Đề tài Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ

Thành phố trẻ Cần Thơ được ban tặng là trung tâm của khu vực miền Tây Nam bộ, trên địa bàn có cả ba đầu mối giao thông quan trọng là: đường bộ với đoạn Quốc lộ 1A chạy qua dẫn đi các tỉnh, đường thủy với 3 cảng lớn phục vụ xuất khẩu, đường không với Sân bay Trà Nóc sắp tới nâng cấp thành Sân bay quốc tế.

Trong những năm qua, thành phố luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của thành phố. Riêng về du lịch, với số lượng khá lớn các công trình kiến trúc, di tích cổ sẵn có đã tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn hóa truyền thống tại Cần Thơ. Thành phố với khoảng 21 điểm du lịch hiện có như: Phù Sa, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Đình Bình Thủy, chợ cổ Cần Thơ, vườn có Bằng Lăng (Thốt Nốt), làng du lịch Mỹ Khánh. đã và đang ngày càng được đầu tư mở rộng phát triển. Từ lâu, địa danh Ninh Kiều đã gắn liền với Cần Thơ, được xem là điểm nhấn của thành phố, công viên Ninh Kiều luôn nhộn nhịp, đông vui theo nhịp sống của thành phố trẻ, với nhiều cửa hàng lớn nhỏ san sát, nhà lồng chợ cổ sầm uất tấp nập người mua sắm. Nơi đây có phố đi bộ thênh thang, bến tàu du lịch với nhiều du thuyền xuất bến liên tục chở khách đi tham quan chợ nổi, các vườn cây ăn trái, khu du lịch. Những năm gần đây, công viên Ninh Kiều còn được chỉnh trang mở rộng khang trang, là địa điểm mà du khách tìm đến nhiều nhất vào mỗi buổi chiều để tản bộ, tận hưởng làn gió mát rượi từ sông thổi vào và ngắm nhìn cảnh sông nước. Cần Thơ cũng được biết đến với những khu ăn uống nổi tiếng như: Bình Dân quán - tại đây du khách sẽ thưởng thức được một hương vị độc đáo từ bánh hỏi thịt lụi -kế đến là nem nướng Thanh Vân, mì Hậu Ký, mì Chú Lường, bánh xèo Ngọc Ngân. đây là những món ăn rất quen thuộc với người Cần Thơ nhưng có thể sẽ là những món ăn rất đặc biệt đối với khách quốc tế. Nếu du khách muốn thưởng thức món ăn Tây thì có thể đến với nhà hàng Sao Hôm - nhà hàng tuy không lớn lắm nhưng vị trí bên bờ sông Hậu tuyệt đẹp sẽ làm cho thực khách tìm thấy được cảm giác thoải mái, an bình; đây là nơi thích hợp cho người muốn tìm một nơi yên tĩnh thưởng thức ẩm thực ngắm cảnh sông nước hiền hòa. Buổi tối mát mẻ du khách có thể dạo quanh Ninh Kiều, dọc theo bờ sông Hậu và thưởng thức cafe nhạc sóng trên du thuyền hoặc đến với những quán cafe hữu tình như: cafe Hợp Phố, cafe Vip, cafe 5 Sao. và còn rất nhiều nơi lý tưởng dọc theo bãi cát Cần Thơ. Những đêm sáng trăng, sông nước Ninh Kiều càng lung linh huyền ảo với ánh đèn hắt bóng từ thành phố và các biển quảng cáo nhiều màu sắc phản chiếu trên sông tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ. Thêm vào đó, thành phố luôn tích cực xây dựng thêm nhiều điểm du lịch mới để thu hút du khách.

