Đề tài Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006

Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầu người. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI).

Trong phân tích, đánh giá mặt lượng của tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả nội dung kinh tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên (đã được giới thiệu trong chương trình Kinh tế phát triển cho bậc đại học) là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này được sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong quá trình phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây:

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hina in Transition, June 18, 2004. Tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất các ngành Tỷ trọng GDP trong GO của Việt Nam (%) (giá thực tế) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Tổng 59 57 53 50 51 49 Nông lâm thủy sản 66 65 67 66 68 67 Công nghiệp-XDCB 46 43 39 36 38 36 Dịch vụ 76 73 70 68 66 67 Cấu trúc tăng trưởng theo tổng cầu (%) Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo nguồn (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Tổng 100 100 100 100 100 100 Ngân sách Nhà nước 23.6 22.7 23.7 22.8 21.9 22.5 Tín dụng Nhà nước 16.8 16 12.5 10.9 9.2 9.1 Doanh nghiệp Nhà nước 17 16.8 13.9 14.8 15.3 15.2 Vốn khác - - 3.9 3.6 4.3 5.4 Vốn ngoài quốc doanh 25 27.2 29.7 31.8 33 32.4 Vốn FDI 17.6 17.3 16.3 16.1 16.3 15.4 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư- kế hoạch 2006-2010,Sổ tay kế hoạch 2007 So sánh vốn đầu tư và vốn sản xuất gia tăng (giá thực tế) 2000 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư (tỷ đồng) 151.183 199.105 231.616 275.000 335.000 Vốn sản xuất gia tăng (tỷ đồng) 104.582 120.611 142.568 179.000 220.000 VSX/VĐT(%) 69,7 60,5 61,5 65,1 62,8 Nguồn: niên giám thống kê 2005 Cơ cấu đầu tư và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (giá thực tế) Cơ cấu vốn đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) Năm 1995 2000 2004 2005 2006 1995 2000 2004 2005 2006 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực nhà nước 42 59,1 53,6 52,2 46,8 40,2 38,5 39 38,4 36,04 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 22,9 30,9 32,1 37,8 53,5 48,2 45,6 45,7 47,78 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 18 15,5 15,7 15,4 6,3 11,4 15,2 15,9 16,18 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và Sổ tay kế hoạch 2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam (2001-2005) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số nước xếp hạng 75 80 102 104 117 Thứ hạng Việt Nam 60 50 60 77 81 Thứ hạng VN so với nước kém nhất 15 15 42 27 36 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF Xếp hạng cạnh tranh tăng trưởng 2005 của một số nước Châu Á GCI Chỉ số môi trường vĩ mô Chỉ số thể chế công Chỉ số công nghệ Nước Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Thái Lan 36 4,5 26 4,94 41 4,88 43 3,69 Trung Quốc 49 4,07 33 4,61 56 4,41 64 3,18 Inđônêxia 74 3,53 64 3,89 89 3,58 66 3,13 Việt Nam 81 3,37 60 3,96 97 3,43 92 2,72 Campuchia 112 2,82 104 3,04 114 2,9 105 2,51 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2005-2006, WEF 2.1 Mặt lượng của tăng trưởng. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầu người. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI). Trong phân tích, đánh giá mặt lượng của tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả nội dung kinh tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên (đã được giới thiệu trong chương trình Kinh tế phát triển cho bậc đại học) là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này được sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong quá trình phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây: (1) Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. GDP có ưu điểm hơn GO ở chỗ loại trừ trong tính toán phần giá trị trung gian của hàng hoá và lại đáng tin cậy hơn các chỉ tiêu khác vì nó phản ánh toàn bộ giá trị gia tăng hay giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Vì vậy, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường sử dụng chỉ tiêu mức và tốc độ tăng GDP và GDP/đầu người. Mặt khác, xét đến cùng về mục tiêu tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì điều đó có nghĩa là không có sự gia tăng về mặt lượng của tăng trưởng nếu xét theo mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, quan điểm tăng trưởng hiện đại thường quan tâm nhiều hơn đến chỉ tiêu mức và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người khi xét đến mặt lượng của quá trình này, nó chính là dấu hiệu thể hiện kết quả rượt đuổi cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước với nhau, nhất là giữa các nước đang phát triển với các nước phát. Chúng ta có thể xem xét vấn đề này qua một ví dụ cụ thể trong khối APEC. Khối APEC bao gồm có 21 nước, trong đó 11 nền kinh tế có mức thu nhập cao còn lại là các nền kinh tế đang phát triển. Theo báo Cáo kinh tế APEC năm 2006 (APEC economic report 2006) từ khi thành lập đến này ( từ 1990) các nền kinh tế đang phát triển của khối có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao hơn so với các nước phát triển khoảng 1,3 lần, nhưng tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của các nền kinh tế đang phát triển lại cao hơn các nền kinh tế phát triển là 1,65 lần. Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển trong thời gian qua không đáng kể. Khoảng cách thu nhập và mức sống dân cư giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển ttrong khối APEC tuy có giảm đi nhưng không đáng kể. Nếu so sánh 5 nền kinh tế giầu nhất với 5 nến kinh tế nghèo nhất của APEC, thì GĐP/người chênh lệch 22 lần năm 1970, 25 lần năm 1975, năm 1989 là 36 lần, năm 1995 là 34 lần và năm 2004 vẫn là 34 lần. Hoa kỳ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, chiếm 16% dân số, nhưng chiếm tới 71% GDP khu vực, so với 84% dân số còn lại với 29% GDP khu vực.Chính vì vậy, thứ hạng của các nước đang phát triển trong khối APEC, trong vòng 20 năn trở lại đây vẫn chưa có sự thay đổi tích cực (xem bảng dưới) Bảng: XẾP LOẠI CÁC NỀN KINH TẾ APEC Xếp hạng Năm 1992 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004 GDP/người 2004(USD) 1 Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản Hoa kỳ 39.650 2 Hoa kỳ Hoa kỳ Hoa kỳ Nhật Bản 36.501 3 Canada Singapore Hồng Kông Australia 31.598 4 Australia Hồng Kông Canada Canada 31.031 5 Hồng Kông Australia Singapore Singapore 25.002 6 Singapore Canada Australia New Zealand 24.499 7 Brunei Brunei Đài Loan Hồng Kông 23.641 8 NewZealand NewZealand NewZealand Brunei 14.454 9 Đài Loan Đài Loan Brunei Hàn Quốc 14.266 10 Hàn Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc Đài Loan 13.516 11 Mexico Chi lê Mexico Mexico 6397 12 Chi lê Malaysia Chi lê Chi lê 5838 13 NGa Mexico Malaysia Malaysia 4731 14 Malaysia Thái Lan Peru Nga 4047 15 Thái Lan Nga Thái Lan Thái Lan 2519 16 Peru Peru Nga Peru 2439 17 Papua New Guinea Philippines Philippines Trung Quốc 1283 18 Philippines Indonesia Trung Quốc Philippines 1059 19 Indonesia Papua New Guinea Papua New Guinea Indonesia 1022 20 Trung Quốc Trung Quốc Indonesia Papua New Guinea 824 21 Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam 551 Nguồn:cơ sở dữ liệu của UNCTAD (2) Các nước đang phát triển có nhu cầu và khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển. Về mặt nhu cầu, đó là mong muốn đuổi kịp các nước phát triển về mặt kinh tế. Các nước đang phát triển sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước phát triển nếu không tạo cho mình một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước phát triển. Việt Nam muốn vươn lên để trở thành nước NIC, hay Trung Quốc muốn nhanh chóng trở thành nước công nghiệpv.v... thì phải tạo cho mình một tiềm lực kinh tế vững chắc thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu xét về mặt khả năng, ở các nước đang phát triển hiện còn tồn tại một khối lượng nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng khá lớn, sản lượng thực tế đạt được còn rất xa so với mức sản lượng tiềm năng, do đó nếu biết tìm ra được lực đẩy mạnh mẽ, sẽ dễ dàng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn. Trước kia, trong quá trình chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, các nước đang phát triển gặp phải những rào cản lớn, đó là sự hạn chế về những nguồn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế như: vốn, lao động có tay nghề cao, hay công nghệ kỹ thuật, thị trường hàng hoá v.v...Trong nền kinh tế mở cửa hiện đại như hiện nay, những rào cản trên gần như đã được tháo gỡ thông qua cơ chế trao đổi thương mại, hợp tác quốc tế với sự di chuyển vốn và nguồn lực vật chất khác từ các nước phát triển vào một cách có hiệu quả theo cơ chế cùng có lợi. Các số liệu thực chứng trong thời gian qua cũng cho chúng ta thấy kết luận nêu trên là hoàn toàn đúng. Số liệu thống kê của WB (bảng dưới) cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của các nước có mức thu nhập thấp lại có xu hướng cao hơn cả. Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, một số nước thuộc khối Đông Nam Á trong những năm gần đây vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. (3) Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị. Giá trị GDP có thể tính theo đơn vị tiền tệ trong nước, hoặc tính theo đơn vị quy đổi ngoại tệ trực tiếp (theo USD). Chính phủ các nước đang phát triển có thể sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh của mình khi quy đổi theo đơn vị ngoại tệ trực tiếp. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá là sử dụng công cụ “lạm phát” và “tỷ giá” phù hợp. Nếu tính theo giá so sánh của đồng Won, trong ba mươi năm 1965-1995, kinh tế nước này chỉ tăng trưởng khoảng 9%. Nhưng nếu tính theo USD thì trong ba mươi năm ấy kinh tế nước này tính bình quân đầu người tăng đến 16,6%/năm hay là GDP theo đồng đôla Mỹ đã tăng bình quân khoảng 18%/năm. Hệ quả là từ mức thu nhập 80USD/người đã tăng lên 8000USD/người. Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách tương tự như Hàn Quốc mười năm gần đây. Theo đồng Việt Nam, giá so sánh Việt nam có tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng hơn 7%/năm, nhưng năm 2005, nếu tính theo USD mức tăng trưởng lên tới 15%/năm (mức tăng GDP theo giá hiện hành là 17%/năm, nhưng tỷ giá chỉ giao động khoảng 2%/năm, tức là đã tăng trưởng theo USD đến 15%/năm. Đây là tốc độ có thể đảm bảo tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người sau 5 năm). Chính đây là căn cứ để dự báo GDP bình quân năm 2005 là 640USD có thể tăng lên 1050-1100USD vào năm 2010. Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc. Năm được chọn làm năm gốc là năm mà nền kinh tế của quốc gia ít có những biến động lớn, và khoảng cách của năm gốc không nên qúa xa so với năm hiện hành. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán. Gía sức mua tương đương (PPP- Purchansing power parity) do nhà thống kê học người Mỹ có tên là R.C.Geary đề xuất, theo đó giá được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ. Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian. Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương mại v.v... Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin về chỉ số giảm phát GDP (deflater GDP). Các chỉ tiêu tính theo Giá PPP phản ánh thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường dùng để so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tổ chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước khác nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của một số nước năm 2005 tên nước GDP tỷ đôla % tăng trung bình hàng năm 2005 2001-05 GNI Tỷđôla đô la Trên đầu người GNI theo PPP tỷ đôla đôla trên đầu người 1.Theo nhóm nước - Toàn thế giới - thu nhập cao - thu nhập trung bình - thu nhập thấp 2 một số nước tiêu biểu: - Mỹ - Nhật - Anh - Pháp - Trung Quốc - Ấn độ 3. Một số nước đông nam á: - Singapore - Hồng Kông - Hàn quốc - Thái lan - Indonesia - Malaysia - Philipin - Việt Nam 44.384 2,8 34.466 2,2 8.535 5,1 1.391 6,0 12.455 2,8 4.505 1,3 2.192 2,3 2.110 1,5 2.228 9,6 785 6,9 91 6,3 177 4,3 787 4,6 176 5,4 287 4,7 130 4,8 98 4,5 52 7,5 44.983 6987 35.528. 35.131 8.113 2.640 1363 580 12.969 43.740 4.988 38.980 2263 37.600 2.177 34.810 2263 1740 793 720 119 27490 192 27.670 764 15830 176 2750 282 1280 125 4960 108 1300 51 620 60.644 9420 32.893 32.524 22.115 7.195 5.849 2.486 12.438 41.950 4019 31.410 1.968 32.690 1.855 30.540 8.610 6.600 3787 3460 130 29780 241 34.670 1055 21.850 542 8400 820 3720 262 10.320 440 5300 250 3010 Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới, 2007 Qua bảng số liệu trên, nếu theo phương pháp PPP, tỷ trọng tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển trong tổng thu nhập thế giới cao hơn nhiều so với thu nhập tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp. Năm 2005, tỷ trọng thu nhập tính theo GNI ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong tổng thu nhập thế giới chỉ chiếm 23% nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp nhưng con số này đã lên đến xấp xỉ 47% nếu tính theo PPP; Theo phương pháp này, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, gấp đôi Nhật Bản, Ấn Độ đứng thứ 4. Việt Nam nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp thì mức GNI/người năm 2005 là 620$, nhưng tính theo PPP thì mức này là 3101$ ( gấp khoảng 5 lần). 2.2 Mặt chất lượng tăng trưởng. Các nước đang phát triển đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, có năm cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức chung toàn cầu khoảng 2 điểm phần trăm hàng năm trong nhiều năm gần đây (theo WB). Tuy vậy, nếu theo dõi qua bảng số liệu dưới đây: Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân các nước trong dài hạn Nước 2006-2010 2011-2020 Toàn cầu 4.0% 3.3% Trung Quốc 7.8% 5.1% Việt Nam 7.0% 4.6% Ấn §é 6.6% 5.5% Indonesia 5.6% 5.0% Malaysia 5.3% 4.8% Philipin 5.2% 4.7% Thái Lan 4.5% 4.7% Xingapo 4.5% 4.0% Hàn Quốc 4.0% 3.9% Nguồn: Economist Intellingence Unit (EIU). Foresight 2020. Economic, industry and corporate trends. Hong Kong, 2006 Chúng ta thấy, đã xuất hiện những dự báo không tích cực của các chuyên gia kinh tế về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước đang phát triển vào thập niên 20 của thế kỷ 21 nếu không có sự điều chỉnh trong cấu trúc của sự tăng trưởng hay nói đầy đủ hơn là sự thay đổi về chất của sự tăng trưởng.Vì vậy, nghiên cứu chất lượng tăng trưởng trở thành một vấn đề bức xúc hiện nay ở các nước đang phát triển. Nó trở thành điều kiện sống còn trong hiện tại và nhất là tương lai, trong cuộc chạy đua cải thiện mức thu nhập một cách lâu dài với các nước phát triển. Có nhiều góc độ đề cập đến quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế và nội dung cấu thành nó. Ở đây, chúng ta sẽ đưa ra quan điểm về vấn đề này theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế (còn số lượng tăng trưởng là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng), thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn. Như vậy, nếu xét mặt lượng của tăng trưởng, người ta thường quan tâm đến câu hỏi: tăng trưởng được bao nhiêu? nhiều hay ít? nhanh hay chậm? thì những câu hỏi liên quan đến chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp lại là: (1) khả năng duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng như thế nào? (2) cái giá phải trả cho việc đạt được các chỉ tiêu là bao nhiêu? (3) yếu tố nào cấu thành chủ yếu cho sự tăng trưởng?. Còn nếu hiểu chất lượng tăng trưởng theo nghĩa rộng, chúng ta có thể hướng sự suy nghĩ theo khía cạnh tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững. Theo hướng này, chất lượng tăng trưởng còn được xem xét thêm tác động lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng, đó là: ảnh hưởng của tăng trưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; tác động của sự gia tăng thu nhập đến sự cải thiện tình trạng nghèo đói, bình đẳng, công bằng xã hội và cuối cùng là kết quả của tăng trưởng ảnh hưởng đến bền vững tài nguyên, môi trường. Như vậy, nếu theo nghĩa rộng, chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường. Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp chính là nội dung chủ yếu nhất trong phân tích tăng trưởng kinh tế, còn các khía cạnh ảnh hưởng lan toả của nó đến các lĩnh vực của phát triển bền vững sẽ được đề cập khi phân tích và đánh giá mối quan hệ của các yếu tố cấu thành phát triển kinh tế. Đi đôi với quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, các nước, nhất là các nước đang phát triển phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng và đặt mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Có thể hệ thống hoá nội dung đánh giá chất lượng tăng trưởng (theo nghĩa hẹp) theo hai nhóm tiêu chí, đó là tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng (gọi tắt là hiệu quả tăng trưởng) và tiêu chí đánh giá khả năng duy trì tính bền vững của quá trình tăng trưởng hiệu quả (gọi tắt là tính bền vững của tăng trưởng). Các tiêu chí mang tính lượng hoá này sẽ giúp cho mỗi nước, mỗi ngành, mỗi địa phương xác định được thực trạng về chất lượng tăng trưởng của mình, để có mục tiêu phấn đấu cho việc cải thiện các chỉ tiêu đó. Đánh giá hiệu quả tăng trưởng. Hiệu quả của tăng trưởng là một khái niệm phức tạp, nó thể hiện ở: (i) sự so sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng (thu nhập) với chi phí bỏ ra (chi phí tổng hợp và các chi phí riêng biệt như lao động, vốn đầu tư, chi phí sản xuất); (ii) sự so sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với các chỉ tiêu thể hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế, đó là tăng thu nhập thực sự cho quốc gia (giá trị gia tăng) và nâng cao mức sống bình quân cho người dân (thu nhập bình quân đầu người). Đánh giá hiệu quả của tăng trưởng, chúng ta thường quan tâm đến các tiêu chí: so sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (GO) và tốc độ tăng giá trị tăng thêm(VA); tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (GDP/người); năng suất lao động; suất đầu tư tăng trưởng (ICOR). Trong bốn tiêu chí đánh giá hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, tiêu chí thứ nhất phản ánh sự so sánh giữa tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất (GO) của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA - GDP). Tốc độ tăng trưởng GO cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh một nền kinh tế “tăng trưởng nhờ gia công”, sự sống còn của nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn hàng hoá trung gian phải nhập khẩu từ bên ngoài. Điều đó, một mặt phản ánh tính bị động và nguy cơ tắc nghẽn của nền kinh tế trong nước xét theo nghĩa nó là một dòng sông đang bị “lụt” ở phía hạ nguồn và “khô” ở trên thượng nguồn. Mặt khác tốc độ tăng của GO cao hơn GDP chứng tỏ sự gia tăng ngày càng cao của chi phí trung gian, làm cho tỷ trọng chi phí trung gian (IC) trong GO ngày càng cao và kết quả là phần giá trị gia tăng (VA) trong GO giảm đi, hiệu quả tăng trưởng thấp. Xét về mặt hiệu quả, trong chuỗi dây chuyền giá trị, phần “giá trị gia công” thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng nhỏ theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, một quốc gia sẽ không thể làm giầu được, và lại càng không thể bền vững được nếu sống bằng “gia công”. Một thực tế, các nước đang phát triển, do hạn chế từ nhiều khía cạnh, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng của mình đã phải thực hiện theo mô hình “nhờ vào gia công” và vì vậy luôn bị thua thiệt trong phân công hợp tác quốc tế và dành phần hiệu quả thấp, không ổn định trong chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu. Chúng ta có thể theo dõi điều này qua số liệu (sơ đồ dưới, thay sơ đồ 2007) phản ánh động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam thời gian qua từ 2001đến 2006. Rõ ràng là, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của tăng trưởng Việt Nam cần phải rút ngắn biên độ khoảng cách khá lớn hiện nay giữa tốc độ tăng trưởng GO và tốc độ tăng trưởng GDP. Nguồn: Tính toán từ Niên gián thống kê Việt Nam 2006 Tiêu chí thứ hai, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự so sánh giữa hai yếu tố tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng dân số. Tính hiệu quả của tăng trưởng thể hiện sự vượt trội của sự gia tăng GDP so với tăng trưởng dân số để làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày một tăng lên. Một thực tế hiện nay cho thấy, các nước phát triển vừa có thu nhập cao, lại là những nước có mật độ dân số thấp và tốc độ tăng dân số tự nhiện hàng năm thường dưới 1% (Nhật Bản:0,14%; Hoa Kỳ:0,63%) trong khi đó các nước đang phát triển, thì ngược lại, mật độ dân số đông, lại có tốc dộ tăng dân số rất cao, nhiều nước trên 2%/năm. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu rượt đuổi các nước phát triển, các nước đang phát triển, cùng với chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phải nghiêm khắc thực hiện chiến lược ổn định dân số thông qua chương trình kế hoạch hoá sinh đẻ, kiểm soát tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên Chỉ tiêu thứ ba và bốn thể hiện sự so sánh cụ thể kết quả thu nhập nhận được với các yếu tố nguồn lực bỏ ra là lao động (đo bằng năng suất lao động) và vốn (đo bằng suất đầu tư tăng trưởng). Năng suất lao động xã hội tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc, phản ánh hiệu quả của tăng trưởng ở góc độ sử dụng lao dộng sống. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động không tốt đến tăng trưởng GDP, mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích luỹ, tái đầu tư để mở rộng cũng như nâng cao mức sống. Hiện nay, năng suất lao động của các nước đang phát triển còn rất thấp so với các nước phát triển (xem bảng số liệu dưới) So sánh Năng suất lao động nông nghiệp của một số nước khối APEC (thời kỳ 2002-05) Tên nước NSLĐ(USD/LĐ) So sánh với nước thấp nhất (lần) Hoa Kỳ 36.863 125 Canada 29.378 100 Australia 27.058 92 New Zealand 27.666 94,1 Philippine 1.021 3,5 Indonesia 564 1,9 Trung Quốc 373 1,26 Việt Nam 294 1 Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới, 2007 Qua bảng cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của các nươc đang phát triển, nhưng năng suất lao động thấp hơn các nước phát triển rất lớn (xấp xỉ 100 lần). Năng suất lao động ở các nước đang phát triển rất thấp, một mặt là do chất lượng lao động, trình độ công nghệ kỹ thật thấp; mặt khác còn do ở đây tình trạng thất nghiệp, bao gồm cả hữu hình và trá hình rất cao. Vì vậy, cả hai yêu cầu, vừa nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, vừa phải quan tâm đến các chương trình giải quyết việc làm cho người lao động đều là mục tiêu phấn đấu của các nước đang phát triển trong quá trình nâng cao hiệu qủa và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả của sử dụng vốn phản ánh tổng hợp nhất thông qua chỉ tiêu suất đầu tư tăng trưởng thể hiện bằng hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng trưởng GDP (Hệ số ICOR). Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ phí phí về vốn cho tăng trưởng cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tuy vậy, khi dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cần phải xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ của nó với trình độ công nghệ kỹ thuật của nền kinh tế. Xu hướng chung của quá trình phát triển là các nước sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, đòi hỏi vốn cao hơn, sản phẩm sản xuất ra được cấu thành bởi vốn ngày càng nhiều hơn cấu thành bởi lao động, vì vậy suất đầu tư tăng trưởng tăng lên là một xu hướng đúng. Do đó dùng chỉ tiêu suất đầu tư tăng trưởng để đánh giá và so sánh hiệu quả đầu tư giữa các giai đoạn hay giữa các nước với nhau, cần phải xem xét đến sự đồng nhất về trình độ công nghệ đầu tư. Suất đầu tư tăng trưởng của Nhật bản khoảng 9; Mỹ là 8,1; của các nước phát triển khoảng 7,3; trong khi đó các con số này của các nước đang phát triển chỉ là 3,5; của Trung Quốc là 4; của Việt Nam khoảng 5 (nguồn: IMF, 2005), điều đó không có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của các nước phát triển thấp hơn so với các nước đang phát triển, mà là Nhật bản, Mỹ hay các nước phát triển thường đầu tư vào công nghệ đòi hỏi nhiều vốn hơn ở các nước đang phát triển. Một số nước đan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdsdfd b.doc
Tài liệu liên quan