Đề tài Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

 

Tóm tắt .

Cơ sở và mục đích nghiên cứu .

Phương pháp nghiên cứu . .

Kết quả chính về tiềm năng xuất khẩu của một số ngành hàng lựa chọn .

Hành động ưu tiên đối với từng ngành hàng cụ thể .

Vấn đề cắt ngang .

Kiến nghị cắt ngang .

Các bước thực hiện khả thi tiếp theo

 

Giới thiệu .

Cơ sở nghiên cứu .

Mục đích nghiên cứu

Nhóm sản phẩm lựa chọn .

Cấu trúc báo cáo .

 

1. Phân tích tương đối tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng .

Chỉ số 1: Tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam .

Chỉ số 2: Điều kiện cung cấp nội địa

Chỉ số 3: Thị trường thế giới

 

2. Phân tích chuyên sâu theo ngành . .

Các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu . .

Thủy hải sản .

Nông sản .

Các sản phẩm công nghiệp .

Hàng thủ công mỹ nghệ . .

 

3. Những vấn đề còn tồn tại và khuyến nghị .

Những vấn đề chính còn tồn tại

Một số khuyến nghị chính

 

Danh mục sách tham khảo .

 

Phụ lục .

Phụ lục 1: Nguồn dữ liệu và một số vấn đề .

Phụ lục 2: Các chỉ số phức hợp

Phụ lục 3: Chỉ số thuế ưu đãi

Phụ lục 4: Chỉ số hấp dẫn thị trường

Phụ lục 5: So sánh điều kiện đầu tư tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc .

 

5

 

7

7

8

9

19

27

28

31

 

32

32

35

36

37

 

39

43

48

52

 

58

60

65

73

113

159

 

162

162

164

 

169

 

173

173

174

177

179

181

 

doc184 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá cả cao hơn. Ấn Độ, nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất với mong muốn sản xuất ra 1 triệu tấn hạt thô vào năm 2010, sẽ cần phải nhập khoản ½ nhu cầu cho chế biến, tuy nhiên nước này lại đang gặp khó khăn để thực hiện được điều này do có những hạn chế về xuất khẩu điều thô tại một số nước sản xuất. Tất cả các thị trường lớn đều cho phép Việt Nam tự do gia nhập. Việt Nam được được tự do gia nhập thị trường về lạc tách vỏ, và thậm chí được hưởng ưu đãi thuế quan đáng kể ở Nhật Bản, bù lại những bất lợi từ đa số các mức thuế quan cao hơn chút ít mà nước này phải chịu tại Ukraine, Na Uy và Hoa Kỳ. Rau quả Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng mạnh từ đầu những năm 90. Việt Nam xuất khẩu rau quả chủ yếu ở dạng chế biến, nhất là đóng hộp, hình thức này có xu hướng đòi hỏi mức giá thấp hơn so với rau quả tươi. Sản lượng của Việt Nam thấp so với quốc tế, một phần do phương pháp trồng trọt không thích hợp và các kĩ thuật xử lý sau thu hoạch. Tiềm năng xuất khẩu bị coi là thấp, mặc dù đây là một ngành rất tổng hợp, bao gồm các mặt hàng mang những đặc điểm và tiềm năng rất khác nhau. Phát triển xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng nguồn cung nguyên liệu thô và chế biến, vào việc chuyển sang sản xuất sản phẩm tươi mang giá trị gia tăng cao hơn, củng cố cơ sở hạ tần như kho chứa và kho đông lạnh, phương pháp marketing để lựa chọn thị trường. Chính phủ đang có nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, chẳng hạn như thúc đẩy cải tiển kĩ thuật canh tác, vấn đề thông tin cho người nông dân; nâng cấp cơ sở vật chất cho chế biến, khuyến khích liên doanh sản xuất và chế biến rau quả. Việt Nam cũng cần xác định các nông sản chủ chốt của từng vùng dựa trên lợi thế cạnh tranh. Bảng 21. Phân tích SWOT Điểm mạnh Khí hậu đa dạng và thích hợp với rau quả nhiệt đới và ôn đới Sản phẩm đa dạng Có sự hỗ trợ của Chính phủ Điểm yếu Các hộ gia đình chế biến nhỏ và lạc hậu Chưa có các khu sản xuất tập trung Hệ thống kiểm tra, giám sát kĩ thuật hoạt động kém Cơ sở hạ tầng nghèo nàn Thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến Cơ sở vật chất lưu kho, dịch vụ marketing kém phát triển Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón Chất lượng thấp và không ổn định Ít các loại giống Bệnh dịch Thiếu kĩ năng marketing, xúc tiến thương mại Thiếu thương hiệu mạnh Thiếu các thỏa thuận thương mại song phương Thiếu các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật đối với các nhà nhập khẩu lớn (Trung Quốc) Cơ hội Có khả năng mở rộng đất đai hợp lý Chưa tận dụng hết công suất chế biến Chính phủ tăng đầu tư cho khoa học kĩ thuật Nhu cầu trên thị trường trong nước và thế giới tăng Chính phủ có chương trình hỗ trợ Tiếp cận được các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore Thách thức Thiên tai (hạn hán, lũ lụt) Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu khác (Thái Lan) trên thị trường trong nước và quốc tế Nhập khẩu từ các thị trường lớn giảm (Trung Quốc) Nguồn: Phỏng vấn tại cơ sở, nghiên cứu tại văn phòng Hiện trạng và xu hướng xuất khẩu Việt Nam là nhà xuất khẩu rau quả nhỏ trên thế giới, nhưng từ đầu những năm 90, xuất khẩu đã tăng mạnh. Năm 2004, Việt Nam sản xuất khoản 4 triệu tấn trái cây và 8 triệu tấn rau (Bộ NN&PTNT), trong đó có khoảng 15-20% được xuất khẩu. Việt Nam nắm thị phần tương đối nhỏ trên thế giới, vào khoảng 70 triệu đô la Hoa Kỳ. Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ những năm 90 đến năm 2001 đã tăng 10 lần từ 30 triệu đô lên 330 triệu, và sau đó lại giảm một nửa chỉ sau 2 năm (xuống 150 triệu đô năm 2003), và tăng trở lại vào năm 2004 (số liệu của TCTK). Chính phủ mong muốn vào năm 2010, xuất khẩu rau quả tươi và chế biến sẽ đạt 1,6 tỉ đô la Hoa Kỳ. Việt Nam xuất khẩu rau quả chủ yếu ở dạng chế biến, nhất là đóng hộp, hình thức này có xu hướng đòi hỏi mức giá thấp hơn so với rau quả tươi. Hoa quả xuất khẩu chủ yếu là dứa, chuối, xoài, vải, dưa hấu, nhãn, thanh long và chôm chôm. Rau xuất khẩu gồm có dưa chuột bao tử, khoai tây, hành, cà chua, đậu, súp lơ và ớt. Trong khi rau quả bán trên thị trường trong nước chủ yếu là rau quả tươi thì phần lớn hàng xuất khẩu lại ở dạng chế biến, đa số được đóng hộp, cũng có khi được sấy khô hay ướp lạnh. Xuất khẩu rau qua tươi hạn chế. Tuy nhiên, trái với nhiều nông sản khác, giá trị gia tăng và lợi nhuận của thị trường rau quả tươi có xu hướng cao hơn so với sản phẩm chế biến, nhất là đồ hộp (ITC, 2002a). Cho tới gần đây, xuất khẩu quá phụ thuộc vào một số lượng thị trường hạn chế, mặc dù hiện nay Việt Nam xuất khẩu rau quả sang gần 50 nước. Trong đó, các nước trong khu vực chiếm chủ yếu: năm 2003, 55% được xuất sang Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải những thay đổi cơ bản về địa lý với các đối tác buôn bản lớn (Liên bang Xô Viết, sau đó là Trung Quốc) làm nhập khẩu giảm mạnh. Ban đầu Việt Nam có định hướng chế biến xuất khẩu để xuất chủ yếu trái cây nhiệt đới sang các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế: trước năm 1991, Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu sang Liên bang Xô Viết và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế, nhưng sau đó đã phải tái định hướng xuất khẩu do sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Mới đây, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu sang thị trường chủ yếu là Trung Quốc, từ hơn 140 triệu đô năm 2001 xuống chỉ còn khoảng 25 triệu năm 2004. Một số nhà quan sát cho rằng nguyên nhân sự sụt giảm này là Hiệp định thương mại về trái cây giữa Trung Quốc và Thái Lan, Hiệp định này xóa bỏ thuế quan đối với rau qua giữa 2 nước vào năm 2004, trong khi thuế quan áp dụng cho rau quả của Việt Nam có mức từ 12 đến 24.5%. Xuất khẩu sang Trung Quốc tính trên tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ trên 55% xuống chỉ còn khoảng 15% năm 2004. Ngược lại, gần đây, xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, liên minh Châu Âu, liên bang Nga và Hồng Kông đã tăng. Ví dụ như xuất khẩu sang Hoa Kỳ tính trên tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 1% năm 2000 lên gần 10% năm 2004: Hiệp định thương mại song phương (BTA) kí với Hoa Kỳ chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp sang Hoa Kỳ. Các chiến lược đa dạng hóa thị trường là cần thiết, nếu Việt Nam không muốn bị phuộc vào một số lượng hạn chế các thị trường, như trường hợp của trà. Báo cáo này đã xác định các cơ hội đa dạng hóa thị trường tại liên minh Châu Âu (Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Đức) và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada). Biểu 7. Sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam Diện tích và sản lượng Xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tình hình cung và sức cạnh tranh nội địa Nhìn chung, từ đầu những năm 90, diện tích và sản lượng rau quả của Việt Nam tăng ổn định. Diện tích trồng rau tăng gần gấp 3 lên trên 570,000 ha từ năm 1990 tới năm 2003, diện tích trồng trái cây cũng tăng gấp đôi trong cùng kì, lên khoảng 650,000 ha. Bốn loại trái cây chủ yếu là nhãn, vải, chôm chôm, tiếp đến là chuối, quýt và xoài. Việc cả diện tích và sản lượng trái cây, về số lượng và giá trị đều tăng là nhờ một số yếu tố, gồm có việc tự do hóa các chính sách thương mại (từ đó kích thích môi trường kinh doanh, nhất là đối với các sản phẩm mang giá trị cao như trái cây); định hướng chiến lược cho đa dạng hóa nông nghiệp (từ đó đã khuyến khích người nông dân đa dạng hóa sản phẩm từ sản xuất gạo sang trái cây và vật nuôi); tăng mức sống, nhất là ở nông thôn (khuyến khích người dân tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao hơn). Sau cùng, dân số Việt Nam tăng cũng góp phần làm tăng mạnh nhu cầu về thực phẩm nói chung. Diện tích trồng trái cây được dự báo sẽ đạt 750,000 ha với sản lượng 9 triệu tấn/năm vào năm 2010 ( Việt Nam có một số lợi thế để trồng rau quả, bao gồm các điều kiện khí hậu và sinh thái cho rau quả nhiệt đới và ôn đới, ngoài ra nhu cầu trong nước cũng cao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có một số đặc điểm làm hạn chế phát triển xuất khẩu rau quả. Ví dụ, người nông dân và các hộ sản xuất nhỏ đảm nhận phần lớn việc sản xuất rau quả ở Việt Nam, gây ra các vấn đề như nguồn cung không ổn định và chất lượng thấp. Đã có khuyến nghị rằng các hộ sản xuất nên tham gia HTX để có thể giảm bớt chi phí sản xuất và tạo nguồn cung lớn và ổn định cho các công ty với giá cạnh tranh. Các vấn đề lớn bao gồm chất lượng kém, số lượng nhỏ, sản thượng thấp và giá cao. Sản lượng thấp hơn mức trung bình của thế giới; các giống phổ biến ở Việt Nam lại thường không phù hợp với các thị trường xuất khẩu; thiếu hệ thống giao thông vận tải và kĩ thuật xử lý sau thu hoạch (ví dụ: thiếu cơ sở bảo quản lạnh), công nghệ chế biến có chiều hướng lạc hậu. Vì vậy, Việt Nam cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ở phân đoạn có giá cả thấp. Chi phí sản xuất cao làm giảm lợi nhuận. Chẳng hạn, một nghiên cứu cho rằng chi phí sản xuất dứa đóng hộp ở Việt Nam (trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam) cao hơn nhiều so với ở Thái Lan trong tất cả các khâu quan trọng: nguyên liệu (đắt hơn 15%), chế biến và vận chuyển (đắt hơn 40%). Do giá xuất khẩu bình quân dứa đóng hộp của Việt Nam tại Hoa Kỳ cao hơn của Thái Lan từ 5 đến 10% nên lợi nhuận xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan. Nhiều thiết bị chế biến thực phẩm đã lạc hậu gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và năng suất chế biến. Việt Nam có hơn 70 nhà máy chế biến trái cây, phần lớn là công ty nhà nước hoặc của các tỉnh, với toàn bộ công suất 290,000 tấn/năm nhưng lại đang hoạt động ở 30% công suất. Nhiều công ty chế biến thực phẩm chưa được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế, như chương trình Phân tích rủi ro và Các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP, xem Hộp 4 trang 51). Ngoài ra, thiếu cơ sở vật chất lưu kho hiện đại và hóa chất bảo quản thích hợp cũng tác động tiêu cực tới chất lượng sản phẩm, nhất là trái cây tươi dễ bị hỏng. Có tới 90% nông sản Việt Nam xuất sang thị trường nước ngoài không có nhãn hiệu, điều này có lẽ đã gây nên thiệt hại hàng triệu đô mỗi năm cho nền kinh tế Việt Nam. Điều quan trọng là phải đăng kí nhãn hiệu cho trái cây Việt Nam ở nước ngoài. Trong số 173 doanh nghiệp của ngành, chí có 36 doanh nghiệp đã đăng kí nhãn hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng kí ở nước ngoài. 9 trên 11 công ty thuộc Bộ NN&PTNT đã đăng kí nhãn hiệu cho 107 loại trái cây ở nước ngoài. Việc tạo lập nhãn hiệu cho hàng nông sản đòi hỏi một chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng nhất tất cả các khâu, từ chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, và lưu kho sau khi thu hoạch, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân, các nhà khoa học, những người trao đổi thông tin, doanh nghiệp và nhà nước. Các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam phải đối phó với sự cạnh tranh dữ dội của các nhà