MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG . 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 5
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRưỜNG KINH
DOANH VÀ MÔI TRưỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ . 6
1.1. Tổng quan chung về môi trường kinh doanh . 6
1.1.1. Khái niệm . 6
1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh . 7
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế . 7
1.1.2.2. Yếu tố thể chế . 8
1.1.2.3. Yếu tố văn hóa – xã hội . 9
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh. 9
1.1.4. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh . 10
1.1.4.1. Sự phát triển kinh tế thị trường trong nước . 10
1.1.4.2. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế . 11
1.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ . 12
1.2. Tổng quan chung về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện
từ . 12
1.2.1.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử . 12
1.2.1.1. Khái niệm . 12
1.2.1.2. Đặc điểm . 13
1.2.2. Tổng quan về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử . 15
1.2.2.1. Khái niệm . 15
1.2.2.2. Vai trò của môi trường kinh doanh với ngành công nghiệp điện tử . 16
1.3. Kinh nghiệm một số nước nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh
cho ngành công nghiệp điện tử và bài học cho Việt Nam. 17
1.3.1. Thái lan . 17
1.3.1.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Thái Lan . 18
1.3.1.2. Những chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh mà Thái
Lan đang sử dụng . 19
1.3.2. Trung Quốc . 20
1.3.2.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc . 20
1.3.2.2. Những chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh mà Trung
Quốc đang sử dụng . 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam . 22
CHưƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRưỜNG KINH
DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM . 24
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 24
2.1.1.1. Khái quát quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử thế giới . 24
2.1.1.2. Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam . 25
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 28
2.1.2.1. Hoạt động sản xuất và lắp ráp . 28
2.1.2.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu . 31
2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp
điện tử ở Việt Nam . 34
2.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo tiêu
chuẩn xếp hạng của World Bank . 34
2.2.1.1. Thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam . 35
2.2.1.2. Đánh giá những cải thiện về môi trường kinh doanh Việt Nam . 41
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện
tử qua mô hình cạnh tranh 5 nguồn lực của Michael Porter . 43
2.2.2.1. Những vấn đề về nguồn cung của ngành CNĐT. 43
2.2.2.2. Những vấn đề về nguồn tiêu thụ của ngành CNĐT . 46
2.2.2.3. Nguy cơ từ những công ty sắp gia nhập . 47
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế . 48
2.2.2.5.Cạnh tranh nội bộ ngành . 49
2.3. Đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam . 51
2.3.1. Những thành tựu đạt được . 51
2.3.2. Những khó khăn còn hạn chế . 52
CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRưỜNG KINH
DOANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM . 55
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển . 55
3.1.1. Quan điểm phát triển . 55
3.1.2. Mục tiêu phát triển . 56
3.1.3. Định hướng phát triển . 56
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh
doanh của ngành công nghiệp điện tử. . 58
3.2.1. Đối với Chính phủ . 58
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý . 58
3.2.1.2. Hoàn thiện các chính sách thuế . 59
3.2.1.3. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng . 60
3.2.1.4. Thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả . 60
3.2.1.5. Giải pháp nâng cao trình độ khoa học công nghệ . 62
3.2.1.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 62
3.2.1.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ . 63
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử . 65
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển . 65
3.2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu . 66
3.2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực . 67
KẾT LUẬN . 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 7
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đến 14% DN
không trả đồng thuế nào, trong đó 91% là những DN không đăng kí chính thức. Bên
cạnh năng lực thu thuế có vấn đề - khi có đến 90% thuế được thu bởi những quan
chức cấp xã và huyện với khả năng hạn chế, thì vấn đề còn bị trầm trọng hơn bởi
tình trạng tham nhũng và hối lộ của những nhân viên và quan chức ngành thuế. 26
Tiêu chí 8: Thƣơng mại quốc tế
26
Toan (2007) - “Impact of Government Policies on the Development of Private Small and
Medium Size Enterprises (PSMEs) in Vietnam”
41
41
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí
và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh
nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung
Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc
lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD.
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ
sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước
trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam.
Năm nay, Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178.
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và
31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt
Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên
quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của
toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang
là khó khăn lớn.
