Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện và khả năng thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Nội dung

I. Lý luận chung 2

1. Khái niệm chung 2

1.1. Ngân sách 2

1.2. Kế hoạch ngân sách Nhà nước 3

2. Nội dung ( nhiệm vụ ) chủ yếu của ngân sách 4

II. Kế hoạch ngân sách năm 2007 5

1.Mục tiêu tổng quảt của ngân sách Nhà nước năm 2007 5

2. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân sách Nhà nước năm 2007 5

3. Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 7

3.1. Dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước 7

3.2. Dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước 8

3.3. Bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn bù đắp 12

III. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007 13

1. Đánh giá thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 13

2. Đánh giá chi ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 16

3. Cân đối ngân sách 9 tháng đầu năm 2007 19

4. Giải pháp thực hiện kế hoạch ngân sách những tháng còn lại năm 2007 22

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 27

Mục lục 28

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện và khả năng thực hiện kế hoạch ngân sách 9 tháng đầu năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết với các nước thành viên WTO…; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và trốn thuế. - Thu từ dầu thô: 71,700 tỷ đồng, bằng 89.5% so ước thực hiện 2006, chiếm 25.4%. Xác định trên dự kiến sản lượng khai thác và thanh toán 17.5 triệu tấn, giá bình quân 475.7 USD/tấn - tương đương 62 USD/thùng. - Thu viện trợ không hoàn lại: 3,000 tỷ đồng, bằng 82.9% so với ước thực hiện 2006. *Về quy mô thu: Có 7 tỉnh, thành phố dự toán thu Ngân sách Nhà nước trên 5,000 tỷ đồng (so 2006 thêm Quảng Ninh); 4 tỉnh, thành phố thu 3,000 – 5,000 tỷ đồng; 22 tỉnh, thành phố thu 1,000 – 3,000 tỷ đồng (thêm 10 tỉnh, thành phố so 2006, gồm: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang); 15 tỉnh thu 500 - 1,000 tỷ đồng (giảm 4 tỉnh so 2006); chỉ còn 16 tỉnh thu dưới 500 tỷ đồng (giảm 6 tỉnh so 2006), trong đó vẫn còn 2 tỉnh thu dưới 100 tỷ đồng (Bắc Kạn và Lai Châu). 3.2 Dự toán chi cân đối Ngân sách Nhà nước: * Dự toán chi cân đối Ngân sách Nhà nước 2007 là 357,400 tỷ đồng, tăng 21.7% so dự toán 2006. * Cơ cấu chi: - Chi đầu tư phát triển: Dự toán năm 2007 bố trí 99,450 tỷ đồng, tăng 27.5% so dự toán 2006(3) So sánh đã loại trừ chi đầu tư phát triển từ nguồn thu XSKT năm 2006 , chiếm 27.8% tổng chi. Để tăng nguồn lực đầu tư phát triển, dự kiến phát hành khoảng 22,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện đầu tư các công trình, dự án quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Với mức bố trí như trên, tổng chi đầu tư phát triển là 121.450 tỷ đồng, chiếm 32% tổng chi Ngân sách Nhà nước và bằng 10.7% GDP, chiếm 26.8% tổng chi đầu tư toàn xã hội. - Chi trả nợ, viện trợ: 49,160 tỷ đồng, tăng 20.5% so dự toán 2006, chiếm 13.8% tổng chi, đảm bảo trả đủ các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn. - Chi phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: 174,550 tỷ đồng, tăng 9.5% so dự toán 2006(4) So sánh đã bao gồm dự toán chi cải cách tiền lương theo mức tiền lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng và chi phí quản lý thu của ngành thuế, hải quan năm 2006. , chiếm 48.8% tổng chi; kể cả dự kiến chi cải cách tiền lương (24,600 tỷ đồng) là 199,150 tỷ đồng, chiếm 55.7% tổng chi (dự toán 2006 là 54.6%). Trong đó, bố trí cho các lĩnh vực chủ yếu như sau: + Chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề: 66,770 tỷ đồng, tăng 21.8% so dự toán 2006, đạt 20% tổng Ngân sách Nhà nước. Trong đó chi đầu tư phát triển 11,530 tỷ đồng, chi sự nghiệp 47,280 tỷ đồng, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ quan trọng (như: củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở …). + Chi lĩnh vực y tế: 22,210 tỷ đồng, tăng 30.8% so dự toán 2006. Trong đó chi đầu tư phát triển 6,050 tỷ đồng, chi sự nghiệp y tế 14,660 tỷ đồng tăng 22.6% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí chi phòng bệnh, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế; điều chỉnh nâng mức bố trí kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 90,000 đồng lên 108,000 đồng/trẻ em/năm để đảm bảo khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng mức kinh phí mua thẻ bảo hiểm cho người nghèo từ 60,000 đồng lên 80,000 đồng/người/năm … + Chi lĩnh vực khoa học và công nghệ: 7.150 tỷ đồng tăng 20,8% so dự toán 2006, đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó chi đầu tư phát triển 2.730 tỷ đồng, chi sự nghiệp khoa học công nghệ 3.580 tỷ đồng. Tập trung đầu tư hoàn thiện 5/6 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (hết 2006 dự kiến hoàn thành 11/17 Phòng), các khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm; đảm bảo thực hiện các chương trình,dự án khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, quy mô lớn; chi hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ … + Chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: 5,436 tỷ đồng, tăng 20.9% so dự toán 2006, đạt 1.5% tổng chi. Trong đó chi đầu tư phát triển 2,665 tỷ đồng, chi sự nghiệp văn hoá thông tin 2,250 tỷ đồng. Đảm bảo tăng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia văn hoá thông tin để tiếp tục thực hiện tu bổ và tôn tạo các di tích; kinh phí mua bản quyền thực hiện công ước Bern; kinh phí phát triển các sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin … + Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn: 1,310 tỷ đồng, tăng 24.9% so dự toán 2006. Ưu tiên kinh phí thực hiện tăng thời lượng, chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình của các đài Trung ương và địa phương; tăng cường công tác phát thanh, thông tin đối ngoại; tăng cường công tác tuyên truyền đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... + Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 820 tỷ đồng, tăng 15.7% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí hoạt động thể dục thể thao; chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên; phát triển thể thao thành tích cao, thể thao phong trào ở địa phương; kinh phí tham dự Seagames, Paragames ở Thái Lan; IndoorGames ở Ma Cao; kinh phí bảo dưỡng công trình thể dục thể thao, hoạt động thường xuyên theo quy định … + Chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 26,800 tỷ đồng, đảm bảo kinh phí chi lương hưu, trợ cấp; kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, ma tuý, tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới; chi công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ … + Chi sự nghiệp kinh tế: 12,830 tỷ đồng, tăng 39.4% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí chi cho các nhiệm vụ, dự án (như: ổn định quy hoạch lại dân cư; định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư; hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm, long móng gia súc; quản lý và bảo vệ rừng; thực hiện tăng cường xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng quan trọng …). + Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 3,500 tỷ đồng, tăng 20.7% so dự toán 2006 và chiếm trên 1% tổng chi. Đảm bảo kinh phí triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo quy định cho hoạt động bảo vệ môi trường. + Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: 24,800 tỷ đồng, tăng 14.8% so dự toán 2006. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính theo quy định. - Chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư: 500 tỷ đồng. - Chi thực hiện cải cách tiền lương: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện chi trả tiền lương mới năm 2007 là 27,784 tỷ đồng để thực hiện mức lương tối thiểu 450,000 đồng/người/tháng, điều chỉnh các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công theo mức sống trung bình xã hội (mức chuẩn) từ 355,000 đồng lên 460,000 đồng, thực hiện từ 01/01/2007. Trong đó: - Bố trí từ Ngân sách Nhà nước : 24,600 tỷ đồng - Dự kiến sử dụng 3,184 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương), 40% số thu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được để lại theo chế độ (riêng lĩnh vực y tế là 35%). - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 100 tỷ đồng. - Dự phòng ngân sách: Bố trí 9,040 tỷ đồng, bằng 2.5% tổng chi (trong đó dự phòng ngân sách địa phương là 4,050 tỷ đồng, bằng 3.2% tổng chi ngân sách địa phương ; dự phòng ngân sách trung ương 4,990 tỷ đồng, bằng 2.2% tổng chi ngân sách trung ương), để phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh trong năm, đồng thời dự phòng bù lỗ các mặt hàng dầu cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng dầu. - Cân đối ngân sách địa phương 2007 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương): + Tổng số chi ngân sách địa phương tăng 18.4% so dự toán 2006, ưu tăng chi hợp lý với các địa phương: khu vực miền núi phía Bắc tăng 24.1%; khu vực Tây Nguyên tăng 19.9% ; khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng 20.2%; khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tăng 19.5%;... Nếu kể cả chi đầu tư các cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế từ nguồn thu xổ số kiến thiết thì: khu vực miền núi phía Bắc tăng 24.1%; khu vực Tây Nguyên tăng 20.6%; khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng 26.8%; khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tăng 19.8%;... + Có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giữa NSTW và NSĐP: Hà Nội 31%; Hải Phòng 90%; Quảng Ninh 76%; Vĩnh Phúc 67%; Đà Nẵng 90%; Khánh Hòa 53%; TP.Hồ Chí Minh 26%; Đồng Nai 45%; Bình Dương 40%; Bà rịa – Vũng tàu 46%; Cần Thơ 96%; giảm 4 tỉnh so với thời kỳ 2004 – 2006 (Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long chủ yếu là do không cân đối nguồn thu xổ số kiến thiết và các chế độ chính sách tăng thêm). Có 53/64 tỉnh, thành phố nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương là 39,849 tỷ đồng, tăng 17,486 tỷ đồng so với số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương giai đoạn 2004 - 2006. 3.3  Bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp - Bội chi năm 2007: 56,500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. - Nguồn bù đắp bội chi: Vay trong nước 43,000 tỷ đồng và vay nước ngoài 13,500 tỷ đồng. Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 như trên, đến 31/12/2007 dư nợ Chính phủ bằng 37.3% GDP; dư nợ quốc gia bằng 31.2% GDP ở mức đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 1. Đánh giá thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2007  Trong năm 9 tháng đầu năm 2007 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8.5%) tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23.4% GDP. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục được duy trì ở mức an toàn. Công tác thu có tiến bộ nên tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước tính tăng 18.4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 72.4% dự toán cả năm. Nhìn chung bằng nhiều biện pháp, trong thời gian qua cơ cấu thu ngân ngân sách Nhà nước đã đạt được những chuyền biến tích cực, thu từ thuế và phí đã đảm bảo thu cho chi thường xuyên, còn để dành ra một phần cho tích luỹ đầu tư phát triển và trả nợ. Kết quả này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, từng bước phát huy được vai trò của NSNN với tư cách là phương tiện và công cụ để Nhà nước thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 9 Tháng Dự toán %TH Thu nội địa 112,788 151,800 74.3% XNK 43,711 55400 78.9% Viện trợ 2,811 3,000 93.7% Dầu thô 44,884 71,700 62.6% Tổng thu 204,194 281,900 72.43% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê Thu nội địa: Thực hiện 9 tháng ước đạt 112,788 (KH là 151,800) tỷ đồng bằng 74.3% dự toán và tăng 28.1% so với cùng kỳ năm 2006. - Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh: Thực hiện tháng 9 đạt 22,162 tỷ đồng bằng 80.1% dự toán (KH 27,667 tỷ đồng), tăng 30.3% so với cùng kỳ năm 2006, đứng đầu về tiến độ thực hiện dự toán và có mức tăng trưởng cao nhất trong các khoản thu trực tiếp từ sản xuất - kinh doanh. - Thu từ kinh tế quốc doanh: ước đạt 68.1% dự toán, tăng 21.7% so với cùng kỳ năm 2006 do nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng do doanh nghiệp nhà nước sản xuất duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Một số ngành kinh tế có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước (ngân hàng, rượu bia, thuốc lá...) có bước tăng trưởng khá về giá trị sản xuất - kinh doanh và chất lượng dịch vụ, qua đó tạo nguồn tăng thu cho ngân sách nhà nước.... - Riêng đối với số thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm 2007, song khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại có tiến độ thu nộp ngân sách nhà nước còn thấp (ước đạt 65.2% dự toán). Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy vẫn còn khó khăn; thị trường xe ô tô mặc dù đang có dấu hiệu phục hồi nhưng sức tiêu thụ của dòng xe 4 chỗ chậm, một số mẫu mã phải tạm ngưng sản xuất; thị trường xe máy phải cạnh tranh với xe nhập khẩu giá rẻ, giá bán bình quân đã giảm 1.3 triệu đồng/chiếc so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành bia rượu, nước giải khát do phải cạnh tranh gay gắt nên thị trường bị thu hẹp, doanh số giảm. Thu về dầu thô: Thực hiện 9 tháng ước 44,884 tỷ đồng (KH 71,700 tỷ đồng), bằng 62.6% dự toán, giảm 14.9% so với cùng kỳ năm 2006, do sản lượng và giá dầu thô thanh toán đạt thấp, trong đó: - Sản lượng thanh toán 9 tháng ước đạt 7.7 triệu tấn, bằng 44% sản lượng kế hoạch, giảm 1.1 triệu tấn so với cùng kỳ, do trữ lượng dầu của các mỏ lớn như Bạch Hổ, Rạng Đông đang trong quá trình suy giảm (theo sơ đồ kỹ thuật thì sản lượng dầu thô khai thác hàng năm giảm từ 13% - 20%), trong khi một số mỏ phát hiện mới chưa thể đưa vào khai thác thương mại. - Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong 9 tháng đầu năm 2007 diễn biến rất thất thường, biên độ dao động khá lớn. Đối với dầu thô Việt Nam, giá thanh toán bình quân 9 tháng ở mức 467.8 USD/tấn (61 USD/thùng), thấp hơn 7.67 USD/tấn (1USD/thùng) so với giá xây dựng dự toán, xấp xỉ mức cùng kỳ năm 2006. Thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu: thực hiện 9 tháng ước đạt 43,711 tỷ đồng, bằng 78.9% dự toán (KH 55,400 tỷ đồng), tăng 27.1% so với cùng kỳ năm 2006. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế. Có những khoản thu đạt tỉ lệ thấp so với dự toán cả năm: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 68.1 % dự toán cả năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 65.2%; thu phí xăng dầu đạt 67.8%. Đáng chú ý là thu từ dầu thô chiếm 25.4 % tổng dự toán thu NSNN năm 2007 nhưng 9 tháng chỉ đạt 62.6 % kế hoạch đề ra và giảm 14.9 % so với cùng kì năm trước do sản lượng dầu thô khai thác sụt giảm và không đạt kế hoạch đề ra. Trong cơ cấu thu thuế trực thu chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 30% tổng thu NSNN. Trong đó thuế TNDN chiếm khoảng 24 - 24% tổng thu ngân sách, thuế thu nhập cá nhân thấp khoảng 2% tổng thu ngân sách. Trong khi đó ở các nước có cùng trình độ phát triển thì tỉ lệ này cao hơn vì vậy tạo gánh nặng đối vói khu vực doanh nghiệp cao. Trong thuế gián thu tỉ trọng thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm khoảng 35.7% tổng thu ngân sách, vẫn còn thấp so với các nước khác (trung bình khoảng 45%) thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao khoảng 15% tổng thu ngân sách (các nước khác chiếm khoảng 5 - 10 %). Thuế đất đai chiếm tỉ trọng không đáng kể, do hiệu quả thu còn thấp. Nợ đọng thuế có xu hướng tăng khoảng 4,000 tỉ đồng năm 2006 lên đến gần 6,500 tỉ đồng năm 2007. 2. Đánh giá chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 Để góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế_xã hội, chi ngân sách nhà nước được phê chuẩn là 357,400 tỷ, tăng 12% so với dự toán, và tăng 21.4% so với thực tế thực hiện năm 2006, đạt mức tương đương 31.6% GDP. Tổng chi ngân sách Nhà nước 9 tháng ước tính 249,825 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2006 và bằng 69,9% dự toán cả năm. Thực tế cho thấy, chi ngân sách nhà nước năm 2007 đã có nhiều biến động lớn. Nhờ đâu mà chi ngân sách nhà nước có thể tăng cao và để trang trải các nội dung gì? Tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn ở mức cao là cội nguồn. Kinh tế phát triển, thu ngân sách nhà nước luôn tăng là cơ sở bảo đảm cho Nhà nước có nguồn để tăng chi. Trung bình thu ngân sách nhà nước đáp ứng được trên 82 – 83% tổng nhu cầu chi của Nhà nước, phần còn thiếu hụt được bù đắp bằng nguồn vốn vay. Về nội dung chi, cơ bản cho đến nay, chi viện trợ, trả nợ tương đối ổn định trong phạm vi kiểm soát được. Quy mô tuyệt đối chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tuy có tăng lên hàng năm nhưng tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước có xu hướng giảm, trong khi chi thường xuyên là những khoản chi đảm bảo thực thi các chức năng nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống bộ máy nhà nước. Do vậy, cần có cách nhìn “nghiêm túc” về vấn đề này. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tăng dần, cả số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi ngân sách nhà nước và bộc lộ khá rõ xu hướng ưu tiên chi đầu tư phát triển. Trong đó, cơ cấu chi ngân sách thực hiện 9 tháng đầu năm như sau: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 61,324 tỷ đồng, bằng 61,8% dự toán năm, chiếm 24.55% tổng chi ngân sách. Khoản chi này được dùng để thực hiện đầu tư vào các công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, các dự án tái định cư thủy điện, đường tuần tra biên giới, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm xã nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào đặc biệt khó khăn. Sau 9 tháng, kết quả giải ngân trong xây dựng cơ bản đạt 65,3% kế hoạch. Trong đó, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 18,5% so với dự toán. Chẳng hạn, Bộ GTVT sau 8 tháng, chỉ đạt 17% kế hoạch, gây lãng phí về vốn, thời gian, cơ hội đầu tư và làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo. Chi thường xuyên ước tính 131,610 tỷ đồng, bằng 75,4% dự toán cả năm, chiếm 52.7% tổng chi ngân sách ước thực hiện. Trong đó, các khoản chi cụ thể như sau: Hầu hết các khoản chi lớn trong chi thường xuyên đạt tỷ lệ khá so với dự toán cả năm, trong đó chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt 75,1%; chi y tế đạt 74,8%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội đạt 75,7%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 77,7%; chi quản lý hành chính đạt 75,3% dự toán cả năm. Chi cải cách tiền lương ước tính 16,260 tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm. Khoản chi này để thực hiện mức lương tối thiểu 450.000 đồng/người/tháng, điều chỉnh các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công theo mức sống trung bình xã hội (mức chuẩn) từ 355.000 đồng lên 460.000 đồng, thực hiện từ 01/01/2007. Chi trả nợ và viện trợ ước tính 38,197 tỷ đồng, bằng 77,7% dự toán năm, chiếm 15.3% tổng chi ngân sách ước thực hiện. Như vậy, năm 2007, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã tăng 3,1% so với dự toán. Tuy nhiên, chi phí cho quản lý hành chính ở các địa phương đã tăng 47,8% so với năm 2006, vượt 5,1% so với dự toán. Có thể thấy rằng, việc bố trí chi ngân sách cho một số khoản chưa thật sự cấp bách cho thấy kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Thậm chí, có tới 1.863,7 tỷ đồng "rót" cho 142 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. 129 dự án quá thời hạn quy định, với tổng số vốn hơn một ngàn tỷ đồng. Nhiều địa phương bố trí vốn cho giáo dục và khoa học - công nghệ thấp hơn dự toán TƯ giao. Có tới 4 tỉnh là Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang không bố trí vốn đầu tư cho lĩnh vực GD - ĐT. Nhiều địa phương cắt giảm gần ba nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển  để bố trí không đúng quy định cho mục tiêu khác. Có địa phương tái diễn tình trạng này suốt  5 năm. Bội chi ngân sách Nhà nước 9 tháng bằng 14,1% tổng số chi 9 tháng và bằng 62,2% mức bội chi trong dự toán cả năm, trong đó 73,9% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 26,1% từ nguồn vay nước ngoài. Bội chi ngân sách nhà nước tuy vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng tỷ lệ này còn khá cao và đã kéo dài trong nhiều năm, chưa có chiều hướng cải thiện. Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, chi tiêu ngân sách sai quy định chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Một số khoản chi chưa bố trí đủ nguồn như: bù lỗ kinh doanh dầu và cấp vốn điều lệ cho một số tổ chức tài chính nhà nước phải chuyển sang ngân sách các năm sau. Công tác phân tích, dự báo và giám sát hoạt động của thị trường tài chính chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế thị trường 3. Cân đối ngân sách 9 tháng đầu năm 2007 Do kinh tế phát triển và công tác thu có tiến bộ nên tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 ước tính tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 72,4% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa tăng 28,1% và bằng 74,3%; thu từ hoạt động xuất khẩu tăng 48% và bằng 78,9%; thu viện trợ tăng 27,7% và bằng 93,7%. Một số khoản thu lớn trong thu nội địa đạt khá so với dự toán năm là: Thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước đạt 80,1%; thu thuế thu nhập đạt 88,2%; lệ phí trước bạ đạt 94,9%; thu thuế nhà đất đạt 90,9%. Tuy nhiên, có những khoản thu đạt tỷ lệ thấp so với dự toán cả năm như: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 68,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 65,2%; thu phí xăng dầu đạt 67,8%. Đáng chú ý là thu từ dầu thô chiếm 25,4% tổng dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2007 nhưng 9 tháng chỉ đạt 62,6% kế hoạch đề ra và giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước do sản lượng dầu thô khai thác sụt giảm và không đạt kế hoạch đề ra. Theo dự báo đến hết năm 2007, tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23,4% GDP. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Theo đánh giá của Uỷ ban Tài chính - ngân sách thì số thu cân đối NSNN vượt dự toán của Quốc hội không cao (chỉ tăng 2,1% so với dự toán). Yếu tố giảm thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2007 là do 3 khoản thu không đạt dự toán đã ảnh hưởng đến kết quả thu của cả năm, đó là: Thu từ dầu thô giảm 3.200 tỉ đồng; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm 663 tỉ đồng; thu phí xăng dầu giảm 53 tỉ đồng; thêm vào đó là cam kết giảm thuế theo lộ trình gia nhập WTO. Đáng nói hơn, Uỷ ban Tài chính và ngân sách Quốc hội chỉ ra khoản thu đã không đạt dự toán nhiều năm như khoản thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khoản thu từ phí xăng dầu 4 năm liền (từ 2003 - 2007) không đạt dự toán một phần do ngân sách nhà nước liên tiếp phải bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong khi vấn đề buôn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn tiếp diễn làm thất thoát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhờ chính sách nuôi dưỡng nguồn thu, nhất là thu thuế từ các doanh nghiệp mới thành lập đã đi vào hoạt động, đánh thuế cao đối với các mặt hàng không được khuyến khích nhu thuốc lá, rượu bia,ôtô 4 chỗ ngồi, sòng bạc,… rồi việc quản lý chặt chẽ các khoản thu nhằm hạn chế thất thoát nên nguồn thu ngân sách có cải thiện so với cùng kỳ. Nhờ tăng nguồn thu nên các khoản chi ngân sách đều có những cải thiện đáng kể. Tổng chi ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 ước tính tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2006 và bằng 69,9% dự toán cả năm, đạt mức xấp xỉ 249.823 tỷ đồng. Cơ cấu chi cũng đã có những chuyển biến tích cực, theo đó chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 61,8%; chi thường xuyên bằng 75,4%; chi cải cách tiền lương bằng 66,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 77,7%. Hầu hết các khoản chi lớn trong chi thường xuyên đạt tỷ lệ khá so với dự toán cả năm, trong đó chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt 75,1%; chi y tế đạt 74,8%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội đạt 75,7%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 77,7%; chi quản lý hành chính đạt 75,3%. Bội chi ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2007 bằng 14,1% tổng số chi 9 tháng và bằng 62,2% mức bội chi trong dự toán cả năm, trong đó 73,9% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 26,1% từ nguồn vay nước ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia dưới 35% GDP, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia hiện nay và thời gian tới. Theo Báo cáo của Chính phủ, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện cả năm đạt 368.304 tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển 101.500 tỷ đồng, tăng 2,1% so với dự toán; chi thường xuyên 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% so với dự toán. Với số chi này Uỷ ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội đánh giá công tác quản lý điều hành chi ngân sách còn chưa thực sự được coi trọng, kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Trong quản lý điều hành chi ngân sách năm 2007 nổi lên là tình trạng giải ngân trong xây dựng cơ bản rất chậm, nhất là vốn trái phiếu chính phủ (9 tháng bằng 18,5% Quốc hội giao). Theo thống kê, còn có 10 địa phương có khối lượng thực hiện và giải ngân vốn trái phiếu chính phủ đạt rất thấp (dưới 10%). Trong quá trình điều hành NSNN, Chính phủ đã có nhiều đổi mới, thực hiện tích cực, kiên quyết trong quản lý chi NSNN, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, hạn chế thất thoát, lãng phí, tăng cường hiệu quả chi NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế: Tình trạng chi vượt dự toán diễn ra nhiều năm qua còn chậm khắc phục; một số địa phương sử dụng phần tăng thu ngân sách địa phương chưa phù hợp với khoản 1, Điều 59 của Luật NSNN; bố trí phần tăng thu cho chi đầu tư phát triển chưa tương xứng; chi quản lý hành chính tăng nhiều, vượt 5,1% so với kế hoạch...Tình trạng giải ngân trong xây dựng cơ bản còn rất chậm, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 9 tháng đầu năm đạt 64,9 nghìn tỷ đồng, bằng 65,3% kế hoạch. Điển hình như, Bộ Giao thông vận tải đăng ký kế hoạch năm 2007 là 12.656 tỷ đồng, nhưng đến tháng 8 điều chỉnh xuống còn 6.291 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ thực hiện được 1.071 tỷ đồng, bằng 17% kế hoạch. Và có đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74148.DOC
Tài liệu liên quan