 

doc22 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về chăn nuôi, số lượng trâu bò khoảng 6.6 nghìn con, gia cầm khoảng 1.85 triệu con. Về thủy sản, nuôi trồng đạt trên 143 nghìn tấn, khai thác 6268 tấn, tổng giá trị đạt 1200 tỷ đồng (2007). Công nghiệp Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển mạnh. Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện nay, tổ máy số 1 của nhà máy nhiệt điện Ô Môn cũng đã đưa vào sử dụng với công suất 330 MW. Công nghiệp Cần Thơ đã cơ bản xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho các đối tác nước ngoài: điển hình là 2 khu công nghiệp Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy. Ngoài ra Trung tâm Công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng được thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (45.15% năm 2007). Tại Cần Thơ có nhiều siêu thị, khu mua sắm như: Co-op. Mart, Maximart, Citimart, Vinatex…cùng hệ thống ngân hàng dày đặc như: Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, ACB, Đông Á… Bên cạnh đó, kết hợp với đội ngũ taxi, xe khách chất lượng cao đã tạo sức mạnh tổng hợp cùng nhau phát triển. 1.1.2 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của thành phố Cần Thơ: Hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống các cồn như: cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu... cùng hai chợ nổi Cái Răng, Phong Điền là lợi thế rất lớn cho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch miệt vườn sông nước. Đến với Cần Thơ, không ai không biết đến Bến Ninh Kiều. Nằm ở hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dưới bến sông luôn tấp nập xuồng bè xuôi ngược. Công viên trên bến, nơi mà du khách có thể ngồi trò chuyện hay đưa mắt nhìn về làng Chày bên kia sông và thấp thoáng một dảy cù lao phía bên trái sẽ tạo cho du khách một niềm rung cảm dạt dào. Tại đây không hề có cảm giác chói chang ánh mặt trời hay hay khó chịu vì khói bụi của thành phố mà là một thiên nhiên thoáng mát và thơ mộng. Về đêm, du khách có thể thả mình lênh đênh trên sông Cần Thơ với chiếc du thuyền có phục vụ đồ ăn thức uống và cả đàn ca cổ nhạc. Khi ra giữa sông nhìn ngược về thành phố lấp lánh với hàng ngàn ánh đèn sẽ là cảnh tượng khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố Cần Thơ. Hình 1: Bến Ninh Kiều Cũng tại bến Ninh Kiều, du khách có thể tham gia tour đến chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền. Ngay từ tên gọi ta đã biết nét đặc biệt của hai chợ này là mua bán hàng hóa trên sông. Hình 2: Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng cách trung tâm thành phố khoảng 6 km đường bộ. Chợ có bán nhiều loại nông sản, trái cây, hàng hóa , thực phẩm... Đến đúng giờ hoạt động (từ tờ mờ sớm đến khoảng 8-9 giờ) du khách có thể thấy rất nhiều ghe xuồng tấp nập trên sông, mỗi ghe có dựng một cây cao, trên đó người ta treo những loại hàng hóa mà mình bán gọi là cây “bẹo”. Vì thế không cần phải hỏi ghe có bán thứ mình cần hay không mà chỉ cần nhìn vào cây bẹo thì đã biết. Điều đặc biệt nữa là chợ còn bán cả hủ tiếu, phở, hay quán nhậu nổi... Còn chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng và đến 7-8 giờ thì tan dần. Tương tự như chợ nổi Cái Răng nhưng hàng hóa ở đây phong phú hơn, có cả những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động, xăng dầu cho ghe xuồng... Chợ còn có sẵn hàng chục tàu đò, vỏ lãi sẵn sàng đưa du khách tham quan chợ nổi, chủ đò có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan. Trở lại với bến Ninh Kiều, cách nơi đây chưa đầy 1km, sát cầu Cần Thơ là khu du lịch sinh thái Phù Sa. Được xây dựng tại bãi bồi Cồn Ấu, diện tích khoảng 30 ha. Tại đây có hệ thống nhà nghỉ với nhiều tiện nghi hiện đại dược bao quanh bởi những thảm cỏ và những khóm hoa nhiều màu sắc. Nhà hàng Phù Sa với sức chứa 500 khách là nơi hoàn hảo để tổ chức tiệc cưới, sinh nhật ... với nhiều món ăn cầu kì, mới lạ. Bên cạnh đó, du khách còn có thể chơi nhiều trò chơi rất hấp dẫn, vui nhộn như: moto nước, cano kéo dù bay, cano kéo bè chuối, cano dã ngoại, lướt ván, bơi xuồng, câu sấu... Hình 3: Khu du lịch Phù Sa Còn nhiều khu du lịch sinh thái sông nước khác luôn chào đón du khách tham quan và hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều điều thú vị. Cần Thơ hiện nay vẫn còn nhiều di tích văn hóa- lịch sử tồn tại hàng trăn năm qua. Với đặc điểm này, Cần Thơ cũng đã phát triển thêm loại hình du lịch văn hóa truyền thống để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa cổ của thành phố. Một trong những địa điểm nổi tiếng là chợ cổ Cần Thơ. Là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Chợ mang một nét rất riêng của đồng bằng châu thổ, đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông đem đến cho Cần Thơ một điểm du lịch mới. Hình 4: Chợ cổ Cần Thơ Ra khỏi trung tâm thành phố một chút về hướng Bình Thủy có một ngôi đình tên là Đình Bình Thủy. Đây là một đình thần tại Cần Thơ được xây dựng vào năm 1844 với diện tích hơi 4000 m2, tọa lạc tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy – Cần Thơ. Hiện nay, Đình vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ. Ẩn sau đó không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung. Hằng năm, người dân địa phương tổ chức các ngày lễ thượng điền và hạ điền với nhiều trò chơi dân gian thú vị. Đến đây vào những ngày này du khách có thể thưởng thức nét truyền thống độc đáo này. Cũng tại Bình Thủy còn có một di tích khác là Nhà cổ Bình Thủy. Được xây dựng năm 1870, trãi bao nhiêu năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên kiến trúc của nó. Đặc biệt là trong nhà vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ quí giá với những câu chuyện ly kì gắn liền với nó. Hình 5: Nhà cổ Bình Thủy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006-2008: 1.2.1 Lượng khách đến tham quan du lịch thành phố Cần Thơ 2006-2008: Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thu không ngừng tăng nhanh. Thống kê trong 3 năm 2006-2008, lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ tăng như sau: Hình 6: Biểu đồ lượt khách du lịch đến Cần Thơ 2006-2008 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Tính riêng lượng khách lưu trú hàng năm chiếm trên 32% tổng lượng khách đến thành phố. Bảng 1: LƯỢNG KHÁCH LƯU TRÚ ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2006-2008 Năm 2006 (lượt) Năm 2007 (lượt) Năm 2008 (lượt) Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 lượt % lượt % Khách lưu trú : + Quốc tế + Nội địa 543.650 121.221 422.429 693.055 156.042 537.013 817.250 172.190 645.060 149.405 34.821 114.584 27,48 28,73 27,13 124.195 16.148 108.047 17,92 10,35 20,12 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Lượt khách lưu trú năm 2007 tăng 27.48% so với năm 2006 và tiếp tục tăng 17.92% trong năm 2008 đã làm cho doanh thu toàn ngành tăng 34.73% trong năm 2007 và 24.68% trong năm 2008. Triệu đồng Năm 270.980 455.198 365.090 Hình 7: Biểu đồ doanh thu hoạt động du lịch Cần Thơ 2006-2008 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Trong năm 2008 vừa qua mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, nhưng Cần Thơ cũng đã tận dụng tối đa cơ hội “Năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ” đảm bảo tăng doanh thu đến 24.68%. 