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém
hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến
15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên
liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo
các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động.
2.2.1.2. Đánh giá những cải thiện về môi trường kinh doanh Việt Nam
Gần một nửa (45%) doanh nghiệp ghi nhận có sự tiến bộ trong thủ tục hành
chính và gia nhập thị trường, phản ánh nỗ lực không ngừng của chính phủ trong lĩnh
vực này, đặc biệt là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập
doanh nghiệp thông qua cơ chế một cửa trong khâu đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên,
một số lĩnh vực quan trọng khác như nguồn cung lao động hay nộp thuế thì lại ít
khả quan hơn.
42
42
Các doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận những chuyển biến tích cực của Việt
Nam trong việc xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn và cải tiến hệ
thống luật lệ kinh doanh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là kết quả tác
động trực tiếp của việc gia nhập WTO mang lại. Có 46,6%27 doanh nghiệp nước
ngoài cảm nhận được các thay đổi tích cực trong đối xử bình đẳng hơn giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài, và 39,6 % doanh nghiệp
nước ngoài tham gia điều tra ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực tăng cường tuân
thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế.
Bảng 8 : Những cải thiện gần đây đối với môi trƣờng kinh doanh
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2010.
27
VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6-
2008
43
43
Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh
doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng
giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải
cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng
trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa.
Chính vì vậy: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên
thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so
với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn
nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145). Trong báo cáo
đánh giá năm 2009 của World Bank về môi trường kinh doanh thì quốc gia kinh tế
lớn lân cận là Trung Quốc tăng hạng từ hạng 93 lên 83. Đây chính là một cảnh báo
cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu
muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế
trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ
lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới
mong cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm sau.
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử
qua mô hình cạnh tranh 5 nguồn lực của Michael Porter
Để đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của DN trong
một ngành được sử dụng phổ biến hiện nay là mô hình cạnh tranh 5 nguồn lực (Five
Forces) nổi tiếng của Michael Porter. Mô hình đã đánh giá toàn diện những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của một ngành. Thông qua những tìm hiểu lý
luận về 5 nguồn lực kết hợp với số liệu tổng hợp, đề tài có những đánh giá về các
yếu tố như sau:
2.2.2.1. Những vấn đề về nguồn cung của ngành CNĐT
Có hai vấn đề nổi trội nhất về nguồn cung của ngành CNĐT là sự phát triển
của ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cao.
44
44
Thứ nhất, ngành công nghiệp phụ trợ là yếu tố có ảnh hưởng rất cao tới
sự phát triển của một ngành công nghiệp. Riêng đối với ngành công nghiệp điện
tử thì ngành công nghiệp phụ trợ càng đóng vai trò quan trọng, có thể nói sự “sống
còn” của ngành công nghiệp điện tử được đặt lên “vai” của khối ngành công nghiệp
phụ trợ. Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đang ở trong giai
đoạn sơ khai, yếu kém và manh mún. Số lượng các DN phụ trợ nội địa mới chỉ
dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị NĐH rất
nhỏ.
Do tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ trợ như phụ
tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện... Các danh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có thể tập
trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh
với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu
cầu của các DN FDI.
Thêm nữa, yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các Cty FDI
rất khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn
giao hàng. Thực tế, các DN nội địa khó có khả năng đáp ứng một cách toàn diện các
yêu cầu này. Đại diện Cty Daihatsu (NB) đã từng cho biết họ đi khảo sát hàng tháng
trời tại 64 DN tìm nhà cung cấp ốc vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không
đáp ứng. Còn Cty Canon, khảo sát hàng năm trời, trầy trật mãi mới tìm được các
nhà cung cấp linh kiện phụ tùng tại VN. Nhưng oái oăm là, trong số vài chục nhà
cung cấp thì có đến hơn 90% là các DN FDI 28. Ngay những ngày đầu đặt chân vào
VN, Cty LD Toyota VN đã khảo sát và tìm được vài DN VN cung cấp linh kiện,
phụ tùng, nhưng đến khi mang mẫu về NB kiểm nghiệm thì không đạt chất lượng.
