Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị tại khu vực sinh quyển Cù Lao Chàm

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ 3

1.1.1. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ của các nước châu Á Thái Bình Dương theo công dụng 3

1.1.2. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ ở việt nam theo công dụng. 4

1.2. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 5

1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 5

1.2.2. Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam 6

1.2.3. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam 7

1.3. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 8

1.3.1. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm sinh học 8

1.3.2. Tiềm năng lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm kinh tế 9

1.3.2.1. Kinh tế hộ gia đình 9

1.3.2.2. Kinh tế quốc dân 11

1.3.3. Những bài học về quản lý Lâm Sản Ngoài Gỗ 12

1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 14

1.4.1. Lịch sử hình thành 14

1.4.2. Điều kiện tự nhiên: 15

1.4.2.1. Vị trí địa lý: 15

1.4.2.2. Địa chất-địa mạo: 15

1.4.2.3. Khí hậu: 15

1.4.3. Giá trị tài nguyên thiên nhiên 16

1.4.3.1. Rừng mưa nhiệt đới 16

1.4.3.2. Tài nguyên biển 16

1.4.4. Giá trị tài nguyên nhân văn 17

1.4.4.1. Các di sản văn hóa vật thể 17

1.4.4.2. Các di sản văn hóa phi vật thể 18

1.4.5. Điều kiện kinh tế-xã hội 18

1.4.5.1. Dân số, dân tộc và lao động 18

1.4.5.2. Kinh tế 19

1.4.6. Cơ sở hạ tầng của Đảo 19

1.4.6.1 .Giao thông 19

1.4.6.2. Thông tin liên lạc 20

1.4.6.3. Điện – Nước 20

1.4.7. Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 20

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 22

2.1. Mục tiêu chung 22

2.2. Nội dung nghiên cứu 22

2.3. Phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 22

2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 24

3.1. Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương 24

3.1.2. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được khai thác tại địa phương 25

3.1.3. phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương 26

3.1.4. Đối tượng khai thác và cách thức khai thác LSNG 27

3.1.4.1. Đối tượng khai thác 27

3.1.4.2. Cách thức khai thác, thu hái và bảo quản LSNG tại địa phương 27

3.2. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm 27

3.2.1. Thực trạng về quản lý 27

3.2.1.1. Đối với BQL rừng 27

3.2.1.2. Đối với người dân 27

3.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng 27

3.2.2.1. Đối với BQL 27

3.2.2.2. Đối với người dân 27

3.3. Mục tiêu của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó LSNG dựa vào sự phụ thuộc của người dân địa phương 27

3.3.1. Sự phù hợp của các mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong thực trạng địa phương 27

3.3.1.1. Mục tiêu bảo tồn 27

3.3.1.2. Mục tiêu của người dân địa phương trong việc quản lý LSNG 27

3.3.2. Nhu cầu của người dân đối với lâm sản ngoài gỗ 27

3.3.2.1. Đối với LSNG có tính hàng hóa 27

3.3.2.2. Đối với LSNG phục vụ cho nhu cầu tại chỗ 27

3.3.3. Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý để bảo tồn với sự tham gia của người dân 27

3.3.3.1. Mục tiêu quản lý để bảo tồn và sự tham gia của người dân 27

3.3.3.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác LSNG ở địa phương 27

3.4. Các biện pháp quan lý và phát triển bền vững LSNG có sự tham gia cộng đồng địa phương trên cơ sở KBT và người dân cùng có lợi. 27

3.4.1. Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân 27

3.4.2. Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27

Kết luận 27

Kiến nghị 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị tại khu vực sinh quyển Cù Lao Chàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông lâm thủy. Tỉ lệ tăng dân số: 1,7. Toàn bộ dân cư sống trên đảo là dân tộc Kinh, không có dân tộc thiểu số khác. Kinh tế Ngư nghiệp: Hiện tại, khai thác hải sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhưng với tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ không dám vươn ra khơi nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư hoặc đầu tư ở mức độ cầm chừng các phương tiện khai thác như: tàu thuyền lớn để khai thác ngoài khơi xa, máy định vị, máy tầm ngư,...hơn nữa lượng cá nổi ở vùng lộng gió giảm do đó sản lượng khai thác không đáng kể. Số lượng tàu thuyền toàn xã là 227 với tổng công suất 2.543 CV và hầu như đánh bắt trong vùng ngư trường gần bờ, cách các làng chỉ vài giờ chạy. Sản lượng khai thác hằng năm khoảng hơn 1.000 tấn. Nông – lâm nghiệp: Chỉ có một vài hộ trồng lúa trên đảo với tổng diện tích đất trồng lúa khoảng 8ha và chỉ sản xuất được 1 vụ trong năm. Vì vậy Cù Lao Chàm phải nhập toàn bộ rau củ, hoa quả và lúa gạo từ Hội An. Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và thường chăn thả ở những khu đất công cộng. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2009 khoảng 1.950 con, trong đó gia súc 900 con, gia cầm 1.050 con. Một số người dân sống dựa vào rừng bằng việc đi kiếm củi và hái các loài cây thuốc, rau rừng để bàn cho người dân và khách du lịch. Thương mại – dịch vụ - du lịch: Nhìn chung việc phát triển kinh tế thương mại tại địa phương còn ở mức nhỏ lẻ. Toàn xã có 116/588 hộ tham gia kinh doanh chiếm 19,73% trong tổng số hộ dân, khu vực kinh doanh chủ yếu là chợ Tân Hiệp, thôn Bãi Làng. Các hoạt động thương mại chủ yếu là buôn bán trao đổi các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân như: lương thực, thực phẩm, hải sản, một số đồ dùng gia đình và một số mặt hàng khác. Cơ sở hạ tầng của Đảo Giao thông Giao thông trên đảo chủ yếu là đi bộ. Vận chuyển đương thủy chủ yếu ở tuyến Hội An – Cù Lao Chàm, tuyến đường thủy này nối liền đảo và đất liền. Tuy nhiên tuyến đường thủy này hiện nay chỉ có một chiếc thuyền khách với sức chứa từ 50 – 70 chỗ ngồi. Bên cạnh đó còn có một đội thuyền phục vụ du lịch 12 chiếc từ 8 – 10 chỗ ngồi tuy nhiên các điều kiện bảo đảm an toàn chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đường thủy hiện nay chỉ có 2 cầu tàu dân dụng, một cầu tàu được xây dựng từ năm 1960 hiện nay hư hỏng nặng, một cầu tàu mới dài 20m, rộng 10m bằng gỗ do dân đảo tự làm, chất lượng kém. Ngoài ra còn có một càu tàu quân đội. Hiện nay đang tiến hành xây dựng một cầu cảng mới tại Bãi Hương. Thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo được nhận định tương đối tốt. Toàn xã có một bưu điện với hơn 100 máy điện thoại cố định. Xã đã lắp đặt 2 mạng điện thoại di động là Viettel và Mobiphone (lắp đặt tháng 3/2009). Tuy nhiên mạng ở đây còn yếu, chập chờn không đảm bảo. Điện – Nước Điện : Hiện nay trên đảo có 5 máy phát điện. Hiện tại người dân sử dụng nguồn điện mỗi ngày 4 giờ (từ 18h đến 22h). Trong khi đó giá điện lại cao hơn nhiều so với đất liền. Nước : Hệ thống cung cấp nước tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn nhỏ lẻ. Hiện trên đảo, nhân dân cùng với chính quyền địa phương và quân đội xây dựng một vài bể chứa nước từ các con suối tự nhiên và xử lý cơ bản trước khi sử dụng, nhưng hiện tại các bể nước còn nhỏ, vào mùa hè các con suối đều cạn kiệt. Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập theo quyết định số 88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 2005. Việc thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại xã Tân Hiệp – Tp. Hội An – Quảng Nam. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là sản phẩm ra đời từ Dự án Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, một kết quả được ký kết giữa Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch về hỗ trợ xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam. Dự án với mục tiêu xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm với mục đích lâu dài là : - Bảo tồn nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử cụm đảo Cù Lao Chàm. - Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Cù Lao Chàm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Tháng 12/2005, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nhằm vào các mục tiêu : - Nâng cao nhận thức thi hành pháp luật, quản lý bền vững Khu bảo tồn biển có sự tham gia của cộng đồng. - Xây dựng các cơ chế, chính sách và năng lực quản lý cộng đồng nhằm quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong hệ thống các khu bảo tồn biển Quốc gia. - Đề xuất các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trên quần đảo Cù Lao Chàm thông qua cộng đồng địa phương và các đoàn thể. CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG của người dân tại khu dự trử sinh quyển Cu Lao Chàm, và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý LSNG qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý LSNG phù hợp với quy định hiện hành và với bối cảnh địa phương. Nội dung nghiên cứu Các nội dung được thực hiện: Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân tại khu dự trữ sinh quyên Cu Lao Chàm. Tìm hiểu thực trạng về quản lý, khai thác và sử dụng ở KBT rừng Sự phù hợp của các mục tiêu quản lý để bảo tồn trong bối cảnh địa phương Nhu cầu của người dân tại xã đảo Cù Lao Chàm Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý LSNG để bảo tồn với sự tham gia của người dân. Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin thứ cấp: trong nghiên cứu này, thông tin từ internet và kế thừa là 2 công cụ được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin từ UBND xã, cán bộ kiểm lâm và KBT.Các thông tin thứ cấp thu thập được: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,tình trạng khai thác, sử dụng, quản lý và các vi phạm của người dân đối với LSNG. Thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng. Lịch thời vụ, thảo luận nhóm là công cụ đươc lựa chọn để thực hiện. Phỏng vấn được thực hiện với những người cung cấp thông tin then chốt. Những người đã được phỏng vấn là bác Nguyễn Bốn bải Làng, bác Nguyễn Từ chợ bải Làng, bác Lê Mãi chợ bải Làng, chị Phạm Thị Tiến bải Làng , chú Nguyễn Vinh bải làng, anh trường ban kiểm lâm phòng cháy chửa cháy rừng, anh công cán bộ biên phòng 276, cô Nguyễn Thu bải Làng Phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng. Được sự giới thiệu và giúp đỡ của công an xã Tân Hiệp. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từng loại thông tin sẽ có phương pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau: Thông tin từ tài liệu thứ cấp: sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông tin sơ cấp: phương pháp xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin thên chốt được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát, đây là nhưng thông tin ban đầu cho những thu thập tiếp theo. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương Để mô tả được thực trạng khai thác LSNG của người dân Cù Lao Chàm cầm nắm vững tình hình khai thác LSNG của người dân từ trước tới nay. Đối với người dân sinh sống tại xã đảo Cù Lao Chàm, thì rừng là thứ gần gủi thân thiện với họ nhất. rừng bao quanh nơi họ sống, các sản phẩm từ rừng có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. từ trước tới giờ việc vào rừng khai thác các nguồn tài nguyên rừng là công việc hết sức bình thường và diển ra thường xuyên họ khai thác nhiều các loại cây mây, cây xanh, cây lộc vừng, vạn tuế, cua đá, rau rừng, cây thuốc, khỉ, trăn, rắn, kỳ đà, sóc, chim quốc, chút, cu cu đất…. Từ các loại LSNG có nguồn gốc từ thực vật, động vật dùng làm thức ăn, làm thuốc, vật liệu xây dựng đến các loại cây lấy gỗ lớn. Họ thường xuyên vào rừng thu hái các loài rau, củ, săn bắt các loài động vật làm thức ăn, tìm cây thuốc chửa bệnh, mây làm vật dụng, củi để dun nấu nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày và đôi khi đó còn là nguồn thu nhập thêm cho gia đình. Cứ như vậy, đã hình thành nên những con đường mòn dẫn vào rừng, đó là khu vực để họ khai thác. Thế hệ trước truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức về cách thu hái từng loại LSNG, vị trí nào sẽ khai thác được nguồn LSNG gì, từng loại có công dụng sao. Có thể nhận thấy vào thời gian gần đây việc thu hái của người dân là giảm bớt so với trước đây là rất nhiều, nguyên nhân do số lượng LSNG không còn nhiều như trước đây, một phần do số lượng không còn nhiều nên người dân ít khai thác để bảo tồn. nhưng còn một số người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng rất nhiều vào LSNG họ đi thu hái LSNG về để bán đi tăng thêm thu nhập gia đình và họ không có nghành nghề khác để thay thế như chú Vinh thôn cấm, chú Ngồ bải ông, chú Công thôn cấm …số lượng khai thác nhiều, khó kiểm soát. Qua quá trình điều tra từ người dân và từ ban quản lý rừng. Nhưng trong những năm gần đây, khi mà tình trạng rừng ngày càng suy thoái về số lượng và chất lượng nhà nước có nhiều quan tâm hơn đến rừng, đặc biệt là từ khi xây dựng và thành lập khu bảo tồn Cù Lao Chàm từ 2001- 2003 và công nhận khu dự trử sinh quyển thế giới 26/5/2009 đến nay thì việc thu hái LSNG của người dân đã có nhiều thay đổi như các loại động vật khi, kì đà, sóc, rắn, trăn, mây … đã không còn bị khai thác số lượng đã tăng lên rất nhiều. Nhờ có sự quản lý của cán bộ bên kiểm lâm và bên xã, luôn động viên, tuyên truyền và chỉ ra nguồn lợi từ rừng cho người dân biết như giữ cây mây, cây rừng xẽ không bị thiếu nguồn nước như trước đây, hay không bắt khỉ nó làm cho khách du lịch đến đây để xem nhiều hơn. mà từ đó mức độ thu hái của người dân đã hạn chế rất nhiều. Việc chặt phá cây làm gỗ lớn làm nhà hoàn toàn bị cấm từ năm 1977 nhưng vẫn còn bị chặt do đời sồng của người dân ở đảo còn nhiều khó khăn mãi tới năm 1996 việc chặt cây gỗ ở đây hoàn toàn chấm dứt khi người dân nhận thấy được chặt cây xẽ làm cho nguồn nước ở đây bị cạn kiệt thiếu nước sinh hoạt, việc thu hái LSNG có phần dè dặt hơn như trước đây việc săn bắt các loại cua đá, trăn, rắn, thỏ, kỳ đà, chút, bìm bịp, cu đất, khỉ, sóc, mật ong, chim quốc…. cho bửa ăn hằng ngày trước kia là phổ biến thì hiện nay bị cấm nên người dân không còn công khai săn bắt, mặc dù vẫn còn nhưng còn nhỏ lẽ chỉ một số hộ còn khai thác chính như chú Ngồ thôn bải ông, chú Vinh thôn cấm, chú Công thôn cấm, chú Sơn thôn bải làng …họ chỉ vào rừng bắt cua đá hay tắc kè đá nhưng cũng đã hạn chế rất nhiều và không như trước đây mà họ chỉ bắt những con to còn con nhỏ thì họ thả lại cho lớn, vì vậy số lượng con khai thác không còn nhiều như trước. Những năm gần đây các nhà khoa học ra đảo nghiên cứu và biết được ở đây có nhiều cây thuốc và từ đó việc thu hái LSNG ở đảo chỉ tập chung vào các loại cây thuốc, rau rừng và củi khô là chính. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được khai thác tại địa phương Qua gần ba tháng điều tra phỏng vấn 15 hộ chính đại diện cho ba thôn, thôn cấm, thôn bải ông, thôn bải làng và nhóm phụ nữ, nhóm những người quản lý đã tìm hiểu được các loài LSNG mà người dân ở đây thường thu hái về bán phục vụ cho nhu cầu đời sống của họ theo số liệu phỏng vấn thu được có loài khai thác nhiều có loài khai thác ít hơn. Đối với các loại LSNG, sau khi điều tra và tổng hợp thì được biết số hộ tham gia thu hái các loài đó như sau: Hình 3.1: số hộ thu hái lâm sản ngoài gỗ Qua hình 3.1 cho thấy mức độ thu hái LSNG của người dân địa phương đối với từng loại là khác nhau, cụ thể là củi ở đây được người dân khai thác về bán nhiều nhất. Loài có số hộ khai thác về bán ít nhất là cây ngô đồng. phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương Nguồn thu nhập của người dân tại xã đảo Cù Lao Chàm chủ yếu vào đánh bắt thủy sản, một số hộ phụ thuộc vào ngành du lịch, một số hộ chăn nuôi thêm một số loài bò, heo, gà và LSNG. Tuy nhiên LSNG có nhiều vai trò khác nhau như cung cấp thực phẩm cho bửa ăn hằng ngày, được làm vật dụng cho sinh hoạt hay được sử dụng như là thảo dược trong lúc ốm đau. Do vậy, việc phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân được chia thành các nhóm sử dụng sau: Bảng3.1. phân loại theo mục đích sử dụng Nhóm Sử dụng Tổng số loài Động vật Thực vật Phân bố Công dụng Thực phẩm 30 1 29 Rừng Thức ăn Dược liệu 40 1 39 Rừng Chửa bệnh Chất đốt 1 0 1 Rừng Đun nấu Vật dụng gia đình 1 0 1 Rừng Dùng cụ sinh hoạt Hình 3.2, phân loại theo mục đích sử dụng Nhóm các loại LSNG làm thực phẩm có 30 loài được người dân sử dụng làm thực phẩm, bao gồm các loài thực vật, động vật dùng trong các bữa ăn của gia đình. những loài được dùng cho mục đích này thì rất đa dạng về thành phần. Chúng được thu hái trên đất rừng tự nhiên nhằm cung cấp cho nhu cầu lương thực, thực phẩm. Nhóm các loại LSNG dùng làm dược liệu: nhóm mục đích sử dụng này là rất quan trọng đối với người dân sống tại đây họ có nhiều cách thức chửa bệnh bằng cây thuốc rất hiệu quả. Đó là những bài thuốc giành cho sản phụ sau khi sinh, thuốc giành cho những người bị bệnh tiểu đường hay sỏi thận, đau bụng, nhiệt, cảm cúm. Kinh nghiệm chữa bệnh được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình. Chỉ có những gia đình nào làm thầy thuốc mới hiểu nhiều về cây thuốc, còn lại là không nắm rỏ về công dụng của cây thuốc chửa bệnh. Do vậy, số lượng loài sử dụng cho mục đích này là 40 loài, nhưng vẫn chưa nói hết được sự phong phú về cây thuốc ở đây có 116 loài mà các nhà khoa học đã thống kê được. Nhóm các loài LSNG dùng làm vật liệu xây dựng: trong nhóm này, nghiên cứu chỉ điều tra các loại được dùng trong gia đình là LSNG, không tình các loại cây gỗ. ở đây người dân chỉ sử dụng 1 loài dùng làm vật liệu xây dựng trong nhà Nhóm các loại LSNG dùng làm chất đốt: người dân thường xuyên thu hái các loại cành nhánh khô, các loại vỏ cây rừng, việc thu hái củi được sự cho phép của ban kiểm lâm và được kiểm tra chặt chẽ, củi thu hái về được chẻ nhỏ, phơi khô, trử trong nhà để sử dụng dần nhiều thì bán cho những người trong xã và không được bán vào đất liền. việc đun nấu trong gia đình đều sử dụng chất đốt thu được từ rừng, các hoạt động thu hái diển ra hằng ngày. Do vậy, số