MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH VẼ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU iv
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM CAO 1
1.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tầm Cao (HighMark). 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1
1.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển và triết lý kinh doanh của công ty. 1
1.1.2.1. Quan điểm phát triển. 1
1.1.2.2. Mục tiêu phát triển. 2
1.1.2.3. Triết lý kinh doanh. 2
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh. 3
1.1.3.1. Sản phẩm. 3
1.1.3.2. Dịch vụ. 3
1.2. Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ. 3
1.3. Đặc điểm về thị trường kinh doanh. 4
1.4. Cơ cấu tổ chức. 5
1.4.3. Sơ đồ tổ chức. 5
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty. 6
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM CAO NĂM 2010. 8
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010. 8
2.1.1. Kết quả kinh doanh chung năm 2010. 8
2.1.2. Cơ cấu doanh thu. 9
2.2. Tình hình tài chính của công ty năm 2010. 11
2.2.1. Tình hình tài sản của công ty. 11
2.2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty. 13
2.3. Tình hình kinh doanh bằng hình thức TMĐT tại HighMark. 14
2.3.1. Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT của HighMark. 14
2.3.1.1. Trang thiết bị phần cứng. 14
2.3.1.2. Các phần mềm ứng dụng. 15
2.3.1.3. Website công ty. 16
2.3.1.4. An toàn thông tin trong giao dịch điện tử. 19
2.3.2. Nguồn lực TMĐT. 21
2.3.3. Mô hình thương mại điện tử tại HighMark LSC. 23
2.3.4. Đánh gía kết quả hoạt động kinh doanh TMĐT tại công ty năm 2010. 24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY. 26
3.1. Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty. 26
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của HighMark. 26
3.1.1.1. Thuận lợi. 26
3.1.1.2. Khó khăn. 26
3.1.2. Những điểm mạnh và điểm yếu của HighMark. 26
3.1.2.1. Điểm mạnh. 26
3.1.2.2. Điểm yếu. 27
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 27
3.2.1. Gia tăng doanh số. 27
3.2.2. Giảm tối đa chi phí hoạt động. 28
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 28
3.2.4. Bố trí nhân lực hợp lý. 29
3.3. Phương hướng và kế hoạch phát triển của công ty trong 5 năm tới (2011 – 2015). 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 31
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử tại công ty Cổ Phần Tầm Cao bằng ma trận SWOT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi thấy sự vắng mặt của nhân viên nào đó thì Ban kiểm soát hỏi Giám đốc qua yahoo hoặc điện thoại, thực hiện quản lý khá chặt chẽ.
Bộ phận kế toán, tài chính.
Bộ phận này gồm có kế toán trưởng, nhân viên thu ngân và thủ quỹ. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thực hiện các ghi chép chứng từ kế toán phiếu phu, phiếu chi, tổng kết thu chi hàng ngày, lập các báo cáo tài chính gửi cho kế toán, giao tiền cho thủ quỹ. HighMark LSC là công ty cổ phần, nên các quyết định chi đều phải có phiếu đề xuất, công việc của nhân viên thu ngân rất bận rộn.
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận kỹ thuật của HighMark LSC gồm 4 nhân viên. Các nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ tiếp nhận việc sửa chữa máy tính, thực hiện sửa chữa máy tính theo đúng quy trình sửa chữa máy tính của công ty. Các nhân viên này làm việc trong công ty và làm việc ở ngoài khi khách hàng có nhu cầu sửa chữa tân nhà hoặc các dịch vụ bảo trì.
Bộ phận Sales & Marketing.
Bộ phận này chỉ đang giai đoạn hình thành. Công ty đang tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Nhiệm vụ của bộ phận này là lên các kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing và bán hàng cho công ty. Khi bộ phận này đã được thành lập có thể đảm nhiệm cả chức năng chăm sóc khách hàng.
HighMark Family.
Các thành viên trong công ty cũng chính là thành viên của HighMark Family. HighMark Family thường tổ chức các hoạt động nhân ngày lễ, chịu trách nhiệm về các hoạt động thể thao, văn nghệ, dã ngoại,…Đây là tổ chức giúp cho các nhân viên trong công ty hiểu và gắn bó nhau hơn.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM CAO NĂM 2010.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010.
Kết quả kinh doanh chung năm 2010.
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010.
Đơn vị : VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
584,560,723
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
3
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
(3)=(1)-(2)
584,560,723
4
Giá vốn hàng bán
495,279,547
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5)=(3)-(4)
89,281,176
6
Doanh thu hoạt động tài chính
265,113
7
Chi phí tài chính
2,046,527
Chi phí lãi vay
2,046,527
8
Chi phí quản lý kinh doanh
87,329,381
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(9)=(5)+(6)-(7)-(8)
170,381
10
Thu nhập khác
11
Chi phí khác
12
Lợi nhuận khác (12)=(10)-(11)
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (13)=(9)+(12)
170,381
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
554,227
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(15)=(13)-(14)
(383,846)
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 ta thấy:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 584,560,723 VNĐ bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cho thấy các khoản giảm trừ không có. Nếu duy trì được con số này thì doanh thu sẽ cao trong những năm tới.
Sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán công ty thu lại lợi nhuận trong năm đầu tiên kinh doanh là 89,281,176 VNĐ. Tuy mới hoạt động được 5 tháng cuối năm 2010 với lợi nhuận mang lại tương đối, điều này chứng tỏ công ty đã và đang chiếm được sự ủng hộ của khách hàng.
Với mức lợi nhuận gộp của công ty là 89,281,176 VNĐ, để thu được mức lợi nhuận này thì công ty phải bỏ ra nhiều chí phí như: chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí quản lý kinh doanh. Trong đó khoản chi phí kinh doanh là cao nhất 87,329,381 VNĐ dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty chỉ có 170,381 VNĐ. Lợi nhuận này quá nhỏ so với nguồn thu ban đầu của công ty, công ty nên chú ý điều này để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí và có cách khắc phục để công ty phát triển lâu dài.
Do công ty mới thành lập, không có sự tái đầu tư, cơ cấu lại hay nâng cấp tài sản nên việc kinh doanh rất thuận lợi. Nhưng công ty kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ nên không có nguồn thu từ bên ngoài do đó lợi nhuận sau thuế âm 383,846 VNĐ. Không có gì đáng quan tâm vì công ty mới hoạt động nên nguồn vốn đủ để kinh doanh chưa có khoản dư nên chưa có thể đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Trong kinh doanh thì khó khăn và thách thức là điều không thể tránh nhưng nếu biết vươn lên, lấy khó khăn làm nền tẳng, lấy thách thức là bàn đạp thì sẽ hóa giải tất cả. Có làm được như vậy thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Với HighMark LSC hiện nay có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tụy và có khả năng làm hài lòng khách hàng, các nhân viên kỹ thuật đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành sửa chữa máy tính. HighMark LSC đầy triển vọng phát triển và hy vọng sẽ đem đến cho quý khách hàng những giải pháp công nghệ thông tin tốt nhất.
Vì thế trên thị trường kinh doanh với nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ công ty phải hết sức chú ý về thái độ của khách hàng và chất lượng của dịch vụ, có như vậy lợi nhuận mang lại cao. Và trong tương lai không xa con số lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn so với hiện nay.
Cơ cấu doanh thu.
Công ty cổ phần tầm cao đã thành lập được một năm có những kết quả đáng kể và công ty đang từng bước hoàn thiện mình.
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu của công ty.
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
Tổng Doanh Thu
584,560,723
Doanh thu từ cung cấpdịch vụ
426,947,743
Doanh thu từ bán sản phẩm
157,612,980
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
Từ các chỉ tiêu trên có thể thấy rằng dựa trên sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty và sự làm việc tận tình của các nhân viên trong công ty cùng với chủ trương phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Nguồn doanh thu cho HighMark LSC tập trung chủ yếu vào dịch vụ: Sửa chữa phần cứng Laptop & Desktop, cài đặt phần mềm Laptop & Desktop, xử lý sự cố và bảo trì tận nơi, thi công mạng máy tính, dịch vụ cứu dữ liệu, cung cấp các phần mềm, linh kiện, thiết bị laptop, desktop và các thiết bị ngoại vi.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang dần tạo ra những "rào cản" giảm doanh thu, bên cạnh việc giữ vững thị phần trong mảng kinh doanh truyền thống và dần chuyển sang kinh doanh áp dụng Công Nghệ Thông Tin thì việc mở rộng và phát triển sang những mảng kinh doanh dịch vụ cao hơn hay những mảng mang lại lợi nhuận cao.
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm về cơ cấu doanh thu.
Nhìn vào biểu đồ doanh thu của HighMark LSC có thể thấy hiện nay, mảng đem lại doanh thu chủ yếu là hoạt động cung cấp dịch vụ, chiếm tới hơn 73% tổng doanh thu toàn công ty. Tích hợp giữa dịch vụ và sản phẩm là mảng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty.
Như vậy, có thể dự đoán trong vài năm tới, thị trường cung cấp dịch vụ sẽ có sự thay đổi về thị phần rõ rệt, trong đó kinh doanh dịch vụ chiếm lĩnh thị trường.
Song với việc cung cấp dịch vụ, mảng phân phối phần mềm và các sản phẩm công nghệ thông tin khác của HighMark LSC cũng gặp phải không ít khó khăn từ phía các đối thủ cạnh tranh.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao không những từ phía các doanh nghiệp trong nước, doanh thu của HighMark LSC từ hoạt động dịch vụ có thể vẫn tăng trưởng song với tốc độ chậm lại và lợi nhuận thu được nhiều khả năng sẽ giảm xuống thấp hơn.
2.2. Tình hình tài chính của công ty năm 2010.
Tình hình tài sản của công ty.
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán năm 2010.
Đơn vị : VNĐ
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
1,859,329,622
TÀI SẢN DÀI HẠN
124,437,742
Tiền và các khoản tương đương tiền
1,741,446,530
Tài sản cố định
120,451,948
Các khoản phải thu ngắn hạn
Nguyên giá
124,445,455
Phải thu khách hàng
67,474,000
Giá trị hao mòn lũy kế
(3,993,507)
Trả trước cho người bán
50,000,000
Tài sản dài hạn khác
3,985,794
Hàng tồn kho
409,092
TỔNG TÀI SẢN
1,983,767,364
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
Về hoạt động kinh doanh của HighMark LSC trong năm 2010 có thể thấy HighMark LSC đã và đang tạo lòng tin ở khách hàng rất lớn, với khoản phải thu khách hàng tới 67,474,000 VND.
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty 1,859,329,622 VNĐ lớn hơn tài sản dài hạn 124,437,742 VNĐ. Điều này cho thấy công ty chưa có sự đầu tư cho việc kinh doanh lâu dài.
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm về cơ cấu tài sản.
Nhìn vào biểu đồ ta càng thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hai tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tới 94%, tài sản dài hạn thì chỉ có 6%. Sự chênh lệch quá lớn khiến chúng ta cũng tò mò về cách đầu tư công ty, phải chăng họ chỉ muốn kinh doanh trong ngắn hạn mà không nghĩ tới việc kinh doanh lâu dài. Trong tài sản dài hạn có tổng giá trị tài sản cố định 120,451,948 VNĐ, cho thấy tài sản công ty chưa được đầu tư cao.
Nhưng với số tài sản ngắn hạn lớn như vậy sẽ giúp cho công ty cũng cố và có tiền đề cho sự phát triển. Công ty mới thành lập và là công ty cổ phần nên đã có nguồn tài sản được đầu tư lớn từ các cổ đông. Nếu công ty tận dụng được lợi thế sẵn có thì không bao lâu sẽ phát triển lớn mạnh, sẽ tăng được số tài sản dài hạn và mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
Trong cơ cấu tài sản của công ty, ta thấy khoản trả trước cho người bán 50,000,000 VNĐ nhỏ hơn khoản phải thu khách hàng 67,474,000 VNĐ, lợi nhuận thu lại cho công ty không cao lắm nhưng với những gì HighMark LSC đang có thì sang năm 2011 lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với năm 2010. Bên cạnh đó công ty cũng nên chú ý tới hàng tồn và gía trị hao mòn nên hạn chế hai giá trị này không tăng lên nữa mà có thể bằng hoặc nhỏ hơn, có như vậy ta mới thấy được lợi nhuận mang lại và tiếp tục phát triển hơn nữa.
Tình hình nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán năm 2010.
Đơn vị : VNĐ
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
84,151,210
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1,899,616,154
Nợ ngắn hạn
18,040,098
Vốn chủ sở hữu
1,899,616,154
Thuế và các khoản phải nộp
18,040,098
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1,900,000,000
Nợ dài hạn
66,111,112
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(383,846)
Vay và nợ dài hạn
66,111,112
TỔNG NGUỒN VỐN.
1,983,767,364
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
Về cơ cấu tài sản nguồn vốn trong năm qua công ty đã không ngừng gia tăng đầu tư làm gia tăng tài sản cho công ty với vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1,900,000,000 VNĐ.
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nợ dài hạn là 66,111,112 VNĐ, điều này chứng tỏ công ty đang từng bước khẳng định mình trên thương trường, dần dần chiếm được lòng tin của các doanh nghiệp và ngân hàng. Công ty dùng khoản tiền này để đầu tư mua sắm trang thiết bị mới và đầu tư kinh doanh, điều này rất có lợi cho công ty vì thời gian phải trả khoản nợ này lâu. Vì vậy công ty có thêm nguồn vốn để đầu tư vào kinh doanh.
Trong năm 2010 tổng nguồn vốn của công ty là 1,983,767,364 VNĐ trong đó các khoản nợ ngắn hạn và vay khá nhỏ. Với một công ty mới thành lập mà hạn chế được các khoản này thì cũng là một thành công lớn rồi.
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm về cơ cấu nguồn vốn.
Một yếu tố nữa cũng góp phần không nhỏ vào việc gia tăng tổng nguồn vốn cho công ty, đó là nguồn vốn của chủ sở hữu. Nguồn vốn của chủ sở hữu là 1,899,616,154 VNĐ chiếm tỉ lệ lớn 96% trong tổng nguồn vốn của công ty.
Khoản nợ phải trả của công ty quá nhỏ chỉ chiếm 4% trong tổng nguồn vốn. Có thể thấy công ty đang dốc hết sức để tăng lợi nhuận trong những năm đầu hoạt động, để sở hữu trong tay nguồn vốn lớn đầu tư cho dài hạn và thực hiện kế hoạch 5 năm của mình.
2.3. Tình hình kinh doanh bằng hình thức TMĐT tại HighMark.
2.3.1. Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT của HighMark.
2.3.1.1. Trang thiết bị phần cứng.
Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hoá trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, HighMark LSC đã đầu tư trang bị cho mình cơ sở hạ tầng về CNTT nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Là công ty mới thành lập nên hiện nay công ty có 3 máy vi tính để bàn và laptop, có công suất sử dụng cao phục vụ cho công tác văn phòng và quản lý. Công ty đã kết nối Internet, hình thức truy cập Internet bằng ADSL. Tần xuất truy nhập Internet của công ty có kết nối tương đối cao.
2.3.1.2. Các phần mềm ứng dụng.
Trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp.
Từ nhu cầu này – HighMark LSC đã tận dụng được và đầu tư mua sắm để tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách áp dụng một hệ thống quản trị nguồn nhân lực toàn diện: xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác, sử dụng người lao động một cách hiệu quả, giải quyết chính sách, chế độ kịp thời, tiêu chí đánh giá công việc được chuẩn hóa, chính sách lương thưởng công bằng, hoạch định nguồn nhân lực đảm bảo đúng người, đúng việc.
Lạc Việt HRP2004 là phần mềm được Highmark LSC áp dụng với các phân hệ được xây dựng tích hợp đầy đủ tất cả các tính năng cao cấp nhất.
Các giá trị nổi bật của phần mềm :
Chuyên nghiệp: Hệ thống tính năng – nghiệp vụ được thiết kế chuyên nghiệp theo mô hình quản trị mới và đúng luật định, phù hợp với các loại hình doanh ngiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Hệ thống mở, linh hoạt, dễ sử dụng: Cho phép thiết lập các thông số tùy biến của hệ thống, tự định nghĩa các yếu tố tính lương, công thức tính toán trong công tác tính lương, chấm công, tuyển dụng, đào tạo …
Hệ thống chấm công: phù hợp với tất cả các loại máy chấm công hiện nay, người dùng có thể sử dụng phân ca tự động hoặc theo chu kỳ ca với ca làm việc kéo dài trong thời gian bao lâu tùy ý và các tiện ích khác như: tính công ngoài giờ tự động hoặc qua xác nhận … giúp cho công tác tính công được chính xác tuyệt đối.
Hệ thống tuyển dụng: người dùng tự thiết lập quy trình tuyển dụng, các tiêu thức tuyển dụng ... trên từng chức danh. Tự động lọc danh sách ứng viên hoặc nhân viên nội bộ theo đúng tiêu thức tuyển dụng. Quản lý công tác tuyển dụng đi từ yêu cầu, kế hoạch đến thực hiện.
Hệ thống đào tạo: người dùng tự định nghĩa các yếu tố , công thức tính thời gian cam kết phục vụ sau đào tạo, tự động tính tiền đền bù hợp đồng nếu nhân viên nghỉ việc không phục vụ đủ, tự động tạo lập danh sách nhân viên cần đào tạo theo yêu cầu công việc.
Hệ soạn thảo các quyết định: giúp người dùng tự xây dựng một hê thống các quyết định như: lên lương, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật … theo bất kỳ định dạng nào đặc thù. Ngoài ra có thể thiết kế lại các mẫu báo cáo có sẵn từ hệ thống theo yêu cầu riêng của mình.
Hệ hỗ trợ ra quyết định: Với hệ thống báo cáo quản trị từ xa, người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác nhờ hệ thống báo cáo từ xa được cung cấp bởi phần mềm LV-HRP. Từ đó, giúp doanh nghiệp thực hiện công tác quản trị nhân sự chuyên nghiệp hơn.
Hệ phân tích dữ liệu: Chỉ cần 2 phút để lập ra mẫu báo cáo với số liệu tuyệt đối chính xác với số lượng báo cáo tự “chế biến” là vô tận.
Đa ngôn ngữ, chuyển đổi ngôn ngữ chỉ bằng một phím tắt.
Hợp nhất dữ liệu công ty đa cấp, đa chi nhánh.
2.3.1.3. Website công ty.
Vào tháng 7 năm 2010, HighMark LSC được thành lập và đồng thời cho ra đời trang web www.highmark.com.vn nhằm giới thiệu các mặt hàng công nghệ, trưng bày thông tin, hình ảnh về sản phẩm và là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty.
Giao diện đầu tiên khi ta kích vào đường links web của HighMark LSC rất hay và sáng tạo, người dùng có thể chọn một trong hai ngôn ngữ để tiện cho việc xem thông tin của của website công ty.
Hình 2.4: Giao diện Website công ty.
Bắt kịp với sự phát triển mạnh của TMĐT thì HighMark LSC đã chú trọng vào việc xây dựng website ấn tượng hiệu quả, nâng cấp website thành kênh thông tin, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của công ty. Một doanh nghiệp có website có khá nhiều ưu thế so với các doanh nghiệp không có, không bị giới hạn về không gian, tiếp cận cung cấp thông tin cần thiết được với khách hàng và đối tác.
Hình 2.5: Website của công ty.
Website cho phép HighMark LSC thông qua đó để nhập thông tin về các loại dịch vụ mà họ muốn đăng ký giới thiệu và thực hiện kinh doanh. Cập nhật thông tin về các sản phẩm, cơ sở dữ liệu của hệ thống khi công ty có yêu cầu sửa đổi, thêm thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài việc tích cực giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ trên website, công ty còn cung cấp thông tin về các chính sách, các sự cố đã gặp phải hoặc là trợ giúp khách hàng về những lỗi thường gặp khi sử dụng máy tính.
Hình 2.6: Chính sách chất lượng của HighMark LSC
Khách hàng sẽ có cái nhìn bao quát về công ty thông qua website và có những kiến thức cơ bản về cách sử dụng máy tính. Highmark LSC luôn khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến, nói lên những thiếu xót để công ty sửa đổi và hoàn thiện hơn. Đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng.
Hình 2.7: Giao diện khách hàng liên hệ với công ty.
2.3.1.4. An toàn thông tin trong giao dịch điện tử.
Sự phụ thuộc của chúng ta vào các máy tính nối mạng ngày càng tăng và chúng ta phải bảo vệ chống lại nhiều loại hiểm hoạ khác nhau. Các tổ chức đang hướng tới các trung tâm tính toán và dữ liệu phân tán. Ngày nay, các tổ chức thường sử dụng một hoặc nhiều mạng cục bộ (LAN) kết nối tới các vị trí từ xa thông qua mạng diện rộng (WAN). Hơn nữa, các tổ chức sử dụng mọi cách để kết nối và tận dụng những thuận lợi của Internet.
Kết nối Internet là cơ hội để thâm nhập vào một thị trường có hàng chục triệu khách hàng. Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với việc truy nhập trái phép vào các hệ thống và ứng dụng trên mạng của của mình.
Nguyên nhân tiếp theo là do có nhiều cá nhân được phép truy nhập vào các hệ thống thông tin của tổ chức. Hơn nữa, khi các tổ chức kết nối vào Internet thường xuyên, các hiểm hoạ an toàn không chỉ xuất phát từ bên trong mà còn ở bên ngoài - các hiểm hoạ ngày nay mang tính toàn cầu.
Vấn đề bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, nhìn nhận một cách toàn diện, thực sự là một vấn đề phức tạp và bao hàm nhiều khía cạnh, nó không đơn giản như lời khuyên của một số chuyên gia nghiệp dư về Công Nghệ Thông Tin là ‘muốn tiếp cận với Internet thì hãy trang bị bức tường lửa, nếu cần sự bảo vệ thì hãy mã hóa và mật khẩu là đủ để xác thực’.
Từ những nguyên nhân trên công ty đã đề ra các cơ chế để bảo vệ an toàn cho website và có cách dùng mạng an toàn.
+ Mã hoá được sử dụng để đảm bảo tính bí mật cho dữ liệu hoặc thông tin về luồng lưu lượng.
+ Chữ ký số có các thuộc tính sau:
Có khả năng kiểm tra tác giả của chữ ký, thời gian ký;
Có khả năng xác thực các nội dung tại thời điểm ký;
Các thành viên thứ 3 có thể kiểm tra chữ ký trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
+ Các cơ chế kiểm soát truy nhập có thể được thực hiện tại điểm gốc hoặc điểm trung gian bất kỳ, nhằm xác định người gửi có được phép truyền thông với người nhận hoặc sử dụng các tài nguyên hay không. Các cơ chế kiểm soát truy nhập có thể dựa vào thông tin xác thực như: mật khẩu, nhãn an toàn, khoảng thời gian truy nhập, thời điểm truy nhập, hoặc hình thức truy nhập.
+ Các cơ chế toàn vẹn dữ liệu bao gồm: gán nhãn thời gian, đánh số thứ tự, hoặc chuỗi mật mã; chúng có thể được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn cho một đơn vị dữ liệu hoặc một trường; một chuỗi các đơn vị dữ liệu hoặc các trường.
+ Thông tin xác thực chẳng hạn như mật khẩu, các đặc điểm của thực thể, chữ ký số, hoặc có thể áp dụng một kỹ thuật khác như chứng thực.
Mỗi cuộc truyền thông có thể sử dụng chữ ký số, mã hoá và các cơ chế toàn vẹn phù hợp với dịch vụ được đưa ra. Các thuộc tính như nguồn gốc dữ liệu, thời gian và đích có thể được đảm bảo thông qua điều khoản của một cơ chế chứng thực.
Với hệ thống thông tin mở, sử dụng công nghệ đa phương tiện như hiện nay thì về mặt lý thuyết không thể đảm bảo an toàn thông tin 100%, điều cốt yếu là chúng ta phải tiên liệu được các nguy cơ tấn công tiềm ẩn đối với cái cần phải bảo vệ và biết bảo vệ như thế nào cho hiệu qủa đối với hệ thống của mình. Cuối cùng, yếu tố con người vẫn là quyết định. Con người không được đào tạo kỹ năng và không có ý thức bảo mật cũng là kẽ hở cho những kẻ bất lương khai thác, và nếu con người trong hệ thống phản bội lại lợi ích của cơ quan, xí nghiệp và rộng hơn là của quốc gia thì không có giải pháp kỹ thuật an toàn nào có hiệu quả. Nói cách khác, an toàn thông tin trong Giao Dịch Điện Tử cần phải được bổ sung giải pháp an toàn nội bộ đặc biệt chống lại những đe doạ từ bên trong.
2.3.2. Nguồn lực TMĐT.
Hiện nay công ty có trên 11 nhân viên, trong đó trình độ đại học là 5 người chiếm 45,45% tỷ lệ tổng số nhân viên, trình độ cao đẳng 6 người chiếm 54,55%. Đây là nguồn nhân lực có trình độ cao, là ưu thế của HighMark LSC khi tham gia vào quá trình kinh doanh.
Bảng 2.4: Trình độ lao động của HighMark LSC năm 2011.
Chỉ tiêu (trình độ)
Số lượng lao động
Tỷ lệ %
Tổng số lao động
11
100
Đại học và trên Đại học
5
45,45
Cao đẳng
6
54,55
Hình 2.8: Biểu đồ Trình độ lao động của HighMark LSC năm 2011.
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy trong HighMark LSC có đội ngũ nhân viên trình độ cao và được tuyển dụng kỹ lưỡng, với 5 nhân viên tốt nghiệp đại học chiếm 45,45% và trình độ cao đẳng có 6 người chiếm 54,55% nhân sự trong công ty. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của HighMark LSC có trình độ chuyên môn rất cao, có khả năng để tiếp cận các công nghệ thông tin mới phát triển phục vụ cho việc kinh doanh của công ty để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Tuy là công ty mới thành lập nhưng lực lượng nhân sự của HighMark LSC rất thuận lợi cho công ty trong việc phát triển mạnh. Không những thế, đội ngũ nhân viên của HighMark LSC còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong toàn bộ quá trình tư vấn, sửa chữa và các dịch vụ sau bán.
Để đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược phát triển đã được đề ra, Công ty luôn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng từ nhiều nguồn các ứng viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và các sinh viên vừa tốt nghiệp, có năng lực, kiến thức chuyên ngành tốt. Bộ phận nhân sự của công ty đang từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển văn hoá công ty để xây dựng công ty thành một tổ chức làm việc có tác phong chuyên nghiệp, văn hoá và môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Nhưng công ty chưa có một chính sách về kinh phí hợp lý cho việc đào tạo nguồn nhân lực TMĐT và chưa có cơ cấu tổ chức hợp lý bộ phận đảm nhận chuyên tránh về TMĐT. Công ty dành ít sự quan tâm cho TMĐT thông qua việc bố trí kinh phí cho TMĐT như là một loại kinh phí mở rộng sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại. Điều này cho thấy công ty cần phải có thái độ tốt về đầu tư cho TMĐT như là một phương pháp hiệu quả để xúc tiến thương mại.
Mặt khác các trường Đại học hay Cao đẳng hay một số học viện cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận... ) về Thương Mại Điện Tử chưa được qui chuẩn thống nhất. Vì chưa có chương trình khung, nên công ty phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Công ty Highmark LSC đã lựa chọn hình thức đào tạo tại chỗ. Đây là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của công ty, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao.
Điều này cho thấy Ban giám đốc của công ty chỉ mới quan tâm đến đào tạo nhân lực Thương Mại Điện Tử bề nổi mà chưa có bề sâu, và công ty vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại.
2.3.3. Mô hình thương mại điện tử tại HighMark LSC.
HighMark LSC là công ty mới thành lập đã và đang hoàn thiện và từng bước áp dụng mô hình B2B và B2C. Công ty cung cấp danh mục dịch vụ cùng các thông tin liên quan thông qua Website, khách hàng sẽ tìm kiếm, các thông tin. Khách hàng có thể gọi điện thoại và gởi mail tới công ty, công ty có bộ phận chịu trách nhiệm và trả lời khách hàng.
Ở mô hình B2B, khách hàng của công ty là các doanh nghiệp và công ty trong địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lận cận. Do chưa thực sự giao dịch trên website nên vẫn còn một số hạn chế. Nhưng mô hình B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho công ty, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh. Công ty đang cố gắng hết sức mình để hoàn thiện mô hình này trong thời gian không xa.
Hình 2.9: Mô hình B2B và B2C
Mô hình B2C thì công ty sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để kinh doanh theo hình thức này thì công ty đã thiết lập webs
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tình hình kinh doanh bằng hình thức TMDT tại công ty Cổ Phần Tầm Cao bằng ma trận SWOT.docx