Bảng 9: Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp phụ trợ và lắp ráp hàng điện tử
28
Ước mơ công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn trên giấy,
nghiep-phu-tro-Viet-Nam-con--tren-giay/20093/129868.laodong
45
45
Nguồn : Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam; Báo cáo điều tra
KYOSHIRO ICHIKAWA
Việc ngành CNPT trong nước còn yếu khiến cho nguồn cung chủ yếu cho
ngành CNĐT phải phụ thuộc vào nhập khẩu của nước ngoài. Việc nhập khẩu khiến
cho các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử ở Việt Nam hoàn toàn bị động trước
những biến động của kinh tế thế giới cũng như làm mất đi khả năng thương lượng
của mình khi mua hàng bởi nguồn cung ứng là khá hạn hẹp. Nhập khẩu nguyên vật
liệu, linh kiện sẽ chịu một phần thuế nhập khẩu. Mặc dù trong năm 2009, Bộ Tài
chính đã chấp thuận đề nghị giảm bớt thuế suất với một số loại linh kiện điện tử29
nhưng với mức thuế suất mới thì giá thành sản phẩm điện tử trong nước vẫn chưa
thể cạnh tranh được với sản phẩm điện tử nhập khảu nguyên chiếc, đặc biệt là sản
phẩm từ các nước trong khu vực ASEAN. Linh kiện nhập khẩu sẽ tạo ra sức ép cho
ngành CNĐT bởi lẽ chi phí chuyển đổi nhà cung ứng trong trường hợp này cũng
cao hơn nhiều so với trường hợp có sẵn các nhà cung ứng trong nước.
29
Ống nhựa, máy bơm khí, bơm chân không, máy nén, quạt không khí, nắp chụp điều hòa gió, van điện tử,
van xả, bánh răng và cụm bánh răng, bộ định thời gian, động cơ điện xoay chiều một pha, linh kiện, phụ tùng
của động cơ diezel, linh kiện phụ tùng của động cơ dầu, chốt trục, gương chưa có khung (gương được uốn
cong để sản xuất gương chiếu hậu xe máy) giảm từ mức 5-10% trước đó xuống mức thuế áp dụng phổ biến
từ 0% đến 10. Một số mặt hàng khác như các loại quạt bàn, quạt sàn, quạt trần có công suất không quá
125W, máy hút bụi, máy đánh bóng sàn nhà, máy nghiền hoặc trộn thức ăn, máy vắt ép nước rau quả… áp
dụng mức thuế mới 40% thay cho mức 50% hiện hành. Nguồn:
46
46
Thứ hai, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề mà hiện nay tất cả
các ngành ở Việt Nam đều gặp phải, đối với riêng ngành CNĐT, xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để nâng cao vị thế của ngành trong chuỗi sản
xuất toàn cầu. Bởi lẽ nếu không thể có một đội ngũ kĩ sư cao cấp cũng với những
công nhân lành nghề thì không thể nào Việt Nam có thể tự sản xuất những sản
phẩm cao cấp hay xa hơn là nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm của riêng mình,
đạt đến những bậc cao hơn của chuỗi giá trị thay vì chỉ dừng ở mức thấp nhất là gia
công và lắp ráp như hiện nay. Thêm vào đó, ngành CNĐT của Việt Nam hiện nay
cũng còn thiếu những cán bộ quản lí trung cấp, những người vừa có khả sản xuất
vừa có đủ trình độ lãnh đạo, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế thì việc thu
hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Khi đó
Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều tiến bộ về khoa học kĩ thuật và càng có thêm cơ
hội phát triển ngành CNĐT bởi lẽ đây vẫn là một trong nhưng ngành thu hút nhiều
vốn đầu tư nhất của Việt Nam.
2.2.2.2. Những vấn đề về nguồn tiêu thụ của ngành CNĐT
Châu Á hiện đang nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát
triển của ngành công nghiệp điện tử. Với số lượng dân số đông, thị trường mới phát
triển tạo cơ hội cho các quốc gia châu Á có cơ hội phát triển các sản phẩm điện tử
hiện đại. Cùng với những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore…
Việt Nam cũng thể hiện những triển vọng của mình với tiềm năng Internet phát
triển, dân số trẻ và lượng người sử dụng internet ngày càng cao, những sản phẩm
hiện đại như điện thoại di động truy cập Internet, smartfone, notebook,… đang
chiếm được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng. Do đó thị trường công
nghiệp điện tử tiêu dùng ở Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường đầy
tài năng của các nhà đầu tư. Thị trường điện tử bao gồm các thiết bị máy tính, thiết
bị điện tử cầm tay, thiết bị nghe nhìn và các sản phẩm game được dự đoán sẽ đạt
được 4.4 tỷ USD năm 2010 và kỳ vọng sẽ tăng trưởng đến 6.8% năm 2014.30
30
Vietnam Consumer Electronics Report Q1/2010, Business Monitor International.
47
47
Không chỉ có nhiều cơ hội trong thị trường nội địa, trong giai đoạn tới, sản
phẩm điện tử của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang các thị trường như: Hoa Kì,
Nhật Bản, Bỉ, châu Phi, Argentina, Braxin…31Có thể nói rằng, tiềm năng của ngành
này là vô cùng lớn. Với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đã khiến cho các
mặt hàng điện tử ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người
dân. Chính điều này khiến cho nhu cầu trở nên cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là các
sản phẩm điện tử tiêu dùng.
2.2.2.3. Nguy cơ từ những công ty sắp gia nhập
Sự gia nhập của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(công ty FDI):
Thị trường xuất khẩu các sản phẩm điện tử lắp ráp từ năm 2000 đến nay hầu
hết là thị phần của các doanh nghiệp FDI. Theo thống kế của VEIA, trong tổng số
vốn của ngành điện tử, DNNN có tổng số vốn khoảng 38 triệu USD (chiếm 4,64%
tổng số vốn đầu tư vào CNĐT), DNTN đầu tư khoảng 18,5% triệu USD (chiếm
2,2%) và DN có vốn FDI là 762 triệu USD (chiếm 93,1%)32. Trong thời gian tới,
hứa hẹn ngành CNĐT sẽ còn thu hút nhiều vốn đầu tư FDI hơn nữa bởi lẽ ngành
CNĐT của Việt Nam vẫn còn nằm trong giai đoạn sơ khai, còn rất nhiều tiềm năng
để khai thác. Một xu thế khác trong khu vực nữa nhà các nhà đầu tư từ Trung Quốc,
Đài Loan, Malaysia… còn đang xem xét để chuyển nhà máy ở các nước này về Việt
Nam, một mặt là tận dụng quỹ đất dồi dào mặt khác là nguồn nhân công lao động
phổ thông giá còn rẻ hơn các nước trong khu vực. Với lợi thế về vốn, công nghệ.
Theo thống kê của Hội Tin học Việt Nam, chỉ tính riêng trong năm 2006, giá
trị xuất khẩu của Canon đạt 650 triệu USD, Fujitsu khoảng 500 triệu USD. Nhóm
các công ty liên doanh có tên tuổi như Hanel, Panasonic…hoặc nhóm các công ty
của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ…có nhà máy tại khu chế xuất
hoặc khu công nghiệp có doanh số khoảng vài trăm triệu USD. Hiện nay có rất
31
Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2009-2010, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (Depocen) thực
hiện. Nguồn:
32
Thúy Hiên, Công nghiệp Việt Nam trước thử thách hội nhập ,
810
48
48
nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn nhiều vào ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam bao gồm: tập đoàn Intel Mỹ với số vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập đoàn Nidec (Nhật
Bản) với số vốn 1 tỷ USD đầu tư tại Bình Dương sản xuất đầu quang học dùng cho
đầu DVD, VCD; tập đoàn Foxcon (Đài Loan) đầu tư 5 tỷ…Chính điều này đã cho
thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư.
Sự gia nhập của các doanh nghiệp tư nhân:
Mặc dù sự góp mặt của khối doanh nghiệp trong nước là không nhiều đối với
diện mạo của ngành CNĐT của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, ngược lại với sự trì
trệ vốn có của doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân đang có nhiều cơ
hội hơn để gia nhập ngành này. Cùng với những chính sách khuyến khích của nhà
nước, trong thời gian tới, chắc chắn các doanh nghiệp tư nhân sẽ có nhiều cơ hội để
phát triển hơn.
