Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta

MỤC LỤC

A/ LỜI MỞ ĐẦU 1

B/ NỘI DUNG CHÍNH: 2

I/ Khái niệm đa dạng sinh học: 2

1/ Định nghĩa: 2

2/ Giá trị của đa dạng sinh học: 2

II/ Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam: 3

1/ Tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam: 3

2/ Sự suy thoái của đa dạng sinh học ở Việt Nam: 3

3/ Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam: 4

III/ Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: 5

1/ Những quy định chung: 6

2/ Những quy định cụ thể: 7

2.1/ Những quy định về bảo tồn đa dạng nguồn gen: 7

2.2/ Những quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài: 12

2.3/ Những quy định về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái: 13

3/ Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: 15

3.1/ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học: 15

3.2/ Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong lĩnh vực đa dạng sinh học: 16

3.3/ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo tồn đa dạng sinh học: 17

IV/ Đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giải pháp: 17

1/ Đánh giá chung: 17

2/ Đánh giá trên từng lĩnh vực cụ thể: 18

2.1/ Đánh giá các quy định pháp luật về bảo tồn nguồn gen: 18

2.2/ Đánh giá các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài: 18

2.3/ Đánh giá các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái: 19

3/ Giải pháp: 19

C/ KẾT LUẬN: 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7668 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy ở Việt Nam ta chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về bảo tồn đa dạng sinh học với tư cách là một lĩnh vực cụ thể, độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật môi trường. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học nước ta nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật được ban hành chủ yếu trong đầu những năm 90. Hiện nay, một số văn bản tiêu biểu có chứa các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học là: - Luật đất đai 2003. - Luật thủy sản 2003. - Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. - Luật bảo vệ môi trường 2005. - Quy định 79/2007/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học. - Các pháp lệnh về giống cây trồng, giống vật nuôi... Các quy định này hiện chưa được tập hợp hóa và pháp điển hóa thành một lĩnh vực riêng biệt về đa dạng sinh học. Nhưng đặc biệt, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã tạo tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là một bộ phận quan trọng của pháp luật về môi trường. Pháp luật về đa dạng sinh học được cấu thành bởi 3 bộ phận chính là pháp luật bảo vệ sự đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Nội dung của các quy phạm pháp luật về 3 vấn đề này đã có những tiệp cận sát với yêu cầu của việc bảo vệ đa dạng sinh học. 1/ Những quy định chung: Mặc dù pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học được quy định riêng biệt trên 3 lĩnh vực: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái nhưng vẫn có thể tìm thấy những quy định chung về vấn đề này trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. Trước đây các quy định này còn rất khái quát, chung chung do vấn đề đa dạng sinh học vẫn còn là quá mới mẻ ở nước ta. Nhưng cho đến nay, có thể thấy việc pháp luật môi trường đã tạo ra được những nguyên tắc, những quy định chung về đa dạng sinh học là rất có ý nghĩa đối với việc phát triển bảo vệ đa dạng sinh học trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là một số các quy định trong các văn bản sau: - Khái niệm đa dạng sinh học đã được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường 2005 (điều 3). - Một số nguyên tắc chung về bảo vệ đa dạng sinh học quy định tại điều 30 Luật bảo vệ môi trường, như: +Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. + Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm, khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có giá trị cao. + Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây: • Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng. • Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng trái phép. • Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. + Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tính có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. - Một số khoản khác trong Luật bảo vệ môi trường cũng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đa dạng sinh học như: điều 29 quy định về bảo tồn thiên nhiên; điều 87 quy định về an toàn sinh học, điều 7 quy định về việc cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thu, sử dụng các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; nghiêm cấm việc khai thác đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng các phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng... - Ngoài các văn bản riêng biệt, các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học nói chung cũng được tìm thấy trong một số lĩnh vực pháp luật công như pháp luật hình sự, pháp luật hành chính. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm hại đa dạng sinh học nói riêng và môi trường nói chung cho thấy tầm quan trọng của vấn đề và thể hiện sự nghiêm túc của Nhà nước Việt Nam đối với các cam kết quốc tế phát sinh từ việc tham gia Công ước đa dạng sinh học. - Gần đây nhất, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”. Bản kế hoạch này đề ra những mục tiêu cụ thể từ nay cho đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên mọi lĩnh vực như bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn, đất ngập nước và biển; bảo tồn và phát triền đa dạng sinh học nông nghiệp,; sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh hoc. 2/ Những quy định cụ thể: 2.1/ Những quy định về bảo tồn đa dạng nguồn gen: - Các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn gen xuật hiện đầu tiên là Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật ban hành kèm theo Quyết định số 2117/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30/12/1997 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường. Những đòi hỏi cơ bản của Công ước đa dạng sinh học được thể hiện khá rõ nét trong bản Quy chế này. Cụ thể: + Bản quy chế khẳng định việc bảo tồn, lưu giữ nguồn gen là nhằm bảo vệ tài nguyên di truyền để cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cải tạo giống, đảm bảo duy trì tính đa dạng sinh học. + Bản quy định cũng đã bước đầu xác định một số nội dung giải pháp của hoạt động bảo tồn nguồn gen và những đối tượng cần ưu tiên. + Việc quy định nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý và thực hiện hoạt động bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cũng được bản Quy chế này xác định... - Ngoài ra pháp luật về bảo vệ nguồn gen còn được phát triển thêm một số bước rất lớn thông qua việc ban hành Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH về giống cây trồng và Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH về giống vật nuôi. Hai văn bản có hiệu lực pháp lý cao này đã kế thừa các văn bản pháp luật trước đó song nội dung điều chỉnh của chúng đã cụ thể và có giá trị định hướng hành vi mạnh hơn. - Như vậy có thể kết luận lại là pháp luạt về bảo tồn, kiểm soát nguồn gen phaủi đảm bảo được những mục đích sau đây: + Bảo đảm tính ổn định của nguồn gen trong tự nhiên từ đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trong tự nhiên. + Lưu giữ tính đa dạng của nguồn gen, hạn chế đến mức tối đa sự suy thoái nguồn gen. + Kiểm soát có hiệu quả hoạt động biến đổi gen và việc ứng dụng các thành tựu này trong đời sống con người, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động này tới đời sống con người và môi trường. - Pháp luật về kiểm soát và bảo tồn nguồn gen có phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và có sự đan xen với các lĩnh vực pháp luật về các nguồn tài nguyên khác như pháp luật bảo vệ rừng, thủy sản... Vì vậy nội dung pháp luật kiểm soát nguồn gen được trình bày tập trung vào 2 vấn đề là pháp luật về kiểm soát các loài lạ và pháp luật về an toàn nguồn gen. 2.1.1/ Pháp luật về kiểm soát các loài lạ: Loài lạ là các loài sinh vật không thuộc bản địa. Chúng có đặc điểm là sinh sản rất nhanh, biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với các thay đổi của môi trường, khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn, khả năng phát tán nhanh. Các loài này có thể tiêu diệt các loài bản địa, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và mật cân bằng sinh thái. Vì vậy cần phải có những quy định cụ thể để kiểm soát chúng, góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa. Hoạt động kiểm soát các loài lạ được thể hiện ở một số quy định sau: a/ Quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu động, thực vật hoang dã: - Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động thực vật, ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật như điều kiện về chủ thể, điều kiện về lĩnh vực hoạt động... phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật môi trường về xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật hoang dã. - Việc xuật nhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia hoặc Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tư vấn rằng, việc xuất khẩu, nhập khẩu những loài đó không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện có trong tư nhiên và Cơ quan thẩm quyền quản ký CITES Việt Nam (Văn phòng CITES Việt Nam tại Cục kiểm lâm thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã xem xét các điều kiện cụ thể. Các điều kiện cụ thể này phụ thuộc vào mức độ quy hiếm của loài động thực vật được xuất nhập khẩu. - Trong quá trình thưc hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật. Cấm nhập khẩu, quá cảnh động thực vật chưa qua kiểm dịch vi sinh vật ngoài danh mục cho phép (quy định tại khoản 10 điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2006). b/ Quy định của pháp luật về nhập khẩu động vật, thực vật làm giống: - Tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu động, thực vật làm giống