài chính, nhân lực, phương tiện giao thông...
- Khả năng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết.
- Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nào chính theo thời gian, nội dung cụ thể.
- Tiến độ, thời gian: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc vụ việc.
- Các văn bản liên quan đến việc kết luận giải quyết, các chứng cứ, tài liệu có liên quan cần sưu tầm. Các thủ tục hành chính, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ việc thụ lý vụ việc.
- Kế hoạch giải quyết vụ việc phải báo cáo và được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết phê duyệt.
d. Tập hợp và nghiên cứu các văn bản liên quan đến vụ việc
Từ kế hoạch nêu ra, để giải quyết vụ việc nhanh chóng, người thụ lý giải quyết phải sưu tầm, tập hợp các tài liệu có liên quan:
- Văn bản, tài liệu do đơn khiếu nại đề cập làm căn cứ để khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Văn bản, tài liệu có liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại. Đây cũng là tài liệu phục vụ cho việc xem xét đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Văn bản, tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính của công dân và các lĩnh vực có liên quan.
- Văn bản, tài liệu tham khảo, đặc điểm lãnh thổ, dân cư, tài liệu các vụ đã giải quyết tương tự.
Bước 2: Thụ lý việc thẩm tra, xác minh chứng cứ
Khi tiến hành thẩm tra xác minh cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Làm việc tới người khiếu nại, người có liên quan.
- Tổ chức đối thoại.
- Thẩm tra xác minh.
Ngoài ra bước này còn có thể hiện thêm một số nội dung khác như:
- Yêu cầu giám định khi cần thiết.
- Xác nhận cơ quan có thẩm quyền các nội dung cần thiết.
Bước 3: Ra quyết định công bố quyết định giải quyết
Tổng báo cáo chuẩn bị tài liệu
- Cán bộ thụ lý cần tổng hợp thành hồ sơ giải quyết khiếu nại
Hồ sơ bao gồm:
Đơn khiếu nại, bản giải trình của người bị khiếu nại
Quyết định thụ lý.
Các văn bản nhà nước có liên quan
Các biên bản gốc làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại
Biên bản xác minh, báo cáo xác minh
Các chứng cứ thu thập được
Báo cáo kết quả thụ lý
Báo cáo tổng hợp vụ việc được chia thành làm ba phần:
Phần 1: Khái quát vụ việc khiếu nại: Nêu tóm tắt nội dung quyết định thụ lý, người khiếu nại, người bị khiếu nại và nội dung khiếu nại.
Phần 2: Quá trình giải quyết, hoặc quá trình giải quyết cấp có thẩm quyền trước đó: Trình bày nội dung từng vụ việc, kết thúc từng phần, cán bộ thụ lý kết luận và đề xuất giải pháp giải quyết.
Phần 3: Kết luận vụ việc và đề xuất quyết định tổng thể vụ việc: Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu kèm theo trình lên cấp có thẩm quyền.
Dự kiến và hoàn chỉnh phương án giải quyết
- Thủ trưởng đơn vị báo cáo tham mưu người có thẩm quyền ra quyết định, giải quyết tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm cơ sở ban hành quyết định giải quyết.
- Mở hội nghi tư vấn (nếu thấy cần thiết).
- Xây dựng phương án, chọn phương pháp tối ưu để giải quyết.
Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết
- Ra quyết định giải quyết. Quyết định giải quyết phải bảo đảm được những yêu cầu về hình thức, nội dung theo quy định:
+ Về hình thức: Phải thể hiện đầy đủ các yếu tố của một quyết định hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh.doc