Hiện nay công ty Viettronics Tân Bình (VTB) chuyên sản xuất linh kiện tivi,
Công tử Điện tử Bình Hòa thuộc Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt
Nam (VEIC) chuyên gia công các sản phẩm điện tử dành cho xe hơi hay một số DN
vừa và nhỏ khác chuyên về các linh kiện như bộ biến áp đèn dành cho ampli,
loa…Một trong số các DN lớn ở trong nước, mỗi năm xuất khẩu vào khu vực Đông
Nam Á lượng hàng giá trị 3,4 triệu USD/năm, chủ yếu là hàng gia công với mức
tăng trưởng hàng năm khoảng 5%.
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế
Có lẽ sản phẩm thay thế nguy hiểm nhất đối với các sản phẩm điện tử trong
thời gian tới chính là các sản phẩm điện tử, với những tính năng mới hơn, hiện đại
hơn. Sản phẩm điện tử là những thứ không thể thiếu trong đời sống hiện đại, tuy
nhiên với một sản phẩm điện tử nhất định thì vòng đời của nó là không dài. Ví dụ
như Công ty liên doanh Sản xuất bóng đèn hình Orion-Hanel trước đây, đã có thời
kỳ làm ăn rất thịnh vượng. Nhưng do đối tác nước ngoài rút lui khỏi thị trường khi
sản xuất ti-vi công nghệ mới không còn sử dụng bóng đèn hình và những chính sách
ưu đãi, bảo hộ cho ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam giảm dần, thì cái tên liên
doanh này cũng không còn nữa.
49
49
Tuy nhiên có một thực tế hiện nay các thiết bị điện tử như: tivi, tủ lạnh, đầu
máy video, máy tính, micro, bàn ủi, nồi cơm điện…đang bị làm nhái, làm giả rất
nhiều. Chỉ tính riêng nhãn hiệu Sony, sản phẩm kỹ thuật số, hàng trôi nổi, hàng giả,
hàng nhái chiếm phần lớn thị trường như: máy chụp hình, máy quay, hàng chính
hãng chỉ chiếm 30% thị phần (70% còn lại là hàng nhập khẩu qua đường xách tay,
nhập lậu, trốn thuế, không có hóa đơn chứng từ). Máy MP3, hàng giả chiếm hơn
90% và thẻ nhớ, hàng giả chiếm hơn 95% thị phần.33Và một trong những mặt hàng
bị nhái nhiều nhất có thể kể đến là điện thoại di động có đến 17 -20% thị trường là
hàng nhái từ Trung Quốc34. Với những chiếc điện thoại “nhái” có vẻ bề ngoài y hệt
những chiếc điện thoại thật của các thương hiệu nổi tiếng, các công ty sản xuất hàng
giả của Trung Quốc cũng bổ sung thêm những tính năng đặc biệt như màn hình
rộng hơn, chế độ 2 thẻ SIM, thậm chí cả ống kính telescopic cho camera của điện
thoại…Với những sản phẩm này nổi bật, bắt mắt, rất giống hàng thật trong khi đó
giá thành lại rất rẻ đã khiến cho hàng nhái ngày càng có điều kiện để phát triển. Tuy
nhiên hiện nay, chưa có một chính sách chặt chẽ nhằm ngăn chặn nạn hàng giả đang
tràn lan trên thị trường và các cơ quan chủ quan chưa thực hiện một cách thống nhất
trong cuộc chiến này.
Chính vì thế mà áp lực nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tạo ra những sản phẩm
mới, ưu việt hơn chính là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
2.2.2.5.Cạnh tranh nội bộ ngành
a/ Năng lực cạnh tranh của ngành
Trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá Việt
Nam” của GS.TS Trần Văn Thọ đã khảo sát chỉ số cạnh tranh của từng nước trong
một số ngành công nghiệp tiêu biểu bằng cách: nếu gọi X là nước khẩu và N là
nước nhập khẩu, chỉ số cạnh tranh của một số nước trong một ngành công nghiệp
nào đó được tính theo công thức sau:
Z= (X-N)/(X+N)
Z= - 1: chủ yếu nhập khẩu và hầu như không xuất khẩu
33
Tràn lan hàng giả hàng nhái,
34
Khám phá điện thoại nhái ở Trung Quốc,
50
50
Z= 1: hầu như chỉ xuất khẩu và không nhập khẩu
Z= 0: xuất khẩu và nhập khẩu gần như bằng nhau (trong đó, nếu kim ngạch
xuất và nhập khẩu rất nhỏ, đó là hiện tượng ngành công nghiệp đã qua đã qua giai
đoạn thay thế nhập khẩu và bắt đầu chuyển sang giai đoạn xuất khẩu. Nếu kim
ngạch xuất và nhập khá lớn thì đó là hiện tượng của sự phân công trong nội bộ một
ngành công nghiệp (intra-industry division of labor).
Bảng 10 :Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành CNĐT các nƣớc Đông Á 2000-2007
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Trung Quốc -0,048 -0,043 -0,061 0,172 -0,047 0,160 0,118 0,055
Hồng Kông -0,050 -0,043 -0,071 0,245 -0,025 -0,020 -0,024 -0,018
Singapore 0,047 0,071 0,209 0,492 0,110 0,111 0,127 0,135
Nhật Bản 0,411 0,339 -0,095 -1,783 0,361 0,331 0,308 0,298
Hàn Quốc 0,133 0,134 0,005 -0,927 0,234 0,246 0,238 0,223
Malaysia 0,010 0,050 0,658 0,859 0,045 0,064 0,026 0,018
Thái Lan -0,005 -0,047 0,794 1,127 0,021 -0,062 -0,041 -0,039
Philipines 0,168 0,063 -0,457 1,319 0,011 -0,010 0,007 0,093
Indonesia 0,654 0,619 -0,028 -1,093 0,405 0,375 0,402 0,250
Việt Nam -0.455 -0,337 -0,149 -0,387 -0,333 -0,322 -0,276
Nguồn: Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc Gia (2005)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy trong khi hầu hết so với các quốc gia Đông Á
có chỉ số dương thì Việt Nam vẫn ở mức âm. Chính điều này đã thể hiện năng lực
cạnh tranh ngành CNĐT của nước ta còn nhiều yếu, chủ yếu vẫn là nhập siêu. Như
vậy có thể thấy, dù đã xác định là ngành chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế
song phần lớn các sản phẩm lại chủ yếu là nhập khẩu.
b/Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Tham gia thị trường công nghiệp điện tử có sự đa dạng hóa giữa các chủ thể
tham gia. Ngoài các DNNN với sự đầu tư vốn của chính phủ thì còn có các DNTN
và DN FDI, đây mới là đối tượng sản xuất chính của ngành điện tử. Tuy nhiên có
một thực tế là các doanh nghiệp điện tử hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa
51
51
có định hướng chiến lược phát triển cụ thể, phù hợp với tình hình sản xuất trong
nước. Điều này có nghĩa là các danh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay thiếu một cơ
sở quan trọng để vạch ra hướng đi cho riêng mình.
Mức độ liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp điện tử cũng như với các
doanh nghiệp khác còn rất hạn chế, chưa tạo được mới liên kết chặt chẽ để phát
triển theo hướng hơptác, chuyên môn hoá phù hợp với cơ chế thị trường và xu thể
toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Không chỉ thế, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thua kém về
khả năng thiết kế,sáng tạo sản phẩm, thiếu kinh nghiệm quản lý và tác phong công
nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh nganh còn thể hiện ở khía cạnh rào cản rút
lui cho ngành CNĐT là khá cao bởi để đầu tư phát triển trong ngành này, nhà đầu tư
phải bỏ ra một lượng vốn lớn cho các dây chuyền máy móc, công nghệ, đầu tư cho
nguồn nhân lực…
2.3. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Với giá trị sản lượng ngành CNĐT gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua,
kết hợp với ngày càng thu hút những dự án đầu tư lớn vào Việt Nam, điều đó chứng
tỏ môi trường kinh doanh ngành này đã được cải thiện đáng kể. Xét trên những khía
cạnh vĩ mô và vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN trong ngành
CNĐT, có thể thấy rằng những thành tựu đã đạt được là rất lớn:
Chính sách cải cách thủ tục hành chính: Ban hành các quyết định
nhằm từng bước đơn giản hóa và nâng cao tính khả thi các thủ tục liên quan đến
hoạt động của người dân và DN (Quyết định số 181/2003/QĐ –TTg) hay thành lập
các tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của DN về thủ tục
hành chính (Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg)….Chính điều này khiến cho việc gia
nhập ngành trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho các DN điện tử.
52
52
Hành lang pháp lý liên quan đến môi trường kinh doanh: Bên cạnh
Luật đầu tư chung (số 59/2005/QH11) với nội dung quan trọng là việc đảm bảo đầu
tư, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đã được chỉnh sửa cho phù hợp với các nguyên tắc và quy
định WTO. Luật Cạnh tranh (27/2004/QH11) giúp cho các DN cạnh tranh trong
môi trường bình đẳng và an toàn hơn. Ngoài ra bên cạnh đó còn có Luật thương mại
(số 36/2005/QH11) và Luật sở hữu trí tuệ (số 50/2005/QH11) đã góp phần vào việc
thúc đẩy bảo vệ các DN nói chung và các DN điện tử nói riêng.
Cải cách DN Nhà nước: Hiện nay có rất nhiều các DN sản xuất hàng
điện tử sau khi sắp xếp đánh giá, hoạt động thì sẽ tiến hành chuyển đổi sở hữu dần
dần theo hình thức công nghiệp hóa. Và đối với những DN thực sự thua lỗ nghiêm
trọng thì sẽ giải thể. Chính điều này đã làm động lực cho MTKD của ngành có sự
cạnh tranh lớn, đòi hỏi các DN cần phải có những chiến lược kinh doanh nhằm tồn
tại và phát triển.
Thực hiện những chính sách nhằm ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu
tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện tử. Đặc điểm của ngành này là cần
một lượng vốn lớn khi sử dụng những kỹ thuật và công nghệ cao, đòi hỏi những
công nhân có kỹ thuật cao…Với những thuận lợi về nguồn nhân công giá rẻ và tài
nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử
với thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn đã khiến cho đây Việt Nam trở thành điểm đến
tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách ưu đãi về thuế quan nhằm thúc đẩy ngành CNĐT phát
triển. Năm 2009, bộ Tài chính đã thực hiện giảm thuế đối với một số linh kiện điện
tử. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ,
là nền tảng cơ bản góp phần vào sự phát triển của ngành CNĐT.
2.3.2. Những khó khăn còn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì môi trường kinh doanh của ngành
CNĐT còn có những khó khăn tồn tại nhất định:
MTKD quốc gia đang ở ví trị thấp, còn rất nhiều bất cập trong việc
tạo điều kiện phát triển cho các DN. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
53
53
động của các DN trong ngành CNĐT. MTKD chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của một ngành, và CNĐT không phải là ngoại lệ. MTKD quốc gia không
tốt sẽ khiến cho thu hút FDI bị giảm sút, đặc biệt đối với ngành CNĐT luôn đòi hỏi
vốn lớn chính vì vậy sự tham gia đầu tư của nước ngoài là cần thiết. Bên cạnh đó sẽ
là sự chuyển giao công nghệ, có như vậy thì chúng ta mới bắt kịp được với sự phát
triển của khu vực và thế giới trong lĩnh vực này.
Chưa có một chiến lược cụ thể phát triển ngành CNĐT một cách cụ
thể. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc định hướng và xây dựng chiến lược
kinh doanh cho các DN trong ngành. Một trong những nội dung quan trọng là cần
phải xác định được mục tiêu các sản phẩm mà chúng ta cần hướng tới. Tuy nhiên
trong thời gian qua, ngành CNĐT chưa làm được điều này, khi mà các sản phẩm
chủ yếu chỉ được gia công và lắp ráp, chưa có những chính sách nhằm nghiên cứu
và phát triển một số mặt hàng nhất định. Trên cơ sở đó mới tiến hành sản xuất.
Chính sách đưa ra còn nhiều mâu thuẫn: đặc biệt được thể hiện trong
chính sách thuế và thủ tục hải quan chưa linh hoạt. Với việc nhập khẩu Tivi nguyên
chiếc, nếu nhập từ ASEAN thì thuế suất chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf