Lời nói đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3
1.1 Doanh nghiệp và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.2 Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp 4
1.2. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. 6
1.2.1. Phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 6
1.2.2 Mục tiêu của tầm quan trọng của phân tích tài chính. 7
1.3 Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 9
1.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp 10
1.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn 10
1.3.4 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp 12
1.3.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 12
1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích. 14
1.4.1. Tài liệu phân tích. 14
1.4.2. Phương pháp phân tích. 14
Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật 17
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của xí nghiệp. 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp. 17
2.1.2 Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích 18
2.2 Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật 22
2.2.1Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 22
2.2.2. Phân tích đánh giá các hệ số tài chính của xí nghiệp 29
2.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của xí nghiệp 35
2.2.4 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong xí nghiệp 39
2.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 44
2.2.6 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp 48
2.2.7 Vận dụng sơ đồ DUPONT để đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp: 52
Kết luận chương 55
Chương 3: Một số đề suất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật 56
3.1 Những vấn đề rút ra từ việc phân tích taì chính của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật 56
3.1.1 Những ưu điểm đạt được 56
3.1.2 Những mặt hạn chế và tồn tại 58
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính tại Xí nghiệp 59
3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật. 59
3.2.2 Những giải pháp cần thiết trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 60
Lời kết. 68
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ những lý do đó, các doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nói riêng đều phải phân tích khả năng thanh toán tại doanh nghiệp mình theo những bước dưới đây nhằm hạn chế những rủi ro.
2.2.2.1.1. Đánh giá chung về khả năng thanh toán
Nghiên cứu số liệu thực tế biểu hiện tình hình thực hiện công tác thanh toán tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật qua bảng sau:
Biểu 4: tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật trong hai năm 2000-2001
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh năm2001/200
Số tiền
TT(%)
I. Khoản pải thu
15.465.661.907
12.373.754.993
-3.082.906.914
-19,93
1.Phải thu của KH
12.888.221.669
9.738.244.389
-3.149.977.280
-24,44
2.Trả trước cho NB
219.809.899
604.872.822
+384.981.923
+175,14
3.Phải thu nội bộ
2.357.630.309
2.030.637.782
-326.992.527
-13,87
II.Nợ phải trả
30.957.786.131
28.969.318.649
-1.988.467.482
-6,42
1.Vay ngắn hạn
2.039.061.934
2.035.641.341
-3.420.593
-0,11
2.Phải trả cho NB
10.490.145.683
1.577.519.243
1.087.373.560
10,37
3.Người mua trả tiền trước
14.139.252.813
9.447.976.622
-4.691.276.191
-33,18
4.Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN
84.812.560
567.550.662
+482.738.102
+567,18
5.Phải trả CNV
2.179.587.446
2.470.075.938
+290.488.492
+13,32
6.Phải trả các đơn vị nôị bộ
1.173.119.678
1.821.383.482
+648.263.804
+55,26
7.Phải trả phải nộp khác
88.354.017
122.709.644
+34.355.627
+38,9
8.chi phí phải trả
763.452.000
926.457.079
163.005.079
21,35
9.So sánh phải thu-phải trả
-15.492.124.224
-16.595.563.656
-1.103.439.432
-7,12
Xét về các khoản phải thu:
Năm 2001, giá trị các khoản phải thu giảm 3.082.906.914 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,93%. Trong đó, giá trị các khoản phải thu của khách hàng giảm 3.149.977.280 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,44% và các khoản phải thu nội bộ giảm đáng kể với tỷ lệ giảm 13,87%. Giá trị các khoản trả trước cho người bán tăng đột biến trong năm 2001 với số tăng tuyệt đối là 384.981.923 đồng, tỷ lệ tăng tương đối là 175,14%. Qua qúa trình phân tích số liệu trên ta thấy, hiện tượng khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh là một cố gắng rất lớn của xí nghiệp. Hơn thế nữa, khoản trả trước cho người bán tăng mạnh 175,14% chứng tỏ tình hình tài chính của xí nghiệp vẫn phát triển tốt. Giá trị khoản phải thu nội bộ giảm 13,87% chứng tỏ trong năm 2001, xí nghiệp đã quản lý rất tốt đối với các đội sản xuất trong việc quyết toán các công trình hoàn thành và bàn giao.
Xét về tổng thể, ta thấy số lượng vốn bị chiếm dụng của xí nghiệp trong năm 2001 giảm. Đây là dấu hiệu tích cực vì doanh nghiệp có thêm được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đặc biệt số lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng giảm mạnh (24,44%) là thành tích của doanh nghiệp, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc đôn đốc thu nợ từ khách hàng.
Xét các khoản nợ phải trả:
Năm 2001, giá trị các khoản nợ phải trả giảm 1.988.467.482 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,42%. Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá trị khoản người mua trả trước giảm mạnh 4.691.276.191 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 33,18%. Khoản phải trả cho người bán tăng 1.087.373.560 đồng với tỷ lệ tăng là 10,37%.
Thông qua bảng trên ta thấy hầu hết giá trị các khoản mục trong nợ phải trả đều tăng trong năm 2001 so với năm 2000. Trong năm 2001, giá trị các khoản phải trả cho người bán tăng 1.087.373.560 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,37%. Giá trị khoản thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước tăng 569,18% với số tăng tuyệt đối là 482.738.102 đồng, thêm vào đó, khoản phải trả đơn vị nội bộ tăng 648.263.801 đồng với tỷ lệ tăng là 55,26%; khoản phải trả công nhân viên tăng 290.488.492 đồng với tỷ lệ tăng là 13,32%; khoản chi phí phải trả tăng 163.005.079 đồng (tỷ lệ tăng là 21,35%) và khoản phải trả phải nộp khác tăng 34.355.627 đồng (tỷ lệ tăng là 38,9%). Tuy nhiên, số tăng tuyệt đối của các khoản mục trên cũng không đủ để bù cho việc giảm giá trị khoản mục người mua trả tiền trước, do vậy nên giá trị khoản nơ phải trả giảm mạnh 1.988.467.482 đồng (tỷ lệ giảm là 6,42%).
Phân tích khái quát tình hình các khoản nợ phải trả ta thấy:
Khả năng thanh toán các khoản nợ của xí nghiệp năm 2001 tương đối tốt hơn so với năm 2000. Ta thấy hầu hết các khoản mục thể hiện sự chiếm dụng vốn của xí nghiệp đều tăng và việc chiếm dụng được một số lượng vốn lớn này là hợp lý. Hơn nữa, trong năm 2001, xí nghiệp đã ký kết, xây dựng, bàn giao và quyết toán được nhiều công trình lớn và thu được tiền ngay nên dễ dàng có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
***Đánh giá chung tình hình thanh toán của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật:
Thứ nhất: công tác thu hồi các khoản phải thu được đánh giá là tốt, xí nghiệp sẽ có vốn để tập trung vào việc trang trải các khoản nợ phải trả và mặt khác sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: công tác thu hồi các khoản phải thu là một mặt biểu hiện khả năng thanh toán, mặt khác khoản nợ trong năm giảm là một cố gắng nỗ lực của xí nghiệp. Tuy nhiên, ta thấy, việc chậm thanh toán các khoản phải trả cho người bán có thể làm giảm uy tín của xí nghiệp trong công tác thanh toán và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Đây là một thách thức lớn mà xí nghiệp cần phải giải quyết trong kỳ tới.
Trên đây mới chỉ là những đánh giá chung nhất về tình hình khả năng thanh toán của xí nghiệp. Để tìm hiểu cặn kẽ cần phải thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng bởi lẽ các chỉ tiêu này sẽ biểu hiện được tính động của khả năng thanh toán, là cơ sở cần thiết cho các định hướng về khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nói chung và của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nói riêng.
2.2.2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp.
Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán là một trong những nét cơ bản của bức tranh phản ánh tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ ngân hàng, người cho vay đều quan tâm đến các chỉ tiêu này bởi vì tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì công nợ sẽ ít, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
Để thực hiện công tác phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Như ở phần cơ sở lý luận đã trình bày, hệ số khả năng thanh toán tổng quát biểu hiện mối quan hệ thương số giũa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý,sử dụng với tổng số nợ phải trả. Qua đây, ta thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ như thế nào? Với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, ta có thể xác định:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2000 =
= 1,12 lần > 1
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 =
= 1,15 lần > 1
Qua hệ số thanh toán tổng quát năm 2000, ta thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,12 đồng tài sản, còn trong năm 2001, thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,15 đồng tài sản. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2000 và 2001 đều lớn hơn 1, chứng tỏ tình tình tài chính của xí nghiệp tương đối tốt, an toàn. Đặc biệt, năm 2001, hệ số này cao hơn năm 2000 là 0,03 lần, chúng tỏ khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản của xí nghiệp ngày càng tăng. Điều này càng khẳng định thêm uy tín cho doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của khoản nợ đó. Từ số liệu của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, qua bảng CĐKT, ta có thể xác định:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2000 = = 1,09 lần >1
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2001 = = 1,13 lần > 1
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của xí nghiệp cả hai năm đều lớn hơn 1. Đây là dấu hiệu rất khả quan. Nếu như trong năm 2000, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,09 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì năm 2001, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,13 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời của xí nghiệp có chiều hướng được cải thiện tốt hơn Sở dĩ có được điều này là trong năm 2001, mức dự trữ hàng tồn kho tăng manh hơn trước 3.449.530.256 đồng (tỷ lệ tăng là 24,52%). Trong khi đó, nợ ngắn hạn giảm xuống 2.151.472.561 đồng (tỷ lệ giảm 7,13%). Nếu trong năm 2000, xí nghiệp chỉ cần giải phóng 1/1,09 = 0,91 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là có đủ khả năng để thanh toán nợ. Còn trong năm 2001, thì xí nghiệp chỉ cần giải phóng 1/1,13 = 0,88 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là đủ để thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ vì tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2000 =
= 0,63(lần)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2001 =
=0,5(lần)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2001 giảm 0,13 lần so với năm 2000 và cả 2 năm thì hệ số này đều nhỏ hơn 1 , đây là vấn đề cần khắc phục. Nguyên nhân là do tỷ trọng của hàng tồn kho tăng 3.449.530.256 (đ) với tỷ lệ tăng là 24,52%, trong khi đó khoản phải thu giảm 3.091.906.914 (đ) với tỷ lệ giảm là 20%. Tuy rằng nợ phải trả giảm từ 89,52% trong tổng nguồn vốn xuống còn 86,78% trong tổng nguồn vốn năm 2000 nhưng tốc độ giảm này vẫn thấp hơn rất nhiều so với việc giảm mạnh các khoản phải thu.
Như vậy với hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm khá rõ rệt như vậy đặt ra cho xí nghiệp một bài toán mà đáp số phải có được là các biện pháp đưa hệ số khả năng thanh tóan nhanh lên cao nhằm tạo uy tín hơn nữa cho xí nghiệp đối với các nhà đầu tư, giúp họ yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư vào xí nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (hệ số vốn bằng tiền)
Để đánh giá sát sao hơn hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền. ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển còn các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán. Theo lý luận ở chươngI áp dụng vào xí nghiệp ta có:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2000 = = 0,048 lần
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2001 = = 0,022 lần
Qua số liệu cho ta thấy hệ số vốn băng tiền thấp hơn rất nhiều so với hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số này năm 2001 lại giảm hơn một nữa so với năm 2000. Nguyên nhân trong năm 2001 xí nghiệp đã giảm các khoản tiền mặt tại quỹ đồng thời giảm khoản tiền gửi ngân hàng từ 1.443.701.591 (đ) xuống còn 607.263.384 (đ) với lý do lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp và tiền mặt tại quỹ thì không sinh lời nên xí nghiệp đã giảm vốn bằng tiền để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp năm 2001 kết hợp với số liệu năm 2000 bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta thấy: tình hình thanh toán của xí nghiệp là tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần phải cân nhắc.
Biểu 5:Bảng các hệ số về khả năng thanh toán của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật qua 2 năm 2000-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000 (n1)
Năm 2001 (n2)
n2- n1
1. Hệ số kn thanh toán tổng quát
Lần
1,12
1,15
+0.03
2. Hệ số kn thanh toán hiện thời
Lần
1,09
1,19
+0,09
3.Hệ số kn thanh toán nhanh
Lần
0,63
0,5
-0,13
4.Hệ số kn thanh toán tức thời
Lần
0,048
0,022
-0,026
Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu như ở 2 chỉ tiêu đầu thì hệ số năm 2001 tăng đáng kể so với năm 2000 thì 2 chỉ tiêu sau lại ngược lại và hơn thế nữa 2 chỉ tiêu sau các hệ số này đều nhỏ hơn 1 biểu hiện tình hình thanh toán của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua
Tình hình khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán hiện thời của Xí nghiệp là rất tốt. Tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của Xí nghiệp đều được đảm bảo rất tốt bằng toàn bộ tài sản của Xí nghiệp.Về lâu dài thì tình hình đảm bảo nợ bằng tài sản của Xí nghiệp như vậy là rất tốt,điều này làm cho các nhà đầu tứt tin tưởng .Tuy nhiên nhìn vào 2 chỉ tiêu sau ta thấy khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thơì ở con số rất thấp và còn có chiều hướng giảm xuống vào năm 200.Sở dĩ tồn tại biểu hiện này là do vốn lưu động của Xí nghiệp trong năm 2001 giảm từ 33.053.654.601(đ) xuống còn 31.648.558.359(đ); đặc biệt Xí nghiệp dự trữ một lượng tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng ở một mức độ quá thấp, thêm vào đó mức dự trữ về tiền giảm 836.438.207(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 57,93%. Tuy rằng các khoản nợ của Xí nghiệp cũng đã giảm xuống 2.151.472.501(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,13%, nhưng tỷ lệ giảm của nợ ngắn hạn vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giảm của tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.Vì lýdo nêu trên mà tình hình thanh toán của Xí nghiệp hiện nay không khả quan vẫn còn những tồn tại chủ yếu mà Xí nghiệp cần phải có hướng giải quyết trong thời gian tới : đó là dự trữ thêm lượng tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng. Tuy rằng nếu so sánh hiệu quả của việc lưu tiền mặt tại quỹ và gửi tiền vào ngan hàng để hưởng lãi với việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanhthì việc làm này có thể kém hiệu quả hơn nhiều nhưng đổi lại tình hình thanh toán của Xí nghiệp sẽ vững mạnh hơn đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh.
2.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của xí nghiệp
Phân tích tình hình nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của xí nghiệp, cũng như mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh mà xí nghiệp đang phải đương đầu.
Thông thường người ta tiến hành phân tích trên 1 số chỉ tiêu sau:
2.2.3.1 Hệ số nợ
Tỷ lệ này dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn. Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì họ thích hệ số nợ cao bởi vì lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hệ số nợ được biểu hiện thông qua mối quan hệ thương số giữa tổng số nợ và tổng nguồn vốn.
Xem xét cho Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có thể thấy:
Hệ số nợ năm 2000 = ´ 100 = 89,52%
Hệ số nợ năm 2001 = ´ 100 = 86,78%
Qua số liệu đã tính toán ta nhận thấy hệ số nợ năm 2001 giảm so với năm 2000 là 2,74%. Nguyên nhân là do giá trị khoản mục người mua trả tiền trước giảm mạnh từ 14.19.252.813 (đ) xuống còn 9.447.976.622 (đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là: 9.447.796.662/14.139.252.813 ´ 100 = 66,82%. Hệ số này thể hiện sự bất lợi đối với chủ doanh nghiệp song lai có lợi cho chủ nợ nếu đồng vốn đưa vào sử dụng đem laị hiệu quả cao. Tuy nhiên trong trường hợp vay càng nhiều mà tình hình sản xuất kinh doanh tốt thì tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu sẽ cao, đây là điều mong mỏi lớn nhất của mỗi chủ doanh nghiệp.
Qua con số trên chúng ta cũng một phần khẳng định được xí nghiệp chưa có sự độc lập về mặt tài chính. Trong tổng nguồn vốn mà xí nghiệp đang quản lý và sử dụng có đến 86,78% là nguồn vốn được hình thành bằng vay nợ.Điều đó cho thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp thiếu vững chắc. Nừu như Xí nghiệp vẫn duy trì hệ số nợ ở con số này có thể làm cho khả năng huy động vốn bổ sung cho vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong kỳ tới từ bên ngoài sẽ khó khăn hơn. Bởi lẽ, đứng trên quan điểm của người cho vay thì họ thích doanh nghiệp có hệ số nợ vừa phải thì khoản nợ của họ càng được đảm bảo. Hơn thế nữa các chủ nợ ,cổ đông, nhà đầu tư ... thường quan tâm nhiều hơn đến tỷ suất tự tài trợ của Xí nghiệp.
2.2.3.2 Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tống số vốn hiện có của doanh nghiệp. áp dụng với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có:
Tỷ suất tự tài trợ năm 2000 = ´100 = 10,48%
Tỷ suất tự tài trợ năm 2001 = ´ 100 = 13,22%
Tỷ suất tự tài trợ tăng từ 10,48% lên 13,22%, tức là tăng 2,74% so với năm 2000 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng. Mặt khác vốn kinh doanh là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp. Với riêng xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng như sau:
Năm 2000: ´ 100 = 68,95%
Năm 2001: ´ 100 = 56,66%
Như vậy năm 2001 vẫn giữ nguyên về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng so với năm 2000 trong nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy điều cần thiết đối với Xí nghiệp là phải gia tăng lượng vốn chủ sở hữu trong đó cần cân đối lại tỷ lệ giữa vốn ngân sách cấp và nguồn vón tự bổ sung của nguồn vốn kinh doanh, từng bước nâng cao hơn nữa tỷ suất tự tài trợ do các nhà đầu tư thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng tốt vì nhìn vào đó cho thấy các khoản nợ vay sẽ dược đảm bảo hoàn trả đúng hạn, đồng thời giảm hệ số nợ xuống thấp nếu không thì rủi ro về tài chính càng cao.
2.2.2.3 Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tươ là tỷ số đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua tỷ suất đầu tư ta sẽ thấy được có bao nhiêu đòng được đầu tư vào tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Theo số liệu trong BCĐKT của Xí nghiệp ta có:
Tỷ suất đầu tư năm 2000 = ´ 100 = 4,43%
Tỷ suất đầu tư năm 2001 = ´ 100 = 5,2%
Do đặc điểm của Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình điện nên tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản của Xí nghiệp. Tuy nhiên tỷ suất này tăng lên đáng kể nguyên nhân là trong năm 2001 Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm tài sản cố định , lắp dặt phần mềm chương trình kế toán cho phòng kế toán tài chính nên đã làm cho tài sản của Xí nghiệp tăng lên, hơn thế nữa trong năm 2001 thì tổng tài sản của Xí nghiệp giảm 3,475% tương ứng với giá trị tổng tài sản giảm là 1.2.01.858.820 (đ). Chính điều này cũng phần nào phản ánh tyình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực sản xuất, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp có chiều hướng đi lên.
2.2.3.4 Tỷ suất tài trợ tài sản cố định
Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã dùng vốn chủ sở hữu để trang bị tài sản cố định với tỷ lệ như sau:
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ năm 2000 = ´ 100 = 237,04%
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ năm 2001 = ´ 100 = 254,64%
Xét trong 2 năm tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định tăng lên 17,6% chứng tỏ Xí nghiệp đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho tài sản cố định nhằm làm tăng năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Cụ thể trong năm 2001 tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng 203.237.422 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,29%; chi phí xây dựng cơ bản tăng 143.665.203 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 100%.
Nhận xét chung :Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ta có bảng sau:
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu
Năm 2000 (n1)
Năm 2001 (n2)
n2-n1
1. Hệ số nợ
89,52
86,78
-2,74
2. Tỷ suất tự tài trợ
10,48
13,22
+2,74
3.Tỷ suất đầu tư
4,43
5,2
+0,77
4.Tỷ suất tư tài trơ TSCĐ
237,04
254,64
+17,6
Nhìn vào bảng trên ta thấy cả 4 chỉ tiêu đều có dấu hiệu khả quan, các hệ số này cho thấy tình hình đầu tư của xí nghiệp đang có xu hướng tăng dần
-Thứ nhất xét riêng về hệ số nợ: hệ số nợ là chỉ tiêu biểu hiện khả năng cân đối vốn, nó được dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với chủ doanh nghiệp và nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân tích tài chính. Bởi lẽ các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thực hiện mức độ tin tưởng và sự đảm bảo cho các khoản nợ. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.
Mặt khác, bằng cánh tăng vốn thông qua vay nợ của các chủ doanh nghiệp các chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp . Hơn nữa, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận giành cho chủ sở hữu tăng đáng kể.
-Thứ hai hệ số nợ của xí nghệp dịch vụ khoa học kỹ thuật tương đối lớn, tuy răng con số này có giảm nhưng vẫn còn ở mức độ khá cao trong năm 2001. Đây là điều mà lãnh đạo Xí nghiệp cũng như các nhà quản lý tài chính cần xem xét cân đối nguồn vốn của mình,một mặt để thu hút các nhà đầu tư, mặt khác để tình hình tài chính của Xí nghiệp được vững vàng hơn trong thời gian tới.
Vậy xuất phát từ tình hình thực tế xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nên có chính sách thích hợp để cân đối vốn, tạo được một hệ số nợ thích hợp sao cho bản thân doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
2.2.4 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong xí nghiệp
Để phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp bộ phận quản trị tài chính tiến hành phân tích dựa vào các chỉ số hoạt động bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn kinh doanh dưới các dạng tài sản khác nhau.Một trong những hình thức biểu hiện tài sản của mỗi doanh nghiệp được rất nhiều nhà quản trị tài chính quan tâm đó là hàng tồn kho . Vì nó vừa phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh đồng thời cũng phản ánh chính sách tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
2.2.4.1 Đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho.
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán (hoặc doanh thu thuần) trong năm và giá trị hàng tồn kho bình quân.
Dựa vào số liệu của xí nghệp đó ta có:
-Giá vốn hàng bán năm 2000: 17.197.470.796 (đ)
-Giá vốn hàng bán năm 2001:23.199.641.610 (đ)
Hàng tồn kho năm 2000 = = 11.084.043.083.5 (đ)
Hàng tồn kho năm 2001 = = 15.792.902.724 (đ)
Vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2000 = = 1,55 vòng
Vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2001 = = 1,47 vòng
Chỉ tiêu này năm 2001 giảm 0,08 vòng là do hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2001 (tăng: 17.517.617.852- 14.068.067.596 =3.089.530.256 (đ)), còn giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý hay không hiệu quả trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của xí nghiệp. Xí nghiệp cần có biện pháp xử lý đúng đắn kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa số vòng quay hàng tồn kho bình quân.
Số ngày một vồng quay hàng tồn kho.
Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật cho thấy:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2000 = = 232.26 (ngày)
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2001 = = 244,89 (ngày)
Do số vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2001 giảm so với năm 2000 nên số vòng quay hàng tồn kho năm 2001 tăng so với năm 2000 là 12,63 ngày nguyên nhân chính là do năm 2001 hàng tồn kho tăng mạnh.
Vậy hàng tồn kho do đâu? Những nhân tố làm giảm tỷ trọng hàng tồn kho là gì? Bảng phân tích dưới đây sẽ làm rõ điều đó:
Biểu 7: phân tích BCTC về hàng tồn kho năm 2001
đơn vị: vnd
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh năm2001/2000
Số tiền
TT(%)
1.NL, VL tồn kho
9.240.000
0
-9.240.000
-100
2.Chi phí SXKDD
14.058.874.596
17.517.617.852
+3.458.770.256
+24,6
Cộng
14.068.087.596
17.517.617.852
+3.449.530.256
+24,52
Báo cáo tài chính cho thấy hàng tồn kho tăng với tỷ trọng 24,52% tương ưng với số tăng tuyệt đối là 3.449.530.256 (đ) chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 24,6% với con số tăng tuyệt đối là 3.458.770.256 (đ) còn nguyên liệu, vật liệu tồn kho giảm từ 9.240.000 (đ) về 0.Điều này chứng tỏ: Tỷ lệ hàng hoá tồn kho của xí nghiệp tăng cho thấy năng lực thi công các công trình của xí nghiệp tăng vì xí nghiệp đã có những biện pháp tích cực mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho công tác sản xuất , gia công các cột đIện đồng thời phục vụ cho công tác xây lắp các công trình thuỷ điện . Nhưng qua đó ta cũng nhận thấy tỷ lệ của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao lại bộc lộ những hạn chế trong việc đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình của xí nghiệp. Bên cạnh đó xí nghiệp đã có nhiều cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu. Việc tiết kiệm được số nguyên vật liệu này cũng phần nào góp phần hạ thấp tỷ lệ hàng tồn kho và giảm bớt phần nào số vốn lưu động bị ứ đọng do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao.
Như vậy, đánh giá chung về tình hình quản lý hàng tồn kho của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Xí nghiệp cần có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao số vòng quay hàng tồn kho và giảm bớt số ngày một vòng quay hàng tồn kho hơn nữa.
2.2.4.2 Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu.
Thực tế cho thấy các khoản phải thu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động của Xí nghiệp và tỷ trọng so với năm 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0165.doc