Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005

KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

I .Một số khái niệm

1/Khái niệm về lao động

2/Khái niệm về lực lượng lao động

3/Việc làm

4/Thất nghiệp

5/Kế hoạch việc làm

II.Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội

1/Vai trò của kế hoạch

2/Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

 

 

Phần II : Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005(từ năm 2001-2003)

I.Quan điểm của đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm

II. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm của kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam

1/Mục tiêu

2/Phương hướng

 

doc31 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, coi phát triển kinh tế là cơ sở, là phương tiện và tiền đề để thực hiện các chính sách xẫ hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước và chỉ làm việc trong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và Hợp tác xã trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, thì nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có nhận thức hoàn toàn mới: Cùng với Nhà nước, mỗi công dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức đều có thể và được phép tạo mở việc làm, được làm việc trong các thành phần kinh tế bao gồm mọi hình thức tổ chức kinh doanh từ các doanh nghiệp lớn đến các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong khu vực phi kết cấu. Nhà nước có định hướng rõ ràng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt đời sống xã hội trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phát huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. II. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm của kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam 1/Mục tiêu a.Mục tiêu cơ bản lâu dài :tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. b. Mục tiêu cụ thể : mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ làm việc,giải quyết việc làm mới cho 7,5 triệu lao động , giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5,4% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Đạt cơ cấu lao động nông nghiệp 56%, công nghệp và xây dựng 21%, dịch vụ 23% vào năm 2005. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% ( trong đó đào tạo nghề là 18,6% ) vào năm 2005. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội 45%/ năm. 2/Phương hướng 2.1. Thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng việc làm thu hút lao động với những nét đặc trưng chủ yếu sau: ở khu vực nông thôn: Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trìmh cấu trúc hạ tầng: cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ... khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê hương mình. Ngoài ra, khuyến khích phát triển các ngành nghề đặc biệt là những ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn. ở khu vực thành thị: Phát triển những ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh để hướng xuất khẩu, những ngành công nghiệp đòi hỏi phải sử dụng lao động có chất lượng chuyên môn cao. Tăng tỉ trọng của các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút ngày càng nhiều lao động. 2.2. Cải tiến và đổi mới cơ cấu đầu tư Sử dụng nguồn vốn đầu tư của khu vực Nhà nước theo hướng chủ yếu dành để xây dựng cấu trúc hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển vào các khu vực, các ngành kinh tế có khả năng tạo thêm được nhiều chỗ làm việc hơn, khả năng sinh lời và quay vòng vốn nhanh hơn. Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt ở nông thôn trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế 2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực kết hợp với đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại cởi mở, thông thoáng. Tập trung và đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, hình thành và phát triển các ngành nghề chế biến nhằm tăng quy mô, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu nhưng cần tập trung vào các sản phẩm có dung lượng lớn như: dệt may, giày dép, chế biến lương thực thực phẩm, gia công cơ khí điện tử... tìm kiếm và mở rộng thị trường đồng thời làm tốt các công tác đào tạo nghề để đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. III. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2003 Tổng số lao động có việc làm mới trong 2 năm 2001-2002 là 2,82 triệu người,đạt 101,4% kế hoạch,trong đó các chương trình phát triển kinh tế xã hội thu hút 2,064 triệu người(bằng 22,8%) Xuất khẩu lao động đạt 8,2 vạn người (bằng 3,9%)so với tổng số chỗ làm việc mới . Hệ thống các trung tâm dịch vụ làm hàng năm đã tư vấn nghề và tư vấn đào tạo cho 30 vạn lượt người ,đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho 10 vạn người ,giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 8 vạn người .Vốn vay giải quyết việc làm thông qua hệ thống kho bạc nhà nước đã vào nề nếp ,hàng năm doanh số cho vay từ 700 đến 800 tỷ đồng .Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dưới 7% vốn tồn đọng giảm đươi 8%,giảm dư nợ quá hạn từ 25% trong các năm 1999-2000 xuống còn 5% trong năm 2000 .Tỷ lệ các dự án rủi ro phải xoá nợ chỉ chiếm khoảng 0,5 trên tổng số vốn gốc .Nguồn quỹ dự phòng rủi ro sau khi bù đắp số vốn được xoá nợ đã dùng bổ sung vào quỹ cho vay trên 50 tỷ đồng . Theo cơ cấu ngành nông,lâm,ngư nghiệp thu hút được 1,735 triệu lao động,công nghiệp và xây dựng thu hút được 0,595 triệu lao động ,thương mại và dịch vụ thu hút được 25 vạn lao động (17,4%).Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị đã liên tục giảm từ 6,42%(năm 2000)xuống còn 6,28%(năm 2001)và 6,01%(năm 2002)tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 73,4%năm 2000 lên 74,3% năm 2001 và lên 75% năm 2002 Tính trong quý I năm 2003 việc làm trong nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch nên số lao động được giải quyết việc làm trong quý I ước đạt 270 ngàn ,bằng 18% kế hoạch năm Bảng 1 Bảng cơ cấu lao động Năm 2001 2002 Nông,lâm ,ng nghiệp 62,76 60.67 Công nghiệp,Xây dựng 15,13 24,20 Thơng mại,Dịch vụ 22,11 15,13 Tổng 100 100 Bảng 2 Năm 2001 2002 Tỷ lệ thất nghiệp TT 6,28% 6,01% Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐNT 74,3% 75% Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 2001 2002 Số người không có trình độ CMKT 32756792 32695059 Số người trình độ sơ cấp học ngề 6733012 8021670 Số công nhân kỹ thuật có bằng 4643446 5128149 Tổng 39489808 40716856 Nhận xét: Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn còn cao Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp IV.Đánh giá chung tình hình gải quyết việc làm trong 3 năm 2001-2003 1/Nhân tố tác động đến việc làm Để có được những thành tựu trên ,có nhiều nhân tố tác động nhưng nổi bật là những nhân tố sau đây Thứ nhất, trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm của người lao động được thay đổi cơ bản về nhận thức và quá trình thực hiện. Từ chỗ người lao động thụ động trông chờ vào sự sắp xếp việc làm của nhà nước đã chuyển sang người lao động chủ động tích cực tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội. Thông qua việc đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà nước tập trung xây dựng và ban hành pháp luật, cơ chế chính sách về lao động, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm... Nhờ vậy toàn xã hội đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển nhất là nguồn vốn trong nước, góp phần đắc lực trong việc giải quyết việc làm. Thứ hai: Các bộ,ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu ,hòan thiện cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chương trình vịêc làm giai đoạn 2001-2005 Thứ ba, do đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, những chính sách, chế độ đối với người lao động sau khi về nước được giải quyết chu đáo, chi trả nợ cấp thôi việc, đồng thời tạo ra được hành lang pháp lý rộng rãi và an toàn cho doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu lao động. 2/ Những thành tựu giải quyết việc làm đối với tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống a. Đối với tăng trưởng kinh tế Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lao động ,trình độ chuyên môn ,sức khoẻ người lao động và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố khác như đã trình bày ở trên.Trong 3 năm qua mức tiền công tiền lương của người lao động được cải thiện rõ rệt ,khả năng tiêu dùng của người dân tăng một cách đáng kể ,góp phần vào sự gia tăng GDP b.Việc làm và nâng cao đời sống Trong 3 năm qua giải quyết việc làm cho người lao động đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,ổn định xã hội một cách rõ rệt.Đã từng bứoc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm ngèo,số hộ khá giả tăng lên đáng kể,đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được chú trọng quan tâm hơn ,các lễ hội truyền thống của nhân dân được khôi phục đáng kể 3/Hạn chế và nguyên nhân a.hạn chế +cơ cấu lao động chuyển dịch chậm :theo nhóm ngành kinh tế ta có: (triệu người) Tỷ trọng Nhóm ngành 2001-2002 2001-2002 nông ,lâm ,ngư nghiệp 1,735 61,5% xây dựng,công nghiệp 0,595 21,2% dịch vụ 0,250 17,4% Tổng 2,82 100% +tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn còn cao,nhất là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Năm 2000 2001 2002 Tỷ lệ TNTT 6,42% 6,28% 6,01% +Thời gian lao động ở nông thôn ,nông nghiệp tăng rất chậm ,đặc biệt ở những địa bàn chuyển đổi mạnh đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong các năm tới. +lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp + thể chế chính sách về lao động còn nhiều bất cập,chương trình việc làm theo các dự án triển khai còn chậm từ khâu phân bổ vố vay đến khâu giải ngân. +nhu cầu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội,phần đông người đến tuổi lao động đều mong muốn có việc làm nhưng khả năng thực tế chưa đáp ứng được b. Nguyên nhân +do tốc độ gia tăng nguồn lao động còn cao trong khi khả năng thu hút lao động chưa đáp ứng đủ nên xảy ra tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm. + nhà nước chưa có biện pháp quản lý tốt hiện tượng di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn nên qui mô và tốc độ di dân ngày càng tăng +xuất khẩu lao động gặp khó khăn do tác động của dịch SARS ,mặt khác chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường,một số doanh nghiệp xuất khẩu không chấp hành đúng các quy định của pháp luật vì vậy các tiêu cực vẫn xảy ra ,dư luận xã hội tiếp tục có ý kiến gay gắt đòi hỏi nhà nước phải xử lý. +Sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và toàn diện , ở nông thôn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển ,cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm ...vì vậy số lao động thu hút chưa nhiều.ở thành thị tuy cơ chế chính sách của nhà nước có nhiếu đổi mới song sản xuất công nghiệp thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ do khó khăn về vốn,mặt bằng sản xuất kinh doanh ,khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế ...Vì vậy số lao động được thu hút chưa nhiều . +số người tham gia xuất khẩu lao động chưa nhiều ,tuy số lao động xuất khẩu lao động hàng năm đã tăng song so với nhu cầu của đất nước nói chung ,của người lao động nói riêng vẫn chưa đáp ứng .Điều đó là do chất lượng lao động tham gia chưa đảm bảo ,công tác nghiên cứu khai thác thị trường ,công tác tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài còn lúng túng ... +Nhu cầu tìm chỗ làm việc có thu nhập cao đã xuất hiện ,một số nghề lương thấp ,thời gian làm việc căng thẳng đã không hấp dẫn người lao động như ngành may mặc ,chế biến da dày làm cho các ngành này thiếu lao động trầm trọng +Hoạt động của quỹ hỗ trợ việc làm có hiệu quả nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của dân. +Các hoạt động phát triển thị trường lao động ở Việt Nam mới ra đời ,hỗ trợ từ ngân sách còn hết sức khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển thị trường lao động . +Kinh phí hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn ,gới thiệu việc làm được phân bổ theo ngân sách dành cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm nhưng không phải tất cả các địa phương đã dành nguồn vốn này cho hoạt động dịch vụ việc làm(Các địa phương chỉ nới phân bổ lại cho các trung tâm dịch vụ việc làm khoảng 60% so với nguồn kế hoạch) Phần III :Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 của kế hoạch 5 năm 2001-2005 I.Cơ hội và thách thức 1/cơ hội 2/ thách thức II Nhiệm vụ và mục tiêu giải quyết việc làm trong thời kỳ 2004-2005 1/ Mục tiêu +giải quyết việc làm cho 3,18 triệu lao động trong đó tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội là 2,35 triệu ,qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 0,7 triệu và xuất khẩu lao động 13 vạn người. + giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5,4% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 + Nâng tỷ lệ qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào năm 2005 2/ Dự báo khả năng thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm từ năm 2004-2005 + lực lượng lao động cần có công ăn việc làm tiếp tục tăng khoảng 2,9% hàng năm + ước tính trong thời gian tới số lao động có thể giải quyết được việc làm khoảng 3,18-4,1 triệu người trong đó số lao động mới được sắp xếp việc làm khoảng 2,4-2,6 triệu người ,giải quyết cho số thất nghiệp khoảng 0,5 triệu người và cho số lao động dôi dư khoảng 0,3 triệu người .Việc nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 77% năm 2004 lên 80% năm 2005 tương ứng với yêu cầu phải tạo việc làm mới cho khoảng 0,7 triệu người +tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn sẽ tăng lên rất ít trong năm 2003 ,có xu hướng không tăng hoặc giảm trong thời gian tới do tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và ngoài nước tăng chậm ,các sản phẩm nông nghiệp của ta chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của người tiêu dùng nên dự kiến tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn sẽ giao động ở mức 75-76% vào những năm 2004-2005 + tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị năm 2003 vẫn diễn biến phức tạp ,sẽ giao động ở mức không thấp hơn 6%.ở một số đô thị lớn và các khu công nghiệp trung tâm (trừ thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp Vũng Tầu) Tỷ lệ thất nghiệp vẫn khá cao (trên 8%) vào các năm 2004-2005. Từ dự báo trên cho thấy có thể đạt được các mục tiêu đề ra thì phải thực hiện tốt những giải pháp lao động việc làm. III.Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 Để giải quyết việc làm tốt cần quán triệt các quan điểm sau : giải quyết việc làm là nhiệm vụ chung của toàn xã hội giải quyết việc làm có trọng tâm trọng điểm Đa dạng hóa các loại hình việc làm và chú ý việc làm tại chỗ,nhất là trong nông nghiệp,nông thôn Các giải pháp tạo việc làm phải đồng bộ toàn diện song cần có các bước tính đột phá tùy từng địa phương Từ đó có các giải pháp sau: 1/Các giải pháp chung 1.1Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm Đây là giải pháp cơ bản quan trọng nhất quyết định việc tăng giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Khu vực nông thôn a . Thay đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng đồng bằng nông thôn nơi tập trung phần lớn lao động của cả nước, nơi có tỷ lệ thất nghệp cao thì cây lúa vẫn là chủ đạo trong cơ cấu cây trồng. Vì thế, lao động nông thôn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa hơn khi việc canh tác lúa và cây trồng hoa màu đòi hỏi ít lao động thủ công do hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất, trình độ cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hoàn chỉnh. Chính vì thế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tốt. Cơ cấu cây trồng cần chuyển đổi theo hướng phục hồi những cây trồng truyền thống phù hợp với điều kiện dất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng. Phục hồi, bổ sung những cây trồng đòi hỏi nhiều lao động thủ công là cơ sở nguyên liệu cho việc phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống. Ngoài ra chúng ta cần thực hiện thâm canh, chuyên môn hoá những cây trồng mũi nhọn. Bởi vì trong hoàn cảnh dư thừa lao động, ngành nghề tạm thời chưa phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế...biện pháp này ít nhiều đóng góp cho việc nâng cao tỷ suất sử dụng lao động ở nông thôn. b. Phát triển ngành nghề Trong “những quan điểm chỉ đạo phát triển ngành nghề ở nông thôn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nêu: Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Đây là hai ngành kinh tế mà trong quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ về nguyên liệu, lao động, thị trường và môi trường. Phát triển ngành nghề nông thôn phải chú ý phát triển các ngành nghề mới, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp thành thị, với thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp hài hoà nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn công nghệ, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến thủ công, cơ khí nhỏ trong nhiều loại hình doanh nghiệp. Khôi phục, tái tạo và phát triển ngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều nguồn việc cho khu vực nông thôn. Các ngành nghề trong nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, ngành cơ khí , xây dựng và vật liệu xây dựng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất,các nghề thủ công truyền thống...Làng Đông Kỵ (Tiên Sơn – Bắc Ninh) với 3.600 lao động đã tạo ra giá trị sản lượng từ các mặt hàng mỹ nghệ 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Làng gốm sứ Bát Tràng có 1.172 hộ gia đình làm nghề với hơn 800 lò gốm, hàng năm đã sản xuất ra trên 50 triệu sản phẩm các loại và không chỉ tạo đủ việc làm cho lao động địa phương mà hàng ngày còn thu hút từ 1.500 đến 2.000 người từ nơi khác đến làm việc. Hiện nay cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, chúng ta có thể phát triển qui mô sản xuất, đổi mới sản phẩm, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có tính chiến lược. Để phát triển ngành nghề một cách vững chắc, có hiệu quả cần phải tạo vốn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nghề. Đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp với năng lực về vốn, trình độ sử dụng lao động. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động lành nghề, đảm bảo đội ngũ kế thừa có những kỹ năng nghề nghiệp truyền thống và nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp của một nền sản xuất hiện đại. Tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm làng nghề. c. Phát triển hình thức kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là hình thức sản xuất một mặt có tác dụng phát triển nông nghiệp, mặt khác góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, để khuyến khích phát triển hình thức kinh tế trang trại cần tập trung vào một số biện pháp: Thứ nhất, phát triển kinh tế trang trại vừa phải đảm bảo cho trang trại phát triển, vừa phải đảm bảo không để tích tụ đất đai qúa lớn dẫn đến bóc lột địa tô, vừa đảm bảo cho người lao động nông nghiệp có đất để sản xuất và sinh sống. Thứ hai, từng bước hình thành và phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn để giải quyết việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Đào tạo ngành nghề cho người lao động ở nông thôn mà nòng cốt chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã huyện gồm cả quản lý hành chính kinh tế và kỹ thuật. d. Phát triển các chương trình chương trình trồng 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010 có khả năng thu hút lượng lao động khá lớn, cần sửa đổi, bổ sung chính sách để đồng bộ hoá các cơ chế, chính sách phát triển nghề rừng, khuyến khích khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu để người trồng rừng ổn định cuộc sống. Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình 773 về khai thác các vùng đất còn hoang hoá, bãi bồi ven biển, ven sông vừa phân bố lại dân cư vừa tạo việc làm cho nhân dân. 1.1.2. Khu vực thành thị a. Phát triển doanh nghiệp quy mô lớn, khu công nghiệp Phát triển khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao như khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai), Sài đồng (Gia Lâm), Bình Dương...để tạo ra những việc làm có giá trị kinh tế cao, giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị . Khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai) mỗi năm giải quyết được 55.000- 60.000 chỗ làm việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4% năm 2000 xuống còn 3% trong năm 2001. Ngoài ra, chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm. Phát triển ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động phù hợp với đặc điểm lao động thành thị. Trong đó, phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là điều cần quan tâm. Coi gia công xuất khẩu là quốc sách, đa dạng hoá các mặt hàng trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, giày da, gốm sứ, xe máy...Mở rộng thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường Châu á -Thái Bình Dương. b. tập trung vào công tác xây dựng cơ bản Xây dựng các công trình về giao thông, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, vui chơi giải trí...làm tăng cầu lao động. Theo ý kiến của các nhà chuyên gia kinh tế cho là nên sử dụng nhiều lao động thủ công ở một số khâu trong xây dựng cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm đã xây dựng mới 1.200 km và nâng cấp 3.790 km đường quốc lộ; mở rộng và hiện đại hoá một số cảng biển quan trọng: Hải Phòng, Sài Gòn, Cửa Lò...đến năm 2000 cả nước có 100% số tỉnh huyện có điện và 80% xã phường trên toàn quốc có điện. Để tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nhà nước phải ưu tiên ngân sách cho những nơi có điều kiện khó khăn về giao thông, trường lớp, trạm y tế. Bởi vậy, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng vừa làm phát triển kết cấu hạ tầng xã hội vừa là biện pháp giải quyết việc làm. c. Xây dựng các công trình trọng điểm Trong thời gian sắp tới cần xây dựng các công trình trọng điểm như cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La, dự tính trong 5 năm phải hoàn thành; đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất- Chu Lai. Những công trình trọng điểm này được triển khai xây dựng sẽ góp phần tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động và chất lượng người lao động cũng được nâng cao. 1.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề chính sách 1.2.1. Chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình Trước sức ép của sự gia tăng về dân số quá nhanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết 04/NQ-TƯ năm 1993 về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nghị quyết nêu rõ quan điểm cơ bản của Đảng về dân số và kế hoạch hoá gia đình đưa ra mục tiêu giải quyết cụ thể. Qua 5 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ tăng dân số từ 3,01% năm 1990 giảm xuống còn 2,19% năm 1997 và còn 1.8% năm 2001. Chứng tỏ rằng Nghị Quyết Trung ương IVđã thực sự đi vào cuộc sống, những quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là hết sức đúng đắn. Trong thời kỳ kế hoạch 2001-2005, chúng ta cần tiếp tục thực hiện chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình, xây dựng, củng cố và kiện toàn bộ máy công tác dân số kế hoạch hoá gia đình từ trung ương đến địa phương. Tuyên truyền, giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng, panô khẩu hiệu. Mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Căn cứ vào chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đồng thời xuất phát từ yêu cầu công tác kế hoạch hoá gia đình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước mà đại hội Đảng IX đã đề ra, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh chiến lược dân số đến năm 2005 nhằm đạt được mục tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số mức 1,2%. Đạt được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm ở nước ta. 1.2.2. Xuất khẩu lao động và chuyên gia “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV234.doc
Tài liệu liên quan