MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI
vào Hà Nội 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
2. Môi trường pháp lý 4
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 5
3. Cơ sở hạ tầng 6
3.1. Thuận lợi 6
3.2. Khó khăn 8
4. Những thuận lợi, khó khăn về nguồn nhân lực 8
4.1. Thuận lợi: 8
4.2. Khó khăn 9
Chương II:Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội trong
những năm qua 11
1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian qua 11
1.1. Quy mô vốn 11
1.2. Các hình thức thu hút FDI 15
1.3. Các lĩnh vực thu hút FDI 16
2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội 18
2.1. Thành tựu 18
2.2. Hạn chế: 22
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội
trong những năm tới 25
1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính 25
2. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng 28
3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 28
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 29
PHẦN KẾT 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2006, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ xung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD. Trong năm 2006, nguồn vồn FDI vào Hà Nội đứng thứ tư cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương) đạt con số khả quan: 194 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1,1 tỷ USD (cả vốn cấp mới và tăng vốn). Trong số đó, dự án cấp mới là 148 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 609,4 triệu USD, ở vị trí thứ 6 về thu hút mới, còn lại là dự án và vốn bổ xung. Trong đó, 3 dự án cấp mới có tổng vốn đầu tư lớn là: Khu Đô thị Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam 76 triệu USD, Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices 50 triệu USD. Như vậy năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố và thu hút trên 60.000 lao động. Theo thống kê của Phòng đầu tư nước ngoài - Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II năm 2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của công ty TNHH Berjaya – Handico 12 với tổng vồn là 50 triệu USD, dự án xây khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit với tổng vốn 80 triệu USD, dự án Tổ hợp khách sạn – thương mại – văn phòng – căn hộ công viên Thiên Niên Kỷ Keangnam Hà Nội với số vốn 500 triệu USD.
Cuối tháng 9 năm 2007, 26 dự án đã tăng thêm vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 188 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đã tăng 80% (236 so với 131 dự án) và tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128 triệu USD so với 801 triệu USD. Với những con số này, Hà Nội đã vượt 12% số dự án và 87% số vốn đầu tư so với mục tiêu hàng năm.
Với đà tăng trưởng như vậy, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Hà Nội đã thu hút được 72 dự án đầu tư nước ngoài cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 574,8 triệu USD trong đó có 67 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 542 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào thủ đô tăng gấp 2,6 lần. Trong số 67 dự án cấp mới, có một số dự án đầu tư lớn như: Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghệ sinh học Hà Nội 250 triệu USD (Ireleand), Công ty TNHH khách sạn 5 sao Hoa Sen 250 triệu USD, Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam 5 triệu USD. Trong 5 dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 32,8 triệu USD, cso 3 dựu án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power (tăng 15,6 triệu USD), Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prevoir Việt Nam (tăng 13 triệu USD), Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony (tăng 4 triệu USD). Ước tính cả năm 2008, Hà Nội sẽ thu hút được khoảng 300 dự án, với vốn đầu tư đăng ký từ 2 đến 3 tỷ USD, trong đó cấp mới 260 dự án với vốn đầu tư ước tính 1,5 đến 2,5 tỷ USD, bổ xung tăng vốn 40 dự án với khoảng 0,5 tỷ USD.
Bảng: Vốn FDI vào Hà Nội qua các năm 2004 – 3/2008
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số
Chia ra
Vốn cấp mới
Vốn tăng thêm
2004
106
290,5
140,4
149,6
2005
159
1562,7
2006
194
1120
609,4
510,6
2007
250
1500
1400
100
3/2008
72
574,8
542
32,8
Những dấu hiệu đáng mừng về hàng loạt dự án đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư vào tương lai hoạt động của Hà Nội. Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2007, một số dự án với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để cấp phép hoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội (liên doanh của Tổng công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản) với tổng số vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD), dự án Công Viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land (Malaysia), dự án Khu công nghệ cao … Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đầu thu hút vốn đầu tư trong năm 2007.
Hà nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước, do đó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI của nước ta.
Bảng: Vốn đầu tư vào một số địa phương trong 4 tháng đầu năm 2006 và 2007
STT
1/1-22/4/2006
1/1-22/4/2007
Tỉnh, thành
Vốn(triệu USD)
Tỉnh, thành
Vốn(triệu USD)
1
TP HCM
632
Vũng Tàu
694,6
2
Hà Nội
477,5
Huế
277,1
3
Vũng Tàu
310,9
Quảng Ngãi
260
4
Hải Dương
118,5
Bình Dương
239,7
5
Đồng Nai
73,1
TP HCM
208,2
Các dự án đầu tư vào Hà Nội tập trung vào những lĩnh vực: công nghiệp, công nghệ cao, viễn thông và bất động sản. Trong đó có các dự án lớn như: hợp tác kinh doanh mạng điện thoại CDMA có vốn đầu tư 656 triệu USD và xây dựng tòa nhà 65 tầng của Công ty TNHH Coralis Việt Nam có vốn đầu tư 114,6 triệu USD. Năm 2007, Hà Nội đã cấp phép cho 61 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn 245 triệu USD, vượt kế hoạch 22% và cấp điều chỉnh bổ xung tăng vốn cho 30 dự án đang hoạt động với 61,48 triệu USD. Doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế suất đạt 2,1 tỷ USD, mỗi năm tăng 24% và đóng góp gần 40 triệu USD cho ngân sách nhà nước. Dự kiến trong năm 2008 này, các khu công nghiệp và chế suất của Hà Nội thu hút 180 triệu USD. Sau đây là 10 dự án công nghiệp trọng điểm năm 2008:
Bảng: Các dự án đầu tư vào thành phố Hà Nội
Đơn vị: USD
Tên dự án
Sản phẩm
Vốn đầu tư
Chính sách ưu đãi
Xây dựng khu công nghệ phần mềm Hà nội tại Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc
Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc (55 ha)
70.000.000
Có
Xây dựng khu nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bằng phương pháp công nghệ cao
136 Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm, Hà Nội
50.000.000
Có
Xây dựng công viên nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội
Phủ Đồng và Trung Mầu (Gia Lâm)
50.000.000
Có
Xây dựng khu nông nghiệp sinh thái phía Tây thành phố Hà Nội
Phú Diễn, Từ Liêm
50.000.000
Có
Xây dựng khu nông nghiệp sinh thái Bắc Hà
Đông Anh
50.000.000
Có
Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao Tam Thiên Mẫu
Thuận Thành, Hà Bắc
50.000.000
Có
Xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái rừng Sóc Sơn
Sóc Sơn, Hà Nội
50.000.000
Có
Xây dựng khu công nghiệp CNTT tại khu công nghệ cao Nam Thăng Long
Khu Công nghệ cao Nam Thăng Long (30 ha)
30.000.000
Có
Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dương Quang, Gia Lâm (100 ha)
30.000.000
Có
Cum Công nghiệp thực phẩm Hapro
Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Có
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội
Tổng vốn FDI vào Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2008 lên tới 4,427 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 4,03 tỷ USD là số vốn đầu tư của 236 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới.
Một số dự án lớn tiêu biểu tại Hà Nội là dự án 1,8 tỷ USD của Công ty CP Viễn thông di động toàn cầu GTEL Mobile, dự án quy mô vốn 212 triệu USD của Công ty Dongriwon Development...
Tuy nhiên, trên thực tế, con số giải ngân mới đạt 8,1 tỷ USD. Mặc dù tăng mạnh so với giai đoạn trước nhưng Hà Nội không nằm trong top các địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Kể từ sau khi để mất vị trí dẫn đầu cho thành phố HCM từ năm 2006, Hà Nội liên tiếp tụt hạng trong bảng đánh giá thu hút FDI giữa các địa phương trong cả nước
Một vài nguyên nhân có thể dẫn ra là do thời gian này, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều dự án lớn, trong đó có dự án Intel với vốn đầu tư 605 triệu USD. Môi trường đầu tư của TP Hồ Chí Minh cũng được đánh giá là cải thiện rất nhiều so với năm 2005. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2006 (PCI 2006) mới công bố, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có bước tiến mạnh mẽ nhất từ vị trí 17 năm 2005 lến vị trí thứ 7 năm 2006. Nhiều chỉ số của TP Hồ Chí Minh đã được cải thiện và được đánh giá cao như: chi phí gia nhập thị trường, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đào tạo lao động...
Một số dự án quy mô khổng lồ vào cỡ 6 - 10 tỷ USD/dự án đã đưa các tỉnh miền Trung và miền Nam đứng đầu cả nước như Ninh Thuận đứng thứ nhất do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa Tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, kế đến là Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Yên, Kiên Giang, Đồng Nai.
1.2. Các hình thức thu hút FDI
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đa dạng, với các hình thức chủ yếu là: công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh và các hình thức khác. Trong đó hình thức công ty 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 50%, tiếp đến là công ty liên doanh và các hình thức khác.
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài;
Thành lập theo hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BTO, hợp đồng BOT, hợp đồng BT;
Đầu tư phát triển kinh doanh;
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
1.3. Các lĩnh vực thu hút FDI
Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới. Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Trong mấy tháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010. Một số các lĩnh vực Thành phố ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm: Phát triển các ngành công nghiệp điện tử-tin học-thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang, thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc-gia cầm; Phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; Đầu tư phát triển các khu đô thị mới Bắc sông Hồng; Phát triển trung tâm văn phòng-thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo-nghiên cứu-phát triển tại Bắc sông Hồng; Đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội,… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng khuyến khích các nhà đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống như dự án xây dựng Công Viên Yên Sở …
Theo thống kê của Sở Kế hoạch & Ðầu tư, trong số 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội, các nước châu Á có số vốn đầu tư lớn nhất. Chỉ riêng 3 nước: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chiếm tới hơn 61% tổng vốn ÐTNN đăng ký vào Hà Nội. Trong tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà ÐTNN, lĩnh vực xây dựng đô thị mới tuy chỉ chiếm 0,7% về số dự án nhưng chiếm tới 32,7% về số vốn đầu tư đăng ký, tiếp đến là các ngành bưu chính viễn thông, khách sạn. Bên cạnh đó, các dự án sản xuất trong các khu công nghiệp cũng đang phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, tạo việc làm. Tuy chỉ chiếm 17% cả về số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký nhưng đã đóng góp 91% kim ngạch xuát khẩu và tạo ra 38% tổng số việc làm trong khu vực đầu tư nước ngoài.
Cũng theo những số liệu thống kê này cho thấy, tổng vốn ÐTNN đăng ký cả giai đoạn từ 2001 đến nay tăng trung bình 74%/năm và đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tổng vốn ÐTNN thực hiện có thể sẽ vượt con số 1,1 tỷ USD. Với sự tăng trưởng mạnh của dòng vốn ÐTNN, kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng bình quân 5 năm gần đây gần 22%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên hơn 11 tỷ USD.
Bảng: Dự án đầu tư theo ngành nghề
Dự án đầu tư theo ngành nghề
Ngành nghề
Số dự án
Tổng vốn (USD)
PT đô thị - hạ tầng kỹ thuật
4
2.601.356.000
Khu công nghiệp
72
1.018.875.610
Bưu chính viễn thông
12
738.934.588
Văn phòng
24
596.328.756
Khách sạn
22
472.490.576
May mặc
22
367.667.036
Căn hộ
15
355.687.086
Vui chơi giải trí
13
303.607.358
Ô tô, xe máy
18
207.040.276
Tư vấn xây dựng
43
182.190.860
Văn xã
42
155.433.584
Ngân hàng
11
147.000.000
Dịch vụ công nghiệp
54
140.423.668
Cơ khí hóa chất
28
82.358.594
Vật liệu xây dựng
27
71.504.943
CN thực phẩm
17
62.165.670
Giao thông vận tải
12
35.534.493
Siêu thị, nhà hàng
4
34.420.383
Nông lâm
10
33.842.175
Công nghệ tin học
33
23.357.700
Điện, điện tử, điện lạnh
11
22.855.882
Mỹ nghệ, vàng bạc
16
19.988.000
BH-TV-TC-GĐ
13
9.130.500
2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội
2.1. Thành tựu
Tình hình thu hút FDI có nhiều bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội.
Trong những năm vừa qua, tình hình thu hút FDI của Hà Nội có nhiều bước phát triển nhanh chóng. Từ năm 1989 – 1996, thu hút FDI của Hà Nội có xu hướng tăng cao. Từ năm 1997 đến 2003, vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần từ 913 triệu USD (1997) xuống 100 triệu USD (2000), sau đó tăng nhưng vẫn còn thấp hơn năm 1997. Từ năm 2004 đến nay, dòng FDI vào Hà Nội tăng nhanh … Tổng cộng từ năm 1989 đến hết 31/3/2005, Hà Nội có 539 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 8,27 tỷ USD, trong đó hình thức liên doanh chiếm 56,1% với 212 đơn vị, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 39,3% với 302 đơn vị và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4,6% với 25 hợp đồng. Đỉnh cao nhất trong thu hút FDI là năm 1996 với vốn đăng ký đạt 2,641 tỷ USD và năm 1997 đạt cao nhất về vốn thực hiện với 913 triệu USD.
Hiện nay có tới hơn 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội, trong đó Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tổng cộng 60% tổng vốn FDI đăng ký vào Hà Nội. Năm 2004, các dự án FDI chiếm 21% tổng xuất khẩu Hà Nội, 35% giá trị sản xuất Công nghiệp, 12% GDP, 17% tổng đầu tư xã hội và tạo ra khoảng 45.000 việc làm. Năm 2004, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi là 29%, bị lỗ là 11%, còn lại hoạt động cầm chừng, hoà hoặc chưa rõ kết quả. Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm 16% tổng số dự án, 18% tổng vốn đăng ký, song đã chiếm tới 43% doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến thời điểm ngày 10/3/2005. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.937 triệu USD. Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố cũng tăng đáng kể từ năm 13% năm 2000 lên 31,8% năm 2005, 37,5% năm 2006 và ước đạt 38,8% năm 2007. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI là hệ thống điện xe ô tô, linh kiện máy ảnh, phần mền, ô tô, ti vi màu màn phẳng, xe máy, linh kiện…Các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. Một trong những mục tiêu chiến lược của việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 78 ngàn lao động và đến cuối năm 2007 ước gần 90 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực , trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đặc biệt, 9 tháng năm 2007, Hà Nội thu hút được 236 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1.128 triệu USD (chưa kể các kết quả thu hút FDI trong các khu công nghiệp và khu chế xuất do Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuẩt thành phố Hà Nội phụ trách), trong đó: cấp mới 210 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 940 triệu USD, bổ xung tăng vốn là 26 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 188 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2006, số dự án đã tăng 80% (236/131 dự án), số vốn đầu tư tăng 40% (1.128/801,24 triệu USD). So với kế hoạch định hướng cả năm 2007 đã giao theo quyết định 233/2006/QĐ – UB của UBND TP.Hà Nội( vốn đầu tư đăng ký 1300 triệu USD với 210 dự án, trong đó cấp mới là 800 triệu USD với 145 dự án, bổ xung tăng vốn là 500 triệu USD với 65 dự án; vốn đầu tư thực hiện 400 triệu USD; doanh thu 2.900 triệu USD), số dự án đã vượt kế hoạch cả năm là 12% (236/210), còn về tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 87% (1.128/1.300 triệu USD). Hiện một số dự án đầu tư lớn trên địa bàn Hà Nội đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư hợc tăng vốn trong các tháng cuối năm 2007, đầu 2008 như: Dự án Cổng Tây Hà Nội – LD của Vigracera với Nhật Bản (233 triệu USD), dự án Khách sạn 5 sao Keangnam – Hàn Quốc tăng vốn 300 triệu USD, công viên Yên Sở - Tập đoàn Gamuda, Malaysia (711 triệu USD), khu công nghệ cao sinh học – Pacific Land Limited Irland (1 tỷ USD). Có thể nói năm 2007, Hà Nội cũng như Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư nước ngoài (đứng thứ 6 thế giới về sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo xếp hạng của một cuộc nghiên cứu của Ấn Độ.
Lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng.
Các lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư nhất là các dự án đầu tư vào nhà đất, khách sạn cao cấp tăng nhanh. Với nhu cầu phòng khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang đổ vốn vào lĩnh vực này. Trong những tháng tiếp theo của năm 2007, nhiều dự án của các nhà đầu tư khách cũng đang chuẩn bị đổ vào Hà Nội. Đó là, Dự án cải tạo Công viên Yên Sở thành khu vui chơi giải trí hiện đại với khách sạn và trung tâm thương mại do Tập đoàn Gamuda Land (Maylaysia) làm chủ đầu tư, với số vốn đầu tư ban đầu dự kiến 1 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý nhất là dự án đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại vị trí X2 – Khu công viên văn hoá - thể thao Tây Nam Mễ Trì, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đầu tư với số vốn 500 triệu USD. Đây là vị trí giáp với Trung tâm Hội nghị Quốc gia, một trong những địa điểm hấp dẫn nhất của Hà Nội trong tương lai. Năm 2008, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý thêm 3 dự án khách sạn cao cấp cùng với các dự án khách sạn đẳng cấp thế giới mới được cấp phép.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, 3 dự án này là Khách sạn Marriot gần Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, do Công ty Bitexco làm chủ đầu tư; tổ hợp villa, văn phòng ở Đội Cấn, quận Ba Đình và dự án khách sạn, văn phòng ở Trấn Vũ, quận Tây Hồ của Tổng cục du lịch.
Sở Du lịch cũng cho biết thêm một số dự án lớn khác, Khách sạn Thượng Thanh ở Long Biên, Sân golf Tả Thanh Oai ở Thanh Trì và Sân golf Phù Đổng ở Gia Lâm.
Hơn nữa, trong xu thế sôi động của thị trường bất động sản hiện nay, thì việc hứa hẹn một hiệu quả đầu tư cao đang thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào thị trường béo bở này.
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Thông qua việc thu hút và triển khai sản xuất của các dự án ĐTNN, Hà Nội đã hình thành và khẳng định thương hiệu một số sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám, giá trị cao và góp phần xứng đáng vào kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Cũng qua những dự án ĐTNN, đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý đã trưởng thành hơn nhờ sự giao lưu học hỏi, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới.
Những kết quả nói trên là hiệu quả tất yếu và xuất hiện sau những chuyến đi xúc tiến đầu tư của UBND thành phố trong nhiều năm trước tại những khu vực trọng điểm như Anh, Hoa Kỳ, EU, Bắc Âu... với những danh mục cụ thể mời gọi đầu tư trên các lĩnh vực. Ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết, sau những động thái đó, các nhà đầu tư đã có những phản ứng rất tích cực, nhiều đoàn đã và xây dựng kế hoạch đến Hà Nội để tìm hiểu khả năng đầu tư cụ thể, đối tác đầu tư cũng ngày càng đa dạng hơn, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp thuộc các nước có tiềm năng kinh tế mạnh.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông thuận lợi thì Hà Nội còn là một điểm hấp dẫn FDI vì có những chính sách thông thoáng, cởi mở trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UB Về việc thành lập Tổ công tác đầu tư nước ngoài thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” trong quản lý Nhà nước với h oạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Tổ công tác gồm: đại diện các sở, ngành chức năng có liên quan đến đầu tư nước ngoài như: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc... Nhiệm vụ của Tổ công tác là trực tiếp kiểm tra hoặc báo cáo Chủ tịch UBND thành phố, Thường trực Thành ủy cho phép đầu tư đối với các dự án quy mô từ 20 triệu USD trở lên; giải quyết khó khăn vướng mắc cho dự án đầu tư nước ngoài; đôn đốc triển khai và giám sát thực hiện giải quyết các thủ tục đối với dự án đầu tư nước ngoài, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND thành phố.
Để làm tốt nhiệm vụ trên, các thành viên của tổ sẽ phối hợp làm việc, trực tiếp gặp, trao đổi và giải quyết những gì thuộc chức năng của từng Sở liên quan. Hôm 2/1/2007, Hà Nội bắt đầu triển khai cơ chế "một cửa liên thông" về thủ tục thành lập doanh nghiệp, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Công an Hà Nội và Cục Thuế Hà Nội kết hợp thực hiện. Các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chỉ việc gửi yêu cầu, giấy tờ vào “một cửa” và được hẹn trả lời bằng văn bản “một cửa”... tại Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư, số 17 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội.
Đây là một quyết định quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội, và cũng là bước khởi đầu đột phá trong công tác cải cách hành chính của thành phố ngay từ những ngày đầu năm 2007.
Các nhà đầu tư nước ngoài rất mong chờ quyết định trên của thành phố, coi đó là biện pháp tích cực để khơi dòng vốn nước ngoài “đổ” vào Hà Nội. Từ đầu năm 2006 đến nay Hà Nội đã cấp phép cho 71 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 518.489.000USD đứng thứ hai trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Hà Nội còn thu hút FDI bởi chế độ ưu đãi các nhà đầu tư ngày càng hấp dẫn. Hiện tại, thời gian cấp giấy phép đã được rút ngắn từ 60 xuống còn 25 ngày. Với các dự án khuyến khích thì phía đối tác chỉ mất 20 thay vì 45 ngày chờ đợi; trường hợp đặc biệt có thể được cấp trong 2-3 ngày. Thành phố sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục cấp phép với 5 tiêu chí thẩm định dự án, thay vì 26 tiêu chí như hiện nay.
Ngoài ra, một cơ chế miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập cũng sẽ được đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tập trung vốn. Bên cạnh đó, thành phố còn chủ động giải tỏa trước một số khu vực dự định đón đầu tư, sau đó mời các chủ dự án tham gia.
2.2. Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đáng mừng nêu trên thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn chưa tương xứng tiềm năng, vị thế của Hà Nội; và còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Hà Nội là địa phương đứng thứ 2 cả nước về kết quả thu hút FDI. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay dòng vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần (trừ năm 2001). Năm 1997 đạt 913 triệu USD, Năm 1998 đạt 673 triệu USD; năm 1999 đạt 345 triệu USD; năm 2002 đạt 55 triệu USD; năm 2003 đạt 52 triệu USD.
Nguyên nhân là tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, tiền tệ của các nước Châu Á, đặc biệt là các nước khu vực ASEAN. Luật Đầu tư nước ngoài mới sửa đổi làm cho các chủ đầu tư nước ngoài phải nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng hơn trong việc đầu tư vốn. Sự cạnh tranh và điều tiết của thị trường nội địa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam làm cho các chủ đầu tư nước ngoài phần nào mất cơ hội đầu tư và cân nhắc rất kỹ việc lựa chọn mục tiêu đầu tư, nhất là các lĩnh vực đầu tư đạt lợi nhuận cao như: khách sạn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9025.DOC