1.2.2 Cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ: Thành phố trẻ Cần Thơ được ban tặng là trung tâm của khu vực miền Tây Nam bộ, trên địa bàn có cả ba đầu mối giao thông quan trọng là: đường bộ với đoạn Quốc lộ 1A chạy qua dẫn đi các tỉnh, đường thủy với 3 cảng lớn phục vụ xuất khẩu, đường không với Sân bay Trà Nóc sắp tới nâng cấp thành Sân bay quốc tế. Trong những năm qua, thành phố luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của thành phố. Riêng về du lịch, với số lượng khá lớn các công trình kiến trúc, di tích cổ sẵn có đã tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn hóa truyền thống tại Cần Thơ. Thành phố với khoảng 21 điểm du lịch hiện có như: Phù Sa, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Đình Bình Thủy, chợ cổ Cần Thơ, vườn có Bằng Lăng (Thốt Nốt), làng du lịch Mỹ Khánh... đã và đang ngày càng được đầu tư mở rộng phát triển. Từ lâu, địa danh Ninh Kiều đã gắn liền với Cần Thơ, được xem là điểm nhấn của thành phố, công viên Ninh Kiều luôn nhộn nhịp, đông vui theo nhịp sống của thành phố trẻ, với nhiều cửa hàng lớn nhỏ san sát, nhà lồng chợ cổ sầm uất tấp nập người mua sắm. Nơi đây có phố đi bộ thênh thang, bến tàu du lịch với nhiều du thuyền xuất bến liên tục chở khách đi tham quan chợ nổi, các vườn cây ăn trái, khu du lịch... Những năm gần đây, công viên Ninh Kiều còn được chỉnh trang mở rộng khang trang, là địa điểm mà du khách tìm đến nhiều nhất vào mỗi buổi chiều để tản bộ, tận hưởng làn gió mát rượi từ sông thổi vào và ngắm nhìn cảnh sông nước.... Cần Thơ cũng được biết đến với những khu ăn uống nổi tiếng như: Bình Dân quán - tại đây du khách sẽ thưởng thức được một hương vị độc đáo từ bánh hỏi thịt lụi -kế đến là nem nướng Thanh Vân, mì Hậu Ký, mì Chú Lường, bánh xèo Ngọc Ngân... đây là những món ăn rất quen thuộc với người Cần Thơ nhưng có thể sẽ là những món ăn rất đặc biệt đối với khách quốc tế. Nếu du khách muốn thưởng thức món ăn Tây thì có thể đến với nhà hàng Sao Hôm - nhà hàng tuy không lớn lắm nhưng vị trí bên bờ sông Hậu tuyệt đẹp sẽ làm cho thực khách tìm thấy được cảm giác thoải mái, an bình; đây là nơi thích hợp cho người muốn tìm một nơi yên tĩnh thưởng thức ẩm thực ngắm cảnh sông nước hiền hòa. Buổi tối mát mẻ du khách có thể dạo quanh Ninh Kiều, dọc theo bờ sông Hậu và thưởng thức cafe nhạc sóng trên du thuyền hoặc đến với những quán cafe hữu tình như: cafe Hợp Phố, cafe Vip, cafe 5 Sao... và còn rất nhiều nơi lý tưởng dọc theo bãi cát Cần Thơ. Những đêm sáng trăng, sông nước Ninh Kiều càng lung linh huyền ảo với ánh đèn hắt bóng từ thành phố và các biển quảng cáo nhiều màu sắc phản chiếu trên sông tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ... Thêm vào đó, thành phố luôn tích cực xây dựng thêm nhiều điểm du lịch mới để thu hút du khách. Ngoài ra, Cần Thơ còn có một hệ thống các nhà hàng, khách sạn từ bình dân đến sao phục vụ người dân thành phố và du khách. Thành phố có khoảng 126 khách sạn với 3132 phòng, trong đó có 27 khách sạn tiêu chuẩn 1 – 4 sao đáp ứng đủ chỗ cho du khách trong mùa du lịch, tiêu biểu như: Victoria, Golf, Hòa Bình, Ninh Kiều... Từ các khách sạn này có thể dễ dàng đến các văn phòng chính quyền, bảo tàng, ngân hàng, bưu điện, khu vui chơi giải trí... Đội ngũ xe taxi, xe khách, trung chuyển hùng hậu giúp du khách đi lại dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động cũng sẽ giúp du khách trong và ngoài nước có thể tìm đến với Cần Thơ dễ dàng hơn. Sau 5 năm trực thuộc trung ương, đến nay hệ thống đường sá, cầu cống của thành phố đã hoàn chỉnh, không còn khó khăn trong việc tiếp cận với các điểm du lịch nữa. Đường phố được chỉnh trang, lát gạch vỉa hè... tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ. Nhiều công trình đang trong giai đoạn thi công nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách, quan trọng nhất là cầu Cần Thơ dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2010. Hình 8: Mô hình cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành. 1.2.3 Tương quan về du lịch giữa thành phố Cần Thơ với cả nước và các tỉnh lân cận: Với An Giang: An Giang với hệ thống núi non đặc trưng của miền Tây sông nước, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh, dã ngoại, kết hợp du lịch sinh thái, leo núi. Bên cạnh đó, An Giang còn có lợi thế về đường biên giới với Campuchia, có thể trở thành nơi trung chuyển du lịch qua biên giới. Năm 2008, An Giang thu hút được 4.1 triệu du khách trong khi Cần Thơ chỉ có 2.8 triệu. Doanh thu từ du lịch của An Giang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn tới, An Giang tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho du lịch. Với Kiên Giang: Kiên Giang có tiềm năng du lịch mạnh mẽ và đa dạng: đồng bằng – rừng – núi – biển – đảo. Đặc biệt, đảo Phú Quốc đang là điểm thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Kiên Giang còn có vị trí thuận lợi liên kết các tour du lịch đến các nước ASEAN, chặt chẽ nhất là Campuchia và Thái Lan. Trong 2 năm 2006-2007, tốc độ phát triển khá cao, tổng doanh thu năm 2006 là 360 tỷ và đạt 400 tỷ vào năm 2007. Với Tiền Giang: Tiền Giang phát triển du lịch chủ yếu dựa vào di tích văn hóa và sinh thái với các điểm nổi tiếng như: di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, Ấp Bắc, khu sinh thái Đồng Tháp Mười... Hằng năm lượng du khách đạt hơm 330.000 lượt. Giới thiệu và thống kê sơ lược như trên cho thấy, Cần Thơ tuy có khá nhiều thế mạnh nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả. Doanh thu du lịch Cần Thơ Cần Thơ so với các tỉnh khác và cả nước vẫn còn rất thấp. Hình 9: Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch trong năm 2007 a) Cần Thơ và các tỉnh khác. b) Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang. Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử các tỉnh. So với cả nước, lượt khách nước ngoài đến Cần Thơ chỉ chiếm 6.06% cho thấy du lịch Cần Thơ chưa thực sự nổi bật so với các địa phương khác. Trong đó một phần cũng vì lí do các tỉnh trong khu vực chủ yếu phát triển cùng loại hình du lịch sinh thái chưa tạo nhiều khác biệt với nhau. Chính vì vậy, Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 là một hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tiềm năng du lịch và đa dạng hóa tour, tuyến du lịch của thành phố Cần Thơ. 1.2.4 Thuận lợi và khó khăn của việc phát triển du lịch tại thành phố Cần Thơ: 1.2.4.1 Thuận lợi: Về vị trí: là thành phố trung tâm của miền Tây Nam bộ, Cần Thơ dễ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và chi phí thì thấp hơn rất nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, từ sau khi Nghị quyết của Bộ Chính trị số 45-NQ/TW: “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kì CNH-HĐH đất nước” ngày 17 tháng 02 năm 2005 được ban hành, Cần Thơ càng được Nhà Nước chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa. Sau 4 năm thực hiện nghị quyết, Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: nhiều tuyến đường như Bốn Tổng - Một Ngàn, Mậu Thân – Trà Nóc, lộ 91 – Nam Sông Hậu... được nâng cấp mở rộng, xây dựng trung tâm văn hóa đáp ứng yêu cầu là nơi giáo dục truyền thống, tổ chức lễ hội, du lịch vui chơi giải trí cho cả vùng và giữ gìn bản sắc văn hóa miền Tây Nam bộ. Cũng nhờ có vị trí chiến lược nên đây luôn là điểm dừng chân trong hành trình đến các tỉnh phía Nam của du khách tạo điều kiện cho du lịch Cần Thơ giới thiệu tiềm năng của mình. Thêm vào đó, thành phố Cần Thơ còn có lợi thế về phong cảnh thiên nhiên của vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều phong cảnh hữu tình, vườn cây trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, trên sông ghe xuồng tấp nập qua lại mua bán tại các chợ nổi... nên có sức hút khá lớn đối với du khách quốc tế. Đặc biệt, trong Năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, Cần Thơ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh đối với du khách trong và ngoài nước. Tổ chức thành công Năm du lịch quốc gia cho thấy, Cần Thơ hoàn toàn có thể trở thành trung tâm hội nghị quốc gia và quốc tế. Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhập quốc tế và đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, cuộc thi mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Hội nghị APEC lần thứ 14 năm 2006, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008... trên cơ sở đó Cần Thơ cũng đã ra sức nâng vị thế của mình lên so với các thành phố lớn trong nước nhằm thu hút sự chú ý của bạn bè quốc tế. 1.2.4.2 Khó khăn: Cần Thơ có tiềm năng to lớn nhưng chưa được phát huy hiệu quả. Thứ nhất, về đường giao thông, Cần Thơ hiện tại còn tới 22 xã, phường chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, mạng lưới đường tỉnh, huyện mới đạt 60% đường nhựa, còn lại là đường đá dăm, cát, đất đỏ..., hệ thống cầu được đầu tư chưa đồng bộ, mạng lưới đường giao thông nông thôn chỉ thông xe hai bánh. Điều đó cho thấy, tuy Cần Thơ đang cố gắng phấn đấu thu hút du lịch, đa phần là tập trung vào các tỉnh thành khác và quốc tế nhưng lại còn nhiều hạn chế về thu hút người dân trong tỉnh do vẫn còn nhiều khó khăn trong giao thông, đi lại. Ai đi ngang qua Cần Thơ đều biết rõ một điều, vào những ngày cao điểm, muốn qua lại giữa hai bờ sông Hậu phải mất hàng giờ đồng hồ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành du lịch. Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ và các tỉnh phía Nam với cả nước nhưng lại bị ngăn cách bởi phà Cần Thơ. Tính một cách đơn giản, với người dân tỉnh bạn là Vĩnh Long, giả sử một ai đó muốn sang Cần Thơ chơi nhưng nghĩ qua phà phải tốn nhiều thời gian chờ đợi nên ngán ngẫm không đi. Nói thế tất nhiên không phải là tất cả mọi người đều nghĩ vậy mà là chỉ một bộ phận nhỏ mà thôi. Tuy nhiên, đứng trên lập trường kinh tế, làm sao để có thể phát huy tối đa hiệu quả hoạt động là điều ta hướng đến. Vì thế, trong tương lai cầu Cần Thơ hoàn thành chắc chắn sẽ là một động lực mới thức đẩy du lịch của Cần Thơ phát triển nhanh hơn. Thứ hai, về các loại hình du lịch, du lịch Cần Thơ tuy khá mạnh, loại hình du lịch chủ yếu của thành phố là du lịch sinh thái nhưng lại chưa có nhiều điểm khác biệt với du lịch các tỉnh bạn. Mỗi nơi tự phát triển theo hướng của mình mà không có sự thống nhất dẫn đến sự trùng lắp, sao chép không tạo được nét riêng cho mình. Một khi du khách đến tham quan một vài tỉnh thành trong khu vực thì hầu như đã biết hết, điều đó làm giảm đáng kể lượng khách đến các tỉnh, trong đó có thành phố Cần Thơ. Thứ ba, về trình độ chuyên môn, lực lượng trình độ cao phục vụ trong ngành của thành phố chưa nhiều, thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ chưa đủ đáp ứng. Theo thống kê của Tổng cục du lịch thì cán bộ - nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước qua trường lớp chưa tới 50%, còn phần tư nhân tỷ lệ này không quá 30%. Qua một cuộc khảo sát ngẫu nhiên 1000 nhân viên ở các đơn vị dịch vụ du lịch, ông Đoàn Hồng Nam – Giám đốc TOIEC Việt Nam cho biết : “Chuẩn thấp mà chúng tôi đưa ra để đánh giá trình độ nhân viên là đảm bảo ở mức chất lượng dịch vụ tối thiểu. Như vậy, qua kết quả có thể thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên đang ở mức thấp, thấp hơn cả chuẩn thấp” (trích: Còn riêng ở Cần Thơ, nhân viên phục vụ trong ngành đã qua đào tạo có khoảng 2500 nhưng số nhân viên biết ngoại ngữ chỉ có 450 chiếm 18%. Thêm vào đó, một bộ phận có đạo đức nghề nghiệp chưa tốt, vẫn còn tình trạng lôi kéo khách, thách giá và những lời lẽ thiếu tao nhã, dễ gây phản cảm. Dạo trên bến Ninh Kiều chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh các chủ đò mời gọi khách du lịch một cách “nồng nhiệt”. Ví dụ như: “Đi không mấy anh, đi thì chui lẹ qua hàng rào xuống ghe nhanh lên”, người dân miền tây nổi tiếng với lòng hiếu khách, tuy nhiên với sự tiếp đón ân cần như vậy suy ra phản tác dụng. Trước những khó khăn trên thành phố Cần Thơ cần chú ý hơn nữa những mặt hạn chế của mình nhằm có hướng phát triển đúng đắn thúc đẩy du lịch phát triển nhanh chóng hơn. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ: Từ những phân tích trên cho thấy, hiện nay Cần Thơ vẫn còn một số hạn chế nhất định trong vấn đề phát triển du lịch của thành phố: Thứ nhất, Cần Thơ hiện nay chưa tạo được nét riêng cho mình, các loại hình du lịch khá tương đồng với các tỉnh bạn trong khu vực. Sự phát triển du lịch trong vùng chưa thống nhất, chưa phát huy tối đa tiềm năng du lịch của mình. Thứ hai, giao thông tuy khá phát triển nhưng vẫn còn nhiều tuyến đường trong thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn trong đi lại, mua bán trao đổi hàng hóa, làm hạn chế nhu cầu du lịch của nhiều người dân trong địa phương. Thứ ba, cũng trong vấn đề đường giao thông, tuyến giao thông huyết mạch đi ngang qua thành phố bị chia cắt bởi sông Hậu. Trong giai đoạn cầu Cần thơ đang xây dựng thì việc giao thông giữa hai bờ sông Hậu vẫn phải nhờ vào phương tiện duy nhất là phà gây khá nhiều khó khăn. Thứ tư, vấn đề nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Cần thơ vẫn còn hạn chế, lao động trình độ cao chưa nhiều, đa phần thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ cần được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn. Tuy nhiên Cần Thơ vẫn còn nhiều điểm mạnh có tác dụng mạnh mẽ cho phát triển du lịch. Cần Thơ có được vị trí thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng. Như đã đề cập ở trên, vị trí thuận lợi là yếu tố quan trọng nhất đối với du lịch Cần Thơ. Ngoài việc du khách đến thăm thành phố lớn nhất miền Tây Nam bộ, nếu du khách tìm đến các tỉnh khác trong khu vực cũng có thể nghỉ chân tại thành phố. Sau 5 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ ngày càng nổi rõ vai trò là “điểm hẹn” miền Tây với hệ thống cơ sở hạ tầng như: sân bay Trà Nóc, cảng Cần Thơ ngày càng phát triển, cảng Cái Cui đang trong quá trình hoàn thiện, hệ thống bưu chính viễn thông phát triển, khu công nghiệp và hệ thống ngân hàng khá hiện đại. Ngoài ra, Cần Thơ còn có trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế hoạt động nhiều năm nay, thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ định kỳ và nhiều cuộc hội nghị, phiên chợ chuyên đề thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đây cũng là một hoạt động quảng bá về Cần Thơ lan tỏa đến cả vùng và là nhịp cầu nối vùng châu thổ đến với các nước trong khối ASEAN và quốc tế. Cần Thơ hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều kiến trúc văn hóa cổ và các điểm sinh thái “xanh”. Với cuộc sống hiện đại tất bật như hiện nay, việc tìm đến với thiên nhiên trong lành và tìm về với quá khứ lại là một cách thư giãn được ưa chuộng. Không cần phải đi xa, những nơi này nằm ngay thành phố, đây là một thuận lợi cho những người có ít thời gian để nghỉ ngơi như công nhân - viên chức chẳng hạn. Đến năm 2010, cầu Cần Thơ khánh thành sẽ tạo động lực mới cho thành phố. Việc giao lưu giữa hai bên bờ sông Hậu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cùng với sân bay Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành sân bay quốc tế hứa hẹn một giai đoạn phát triển mới của thành phố Cần Thơ. 2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 2.2.1 Giải pháp ngắn hạn: Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên ta cần nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém và phát huy thế mạnh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Như đã đề cập ở trên, các điểm đến của Cần Thơ chưa thu hút được nhiều chú ý của du khách. Vì thế, thành phố cần nâng cao chất lượng các điểm đến hiện có đồng thời phát triển mới mà quan trọng nhất là tạo sự khác biệt với các tỉnh bạn. Để phát triển du lịch một cách bền vững thì một trong những yếu tố ưu tiên và quan trọng hàng đầu là nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung đang đứng trước yêu cầu này. Hiện nay vấn đề chính trị của nhiều nước có nhiều bất ổn, “trái đất đang nóng lên” hay nói cách khác là môi trường ngày càng bị ô nhiễm thì môi trường “xanh” và tình hình an ninh trật tự ổn định là những chỉ tiêu hàng đầu của du khách. Về vấn đề môi trường, thành phố cần tích cực tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng góp phần giữ gìn thành phố xanh – sạch – đẹp, phát triển hệ thống xử lí rác thải, tích cực kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Cần Thơ là trung tâm giáo dục của vùng với trên 47.000 sinh viên là một điều kiện rất thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường của thành phố. Chính quyền cần phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày, các tuần hay các tháng bảo vệ môi trường, những buổi ra quân... thực hiện thu gom rác trên đường, vận động bỏ rác đúng nơi qui định, tạo thói quen cho toàn thể sinh viên và người dân trong thành phố. Cùng với đó, cần tăng cường tuần tra kiểm soát không để mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến du khách, phối hợp với người dân kịp thời phát hiện và xử lí các vụ ẩu đả, cướp giật trên địa bàn tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho người dân thành phố và du khách. Ngành cần quan tâm đến chất lượng phục vụ của các công ty du lịch và nhanh chóng nâng cao trình độ của nhân viên ngành du lịch. Tập trung bồi dưỡng chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên, cần có chính sách khen thưởng khuyến khích nhân viên nhiệt tình trong công tác. Bên cạnh đó, đội ngũ “nhân viên không chuyên” của ngành là những người chủ các phương tiện tàu đò phục vụ du lịch hay các chủ vườn... cần được trang bị một số kiến thức cơ bản và cung cách phục vụ vừa mang tính mộc mạc của người nông dân vùng sông nước, vừa mang tính hiện đại của thành phố trẻ. Sở du lịch hay các công ty du lịch có thể tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn cho họ, liên kết trong hoạt động và sẵn sàng hỗ trợ khi họ có yêu cầu. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cần có chính sách, biện pháp nhằm tạo sự thông thoáng cho du lịch, hạn chế tối đa thủ tục rườm rà làm giảm sức hút của thành phố. Thực tế có khá nhiều dự án vì chưa hoàn thành thủ tục hay trong quá trình chuẩn bị gặp khó khăn về thủ tục hành chính mà không giải ngân được. Đó là những hạn chế không đáng có và chính quyền thành phố cần phải nhanh chóng tháo gỡ. Nếu thiếu nhân viên hành chính, thành phố có thể bổ sung một cách dễ dàng; ngoài ra có thể ưu tiên xử lí các giấy tờ liên quan đến huy hoạch, xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan