Đề tài Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang, Lệ Thuỷ, Quảng Bình và biện pháp quản lý

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu 2

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 2

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2

1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2

1.1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 3

1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lệ Thủy 3

1.1.2.1. Dân số 4

1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 4

1.1.2.3. Giáo dục và đào tạo 5

1.1.2.4. Y tế 6

1.1.2.5. Văn hóa 6

1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 6

1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 6

1.2.1. Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt 6

1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 6

1.2.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 7

1.2.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 8

1.2.5. Một số ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt 10

1.2.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường 10

1.2.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khoẻ con người 11

1.2.6. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 12

1.2.6.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 12

1.2.6.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 13

1.2.7. Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 17

1.2.7.1. Quá trình thu gom 17

a. Hệ thống thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn. 17

b. Hệ thống thu gom chất thải đã phân loại tại nguồn 18

1.2.7.2. Trạm trung chuyển 18

1.2.7.3. Phương tiện và phương pháp vận chuyển 19

1.2.8. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 19

1.2.8.1. Phương pháp cơ học. 19

a. Giảm kích thước 19

b. Phân loại theo kích thước 20

c. Phân loại theo khối lượng riêng 20

d. Nén chất thải rắn sinh hoạt 20

1.2.8.2. Phương pháp nhiệt 20

a .Quá trình đốt 20

b. Quá trình nhiệt phân 21

c. Quá trình khí hóa. 21

1.2.8.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chuyển hóa sinh học 21

a. Quá trình ủ phân hiếu khí 21

b. Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí 21

1.2.8.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn nguy hại 21

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 23

2.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa. 23

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 23

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3.1. Thời gian. 23

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 23

Chương3. Kết quả nghiên cứu và biện luận 24

3.1. Tình hình phát sinh quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang Lệ Thủy Quảng Bình 25

3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 25

3.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 29

3.1.2.1.Quá trình thu gom: 30

3.1.2.2. Quá trình vận chuyển 31

3.1.2.3. Quá trình chôn lấp và xử lý 32

3.2. Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý CTRSH 34

3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thu gom, quản lý 35

3.3.1. Xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý 35

3.3.1.1. Mô hình thu gom 35

3.3.1.2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn 41

3.3.1.3. Trạm trung chuyển. 43

3.3.1.4. Xây dựng bãi chôn lấp mới 46

3.3.2. Giải pháp xây dựng các hố rác di động cho các hộ dân 52

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang, Lệ Thuỷ, Quảng Bình và biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả về, mang đi. Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình: dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình. Với dịch vụ này, đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa đầy CTR từ các hộ gia đình đến các tuyến đường thu gom bằng các phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy thuộc vào số lượng CTR được vận chuyển. Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao thấp tầng: đối với các khu chung cư cao tầng các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR. Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của các thùng chứa được sử dụng và áp dụng xe cơ giới để dỡ tải. Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại công nghiệp: cả hai phương pháp thủ công và cơ khí đều được sử dụng để thu gom CTR từ khu thương mại. Để tránh tình trạng kẹt xe, việc thu gom CTR của các khu thương mại tại nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi nilon bằng nhựa hoặc các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom. Phương pháp này thông thường được thực hiện bởi một nhóm có 3 người, trong một vài trường hợp có thêt có tới 4 người, gồm một tài xế và từ 2 dến 3 người đem CTR từ các thùng chứa trên lề đường đổ vào xe thu gom. b. Hệ thống thu gom chất thải đã phân loại tại nguồn: Các thành phần CTR đã phân loại tại nguồn cần phải được thu gom và đem tái chế. Phương pháp cơ bản đang được sử dụng là thu gom dọc theo lề đường sử dụng những phương tiện thu gom thông thường hoặc thiết kế các thiết bị đặc biệt chuyên dụng. Tại các khu dân cư: CTR được phân loại theo nhiều cách: phân loại tại lề đường khi đổ chúng vào xe chở thông thường hoặc xe chuyên dụng, phân loại bởi chủ nhà để mang đến điểm thu mua. Hình thức phân loại tại lề đường giúp chủ nhà không phải mang đi xa nên được nhiều người ủng hộ Tại các khu thương mại: CTR thường được phân loại bởi những tổ chức tư nhân (các tổ chức này ký hợp đồng phân loại CTR với cơ sở thương mại). Thành phần CTR có thể tái chế được cho vào từng thùng chứa riêng. Các loại thùng carton được bó lại để ngay lề đường để tthu gom riêng. Các lon nhôm thải ra từ các khu trung tâm thương mại được đập dẹp để giảm kích thước khi thu gom. 1.2.7.2. Trạm trung chuyển Tuỳ thuộc vào các yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý chất thải rắn mà người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Trạm trung chuyển là cơ sở đặt gần khu vực thu gom để xe thu gom đổ tập trung CTR chuyển từ các điểm thu gom trong thành phố, thị xã, sau đó được chất lên các xe tải hoặc xe chuyên dụng lớn hơn để chở đến bãi chôn lấp CTR đô thị. Nhìn chung trung chuyển rác có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom. Khi xây dựng trạm trung chuyển với mục đích: - Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa. - Vị trí các bãi đổ cách khá xa tuyến thu gom - Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyển rác đi xa. - Có nhiều tổ chức thu gom rác nhỏ từ các khu dân cư. 1.2.7.3. Phương tiện và phương pháp vận chuyển: Để đảm bảo việc vận chuyển CTR sau khi đã được thu gom thì cần phải sử dụng các phương pháp vận chuyển. Hiện nay quá trình quản lý CTR tại Việt Nam có một số phương tiện vận chuyển như sau: Phương tiện vận chuyển sơ cấp: xe ba gác, xe đẩy,... Phương tiện vận chuyển thứ cấp: Xe đầu kéo, xe containner,.. 1.2.8. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt [8] Việc xử lý CTRSH là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp CTRSH sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Vì vậy việc lựa chọn phương án xử lý chất thải phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý chất thải. Phương pháp lựa chọn phải đảm bảo 3 mục tiêu: Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế Thu hồi năng lượng từ rác cũng như sản phẩm chuyển đổi Sau đây là một số phương pháp cơ bản: 1.2.8.1. Phương pháp cơ học. a. Giảm kích thước Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để giảm kích thước chất thải để có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay làm phân compost hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh Các thiết bị thường sử dụng là: + Búa đập, rất có hiệu quả đối với các thành phần có đặc tính giòn dễ gãy + Kéo cắt bằng thủy lực, dùng để làm kích thước các vật liệu mềm + Máy nghiền b. Phân loại theo kích thước Phân loại kích thước hay sàng lọc là một quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành hai hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình phân loại được thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô. c. Phân loại theo khối lượng riêng Phân loại theo khối lượng riêng là một kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành hai phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như là kim loại, gỗ và các phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn. d. Nén chất thải rắn sinh hoạt Nén là kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến tăng khối lượng riêng của chát thải để công tác lưu trữ và vận chuyển chất thải đạt hiệu quả cao hơn. Một vài kỹ thuật được sử dụng để nén chất thải rắn và thu hồi vật liệu là sau khi nén chất thải có dạng hình khối, lập phương, hình tròn. Nén làm giảm thể tích khi vận chuyển, tái sử dụng. 1.2.8.2. Phương pháp nhiệt a .Quá trình đốt Tùy thuộc vào lượng oxy trong quá trình đốt mà ta có thể phân loại thành quá trình đốt, nhiệt phân hay khí hóa. Đốt là quá trình oxy hóa chất thải rắn bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80 - 90%. b. Quá trình nhiệt phân Nhiệt phân chất thải rắn là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất ở dạng rắn, lỏng và khí. c. Quá trình khí hóa. Quá trình khí hóa đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy. 1.2.8.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chuyển hóa sinh học a. Quá trình ủ phân hiếu khí Là quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rất rộng rãi mục đích là biến đổi các chất thải rắn hữu cơ thành chất thải rắn vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost. b. Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí. Áp dụng với chất thải rắn có hàm lượng rắn từ 4 - 8% bao gồm: CTR của con người, động vật các sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp và các chất hữu cơ trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt. 1.2.8.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn nguy hại Phương pháp hóa học hay vật lý là phương pháp làm thay đổi tính chất hóa học hay vật lý của chất nguy hại để biến nó thành không hoặc ít nguy hại Xử lý hóa học hay vật lý gồm các phương pháp sau Phương pháp lọc: Là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi đi qua tường xốp, các hạt rắn được giữ lại trên vật liệu lọc nhờ vào cân bằng áp suất gây bởi trọng lực, lực ly tâm, áp suất chân không. Phương pháp kết tủa: Là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa học hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch. Oxy hóa - khử: Là quá trình cho nhận electron để biến đổi chất nguy hại thành dạng khác không nguy hại bởi các phản ứng oxy hóa khử Bay hơi: Làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp nhiệt để hóa hơi chất lỏng. Đóng rắn và ổn định chất thải: Là phương pháp cố định về mặt hóa học triệt tiêu tính linh động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành khổ nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng bình - Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại ban Quản Lý Các Công Trình Công Cộng (phòng tài nguyên môi trường huyện Lệ Thủy) Hình 2.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa. - Phương pháp hồi cứu số liệu: tình hình phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số, điều kiện tự nhiên khí hậu tại thị trấn Kiến Giang Lệ Thủy Quảng Bình. - Phương pháp PRA (phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia của cộng đồng), phỏng vấn nhanh về tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm excel. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3.1. Thời gian. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 20/11/2009 – 20/4/2010. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu - Thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình . - Xã Phong Thủy, An Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy - Phòng tài nguyên môi trường huyện Lệ Thủy. - Ban quản lý các công trình công cộng Lệ Thủy – Quảng Bình CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN KIẾN GIANG - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH 3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thủy - Quảng Bình Thành phần kinh tế chủ yếu của Lệ Thuỷ là nông nghiệp do vậy lượng rác thải phát sinh chủ yếu là rác thải nông nghiệp. Bên cạnh đó rác thải từ các ngành nghề khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn chủ yếu là từ các khu vực chợ, các công trình xây dựng, cơ quan, xí nghiệp, trường học và bệnh viện thải ra nên lượng rác và thành phần thải ra là hoàn toàn khác nhau. Qua khảo sát và điều tra thực tế, trong thị trấn rác thải phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình bao gồm các hoạt động đi chợ hàng ngày, từ sân vườn, từ nghề nghiệp của gia đình như nông ngư nghiệp, buôn bán, và các nghề thủ công. Rác tạo ra từ việc đi chợ hàng ngày thường gồm các loại túi nilon, các loại vỏ đồ hộp, thực phẩm dư thừa như rau, củ, quả, sò, ốc,... rác sân vườn chủ yếu là các loại rác hữu cơ như lá cây, cành cây, rau,... Để đánh giá tình hình phát sinh CTRSH tại thị trấn Kiến Giang – Lệ Thủy - Quảng Bình chúng tôi đã tiến hành đi thực tế và sử dụng công cụ bảng hỏi (Phục lục 1) để điều tra về tình hình phát sinh CTR tại địa phương, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Khối lượng rác phát sinh tại thị trấn Kiến Giang TT Tên xã Diện tích (m2) Dân số Khối lượng rác phát sinh (kg/ngày) 1 Thị trấn Kiến Giang 439,27 6.474 3.884 2 Lộc Thủy 776,63 5.085 3.051 3 An Thủy 1482,47 11.057 6.634 4 Xuân Thủy 757,50 6.139 3.683 5 Liên Thủy 1071,49 9.546 5.738 6 Phong Thủy 908,31 7.371 4.422 Tổng 29.124 (Nguồn từ ban quản lý các công trình công cộng) Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy rằng, khối lượng rác thải ở các xã là khác nhau. Khối lượng rác phát sinh cao nhất là ở khu vực xã An Thuỷ với lượng rác phát sinh 6.634 kg/ngày do ở đây dân cư tập trung đông đường giao thông thuận lợi và là nơi tập trung nhiều khu thương mại, dịch vụ kinh doanh buôn bán. Thấp nhất là xã Lộc Thuỷ với 3.051 kg/ ngày do ở đây dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế - xã hội ít phát triển nên lượng rác phát sinh ít nhất. Trung bình một ngày thị trấn Kiến Giang thải ra khoảng 29 tấn rác và lượng rác này có khả năng gia tăng theo thời gian. Chính điều này đã làm khó khăn cho công tác thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thị trấn. Mặt khác tạo nên áp lực cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Mặt khác, để đánh giá cụ thể về tình hình phát sinh CTRSH trên địa bàn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về thành phần CTR được phát sinh từ các loại hình kinh tế khác nhau. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đối với từng ngành nghề tại thị trấn Kiến Giang qua kết quả điều tra TT Ngành nghề Rác thải hữu cơ (%) Rác thải vô cơ (%) 1 Cá bộ công nhân viên 43 57 2 Kinh doanh 33 67 3 Nông nghiệp 78 22 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tương ứng với các ngành nghề tại thị trấn Kiến Giang Theo kết quả điều tra ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy, những hộ gia đình nông nghiệp có tỷ lệ thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt là cao nhất chiếm 78% và thành phần rác thải vô cơ là thấp nhất chiếm 22%. Các các hộ gia đình kinh doanh có tỷ lệ thành phần rác thải hữu cơ là thấp nhất chiếm 33 % và tỷ lệ thành phần rác thải vô cơ là cao nhất chiếm 67 %. Đối với các hộ gia đình nông nghiệp, thành phần rác thải chủ yếu là rác thải hữu cơ, các rác thải là rơm rạ sau mùa vụ, các xác lá cây trong vườn và phân các loại gia súc gia cầm nuôi trong gia đình. Tỷ lệ rác thải vô cơ như các loại giấy vụn, kim loại rất ít. Chủ yếu rác thải vô cơ trong gia đình là các bao bì đựng phân bón và thức ăn gia súc, các loại chai nhựa, thuỷ tinh đựng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại bao nilon đã qua sử dụng. Đối với các hộ gia đình kinh doanh thì tỷ lệ này chênh lệch rất nhiều, rác thải của họ chủ yếu là loại bao bì, các mảnh vụn nhựa, các mảnh kim loại, các chai lọ thuỷ tinh, nhựa. Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là các thùng giấy và bìa carton do đó mà tỷ lệ thành phần rác thải vô cơ là cao nhất. Đối với cán bộ công nhân viên chức có thành phần rác thải tương đối đồng đều. Nhìn chung thành phần rác thải của các hộ gia đình trong thị trấn Kiến Giang đa dạng nhiều chủng loại khác nhau nên trước khi đưa đi xử lý cân phân loại kỹ để tái sử dụng lại rác thải vào các mục đích khác giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn kiến Giang rất đa dạng và khá đặc trưng theo loại hình nông thôn. Đây là vùng nông thôn, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp nên trong thành phần rác thải có tới 50 – 60% là rác hữu cơ: lá, cành cây, thực phẩm dư thừa, rơm rạ,... Thành phần rác thải sinh hoạt của thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ được thể hiện như bảng 3.3: Bảng 3.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kiến Giang Thứ tự Thành phần Tỷ trọng % 1 Chất hữu cơ (thức ăn động thực vật) 40,8 2 Giấy và carton 5,7 3 Nhựa 11,4 4 Thủy tinh 13,3 5 Kim loại 1,2 6 Gỗ, rác sân vườn 22,7 7 Cao su, dẻ 0,3 8 Khác 4,6 Tổng cộng 100 Qua bảng 3.3 ta thấy rác thải ở Thị trấn Kiến Giang gồm nhiều thành khác nhau chiếm tỷ trọng khác nhau. Chiếm tỷ trọng phần trăm cao nhất là rác thải hữu cơ với 40,8% và đứng tiếp theo là gỗ, rác sân vườn với 22,7%. Thành phần có tỷ trọng thấp nhất là cao su, dẻ với 0,3%. Do rác thải chứa nhiều thành phần hữu cơ, lá cây nên có thể tận dụng để sản xuất phân bón, nhưng cần có biện pháp phân loại trước khi thải ra. 3.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thủy - Quảng Bình Thị trấn Kiến Giang là một khu vực có nền kinh tế phát triển nhất của huyện Lệ Thủy, bao gồm 5 xã và 1 thị trấn, với tổng lượng rác phát sinh 29 tấn/ngày đêm. Với một lượng lớn rác thải phát sinh và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên theo thời gian, Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp giao nhiệm vụ thu gom và xử lý hết lượng rác thải này cho ban quản lý các Công trình Công cộng huyện Lệ Thủy. Với mật độ dân số đông, lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng nhiều nên đa số người dân đều sử dụng dịch vụ thu gom rác. Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý do ban quản lý các công trình công cộng diễn ra như sau: 3.1.2.1.Quá trình thu gom: Hiện tại, nguồn nhân lực của ban quản lý các Công trình Công cộng gồm 37 cán bộ, công nhân viên (trong đó, cán bộ quản lý 6 người, công nhân quét rác 7 người, công nhân xe đẩy tay 20 người và 4 công nhân lái xe rác). Hằng ngày những công nhân thu gom rác đẩy các xe cải tiến vào các hộ gia đình ở các con hẽm, kiệt ở các xã trung tâm của thị trấn như xã Xuân Giang, Lộc Thủy,...để thu rác của từng nhà, sau đó đẩy đến các điểm tập kết tạm. Rác ở các điểm tập kết tạm sẽ được công nhân lái xe rác đến chở vào cuối ngày. Ngoài ra trên các tuyến đường chính ở các xã xa trung tâm và các cơ quan, công sở, chợ, các trường học được bố trí khoảng 30 thùng rác công cộng. Rác ở các thùng sẽ được công nhân lái xe nén ép rác đến bốc dở trực tiếp lên xe và chở thẳng lên bãi rác Trường Thủy để chôn lấp. Ở một số xã do xa với khu trung tâm, mặt khác giao thông khó khăn, xe cơ giới không thể vào sâu được nên lượng rác thu gom không triệt để, gây khó khăn cho hoạt động sinh hoạt của người dân. Với tần suất thu gom 2 ngày/1lần đối với các xã trung tâm của thị trấn và 3 - 4 ngày/ 1 lần đối với các hộ dân sống xung quanh khu vực trung tâm, dọc các tuyến đường chính. như: đường Võ Nguyên Giáp, đường Trần Hưng Đạo, đường Lý Thường Kiệt và các tuyến đường xung quanh trung tâm thị trấn. Ở một số nơi do xã trung tâm, giao thông khó khăn trong khi phương tiện và nhân lực lại thiếu thốn nên tần suất thu gom ở những khu vực này là 6 - 7 ngày/1 lần. Nhìn chung, hiện tại công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở thị trấn Kiến Giang được thực hiện theo hình thức thu gom sơ cấp. Việc thu gom chỉ đạt hiệu quả ở các tuyến đường chính, các khu vực trung tâm của thị trấn còn ở các xã vùng ven hiệu suất thu gom còn rất thấp. Tình trạng tồn động rác ở nhiều nơi diễn ra phổ biến, đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và người dân khu vực. Tại thời điểm hiện tại, quá trình thu gom của Ban quản lý các Công trình Công cộng diễn ra theo sơ đồ sau: Rác phát sinh Thu gom Vận chuyển đên bãi rác Chôn lấp đơn giản Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thu gom rác thải tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thủy - Quảng Bình Qua sơ đồ thu gom của Ban quản lý các Công trình Công cộng chúng tôi nhận thấy: quá trình thu gom của công ty rất đơn giản. Rác thải từ nguồn phát sinh hộ gia đình, công sở, trung tâm thương mại, dịch vụ,... được hộ dân thu gom tại các thùng chứa nhỏ của gia đình sau đó công nhân thu gom rác của công ty đến thu gom vào trong các xe gom rác, xe ép, xe container vận chuyển đến bãi rác. Tại bãi rác, rác thải được xử lý duy nhất bằng cách chôn lấp. Qua đó ta thấy, bên cạnh những mặt đạt được trong công tác thu gom rác thải của Ban quản lý các Công trình Công cộng, song qua thực trạng chất thải rắn ở thị trấn Kiến Giang, ta thấy vấn đề thu gom rác thải ở đây chỉ giải quyết bước đầu mang tính chất tình thế, nhỏ lẽ. Do đó để quá trình thu gom rác thải diễn ra tốt, đạt hiệu quả cao Công ty cũng như chính quyền cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp hơn. Hình 3.2. Quá trình thu gom rác tại thị trấn Kiến Giang 3.1.2.2. Quá trình vận chuyển Hiện nay, quá trình vận chuyển CTR tại thị trấn Kiến Giang diễn ra như sau: Tại các hộ gia đình ở trong các kiệt hẽm, do giao thông khó khăn nên xe cơ giới không vào được nên những công nhân thu gom rác này sẽ đẩy những xe cải tiến vào từng hộ gia đình đổ thùng rác của họ lên xe, sau đó chở đến các điểm tập kết tạm. Rác thải ở các thùng rác công cộng đặt ở các tuyến đường lớn, chợ, khu thương mại,... Cuối mỗi ngày 1 xe ép rác và 2 xe chuyên dụng sẽ chạy theo các tuyến đường quy định sẵn để bốc dỡ rác từ các thùng lên xe sau đó vận chuyển lên bãi rác. Hiện tại, do nguồn nhân lực và phương tiện của ban Quản lý các Công trình Công cộng còn thiếu nên quá trình thu gom diễn ra không triệt để. Các tuyến thu gom và vị trí đặt thùng không hợp lý nên gây khó khăn cho công nhân thu gom cũng như người dân. Hình 3.3. Quá trình vận chuyển rác tại thị trấn Kiến Giang 3.1.2.3. Quá trình chôn lấp và xử lý Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Kiến Giang được xử lý duy nhất bằng cách chôn lấp. Tuy nhiên bãi rác hiện tại là bãi rác hở, trong quá trình chôn lấp không đảm bảo vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống người dân xung quanh Bãi rác tạm của huyện nằm cách xa khu dân cư xã Mai Thủy 2 km, cách trung tâm thị trấn Kiến Giang 7 km về phía Đông, xung quanh là đồi núi và mồ mã, cách sông Kiến Giang 700m về phía Nam. Với diện tích khoảng 2000m2 nhưng chưa được quy hoạch và xây dựng với quy trình cụ thể. Sau khi rác được thu gom và vận chuyển về bãi chôn lấp, rác được các công nhân đổ trực tiếp xuống điểm chứa rác mà không có biện pháp xử lý hay khử mùi nào. Sau khi đầy sẽ đổ đất san lấp lại. Hình 3.4. Bãi chôn lấp rác hiện tại ở thị trấn Kiến Giang Như vậy, với tình hình quản lý như trên thì công tác thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn huyện, thị trấn chưa được cán bộ, ủy ban huyện, tỉnh quan tâm đúng mức. Hình thức thu gom còn mang tính nhỏ lẻ, manh múm chưa triệt để mang tính tự phát. Quá trình chôn lấp chất thải rắn chưa có quy trình xử lý cụ thể, mang tính chất chôn lấp lộ thiên, bãi rác chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng quy định, do đó đã và đang gây ra những tác động đáng kể đến môi trường và sức khoẻ người dân. Tóm lại, quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang còn gặp nhiều khó khăn bấp cập. Do thiếu nhân lực và phương tiện thu gom vận chuyển, đồng thời ý thức của người dân chưa cao nên lượng rác phát sinh chưa được thu gom triệt để, lượng rác tồn động lại trong dân là rất lớn, đặc biệt là ở các khu vực chợ. Vì vậy để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan cơ thẩm quyền cần đặc biệt quan tâm hơn nữa và đưa ra các biện pháp về các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. 3.2. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN KIẾN GIANG - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH 3.2.1. Thuận lợi Trong công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại đây hầu hết được người dân tham gia tích cực. Ý thức của người dân về môi trường tương đối cao. Phương tiện thu gom khá đầy đủ, đường giao thông khá thuận lợi phục vụ cho vận chuyển rác lên bãi rác. Đã có bãi tập trung rác lớn Nguồn kinh phí phục vụ cho việc thu gom rác thải sinh hoạt là nguồn ngân sách bao cấp của nhà nước. 3.2.2. Khó khăn. Thị trấn Kiến Giang là một thị trấn nhỏ, với nền kinh tế chưa thực sự phát triển, đời sống của nhân dân còn thấp, lao động chủ yếu là nông nghiệp. Công tác thu gom và xử lý rác thải chưa được quan tâm đúng mức. Kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường còn thấp. Ban quản lý các công trình công cộng chịu trách nhiệm thu gom và xử lý rác thải cho toàn thị trấn, nhưng chưa có cán bộ có kiến thức chuyên ngành về môi trường cũng như không có cán bộ quản lý chuyên trách giám sát công tác thu gom và xử lý rác thải. Hiện nay, toàn thị trấn chỉ có 1 xe cuốn ép rác và 2 xe thu gom rác có trọng tải 4 tấn, chưa có thiết bị chuyên dùng để thu gom rác thải, gây khó khăn cho việc thu gom rác thải. Một trong nhưng vấn đề đáng quan tâm của thị trấn Kiến Giang hiện nay là xử lý CTR nguy hại. Hiện trên địa bàn thị trấn có nhà máy nước khoáng bang, nhà máy rượu Tuy Lộc và một số xí nghiệp nhỏ lẻ khác nhưng hầu hết n đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Bệnh viện huyện và các trạm y tế khác trong quá trình xây dựng và hoạt động chưa chú ý đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý nên đã và đang gây ô nhiễm môi trường. Bãi rác của thị trấn chỉ là bãi rác lộ thiên, chỉ hoạt động theo hình thức đổ rác rồi san lấp. Trước khi đi vào hoạt động bãi rác này chưa được quy hoạch cũng chuẩn bị trước khi chôn lấp nên hiện nay ít nhiều người dân sống xung quanh bị ảnh hưởng từ bãi rác này. 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN KIẾN GIANG - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH Căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại thị trấn Kiến Giang chưa đạt hiệu quả, số cán bộ có kiến thức chuyên ngành về môi trường còn hạn chế. Trong khi đó lượng rác thải của người dân thì không ngừng gia tăng, đã gây khó khăn cho chính quyền và nhân dân địa phương. Do đó việc tìm ra các giải pháp hợp lý, có hiệu quả cao, an toàn và thân thiện với môi trường đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Qua quá trình điều tra thực tế chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Kiến Giang đạt hiệu quả cao hơn như sau: 3.3.1. Xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thủy - Quảng Bình Với điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội và tình hình phát sinh rác thải của thị trấn Kiến Giang như trên ta thấy còn gặp nhiều khó khăn bất cập, những tác động đến môi trường là đáng kể và ngày một gia tăng. Vì vậy nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả là vấn đề được quan tâm hiện nay. Giải pháp chúng tôi đưa ra gồm 4 giai đoạn chính: thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp. 3.3.1.1. Mô hình thu gom Hiện tại trên địa bàn thị trấn Kiến Giang, do lượng chất thải rắn sinh hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình và biện pháp quản lý.doc
Tài liệu liên quan