MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 3
I. Khái niệm về đầu tư tài chính và vai trò của kế toán 3
II. Chuẩn mực kế toán quốc tế về đầu tư tài chính 4
III. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về đầu tư tài chính 6
3.1 Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác 6
3.2 Chuẩn mực kế toán 30 – “Lãi trên cổ phiếu” 7
3.3 Trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo 9
IV. Kinh nghiệm vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán đầu tư tài chính của một số nước trên thế giới 11
V. Nội dung kế toán đầu tư tài chính 13
5.1 Nguyên tắc kế toán hoạt động đầu tư tài chính 13
5.2 Sổ sách sử dụng 14
5.3 Tài khoản sử dụng hạch toán 14
5.4 Phương pháp hạch toán 15
Phần II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 19
I. Đánh giá thực trạng chế độ và vận dụng chế độ về kế toán đầu tư tài chính 19
1.1 Sự đổi mới của chế độ kế toán đầu tư tài chính 19
1.2 Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán mới hiện nay 20
1.3 Đánh giá sự phân phối của khoản mục lợi nhuận sau thuế 22
II. Phương hướng hoàn thiện kế toán đầu tư tài chính- chế độ và doanh nghiệp 23
2.1. Phương hướng hoàn thiện chế độ kế toán đầu tư hoạt động
tài chính 23
2.2. Phương hướng hoàn thiện đầu tư hoạt động tài chính trong
doanh nghiệp 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán đầu tư tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực, doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu từ tiền lãi,cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
Cổ tức và lợi nhuận được chia được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh nghiệp phải phân bổ vào cả kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi thu được khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
3.2 Chuẩn mực kế toán 30 – “Lãi trên cổ phiếu”
Để chuẩn mực kế toán Việt Nam ngày càng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, Bộ Tài chính ban hành tương ứng với chuẩn mực kế toán quốc tế 33 –chuẩn mực kế toán 30 – “Lãi trên cổ phiếu”: Đây là chuẩn mực rất quan trọng trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển sôi động như hiện nay (Ban hành và công bố theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo. Chuẩn mực này được áp dụng cho việc tính và công bố lãi trên cổ phiếu tại các doanh nghiệp sau:
- Đang có cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng được giao dịch công khai trên thị trường,
- Đang trong quá trình phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng ra công chúng.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định như sau:
EPS cơ bản = lãi chia cho cổ đông / số lượng CP đang lưu hành bình quân trong kỳ.
Lãi chia cổ đông được tạm tính từ mức lãi sau thuế trừ cho lãi phải trả cho cổ đông cổ phiếu ưu đãi và phần chia cho đối tác trong liên doanh, góp vốn khác. Chưa trừ phần trích lập các quỹ (Quỹ dự phòng tài chính, đầu tư phát triển,…) nếu chưa có quy định của pháp luật.
Chuẩn mực quy định: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trừ khỏi lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu, gồm:
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo;
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế phát sinh trong kỳ báo cáo (kể cả trường hợp chưa được thông báo).
Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức thấp để bù đắp lại việc doanh nghiệp bán cổ phiếu ưu đãi ở mức giá có chiết khấu, hoặc có mức cổ tức cao để bù đắp cho nhà đầu tư do việc mua cổ phiếu ưu đãi ở mức giá có phụ trội.
Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Việc sử dụng số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ là do giá trị vốn cổ đông thay đổi trong kỳ khi số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành tăng hoặc giảm.
Cổ phiếu phổ thông được tính vào số bình quân gia quyền của cổ phiếu kể từ ngày có thể nhận được khoản thanh toán cho cổ phiếu đó (thông thường là ngày phát hành). Thời điểm tính cổ phiếu phổ thông được xác định theo các điều khoản và điều kiện gắn kèm với việc phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng bản chất của các hợp đồng liên quan tới việc phát hành cổ phiếu.
Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn. Cổ phiếu phổ thông có thể tăng hoặc giảm mà không cần có sự thay đổi tương ứng về nguồn vốn
Công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết có thể phát hành cổ phiếu phổ thông tiềm năng có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của công ty mình, của công ty mẹ hoặc của bên góp vốn liên doanh hay nhà đầu tư cho các bên không phải là công ty mẹ, bên góp vốn liên doanh hoặc nhà đầu tư. Nếu những cổ phiếu phổ thông tiềm năng của công ty con, công ty mẹ, công ty liên doanh hoặc công ty liên kết có tác động suy giảm đến lãi cơ bản trên cổ phiếu của đơn vị báo cáo thì những cổ phiếu này được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi có tác động suy giảm ngược khi cổ tức của các cổ phiếu đó (được công bố hoặc lũy kế trong kỳ) tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông nhận được do chuyển đổi lớn hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu. Tương tự, khoản nợ có khả năng chuyển đổi có tác động suy giảm ngược khi lãi sau thuế và các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông nhận được thông qua chuyển đổi lớn hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Công ty điều chỉnh hồi tố Lãi cơ bản trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo nếu số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng lên do vốn hoá, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc giảm đi do gộp cổ phiếu. Ngoài ra, Lãi cơ bản trên cổ phiếu còn được điều chỉnh do tác động của các sai sót và điều chỉnh phát sinh từ việc thay đổi chính sách kế toán theo nguyên tắc hồi tố và tác động của việc hợp nhất kinh doanh.
3.3 Trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo
Công ty cổ phần trình bày bổ sung trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông, số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ và chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu từ lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ cho tất cả các kỳ báo cáo. Công ty cổ phần trình bày Lãi cơ bản trên cổ phiếu kể cả trong trường hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ phiếu).
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần trình bày bổ sung các chỉ tiêu về Lãi cơ bản trên cổ phiếu, như sau:
Nếu trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
- Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất.
- Số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ của Công ty mẹ;
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu trình bày trên cơ sở thông tin hợp nhất.
Nếu trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng:
- Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần độc lập.
- Số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ của Công ty cổ phần độc lập.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty cổ phần độc lập.
Trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Để thuyết minh cho các chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, công ty cổ phần trình bày bổ sung các thông tin sau:
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Năm nay
Năm trước
+ Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông:
Các khoản điều chỉnh tăng
Các khoản điều chỉnh giảm
+ Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân trong kỳ
+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu
...
...
...
...
...
...
IV. Kinh nghiệm vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán đầu tư tài chính của một số nước trên thế giới
Hơn bao giờ hết, các thị trường vốn trên khắp thế giới trở nên phụ thuộc lẫn nhau và những thay đổi luật pháp quốc gia có thể tạo nên những xáo trộn bên ngoài biên giới quốc gia. Ngày nay, các cơ quan lập pháp và điều tiết trên khắp thế giới đang tích cực hợp tác nhằm cải cách chế độ quản lý doanh nghiệp, giám sát kế toán và các phương diện khác của quy trình báo cáo tài chính. Có một sự thống nhất quốc tế đang phát triển nhanh đối với nhiều mục tiêu quan trọng, như được minh họa trong báo cáo của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán về việc công bố các thông tin nhạy cảm về giá chứng khoán, thảo luận và phân tích của ban điều hành về các báo cáo tài chính, các chuẩn mực của kế toán và giám sát kiểm toán. Nhiều quốc gia, bao gồm một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đang có những nỗ lực cải cách hệ thống giám sát kiểm toán và EU đã công bố Ưu tiên Cải thiện Chất lượng Kế toán Pháp quy tại các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, những sửa đổi năm 2004 trong Các Nguyên tắc Quản lý Doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã nhấn mạnh vai trò của các thành viên hội đồng quản trị độc lập và chuẩn mực kế toán trong quy trình báo cáo tài chính.
Luật Sarbanes-Oxley là đạo luật về chứng khoán Hoa Kỳ toàn diện và quan trọng nhất có tác động đến các công ty cổ phần hữu hạn và tổ chức kiểm toán độc lập kể từ khi Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) được thành lập năm 1934. Đạo luật nâng cấp và đặt ra các quy định mới cho tất cả các công ty kiểm toán tài chính và công ty cổ phần Mỹ; bao gồm 11 điều khoản có phạm vi điều chỉnh khá rộng, từ trách nhiệm của Hội đồng quản trị cho đến các hình phạt xử lý vi phạm. Điều khoản quan trọng nhất của Đạo luật Sarbanes–Oxley là cho phép thành lập Hội đồng giám giám tài chính công ty cổ phần - cơ quan chuyên trách kiểm tra, giám sát, ra hình thức kỷ luật đối với các công ty tài chính trong vai trò là nhà kiểm toán cho các công ty cổ phần. Nó cung cấp cho các công tố viên và các cơ quan quản lý những công cụ mới, giúp tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm cũng như mức độ công khai hóa của các doanh nghiệp nhằm bảo vệ người lao động và các cổ đông. Những cải cách chính được chứa đựng trong Sarbanes-Oxley có thể chia một cách khái quát thành ba nhóm. Thứ nhất, luật này bao hàm những cải cách quan trọng nhằm vào việc cải thiện hoạt động và khôi phục lòng tin đối với nghề kiểm toán. Luật này chấm dứt cơ chế tự quản của nghề kiểm toán khi liên quan đến việc kế toán báo cáo tài chính của các công ty cổ phần hữu hạn. Thứ hai, luật này tạo ra những công cụ mới để hiệu lực hóa pháp luật chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ đã sử dụng những công cụ này nhằm mở rộng phạm vi chương trình thực thi pháp luật. Thứ ba, luật này đặt ra một số quy định mới nhằm cải thiện thông lệ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần hữu hạn. Các điều khoản liên quan đến việc xác nhận của tổng giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc tài chính (CFO) trong các báo cáo tài chính, kể cả tính đầy đủ của việc kiểm soát và thủ tục công bố thông tin, nhằm loại bỏ những hoài nghi về trách nhiệm của những người điều hành cấp cao đối với báo cáo tài chính. Ủy ban đã đề xuất sửa đổi chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sang các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của các tổ chức phát hành tư nhân nước ngoài. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ đã có nỗ lực lớn trong việc tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường trên cơ sở các nguyên tắc công nhận lẫn nhau một cách hợp lý và bình đẳng nhằm gia tăng hợp tác quốc tế dựa theo những chuẩn mực kế toán quốc tế và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
V. Nội dung kế toán đầu tư tài chính
5.1 Nguyên tắc kế toán hoạt động đầu tư tài chính
Để đảm bảo phản ánh thông tin một cách kịp thời và chính xác về tình hình và kết quả hoạt động đầu tư tài chính đòi hỏi kế toán hoạt động tài chính phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
-Nguyên tắc chi tiết khoản đầu tư: Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản đầu tư mà doanh nghiệp đang nắm giữ cả về thời gian đầu tư, mức đầu tư ban đầu, bổ sung…
Nguyên tắc ghi nhận khoản đầu tư: Các khoản đầu tư tài chính phải được ghi sổ theo phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc phương pháp giá gốc.
Theo phương pháp vốn chủ sở hữu: khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khoản được phân chia từ bên nhận đầu tư phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải được thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư gồm những việc phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản cố định và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ…
Theo phương pháp giá gốc: khoản đầu tư ban đầu được nhà đầu tư ghi nhận theo giá gốc, các khoản được chia từ khoản lợi nhuận thuần luỹ kế từ việc đầu tư phát sinh ngay sau ngày đầu tư được hạch toán vào thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản mà nhà đầu tư nhận được ngoài lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc đầu tư.
Nguyên tắc trình bày các khoản đầu tư trên báo cáo tài chính: Trên báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư, khoản đầu tư tài chính được kế toán theo phương pháp giá gốc, còn trên Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư tài chính được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, trừ khi khoản đầu tư này được dự kiến thanh lý trong tương lai gần (dưới 12 tháng), hoặc các đối tác khác hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn làm cản trở đáng kể việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư… Khi đó, khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
5.2 Sổ sách sử dụng
Kế toán hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu sử dụng các loại sổ sách sau:
Sổ chi tiết các tài khoản: mẫu S38-DN: Sổ chi tiết các tài khoản được sử dụng chung cho một số tài khoản chưa có mẫu sổ riêng.
Sổ chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết: mẫu số S41-DN.
Sổ theo dõi các khoản chênh lệch phát sinh khi mua các khoản đầu tư vào công ty liên kết: mẫu số S42-DN.
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán: mẫu số S45-DN
5.3 Tài khoản sử dụng hạch toán
Tài khoản 121: đầu tư ngắn hạn, dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu tư tài chính ngắn hạn: cổ phiếu, trái phiếu…
Bên Nợ: Giá trị thực tế của chứng khoán ngắn hạn mua vào trong kỳ.
Bên Có: Giá trị thực tế của chứng khoán ngắn hạn bán ra, thu hồi, thanh lý trong kỳ.
Dư Nợ: Giá trị thực tế của chứng khoán ngắn hạn hiện còn đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Chi tiết thành hai tài khoản cấp hai:
1211: cổ phiếu
1212: trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu.
Tài khoản 228: đầu tư dài hạn, dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu tư tài chính dài hạn khác ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà doanh nghiệp nắm giữ dưới 20 % quyền biểu quyết.
Bên Nợ: Giá trị thực tế của chứng khoán dài hạn mua vào trong kỳ.
Bên Có: Giá trị thực tế của chứng khoán dài hạn bán ra, thu hồi, thanh lý trong kỳ.
Dư Nợ: Giá trị thực tế của chứng khoán dài hạn hiện còn đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Chi tiết thành ba tài khoản cấp hai:
2281: cổ phiếu
2282: trái phiếu dài hạn
2288: đầu tư dài hạn khác
Bên cạnh đó kế toán còn mở sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong đó ghi rõ mệnh giá, lãi suất, thời hạn thu hồi, phương thức phát hành, phương thức thanh toán (gốc, lãi), công ty phát hành…
5.4 Phương pháp hạch toán
Khi mua chứng khoán, căn cứ vào sổ chứng khoán đã mua kế toán phản ánh giá trị chứng khoán đầu tư theo giá trị thực tế:
Trường hợp mua chứng khoán nhận lãi từng kỳ
Khi đầu tư mua chứng khoán
Nợ TK 121, 228: giá gốc (giá mua+ chi phí mua).
Có các TK 111, 112…giá gốc (giá mua+ chi phí mua).
Định kỳ tính lãi và ghi nhận vào doanh thu tài chính (theo mệnh giá chứng khoán)
Nợ TK 138(1388): nhận được thông báo nhưng chưa được nhận lãi
Nợ TK 111, 112: nhận lãi bằng tiền
Nợ TK 121, 228: dùng lãi bổ sung chứng khoán đầu tư
Có TK 515: số lãi nhận được
Trường hợp mua chứng khoán nhận lãi bao gồm cả lãi dồn tích trước khi mua khoản đầu tư thì doanh nghiệp phải phân bổ khoản tiền lãi này, chỉ có tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính còn các khoản tiền lãi dồn tích phải được trừ vào giá gốc của khoản đầu tư, ghi:
Nợ TK 111, 112: tổng tiền lãi nhận được
Có TK 121,228: lãi dồn tích trước khi mua.
Có TK 515: lãi của khoản đầu tư
Lỗ của cổ phiếu
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 111, 112: Chi băng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 (3388): Phải trả khác
Có TK 121, 228
Nhượng bán, thanh lý chứng khoán: số lỗ hoặc lãi chứng khoán về chuyển nhượng chứng khoán được ghi tăng chi phí hoặc doanh thu tài chính:
Nhượng bán
Nếu lãi:
Nợ TK 111,112…:Giá bán
Có TK 121,228: Giá gốc
Có TK 515: Số lãi
Nếu lỗ:
Nợ TK 111,112…:Giá bán
Nợ TK 635: Số lỗ
Có TK 121,228: Giá gốc
Chi phí phát sinh khi nhượng bán chứng khoán:
Nợ TK 635: Chi phí nhượng bán
Có TK 111,112…: Chi phí nhượng bán
Trường hợp doanh nghiệp phát hành chứng khoán bị phá sản, số thiệt hại sẽ trừ vào dự phòng hoặc ghi tăng chi phí:
Nợ TK 111,112: Số thu hồi được (nếu có).
Nợ TK 129: Số tính trừ vào dự phòng (nếu có).
Nợ TK 635: Số thiệt hại ghi tăng chi phí tài chính.
Có TK 121, 228: Giá gốc chứng khoán.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn hiện có tính đến 31/12 tính toán các khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư này, so sánh với số lập dự phòng của căn trước (nếu có) xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm hoặc giảm đi (nếu có).
Nợ TK 635: Chi phí tài chính.
Có TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Có TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn doanh nghiệp đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải hoàn nhập ghi:
Nợ TK 129: Số chênh lệch của khoản đầu tư ngắn hạn.
Nợ TK 229:Số chênh lệch của khoản đầu tư dài hạn.
Có TK 635: Số chênh lệch.
Có thể chuyển đổi đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thành đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và ngược lại. Khi đó, kế toán ghi:
Nợ TK 121: Đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn.
Nợ TK 228: Đầu tư vào chứng khoán dài hạn.
CóTK 221: Đầu tư vào công ty con.
Có TK 222: Đầu tư vào công ty liên doanh.
Có TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết.
Trường hợp ngược lại:
Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con.
Nợ TK 222: Đầu tư vào công ty liên doanh.
Nợ TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết.
Có TK 121: Đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn.
Có TK 228: Đầu tư vào chứng khoán dài hạn.
Phần II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
I. Đánh giá thực trạng chế độ và vận dụng chế độ về kế toán đầu tư tài chính
1.1 Sự đổi mới của chế độ kế toán đầu tư tài chính
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC - Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ra đời thay thế Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”; Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” và các Thông tư số 10TC/CĐKT ngày 20/3/1997 “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp”; Thông tư số 33/1998/TT-BTC ngày 17/3/1998 “Hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại Doanh nghiệp Nhà nước”; Thông tư số 120/1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Điều này làm thay đổi một số tài khoản trong hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp như:
Trước đây: Tài khoản 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn.
Tài khoản 228: Đầu tư dài hạn khác.
Theo chế độ kế toán mới:
Tài khoản 221: Đầu tư vào công ty con (công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con ).
Tài khoản 228: Đầu tư dài hạn (khoản đầu tư vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết).
TK 2281: cổ phiếu
TK 2282: trái phiếu dài hạn
TK 2288: đầu tư dài hạn khác
Xoá bỏ TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính và TK 811: Chi phí hoạt động tài chính. Đổi tên và số hiệu TK 721: Các khoản thu nhập bất thường thành TK 711: Thu nhập khác; đổi tên và số hiệu TK 821: Các khoản chi phí bất thường thành TK 811: Chi phí khác…
Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúng là những khoản mục lớn cần theo dõi chính xác, kịp thời phải được tách ra theo dõi riêng trên từng khoản mục. Như vậy nhà quản lý, đầu tư có thể ra quyết định chính xác, hợp lý đảm bảo cho sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT, các khoản đầu tư vào công ty con và các khoản đầu tư dài hạn khác đều được hạch toán vào một tài khoản, không theo dõi riêng biệt các khoản đầu tư mà có sự khác biệt rõ về tính chất cũng như quy mô, quyền chi phối. Việc theo dõi riêng ở các tài khoản như vậy giúp doanh nghiệp nắm được chi phối như thế nào đến các công ty đó. Từ đó, nhận rõ mức ảnh hưởng hoạt động của chúng đến doanh nghiệp mình, đưa ra những chính sách đảm bảo an toàn vốn cho chính doanh nghiệp mình. Vì vậy, sự điều chỉnh này của chế độ là đúng đắn tạo ra sự hợp lý hơn ở các khoản mục.
1.2 Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán mới hiện nay
Khi chưa có sự ra đời của hệ thống chuẩn mực mới, về hình thức báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam có một số điểm trình bày khác biệt so với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), như không có quy định lập Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phiếu, còn cơ cấu báo cáo thu nhập lại không theo chuẩn mực nào. Phần vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính bao gồm một số chỉ tiêu đặc biệt và biến động vốn chủ sở hữu được nêu trong một báo cáo riêng hoặc đưa vào phần thuyết minh báo cáo tài chính. Việc trình bày, kê khai thông tin và các thông lệ báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điểm khác với những yêu cầu của cộng đồng đầu tư và tài chính quốc tế, bao gồm Bảng Cân đối kế toán và bảng “Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán” như vay hoặc cho thuê thiết bị. Các công ty Việt Nam xác định giá trị tài sản theo giá gốc, trong khi đó Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế lại sử dụng phương pháp giá trị hợp lý, điều này dẫn đến sự khác biệt đối với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (đối với các khoản mục Tài sản hữu hình, Bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh); chưa quy định chuẩn mực đối với các giao dịch như Thanh toán bằng cổ phần (IFRS 2); Sáp nhập doanh nghiệp (IFRS 3); ...
Hiện nay chế độ kế toán Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ kế toán cũ chế độ sang hệ thống chuẩn mực kế toán mới. . Về cơ bản, các chuẩn mực này được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hầu hết các chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Nhưng các chuẩn mực kế toán Việt Nam thường quy định một cách cụ thể và chi tiết các nội dung và yêu cầu đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán tại các nước có hệ thống kế toán phát triển thường quy định một cách linh hoạt, đưa ra những phương án thay thế nhằm giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, thực tế, đa số các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ áp dụng một số chuẩn mực được ban hành, còn các chuẩn mực mới ban hành gần đây hầu như chưa được áp dụng, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty tư vấn và kiểm toán nước ngoài. Điều đó, không khỏi ảnh hưởng tới chất lượng của các hoạt động kế toán trên thị trường chứng khoán.Yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất quyết định đến chất lượng của thông tin tài chính doanh nghiệp là hệ thống tài khoản và các chuẩn mực kế toán. Nếu hệ thống tài khoản không đầy đủ và chuẩn mực kế toán không phù hợp thì việc phản ánh các thông tin kinh tế sẽ có thiếu sót hoặc lệch lạc, khiến cho người đầu tư có thể hiểu lầm hoặc thiếu thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp. Đối với một số nghiệp vụ kế toán quan trọng của doanh nghiệp chưa được phản ánh đầy đủ do thiếu các chuẩn mực kế toán và phù hợp trong quy định chế độ kế toán hiện hành như việc tăng vốn điều lệ, cổ phiếu quỹ, các biến động bất thường...
1.3 Đánh giá sự phân phối của khoản mục lợi nhuận sau thuế
Hiện nay chế độ tài chính, kế toán của Việt Nam cho phép các công ty được trích một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ phúc lợi, khen thưởng. Các quỹ này sau đó được sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70586.DOC