xuất khẩu khác, trong khu vực Châu Á (Thái Lan, Philippines và Trung Quốc) và thế giới. Theo Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam, tiến sĩ Võ Mai, “Trái cây Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN, và khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO, sự cạnh tranh sẽ còn mạnh hơn (”. Việc thiếu nhãn hiệu của Việt Nam sẽ có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Cần có sự phối hợp của tất cả các bên liên quan và các nhà xuất khẩu nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam. Theo phát biểu của Hiệu trưởng trường đại học An Giang, Giáo sư Võ Tòng Xuân tại hội thảo ngày 16 tháng 11 năm 2004 ( ): “để nâng cao khả năng cạnh tranh của của thị trường trái cây địa phương, cần thiết lập sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, người kinh doanh, nông dân, các nhà khoa học, ngân hàng và cơ quan thông tin đại chúng”. Nhà nước và các ngân hàng cũng có thể đóng góp cho ngàng trái cây tại địa phương bằng cách tập trung chuyển giao các công nghệ và thiết bị mới nhất và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng thêm các khu canh tác. Các khuyến nghị khác gồm có việc tái cơ cấu các khu canh tác sao cho mỗi khu trồng một giống cây riêng: “Trồng nhiều giống trái cây trên cùng một diện tích thường làm hạn chế sản lượng và chất lượng của các loại trái cây chủ yếu (Tiến sĩ Châu, Viện trưởng Viện trái cây miền Nam). Tình hình cầu thế giới Nhu cầu rau quả thế giới vẫn tăng nhưng không đáng kể. Năm 2003, gần 70 triệu tấn rau quả đã được nhập khẩu trên toàn thế giới, các nhà nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp. Từ năm 1999 đến năm 2003, nhu cầu rau quả thế giới tăng 6%/năm về giá trị, nhưng chỉ hơn 3% về số lượng. Việt Nam phải đối mặt với các điệu kiện rất bất lợi khi tham gia thị trường. Đối với một số sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam như “Sắn (Bột sắn)…” (HS 071410) và “Hoa quả và hạt đông lạnh” (HS 081190), Việt Nam phải chịu thuế quan cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là ở Đài Loan và Malaysia. Tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, các điều kiện là như nhau cho tất cả, cũng giống như trường hợp các thị trường lớn của Việt Nam (Trung Quốc và Hàn Quốc). Tiêu, các loại gia vị và các loại thảo mộc dùng cho nấu ăn Dù có tiêu đen đã có lịch sử 200 năm tại Việt Nam nhưng phải đến những năm 90, hạt tiêu mới nổi lên như một mặt hàng xuất khẩu chủ lực do diện tích trồng tiêu tăng đột biến. Việt Nam là nước xuất khẩu gia vị lớn, chiếm 5% thị phần thế giới. Về tiêu đen, mặt hàng quan trọng nhất của Việt Nam trong ngành, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngành tiêu Việt Nam rất có định hướng xuất khẩu với lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng. Tổng sản lượng đã tăng đáng kể trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004, từ 15,000 tấn lên hơn 100,000 tấn. Tiêu đen là một trong sáu mặt hàng nông sản có giá trị xuất khấu trên 100 triệu đô mỗi năm. Tiêu đen không chỉ mang lại lợi nhuận xuất khẩu lớn nói chung mà còn tiếp tục làm lợi cho người nông dân trong tình hình giá cả thế giới sụt giảm. Việt Nam cũng được hưởng các điều kiện tương đối thuận lợi khi tham gia thị trường, và mặc dù vẫn còn những vấn đề về chất lượng, vẫn có thêm các doanh nghiệp mới cùng với đầu tư mới để mở rộng sang các thị trường mới và tăng tỉ lệ hạt tiêu mang giá trị cao sản xuất ra. Mặc dù tiềm năng xuất khẩu lớn, nhưng trong điều kiện cung đang cao so với cầu, giá cả thế giới đang giảm và Việt Nam cũng đã có được vị trí ưu thế trên thị trường, thì việc mở rộng sản xuất dường như không phải là một chiến lược khả thi. Chiến lược về tiêu đen của Việt Nam cần tập trung vào giá trị gia tăng thông qua nâng cao chất lượng và chế biến, và cần đảm bảo rằng các khu canh tác được đầu tư thích đáng. Cũng có các cơ hội cải thiện đặc điểm của hạt tiêu Việt Nam nhằm nâng cao mức giá. Trong ngành gia vị nói chung, Việt Nam cũng đang sản xuất nhiều mặt hàng năng động khác với số lượng nhỏ, có thể mang lại cơ hội mở rộng, các mặt hàng này bao gồm hỗn hợp gia vị, rượu lý đen, hạt hồi sao, và gừng. Các mặt hàng này cần được xem xét chi tiết hơn để đánh giá giá trị tiềm năng. Bảng 22. Phân tích SWOT Điểm mạnh Chi phí sản xuất thấp Sản lượng cao Có kinh nghiệm trồng tiêu đen Thị phần xuất khẩu lớn và ảnh hưởng trên thị trường Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn xuất hiện Điểm yếu Trồng tiêu cần rất nhiều vốn Diện tích và đất đai nhỏ lẻ Thu mua chưa được tổ chức tốt, các nhà nhà chế biến cạnh tranh mạnh mẽ khi thu mua nguyên liệu của nông dân Công nghệ chế biến nghèo nàn Chất lượng còn thấp Cơ hội Đa dạng hóa thị trường Cải tiến chất lượng Giá cả phục hồi Phát triển xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài Thách thức Bệnh dịch Giá cả không ổn định Đầu tư thấp do giá thấp Cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ Nguồn nước hạn chế Nguồn: Phỏng vấn tại cơ sở, nghiên cứu tại văn phòng. Hiện trạng và xu hướng xuất khẩu Việt Nam nắm thị phần cao trên thế giới về mặt hàng tiêu. Năm 2003, giá trị xuất khẩu gia vị và thảo mộc dùng cho nấu ăn của Việt Nam đạt trên 100 triệu đô, tương đương với gần 5% thị phần, cao nhất trong số các ngành xuất khẩu. Tuy nhiên, dù có mức tăng lành mạnh về số lượng trong những năm gần đây (gần 25% /năm từ năm 1999 đến năm 2003), xuất khẩu lại giảm đáng kể về giá trị (10%/năm trong cùng kì). Điểm đến cho mặt hàng gia vị của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Singapore, Pakistan và Hà Lan. Trong số này, Ấn Độ là thị trường phát triển nhanh nhất với mức tăng bình quân 25%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam chú trọng nhiều vào hạt tiêu đen. Cho tới nay, mặt hàng quan trọng nhất trong ngành đối với Việt NamNam là“Hạt tiêu chưa tán hoặc xay” (HS 090411), chiếm 85% tổng lượng gia vị xuất khẩu. Phần lớn tiêu sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Việt Nam có quyền lực thị trường về mặt hàng tiêu đen, chất lượng và thời điểm thu hoạch ở Việt Nam quyết định cách thức vận động của thị trường. Hiện nay, tiêu đen được xếp trong số nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu đô mỗi năm. Tổng sản lượng tiêu đã tăng đáng kể từ 15,000 tấn lên hơn 100,000 tấn trong giai đoạn năm 1998-2004. Thị trường nhập khẩu tiêu của Việt Nam rất đa dạng. Trước năm 2000, Việt Nam xuất tiêu chủ yếu sang các nước Châu Á, đặc biệt là Singapore. Tuy nhiên gần đây, các nhà xuất khẩu tiêu đã mở rộng sang các thị trường khác và hiện nay Việt Nam xuất khẩu tiêu tới 40 nước trên thế giới, trong đó gần một nửa là xuất sang Châu Âu, tiếp theo là Hoa Kỳ (25%), các nước Châu Á (13%), Trung Đông (gần 10%). Thị trường đa dạng giúp các nhà xuất khẩu tăng lượng xuất, khu‎yến khích sản xuất trong nước và giảm bớt các Thách thức do chỉ phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Cơ hội tăng đa dạng hóa thị trường đặc biệt có ở liên minh Châu Âu (nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan), Nhật Bản, Australia, Malaysia, Iran và Nam Phi. Giá cả của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Dù đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng và “tên tuổi” của tiêu Việt Nam nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung vẫn phải bán với giá thấp hơn trên thế giới tuy khoảng cách này đang ngắn lại, có thể nhờ cải tiến chất lượng. Điều này cho thấy có thể có các cơ hội bán được với giá cao hơn nhờ nâng cao uy tín thương hiệu, sử dụng thiết bị chế biến tốt hơn và marketing hiệu quả hơn. Biểu 8. Sản lượng và xuất khẩu tiêu ở Việt Nam Diện tích và sản lượng Xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê Tình hình cung và sức cạnh tranh nội địa Sản lượng tiêu đen đã tăng đáng kể trong vòng 5 năm vừa qua. Mặc dù tiêu đen được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 nhưng đến năm 1975 vẫn chỉ có khoảng 500 ha, sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm. Trong giai đoạn năm 1975-1981, diện tích trồng tiêu chưa bao giờ vượt quá 1,000 ha. Tuy nhiên vào những năm 90, nhất là năm 1996, diện tích trồng tiêu tăng mạnh từ 7,500 hecta năm 1996 lên khoảng 52,000 hecta vào cuối năm 2004. Trong năm đó, sản lượng tiêu đạt gần 80,000 tấn và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tiêu đen lớn nhất thế giới. Hiện nay, phần lớn tiêu được sản xuất ở miền Đông Nam (hơn một nửa tổng diện tích) và Cao nguyên miền trung (gần 1/3). Khu vực Bắc Trung Bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Mêkông cũng sản xuất một phần. Vùng Đông Bắc Bộ và Cao nguyên miền trung có những lợ thế về đất đai cho sản lượng cao còn vùng đồng bằng song Mêkông (Phú Quốc) và Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hạt tiêu chắc và mùi vị đặc biệt (Hộp 9) Gần đây các công ty nước ngoài gia nhập ngành sản xuất tiêu đã làm tăng số lượng và chất lượng xuất khẩu. Năm 2003, trong số hơn 70 công ty xuất khẩu hạt tiêu, 10 công ty lớn nhất đã chiếm hơn nửa tổng lượng tiêu xuất khẩu (thống kê của TCHQ năm 2003). Hầu hết các công ty mới tham gia là công ty nước ngoài, và đã phần nào đẩy nhanh xuất khẩu tiêu của Việt Nam. Các công ty nước ngoài mới tham gia vào thị trường gồm có EDF Man (Hà Lan), Harris Freeman (Hoa Kỳ), thành lập năm 1998, Olam (Singapore), thành lập năm 2003. Do các công ty này mang tới các thiết bị hiện đại để chế biến ra tiêu chất lượng cao, loại ASTA (Hiệp hội kinh doanh gia vị của Hoa Kỳ), họ đã mở ra các thị trường mới, đặc biệt là ở Châu Âu. Xuất khẩu tiêu đen mang lại nhiều lợi nhuận mặc dù có sự dao động đột ngột về giá. Tiêu đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn nhưng lại là hoa màu xuất khẩu mang lợi nhuận cao đối với Việt Nam. Xuất khẩu tiêu vẫn có lãi trong tình hình giá cả sụt giảm năm 2003. Giá tiêu năm 2003 vẫn cao hơn chi phí, kể cả tiêu chất lượng cao. Điều này thay đổi đáng kể tùy theo từng vùng, phụ thuộc vào độ phù hợp của đất. Ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi như tỉnh Bình Phước, sản lượng bình quân là 3.5 tấn/ha, trong khi ở những nơi khác có thể ở mức 2.0/ha, do đó làm tăng đáng kể chi phí sản xuất trung bình. Chính lợi thế so sánh này cho phép Việt Nam nắm giữ vị trí ưu thế trên thị trường ngay cả khi giá cả sụt giảm. Tuy nhiên giá cả thấp có thể dẫn tới đầu tư giảm. Nông dân có sản lượng cao thường do dự khi đầu tư vào việc cần thiết là sửa sang lại đất canh tác. Các vụ thu hoạch lớn cũng có thể làm cây trồng “kiệt sức”, báo hiệu những vụ thu hoạch kém đi Hộp 9. Trồng xen kẽ các loại gia vị là vấn đề đáng quan tâm Các cây gia vị lâu năm như tiêu, nhục đậu khấu, quế, bạch đậu khấu, đinh hương có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của một số nước Châu Á, đặc biệt là nền nông nghiệp tiểu chủ. Cây gia vị được trồng cả ở vườn nhà và đồng thời như một hoa màu. Gia vị tạo ra một thị trường khiêm tốn nhưng rất nhiều lợi nhuận, và đang được cân nhắc áp dụng canh tác xen kẽ, ví dụ: đinh hương, nhục đậu khấu, tiêu với dừa, hay bạch đậu khấu với cà phê; nhằm đa dạng hóa; và trồng thay chè trong một số điều kiện môi trường nhất định, ví dụ trồng quế ở đất nhiều cát, bạch đậu khấu ở vùng đất cao; và để thay thế nhập khẩu, ví dụ: đinh hương ở Indonesia, tiêu ở Ấn Độ. Các hoa màu và gia vị này cũng hứa hẹn tạo thêm công ăn việc làm do có sử dụng nhiều lao động. Nguồn: FAO (1999). Tình hình cầu thế giới Thị trường thế giới về gia vị và thảo mộc dùng cho nấu ăn đạt trên 2 tỉ đô năm 2003, nước nhập khẩu nhiều nhất là Hoa Kỳ với gần ¼ tổng lượng xuất khẩu. Nhu cầu đối với gia vị trên thế giới sụt giảm từ năm 1999 tới năm 2003: về giá trị, nhập khẩu thế giới thực tế giảm 1.3%/năm, tuy lượng nhập khẩu có tăng gần 7%/năm, thể hiện sự sụt giảm của giá. Giá tiêu đen biến động rất đột ngột. Giá tiêu biến động nhiều suốt từ năm 1970. Từ năm 1998, giá giảm sau thời kì tăng ổn định từ đầu những năm 90. Giá tăng ngày đó tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư nâng cao sản lượng. Việc giá giảm từ năm 1998 đã tác động tiêu cực tới tất cả những người tham gia vào ngành, bao gồm người trồng tiêu, người chế biến và người kinh doanh, tuy nhiên việc giá cả gần đây bắt đầu tăng trở lại vào năm 2004 đã giảm bớt áp lực và làm tăng lợi nhuận. Những cụ mùa bội thu ở Việt Nam đã tiếp tục giữ cho cung vượt cầu, thậm chí đến hết năm 2004. Quy mô thu hoạch và khả năng duy trì sản lượng ở mức cao của người sản xuất sẽ tiếp tục quyết định sự thay đổi của giá cả trong một tương lai có thể dự báo được. Đặc điểm của ngành là sự tham gia trị trường một cách tự do và mức thuế quan cao, nhìn chung được áp dụng toàn diện. Các điều kiện gia nhập thị trường của Việt Nam đối với mặt hàng tiêu đen cũng giống như của đa số các nhà xuất khẩu khác. Những trường hợp ngoại lệ là ở Đài Loan, mức thuế quan cao hơn, ở Philippines, Việt Nam chịu mức thuế quan thấp hơn hấu hết các đối thủ cạnh tranh. Các lựa chọn về đa dạng hóa gồm cả xuất khẩu tiêu vỡ và tiêu xay, nhựa dầu và tiêu trăng cần được nghiên cứu kĩ. Do thị trường thế giới cho sản phẩm này đã giảm đáng kể về mặt giá trị (hơn 20%/năm từ năm 1999 đến năm 2003, tuy có tăng về số lượng) nên cần nghiên cứu kĩ các khả năng làm tăng xuất khẩu tiêu vỡ hoặc tiêu xay, vì cầu thế giới vẫn ổn định hơn nhiều. Việt Nam cũng đang sản xuất một số các sản phẩm khác cùng ngành với số lượng nhỏ như gừng, bột sắn, hạt hồi sao, và các hỗn hợp gia vị, các sản phẩm này cũng có thể mang lại các cơ hội đa dạng hóa (Bảng 23) và cũng cần được nghiên cứu chi tiết hơn. Chiến lược của Chính phủ Chiến lược của chính phủ dự báo lượng tăng xuất khẩu vào năm 2010 với tỉ lệ 20% còn thấp hơn so với năm. Lợi nhuận thu về dự tính sẽ tăng tới 250 triệu đô. Bảng 23. Đa dạng hóa: xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của thế giới về gia vị năm 2003 Sản phẩm (Mã HS) Xuất khẩu của Việt Nam Nhập khẩu của thế giới Thị phần của Việt Nam Giá trị (1000 đô la Hoa Kỳ Giá trị tăng Số lượng tăng Giá trị (1000 đô la Hoa Kỳ Giá trị tăng Số lượng tăng Hạt tiêu chưa xay hoặc tán (090411) 89.320 -13 17 428.933 -22 3 20.8 Quế và hoa quế (quế tán hoặc xay) (090610) 4.273 1 12 103.150 -3 2 4.1 Hạt tiêu đã xay hoặc tán (090412) 3.572 6 31 92.734 -3 30 3.9 Hạt hồi (090910) 3.547 0 7 25.068 2 8 14.1 Nghệ (091030) 1.019 26 29 42.617 0 2 2.4 Các gia vị khác (091099) 1.012 29 23 193.610 8 10 0.5 Quế đã tán hoặc xay và hoa quế (090620) 852 2 12 20.168 8 33 4.2 Cỏ xạ hương và lá nguyệt quế (091040) 456 .. .. 40.688 9 19 1.1 Gừng (091010) 451 0 1 183.935 0 12 0.2 Ớt ngọt (090420) 263 18 33 502.579 7 12 0.1 Hỗn hợp các loại gia vị khác nhau (091091) 208 18 23 130.990 9 6 0.2 Hạt nhục đậu khấu (090810) 134 .. .. 80.432 -4 -3 0.2 Bột bạch đậu khấu (090830) 78 -9 -2 124.070 3 11 0.1 Tỏi (cả củ và cuống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan