Đề tài Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004 - 2008

Lời nói đầu 1

1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2- Bối cảnh nghiên cứu 1

3- Mục đích nghiên cứu 2

4- Phương pháp nghiên cứu 2

5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6- Kết cấu luận văn 3

 Phần thứ nhất: Cơ Sở Lý Luận Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Lao Động Ở Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2004 – 2008. 4

1.1 Các khái niệm 4

1.1.1 Xuất khẩu lao động ( XKLĐ) 4

1.1.2 Nguồn nhân lực 5

1.1.3 Lực lượng lao động 5

1.1.4 Việc làm 5

1.1.5 Tạo việc làm 5

1.1.6 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6

1.1.7 Hợp đồng cung ứng lao động 6

1.1.8 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 6

1.1.9 Hợp đồng cá nhân 6

1.1.10 Hợp đồng lao động 6

1.2 Vai trò của công tác xuất khẩu lao động trong đời sống kinh tế xã hội. 6

1.3 Nội dung xuất khẩu lao động 7

1.3.1 Số lượng lao động xuất khẩu 7

1.3.2 Cơ cấu xuất khẩu lao động 8

1.3.2.1 Xuất khẩu lao động theo thị trường mỗi nước 8

1.3.2.2 Xuất khẩu lao động theo từng địa phương 8

1.4 Vài nét về công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. 9

1.4.1 Những thành tựu đạt được 9

1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 10

1.4.2.1 Hạn chế 10

1.4.2.2 Nguyên nhân 11

Phần thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 13

2.1 Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá. 13

2.2 Tổng quan về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá 14

2.2.1 Vị trí và chức năng 14

2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 14

2.2.3 Tổ chức và biên chế 16

2.2.3.1. Lãnh đạo sở: 16

2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá, gồm: 16

2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 17

2.3.1 Những kết quả đạt được 17

2.3.2 Nguyên nhân đạt được kết quả trên 17

2.3.3 Những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hoá 18

2.2.4 Nguyên nhân tồn tại hạn chế 20

Phần thứ ba: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa những năm tiếp theo (2009-2010) 22

3.1 Mục tiêu, phương hướng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2010. 22

3.2 Giải pháp thực hiện 22

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 25

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng cung ứng lao động Hợp đồng cung ứng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng cá nhân Hợp đồng cá nhân là sự thoả thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động. Vai trò của công tác xuất khẩu lao động trong đời sống kinh tế xã hội. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một tất yếu khách quan, là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới. Đối với tỉnh Thanh Hoá nói riêng thì xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như nền kinh tế. Từ năm 2004-2008 thì tỉnh Thanh Hoá đã đưa đi được 36.650 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng năm 2008 thì tỉnh đã đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 94,79% kế hoạch (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2007), góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4,30% (năm 2007 là 4,53%) và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống 7,30% (năm 2007 là 7,52%). Số tiền lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài gửi về nước là 45 triệu USD (tương đương 720 tỷ đồng). XKLĐ đã đem lại công ăn, việc làm cho các lao động ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bộ đội xuất ngũ, vùng dư thừa lao động, đồng thời tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được đào tạo, rèn luyện. Các hộ nghèo có người thân đi XKLĐ đã thoát nghèo và nhiều hộ có kinh tế khá. Tỉnh đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đánh giá là tỉnh thực hiện tốt công tác XKLĐ và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Nội dung xuất khẩu lao động Số lượng lao động xuất khẩu Phát huy thành tích đạt được năm 2007, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia cùng với Ban chỉ đạo XKLĐ của các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp XKLĐ trong việc tuyển và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, từ đó công tác XKLĐ của tỉnh đã thu được các kết quả đáng khích lệ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và của các nước nhập khẩu lao động nước ta nói riêng đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử. Năm 2008 toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo 10.472 lao động và đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 94,79% kế hoạch). Cơ cấu xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động theo thị trường mỗi nước Trong năm 2008 thì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nên nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước có xu hướng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lao động nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng về lương cũng như tình hình tài chính của công ty. Nhiều lao động đã phải trở về nước sớm hơn thời hạn. Nhiều thị trường thì công tác tiếp nhận lao động diễn ra chậm do thủ tục làm viza, một số thị trường thì phí, lệ phí tăng ở mức cao không còn phù hợp với khả năng của người lao động đi XKLĐ. Nhưng trong hoàn cảnh đó thì cũng có những thuận lợi nhất định như nhiều thị trường mới được mở ra, thị trường Malaysia đã tương đối ổn định và thu nhập tốt hơn các năm trước, thị trường Trung Đông đang cần lao động với số lượng lớn chủ yếu là lao động có tay nghề xây dựng. Thị trường Đài Loan tiếp tục nhận lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công xưởng, nhà máy, khán hộ công và lao động giúp việc gia đình đã hoàn thành hợp đồng được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng trực tiếp. Năm 2008 thì số lao động đi làm việc ở các thị trường như sau: Malaysia đi 2.128 người, Đài Loan đi 1.627 người, Hàn Quốc đi 575 người, LB Nga đi 953 lao động, Thái Lan đi 916 lao động, Nhật Bản đi 85 lao động, các nước Trung Đông đi 1.950 lao động, Lào đi 370 lao động và các nước khác là 875 lao động. Xuất khẩu lao động theo từng địa phương Các doanh nghiệp XKLĐ đến tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều hội nghị tư vấn tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các xã, phường, thị trấn cho trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, trưởng đoàn thể và người lao động để nhân dân và người lao động tiếp nhận thông tin trực tiếp và nhanh nhất. Đến nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đặc biệt một số Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của các huyện tổ chức chỉ đạo tốt phong trào đi xuất khẩu lao động như các huyện: Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Nga Sơn, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn...Trong năm 2008 các huyện có người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất là Quảng Xương: 810 lao động, Như Thanh: 715 lao động, Hậu Lộc: 682 lao động, Nông Cống: 582 lao động, Hoằng Hoá: 572 lao động, Nga Sơn: 515 lao động Vài nét về công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Những thành tựu đạt được - Trong những năm qua, lĩnh vực XKLĐ của nước ta đã đạt được thành quả to lớn. Năm 2008, VN đã đưa được 86.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay lao động VN làm việc chủ yếu ở các thị trường: Malaysia trên 100.000 người, thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/ tháng, một số nghề thu nhập 5-7 triệu đồng/ tháng; Đài Loan: trên 90.000 người, thu nhập 300-500 USD/ tháng; Hàn Quốc: trên 30.000 người, thu nhập bình quân khoảng 900-1000 USD/ tháng; Nhật Bản: khoảng 19.000 người, thu nhập bình quân trên 1.000 USD/ tháng. Ngoài ra, tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có khoảng 3.000 lao động và tại Quatar là trên 7.000 người. Chúng ta cũng sẽ đang bắt đầu triển khai kế hoạch đưa lao động sang nhiều thị trường mới như Cộng Hòa Séc, úc, Bruney, Macao, Nga, Mỹ - Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước, chúng ta vẫn hình thành được một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động phong phú và đa dạng. Ổn định và phát triển, tăng thị phần tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, LibiĐặc biệt, tại Hàn Quốc trong năm 2008 chúng ta đã đưa được 12.000 lao động mới và trên 6.000 lao động được tuyển dụng. Tại Nhật Bản, bên cạnh chương trình hợp tác thông qua các doanh nghiệp, với việc mở thêm một chương trình phi lợi nhuận, theo đó người lao động không phải chịu chi phí trước khi đi, nâng tổng số tu nghiệp sinh sang Nhật Bản của năm nay lên trên 6.000 người. Các thị trường như Bruney, Singapore và một số nước khu vực Trung Đông như UAE, Quatar, Oman, Baharain được mở ra. Triển khai thí điểm đưa lao động sang một số thị trường có thu nhập cao như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Italia và đồng thời đã đưa được lao động sang Liên Bang Nga và các nước SNG cũ như Bungari, Slovakia - Hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động ngày càng đa dạng hơn so với thời kỳ trước đây. Cùng với hình thức cung ứng lao động là chủ yếu, hình thức đưa lao động đi nhận thầu công trình, khoán sản phẩm, hình thức đưa người lao động đi làm việc dưới dạng thực tập tay nghề và người lao động đi làm việc cá nhân cũng đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong lao động xuất khẩu. - Công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách và hiệu quả cũng như mô hình tiên tiến về XKLĐ được thường xuyên, liên tục. Xuất khẩu lao động đã được sự quan tâm của dư luận xã hội và tạo được nhận thức sâu rộng và ngày càng cao về ý nghĩa, vai trò của XKLĐ trong đời sống xã hội. 1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 1.4.2.1 Hạn chế - Thị trường XKLĐ phát triển chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường lao động nước ngoài. Thị trường XKLĐ hiện nay rất hạn hẹp, đặc biệt là các thị trường có thu nhập cao, việc khai thác các thị trường tiềm năng đang có chiều hướng chững lại. - Xuất khẩu lao động phát triển nhưng còn hạn chế so với nhu cầu của người lao động cũng như yêu cầu giải quyết việc làm của đất nước, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường lao động ngoài nước. - Hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ chưa đủ mạnh, việc xử lý các sai phạm của doanh nghiệp và người lao động chưa nghiêm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Mô hình liên thông trong XKLĐ bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực, nhưng đã bị một số cơ quan quản lý ở địa phương lợi dụng, gây thủ tục phiền hà làm tăng chi phí của người lao động và doanh nghiệp trong việc tuyển nguồn lao động. - Còn nhiều doanh nghiệp chưa mạnh cả về năng lực tài chính và cán bộ. Tồn tại hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường, chuẩn bị nguồn lao động, tiền môi giớiCó những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tuyển chọn lao động qua khâu trung gian, nảy sinh tiêu cực, không công khai minh bạch về chi phí mà người lao động phải đóng góp. Việc giải quyết tranh chấp và xử lý những phát sinh ở nước ngoài của doanh nghiệp còn thiếu tính chuyên nghiệp. - Tuy chất lượng lao động nước ta đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại không ít người lao động còn hạn chế về trình độ, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật của nước sở tại, vi phạm hợp đồng lao độngNhững điều này làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài của nước ta. 1.4.2.2 Nguyên nhân - Nhận thức về XKLĐ còn chưa thống nhất nên chưa xác định đúng vị trí, vai trò của XKLĐ trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong chiến lược việc làm. Các cơ quan quản lý phối hợp chưa đồng bộ nên việc ban hành và thực hiện các chính sách, quy định và hướng dẫn về XKLĐ còn chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới. - Quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở chưa chặt chẽ, chưa xử lý nghiêm những vi phạm quy định của pháp luật về XKLĐ. Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm cũng hạn chế. - Đầu tư của Nhà nước cho XKLĐ, nhất là đầu tư cho khai thác và phát triển thị trường, đào tạo chuẩn bị nguồn lao động có nghề và ngoại ngữ chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ và quy mô XKLĐ. Công tác dự báo thông tin thị trường lao động ngoài nước chưa được sự hỗ trợ đầy đủ của các cơ quan chức năng. - Doanh nghiệp XKLĐ chưa đủ mạnh về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ nên năng lực cạnh tranh còn yếu. Một số doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư cho các hoạt động XKLĐ và thiếu quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. - Một số bộ phận người lao động chưa có ý thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ khi đi làm việc ở nước ngoài, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của bản thân, không có ý thức về danh dự và cộng đồng. Nhiều lao động còn thụ động trong việc xác định nghề nghiệp, công việc nước đến làm việc. - Cơ sở vật chất, phương pháp và hình thức cũng như tính chuyên nghiệp trong việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách và tình hình XKLĐ còn nhiều hạn chế. Phần thứ hai Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 2.1 Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.107 Km2, là tỉnh có miền núi, vùng cao-biên giới, có đồng bằng-miền biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá có phía bắc tiếp giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hùa Phăn của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông là vinh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102Km. Thanh Hoá nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ và Trung Bộ. Thanh Hoá có vị trí rất thuận lợi: có đường sắt, quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua, có cảng biển nước sâu Nghi Sơn đảm bảo cho tàu 10 ngàn tấn trở lên ra vào dễ dàng, là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hiện nay dân số của tỉnh Thanh Hoá là 3.726.060 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.398.470 người ( chiếm 64,37% so với dân số trong tỉnh). Đến cuối năm 2008 có 2.154.218 lao động có việc làm trong các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên lao động chủ yếu vẫn làm trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp là chính (1.357.133 lao động, chiếm 63% so với số lao động đang làm việc) và lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 33,5% so với số lao động đang làm việc ( trong đó lao động qua đào tạo nghề là 22,8%). Về tổ chức hành chính gồm 24 huyện, 01 thành phố, 02 thị xã với tổng số 634 xã, phường, thị trấn. 2.2 Tổng quan về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá 2.2.1 Vị trí và chức năng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: việc làm; dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội ( bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội ( gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số quyền hạn, nhiệm vụ theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, dồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. 2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện. - Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; - Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; - Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ; - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện, xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội sau khi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá phê duyệt; - Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác về lao động, thương binh và xã hội theo quy định của Bộ Lao động - TBXH và Uỷ ban nhân dân tỉnh; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. 2.2.3 Tổ chức và biên chế 2.2.3.1. Lãnh đạo sở: - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Các phó Giám đốc Sở chịu trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội quy định và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá, gồm: - Văn phòng sở; - Phòng Kế hoạch- Tài chính; - Ban Thanh tra; - Phòng việc làm và an toàn lao động - Phòng lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội - Phòng đào tạo nghề - Phòng người có công - Phòng bảo trợ xã hội - Phòng bảo trợ và chăm sóc trẻ em - Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội. 2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008. 2.3.1 Những kết quả đạt được Năm 2008 toàn tỉnh đã tuyển chọn, đào tạo 10.472 lao động và đưa được 9.479 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó: đi Malaysia 2.128 lao động, các nước Trung Đông 1.950 lao động, Đài Loan 1.627 lao động, Hàn Quốc 575 lao động, Liên bang Nga 953 lao động, Thái Lan 916 lao động, Lào 370 lao động, Nhật Bản 85 lao động và các nước khác 875 lao động. Năm 2008 lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gửi về cho gia đình khoảng 45 triệu USD ( tương đương 720 tỷ VNĐ). Từ nguồn vốn này đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều chỗ làm mới thu hút lao động vào làm việc. Xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo của tỉnh. Các hộ nghèo có người thân đi XKLĐ đã thoát nghèo, nhiều hộ có kinh tế khá và có những hộ đã vươn lên làm giàu. 2.3.2 Nguyên nhân đạt được kết quả trên Đạt được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các đoàn thể. Ban chỉ đạo XKLĐ và chuyên gia tỉnh đã tập trung chỉ đạo một số công việc trọng tâm như: - Về hỗ trợ cho người đi XKLĐ vay vốn: Ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhu cầu vay vốn được vay vốn kịp thời. Có văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục, đơn giản về hồ sơ giúp người lao động dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngân hàng chính sách xã hội cho người lao động vay đi XKLĐ 30.000.000 VNĐ không phải thế chấp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho con gia đình chính sách, hộ nghèo được đi làm việc ở nhiều thị trường lao động ngoài nước. Trong năm 2008 Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho người lao động vay đi XKLĐ là 69.441 triệu đồng ( với 3.987 người vay, trong đó 3.089 lao động thuộc hộ nghèo ). - Về làm hộ chiếu: Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng Xuất nhập cảnh và công an các huyện, thị, thành phố tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn người lao động về các thủ tục làm hộ chiếu, công khai các thủ tục, lệ phí để mọi người đều biết và giúp ngăn chặn các hiện tượng cò mồi trong việc làm hộ chiếu cho người đi XKLĐ. - Về khám sức khỏe: Ngành Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh có văn bản thông báo các chi phí khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và bố trí đủ cán bộ tổ chức khám sức khoẻ kịp thời theo yêu cầu của các doanh nghiệp XKLĐ. - Đối với việc giới thiệu, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ: Từ tháng 11 năm 2007 Thường trực Ban chỉ đạo XKLĐ và chuyên gia tỉnh đã uỷ quyền cho Ban chỉ đạo XKLĐ huyện, thị, thành phố thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp về tuyển lao động trên địa bàn theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Đến nay có hơn 50 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu trực tiếp phối hợp với các huyện, thị, thành phố hoặc với các Trung tâm Giới thiệu việc làm để tuyển lao động. Một số doanh nghiệp XKLĐ đã phối hợp với Ban chỉ đạo XKLĐ huyện, thị, thành phố và Ban XKLĐ xã, phường, thị trấn tổ chức đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động ngay tại cơ sở đào tạo của huyện, thị, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, giảm bớt được chi phí đi lại, ăn ở cho người lao động. 2.3.3 Những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hoá Tuy trong những năm qua Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng so với nguồn lực của tỉnh, nguyện vọng của người dân và chỉ tiêu kế hoạch thì kết quả trên còn hạn chế. Ngoài ra do trình độ sử dụng Tiếng Anh, ngôn ngữ giao tiếp thông thường yếu kém nên làm cản trở tới lĩnh hội, triển khai và chuyển giao công việc, hạn chế quan hệ với chủ sử dụng lao động, với môi trường xung quanh, một số lao động chưa sớm thích nghi với quan hệ lao động chủ thợ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa cao, trình độ tay nghề hạn chế, kỹ năng sống còn nhiều khoảng trống Công tác tổ chức tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác XKLĐ, nhất là ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động. Có một số huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn chưa tập trung chỉ đạo công tác XKLĐ, chưa xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, là giải pháp tạo việc làm và giảm nghèo có hiệu quả cao. - Một số doanh nghiệp tuyển lao động chưa phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp để tập trung giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn, đào tạo hoàn chỉnh thủ tục và thu tiền của người lao động nhưng để lâu không đi được, việc giải quyết quyền lợi cho người lao động kéo dài gây ảnh hưởng không tốt trong nhân dân , làm hạn chế tiến độ đẩy mạnh công tác XKLĐ của tỉnh. - Cơ chế tài chính và quản lý lao động ở ngoài nước còn thể hiện tính bao cấp, chưa động viên khuyến khích doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ cũng như người lao đông bảo vệ và chịu trách nhiệm về hành vi khi làm việc ở nước ngoài. - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể về đầu tư trong việc đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, tìm kiếm và khai thác thị trường lao động ngoài nước, quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ chưa đủ mạnh để ngăn ngừa và hạn chế vi phạm, chưa có các chính sách, chế độ hỗ trợ việc sử dụng kỹ năng, tay nghề và kiến thức người lao động tiếp thu được ở nước ngoài. - Chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ tay nghề và ngoại ngữ còn thấp nên sức cạnh tranh và thu nhập của người lao động bị hạn chế. Một bộ phận người lao động đi làm việc ở nước ngoài có tác phong kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật nước sở tại còn yếu, vi phạm hợp đồng, pháp luật còn xảy ra đã lam ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài. - Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ còn bị hạn chế, có nơi có lúc chưa tạo được sự đồng tình và ủng hộ của dư luận xã hội, còn những thông tin thiếu khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển của hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó hiện nay còn có một số tổ chức phản động dụ dỗ và lôi kéo người lao động chống phá chính sách XKLĐ. 2.2.4 Nguyên nhân tồn tại hạn chế - Do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới nên thị trường lao động một số nước bị thu hẹp, hạn chế khả năng tiếp nhận thị trường lao động. - Các cơ quan tham mưu ở một số huyện thiếu nhiệt tình còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp XKLĐ. Chưa tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động trên lao động, thậm chí chỉ giới thiệu doanh nghiệp đến các xã là hết trách nhiệm. Một số Ban XKLĐ cấp xã chưa quan tâm đến công tác XKLĐ, còn gây khó khăn, thậm cjí còn đòi hỏi, thiếu phối hợp thường xuyên với các doanh nghiệp XKLĐ về tuyển lao động trên địa bàn. - Một số doanh nghiệp XKLĐ khi về địa phương tuyển lao động chưa thông báo cụ thể kế hoạch và các điều kiện tuyển chnj lao động ( như số lao động cần tuyển, làm công việc gì, ở nước nào, trình độ tay nghề, các quyền lợi nghĩa vụ, các khoản chi phí đóng góp của người lao động) với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng như chính quyền các cấp theo quy định. Cán bộ nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa nhiệt tình bám sát địa bàn để phối hợp với các xã tư vấn tuyển lao động. Doanh nghiệp XKLĐ hầu hết chưa ký cam kết với người lao động về thời gian xuất cảnh như quy định của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Có doanh nghiệp để lao động chờ quá lâu mà không thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Khi người lao động không có nhu cầu đi XKLĐ nữa thì doanh nghiệp không hoàn trả kinh phí hoặc hoàn trả kinh phí không đầy đủ theo quy định. Một số doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6129.doc
Tài liệu liên quan