lượng khai thác nhiều để đáp ứng nhu cầu chất đốt hằng ngày. Tóm lại số lượng các loài LSNG người dân ở đây dùng làm dược liệu, thực phẩm và làm chất đốt là chiếm đa số, sau là làm vật liệu xây dựng. như vậy, LSNG được người dân ở đây sử dụng rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Đối tượng khai thác và cách thức khai thác LSNG Đối tượng khai thác Do đặc điểm về địa hình hiểm trở, lại là vùng cách xa đất liền, điều này ảnh hưởng nhiều đến đối tượng khai thác LSNG tại khu vực này. Tại đây chỉ có một con đường lưu thông chính vào đất liền nên ít nhiều hạn chế việc thu hái bất hợp pháp của các đối tượng khác nhau. Do đó, việc khai thác bất hợp pháp nếu có xảy ra chỉ có tập trung vào cây gỗ lớn hoặc các loài LSNG thực sự có giá trị, tuy nhiên cũng rất hạn chế, việc khai thác là nhỏ lẻ. Việc người bên ngoài vào khai thác LSNG là rất hiếm thấy, việc khai thác chủ yếu là người dân tại xã đảo. Mặt khác người dân sống tại đây từ lâu đã phụ thuộc vào rừng, từ sau khi thành lập khu bảo tồn thì việc thu hái LSNG của họ có phần dè dặt hơn nhưng vẫn không tách rời cuộc sống của họ với nguồn tài nguyên này. Họ khai thác LSNG để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và để bán để tăng thu nhập cho gia đình. Việc khai thác của người dân ở đây được chia làm hai nhóm mục đích chính: Khai thác để bán: đây là loại LSNG có tính chất hàng hóa. Chúng được khai thác theo nhu cầu thị trường. khi có nhu cầu thu mua thì người dân vào rừng thu hái về bán. Khai thác cho nhu cầu hăng ngày: đây là những loại LSNG cần thiết cho đời sống của họ. Các loài khai thác nhiều như củi, rau, trái quả làm thức ăn, các loại làm vật dụng gia đình, vật liệu xây dựng thường là sản phẩm không có giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, việc phân chia này cũng mang tính tương đối. Các loài LSNG chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu gia đình nhưng khi thị trường có nhu cầu thì các loài LSNG này nhanh chóng trở thành nguồn hàng hóa. Cách thức khai thác, thu hái và bảo quản LSNG tại địa phương Các loài có mục đích sử dụng khác nhau, nhu cầu khác nhau thì mục đích khai thác khác nhau. Phụ nữ và người già, thường làm những việc nhẹ nhàng như hái rau, chặt cây thuốc ở gần công việc thu hái không đòi hỏi phải đi xa, nặng nhọc. người đàn ông, thanh niên sẽ làm những công việc năng nhac, vất vã như bắt cua đá ban đêm, tắc kè, đi hái huyết nhung tía đòi hỏi phải đi xa. Việc khai thác được dùng các công cụ thô sơ mà mỗi gia đình đều có như dao, rựa, đèn pin. Cụ thể một số cách thức khai thác thu hái và bảo quản của một số loài LSNG được tổng hợp như sau: Bảng 3.2. thống kê một số cách thức thu hái, bảo quản LSNG Nhóm LSNG Loài LSNG Cách thức thu hái, bảo quản Thực phẩm Các loại rau Các loại rau có sẵn trong rừng rất nhiều được lấy quanh năm, do đó chỉ cần vào rừng hái và không cần bảo quản, dự trử, khi thu hái thì có thể dùng ngay hoặc để bán. Cua đá Đi bắt về có thể nấu liền nếu nhiều có thể bỏ vào chậu, lồng để nhốt để khi khác sử dụng. việc đi bắt diển ra chủ yếu vào ban đêm khi cua ra ngoài hang đi ăn, dùng đèn pin đi soi thấy là bắt Chất đốt Tất cả cành nhánh cây khô trong rừng đều có thể thu hái và dùng làm củi để dun nấu, việc thu hái diển ra chủ yếu vào mùa nắng, cất trử cho mùa mưa dùng dần, dùng rựa, búa bổ củi, cưa để cắt nhỏ, phơi khô cất trữ. Đa số cách thức khai thác rất đơn giản như việc hái rau, chặt cây thuốc, chỉ cần có kinh nghiệm đi rừng, xác định vị trí phân bố của các loại LSNG này. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm Thực trạng về quản lý Đối với BQL rừng Ban quản lý rừng Cù Lao Chàm được thành lập năm 1977 nhưng cán bộ BQL chỉ ra đảo công tác 2,3 ngày lại vào đất liền, đến năm 1980 ở đây đả xây dựng trạm gác, trực của BQL, lúc này chỉ có chú Nam trạm trưởng ở hội an quảng năm và hai chú ở ngoài đảo đó là chú Luyện và chú Hường, năm 2005 ở đây đã xây dựng lại trạm gác . Mặc dù trước đây cán bộ khu bảo tồn hầu hết đều đã được đào tạo cơ bản về lâm nghiệp và nghiệp vụ kiểm lâm. Nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều những kiến thức về khoa học và quản lý cần thiết cho công tác quản lý để bảo tồn đa dạng sinh học. Năng lực của cán bộ ban kiểm lâm chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quản lý để bảo tồn trong giai đoạn hiện nay, các kỹ năng thực thi pháp luật, vận động, truyền thông cho cộng đồng còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện sự yếu kém và hạn chế về nguồn nhân lực để quản lý BQL. Việc ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật đã được ngăn chặn tương đối. Tuy vậy tình trạng săn bắt động vật, khai thác LSNG lén lút vẫn còn xảy ra. Theo lời chú Nam (trưởng hạt kiểm lâm) thì hầu như không phát hiện được người dân vào rừng khai thác trái phép LSNG, chỉ có một số trường hợp váo rừng khai thác ít, nhỏ về làm vật dụng gia đình như cây mây hay cây về làm cảnh trong nhà cây xanh, cây phong lan, cây xung nước, cây lộc vừng….nhưng tình trạng nay đã chấm rứt cách đây ba năm. Đối với những vi phạm nghiêm trọng thì tịch thu tang vật và xử lý hành chính, các vi phạm tương đối không nghiêm trọng thì chỉ nhắc nhở cảnh cáo. Bảng 3.3. Danh Sách những người vi phạm STT Họ tên người vi phạm Hành vi vi phạm Số lượng Hình thức xử lý Theo quyết định, ngày 1 Nguyễn Vinh Khai thác mây 20 kg Phạt 50.000đ QĐ04 20/3/2001 2 Dương Thị Liện Khai thác mây 100 kg Phạt 50.000đ QĐ05 20/3/2001 3 Phạm Văn Đức Khai thác mây 100kg Phạt 50.000đ QĐ06 20/3/2001 4 Nguyễn Ấm Mua bán ls trái phép gỗ xẽ 0,3215 m3 Phạt 200.000đ QĐ09 24/9/2001 5 Phạm Bờ Vận chuyển mây 200kg Phạt 500.000đ QĐ03 26/3/2001 6 Huỳnh Thị Trúc Huệ Mua bán mây 500kg Phạt 250.000đ QĐ07 20/3/2001 7 Nguyễn Thị Ba Mua bán mây 20 kg Nhắc nhở cảnh cáo QĐ08 21/3/2001 8 Trần Thanh Hải Chặt cây rừng trồng 0.8 ster Phạt 500.000đ QĐ07 25/5/2005 9 Trần Quan Đào cây cảnh 1 gốc cây xanh Nhắc nhở cảnh cáo QĐ45152 21/8/2007 Đối với người dân Đối với tài nguyên rừng ,cộng đồng địa phương không có ý kiến trong quá trình đưa ra ý kiến quyết định quản lý bảo vệ rừng, mà chỉ đóng góp một số ý kiến trong các cuộc thảo luận liên quan đên quản lý rừng. cộng đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với ban kiểm lâm, một số quyết định liên quan đến quản lý bảo vệ rừng nhử cấm khai thác cua đá, cấm chặt cây mây hay cấm săn bắt động vật ở rừng. Có sự trao đổi công khai và tin tưởng giữa các bên liên quan ở địa phương và ban quản lý , có các chương trình cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương trong khi bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình người dân địa phương được tham gia như : chương trình 327 từ năm 1994 đến năm 2004 và chương trình 661 từ năm 2005 đến năm 2010 là chương trình dao rừng tự nhiên cho người dân quản lý bảo hộ . Những hộ dân được nhận rừng thuộc các chương trình trên có nghĩa vụ là bảo vệ và phát triển phần diện tích rừng được nhận và có quyền thu hoạch toàn bộ những LSNG trong khu vực rừng của mình được nhận: củi từ cánh nhanh , vật rụng, chương trình năm năm một lần và đã giao 580 ha rừng cho 13 hộ và kết thúc vào năm 2010, đất được giao lại cho kiểm lâm quản lý tới nay. Hiện tại BQL thường xuyên quan hệ , trao đổi với chính quyền xã và người dân địa phương . Kế hoạch quản lý đã đươc tiến hành với sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng địa phương .Công đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý như: Quy chế quản lý BQL , phân định ranh giới và cắm mốc , quy chế quản lý sắn bắt , khai thác …Trao đổi nhanh và thường xuyên các thông tin về quản lý bảo vệ với chính quyền địa phương cấp xã. Ban kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc trao đổi thông tin và phối hợp này. Thực trạng về khai thác và sử dụng Đối với BQL BQLR đã kiểm soát được khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn khai thác củi, sử dụng lửa để thu bắt một số loại LSNG, người dân đốt lửa làm khói để xua đuổi ong bay đi tránh khói, nhờ đó người dân có thể lên lây mật ong dể dàng mà không bị ong cắn. Đây là hình thức khai thác gây đe dọa trực tiếp đến ĐDSH, người dân chưa ý thức được tác hại của lửa. những hình thức khai thác này vẫn còn phổ biến ở người dân, đây cũng là một khó khăn cho công tác quản lý của BQLR. Trước khi thành lập khu bảo tồn, LSNG đáp ứng nhiều nhu cầu hằng ngày của hộ dân sống trên đảo. từ thực phẩm cây rau rừng, chim, thú…, thuốc như rựơu rắn, rựơu tắc kè, cao trăn, cao khỉ… cho đến các nguồn thu nhập chính. Vào những mùa nông nhàn, mùa mưa không đi biển được người dân địa phương vào rừng lấy LSNG như: các loại động vật như rắn, trăn, chim, và các loài thú nhỏ là nguồn thịt tươi cải thiện đời sống của họ; các loài rau, củ, quả làm thức ăn hằng ngày; nhưng đem lại thu nhập chính là rau rừng và cây lá làm thuốc, cây nấu nước uống. đến mùa khô khi khách du lịch đến đây nghĩ mát, thăm quan, họ đem sản phấm lấy được từ rừng về đổi hay bán cho thương lái, khách du lịch để có một khoản tiền mua sắm vật dụng khác mà không có từ rừng: gạo, mì chính các loại thực phẩm từ đất liền và một số thiết bị cho gia đình…Trước đây, phần lớn người dân nơi đây cứ tiếp tục cuộc sống của họ như vậy từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào rừng, có thể nói đó là một “nghề’’ của người dân. Đến khi BQLR được thành lập, quy chế quản lý và bảo vệ rừng từng bước được thực thi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến một số người dân sống dựa vào rừng, và người dân đã phải thích nghi với bối cảnh quản lý mới. Họ tạm bằng lòng với một số mặt hàng khác được thay thế dần các nguồn LSNG được lấy ra từ rừng. Còn một số hộ dân lâu nay vẫn sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng và không có nguồn sinh kế nào khác thì vẫn lén lút vào rừng. Mặc dù, họ bị các lực lượng quản lý như kiểm lâm, chính quyền địa phương bắt và thu hết dụng cụ nhưng họ vẫn ngắn bó với rừng để tìm kế sinh nhai. Bởi vì, chỉ có rừng mới phục vụ được yêu cầu bức thiết nhất cho cuộc sống của họ. Đối với người dân Người dân địa phương săn bắn động vật để làm thức ăn, thuốc và để bán cho nhà hàng, quán trong khu vực và người ở nơi khác. Tất cả các loài này được đem bán cho thị trường thông qua thương lái, chợ, có khi bán trực tiếp cho người sử dụng. Việc săn bắn quanh năm sẽ giết chết những loại đang mang thai hay những loại đang ra hoa kết quả. Một số loài trên nguy cơ bị tuyệt chủng vì không có sự phân tán tự do trong môi trường sống như huyết nhung tía, cây bầu đường (lạc tiên). Nếu 50% chim và thú có vai trò phát tán hạt bị mất đi thì việc thụ phấn và phát tán của thực vật cũng sẽ suy giảm như chim ăn hoa, quả thì hạt của một số loài cây chim không tiêu hủy được và khi bay đi nơi khác khi nó thả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù.doc
Tài liệu liên quan