vào Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau: + Có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan nhà nước có thẩm quền của nước xuất khẩu cấp. + Không có sinh vật gây hại, nếu có thì đã qua xử lý. - Trong trường hợp phát hiện thấy loài động, thực vật nhập khẩu nhiễm sinh vật lạ có khả năng gây hại cho môi trường hoặc có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên sinh vật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan hải quan; cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động, thực vật) có thể áp dụng các biện pháp sau: + Loài động, thực vật nhập khẩu nhiễm sinh vật lạ có khả năng gây hại chưa có trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch của Việt Nam thì không được phép nhập khẩu và phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu hủy. + Loài động, thực vật nhập khẩu nhiễm sinh vật lạ có khả năng gây hại có phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt nam mà thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại khác thì trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để. - Các loài động, thực vật được nhập khẩu để làm giống phải được nuôi trồng thử nghiệm tại địa điểm đã đăng ký. Khi đến địa điểm nuôi trồng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống phải khai báo với cơ quan nhà nước về kiểm dịch động, thực vật để tiếp tục theo dõi sinh vật gây hại. Chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa điểm nuôi trồng kết kuận loại giống nhập khẩu không mang vi sinh vật gây hại thì mới được đưa ra sản xuất. Thời gian theo dõi đối với từng loài do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. - Các loài động vật, thực vật mới nhập khẩu làm giống mà trước đây chưa được nuôi trồng ở Việt Nam phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, Bộ trưởng Bộ chủ quản (Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triên nông thôn hoặc Bộ trưởng Bộ thủy sản) quyết định cho phép khu vực hóa hoặc cho phép đưa vào sản xuất. c/ Quy định của pháp luật về kiểm soát hoạt động di chuyển các loài lạ từ khu vực này sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam: - Việc di chuyển các loài động vật, thực vật làm giống kể cả các loài lạ từ khu vực này sang khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ phải thực hiện các quy định về kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt trong trường hợp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố dịch. - Pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể về việc đánh giá những rủi ro về môi trường (kiểm nghiệm, sản xuất thử) khi các loài này xâm nhập vào khu vực mới. 2.1.2/ Các quy định pháp luật về an toàn nguồn gen: Bao gồm: a/ Các quy định bảo tồn, lưu giữ nguồn gen: - Quy định bảo tồn, lưu giữ nguồn gen có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên di truyền (nguồn gen) nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, bảo đảm duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho phát triển bền vững nền nông, lâm, ngư nghiệp hiện tại cũng như tương lai. - Các đối tượng cần đưa vào bảo tồn, lưu giữ bao gồm: + Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị biến mất. + Các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo. + Các nguồn gen đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học. + Các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hóa ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. - Hoạt động bảo tồn, lưu giữ nguồn gen có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: + Thành lập và quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, đảm bảo các điều kiện về môi trường sống. + Nuôi trồng các loài động vật, thực vật cần lưu giữ tại các cơ quan tham gia mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen. + Thành lập các Ngân hàng gen - Các hình thức bảo tồn, lưu giữ này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân (trong đó có cả tư nhân). Đối với từng hình thức bảo vệ, lưu giữ, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về thành lập, tổ chức và hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện bảo vệ, lưu giữ nguồn gen. b/ Các quy định về kiểm soát hoạt động biến đổi gen (GMO) và các sản phẩm đã bị biến đổi gen: - Hiện nay ở các nước phát triển, vấn đề có chập nhận GMO hay không đang còn được bàn luận và tranh cãi. Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận với hoạt động biến đổi gen và sản phẩm biến đổi gen. Các cơ sở nghiên cứu về vấn đề này đã, đang được thành lập và đi vào hoạt động. - Các quy định kiểm soát hoạt động biến đổi gen hiện hành được ban hành rải rác trong các văn bản pháp luật và bao gồm những quy định mang tính nguyên tắc như: + Nghiêm cấm đưa các động vật, thực vật lạ vào các vùng ngập nước làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ (điều 7 Nghị định 109/2003 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước). + Đối với những giống cây trồng nhân bản bằng phương pháp vô tính phải sảnh xuất từ giống gốc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (Quyết định số 34/2001 ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy định về kinh doanh giống cây trồng vật nuôi). + Giống cây trồng mới chọn tạo trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử (điều 9 Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 về quản lý giống cây trồng). + Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt: “thực phẩm có gen đã bị biến đổi (điều 20 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 7/3/2003). - Quy chế Quản lý an toàn sinhg học quy định về kiểm soát hoạt động biến đổi gen và việc đưa những sản phẩm của chúng vào ứng dụng, với những nội dung chủ yếu sau: + Thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về gen (quy định tại điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2005). + Việc khảo nghiệm và đánh giá, quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường. Cụ thể là tổ chức, cá nhân tiến hành khảo nghiệm đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại điều 5 Luật bảo vệ môi trường 2005. + Tại các điều 6, điều 7, điều 8 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về sản xuất, kinh doanh, theo dõi và giám sát ảnh hưởng của sản phẩm biến đổi gen. + Quy định điều kiện và quá trình kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (điều 9, điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2005). 2.2/ Những quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài: - Bảo vệ đa dạng loài và bảo vệ đa dạng nguồn gen gắn liền với nhau. Không có da dạng loài thì không thể có đa dạng nguồn gen và ngược lại, không có đa dạng nguồn gen sẽ không có đa dạng loài. Vì vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ loài một phần cũng có nội dung tương tự như các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen. - Bảo vệ đa dạng loài được pháp luật nước ta quan tâm rất sớm dưới dạng các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên và các loài động vật quý, hiếm. Một số các quy định pháp luật về đa dạng loài, cụ thể là: + Chỉ thị 359/TTg ngày 29/5/1996 về những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. + Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004/ của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. + Pháp lệnh thú y 2004. + Luật thủy sản 2004. + Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định về việc bảo vệ các giống loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm. + Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật... Đây là những văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng loài. - Như vậy, so với lĩnh vực đa dạng nguồn gen và đa dạng hệ sinh thái thì bảo tồn đa dạng loài có nhiều cơ sở pháp lý vững chắc hơn do có những văn bản pháp quy tương đối hoàn chỉnh. Trong đó, pháp lệnh giống cây trồng và giống vật nuôi năm 2004 đã tạo ra được cơ sở vững chắc hơn cho hoạt động bảo tồn đa dạng loài. Cụ thể: + Pháp lệnh giống cây trồng 2004 và pháp lệnh giống vật nuôi 2004 quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận, bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi mới; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống và giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi; quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. + Pháp lệnh này còn quy định đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp mà điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó. + Ngoài ra, pháp lệnh giống vật nuôi, cây trồng 2004 còn đưa ra nhiều khái niệm, nhiều quy định, nguyên tắc có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo tồn đa dạng loài một cách rõ ràng, cụ thể... 2.3/ Những quy định về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái: - Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái ở nước ta được quy định trong một số văn bản: + Luật bảo vệ môi trường: quy định về các khái niệm hệ sinh thái, bảo vệ các hệ sinh thái thông qua các quy định về điều tra, đánh giá để lập quan hệ bảo vệ dưới hình thức các khu bảo tồn thiên nhiên. + Luật bảo vệ và phát triển rừng: quy định bảo vệ hệ sinh thái rừng. + Luật thủy sản: quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái rặng san hô. + Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển các vùng đất nông nghiệp. - Các văn bản cụ thẻ quy định về bảo tồn hệ sinh thái là: 2.3.1/ Hệ sinh thái rừng: Trong số các hệ sinh thái, thì hệ sinh thái rừng được pháp luật quan tâm bảo vệ sớm nhất. - Văn bản đầu tiên có ý nghĩa đối với bảo tồn hệ sinh thái rừng là Quyết định số 119/TTg ngày 22/4/1980 của Chính phủ quy định về hệ sinh thái vùng núi Ngọc Linh (trước khi có Luật môi trường 1993). Trong văn bản này quy định về việc các khu bảo tồn, các khu rừng cấm được thành lập để bảo vệ hệ sinh thái. - Tiếp đó là việc thành lập các khu rừng cấm trong Pháp lệnh bảo vệ rừng ngày 6/9/1972. Trong pháp lệnh này quy định về những khu rừng cấm lần đâu tiên được thành lập. Sau này, trong Quyết định số 1171/QG của Bộ lâm nghiệp ngày 30/12/1986, khái niệm rừng cấm được thay đổi bằng khái niệm rừng đặc dụng. - Ngoài ra, hệ sinh thái rừng còn được đề cập trong mục 2 chương III Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. - Gần đây nhất, Chính phủ còn ra Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng Việt Nam. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại lãnh thổ Việt Nam. - Như vậy, các văn bản pháp luật về việc bảo tồn hệ sinh thái rừng đều đưa ra một cách khá cụ thể về các quy định có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái này trên đủ mọi phương diện như: + Pháp luật quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. + Việc thực hiện các hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng cũng được quy định cụ thể bởi pháp luật. + Ngoài ra, các văn bản pháp luật còn quy định trách nhiệm tự kiểm soát suy thoái rừng và nghĩa vụ của chủ rừng đối với từng loại rừng cụ thể. + Việc kiểm soát suy thoái động vật, thực vật rừng hoang dã, quý hiếm cũng là một vấn đề được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. + Và cuối cùng, pháp luật cũng không quên đặt ra những quy định cụ thể về hệ thống các cơ quan kiểm soát suy thoái rừng và giao trách nhiệm giải quyết cho nhưng cơ quan này. 2.3.2/ Hệ sinh thái đất ngập nước: Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về việc bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước. Cụ thể là: - Sớm nhất trong tất cả các văn bản pháp luật quy định về bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước là Chỉ thị 169/CT ngày 18/8/1992 về hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. - Tiếp đó là chỉ thị số 432/TTg ngày 7/8/1995 và Chỉ thị số 12/TTg ngày 6/1/1996. - Việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước cũng được đề cập đến trong những chương, điều cụ thể của Luật tài nguyên nước 1998 và Luật thủy sản 2003. - Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái đất ngập nước thì Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước là Nghị định có ý nghĩa quan trọng nhất. + Điều 1 trong Nghị định này đã định nghĩa vùng đất ngập nước bao gồm những vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng đối với quốc gia. + Các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước được quy định trong văn bản này rất cụ thể và có tính khả thi. Chẳng hạn như Nghị định bắt buộc phải tiến hành bảo hộ các vùng đất ngập nước dưới dạng khu Ramsar, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và khu bảo tồn sinh cảnh. 2.3.3/ Hệ sinh thái rặng san hô: - Hệ sinh thái rặng san hô là hệ sinh thái quan trọng ở vùng biển. Vì vậy, các văn bản pháp luật quy định về việc bảo tồn hệ sinh thái rặng san hô được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về bảo tồn và phát triển môi trường biển. - Hệ sinh thái rặng san hô được đề cập một cách khái quát trong Luật thủy sản 2003. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật riêng biệt nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động bảo tồn hệ sinh thái rặng san hô. - Các quy định liên quan chủ yếu đến hệ sinh thái rặng san hô bao gồm các quy định bảo vệ các loài thủy sinh được coi là nguồn lợi thủy sản. Điều 5, điều 8, điều 9 Luật thủy sản 2003 được coi là có thể áp dụng đối với việc bảo vệ hệ sinh thái rặng san hô và hệ sinh thái biển khác. 3/ Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải tiến hành trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó ta có thể thấy nội dung của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm: 3.1/ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học: - Hiện nay, pháp luật Việt nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể quyd dịnh về việc thành lập cơ quan Nhà nước chuyên trách về bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như là một lĩnh vực riêng của việc bảo vệ môi trường và được giao cho các cơ quan Nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm hoạc các cơ quan khác có liên quan với tư cách là cơ quan phối hợp. - Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật (điều 30). Như vậy, việc thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước để bảo vệ môi trường bao gồm cả bảo vệ đa dạng sinh học thuộc về Bộ tài nguyên và môi trường với hệ thống các cơ quan trực thuộc, cơ quan chuyên ngành được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. - Bên cạnh hoạt động quản lý Nhà nước đối với đa dạng sinh học như là một yếu tố môi trường, hoạt động quản lý đa dạng sinh học còn có các quy định riêng đối với việc bảo tồn giống, loài, nguồn gen và hệ sinh thái. Cụ thể: + Việc quản lý Nhà nước đối với nguồn gen, giống cây trồng được giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thủy sản (theo Pháp lệnh về giống cây trồng 2004). +Việc quản lý Nhà nước đối với bảo tồn hệ sinh thái cũng được quy định theo cách tiếp cận tương tự. Như vậy có thể thấy các định chế tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước đối với đa dạng sinh học không tách rời hệ thống định chế bảo vệ môi trường, hệ thống quản lý các ngành nông nghiệp, thủy sản. - Ngoài ra, một số quyền hạn và nhiệm vụ được coi là đặc trưng của lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.doc
Tài liệu liên quan