Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được rải nhựa nên thuận tiện cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa trong và ngoài xã. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về.
Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kế hoạch năm 2008 là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sử dụng đất, quan trọng hơn là các loại cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp cho việc trồng màu.
Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009 khoảng 54%, cây điều đã giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm 2009 giảm 55,59%.
Bảng 3.4 Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
2008/2007
2009/2008
SL
%
SL
%
1. Cây lương thực
1620
1651
1652
31
1.19
1
0.06
Lúa nước đông xuân
228
228
229
0
0.00
1
0.44
Lúa nước vụ mùa
410
419
419
9
2.20
0
0.00
Ngô
490
515
502
25
5.10
-13
-2.52
Khoai lang
90
81
66
-9
-10.0
-15
-18.52
Sắn
402
408
436
6
1.49
28
6.86
2. Cây thực phẩm
184
184
223
0
0.00
39
21.20
Đậu xanh
29
29
29
0
0.00
0
0.00
Đậu các loại
111
111
151
0
0.00
40
36.04
Rau xanh
44
44
43
0
0.00
-1
-2.27
3. Cây CN ngắn ngày
143
150
85
7
4.90
-65
-43.33
Lạc
27
27
27
0
0.00
0
0.00
Mía
60
60
12
0
0.00
-48
-80.00
Cỏ chăn nuôi gia súc
56
63
46
7
12.50
-17
-26.98
4. Cây CN lâu năm
86
141
134
55
63.95
-7
-4.96
Cà phê
23
78
104
55
239.13
26
33.33
Điều
59
59
26
0
0.00
-33
-55.59
Tiêu
4
4
4
0
0.00
0
0.00
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.4 Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được rải nhựa nên thuận tiện cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa trong và ngoài xã. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về.
Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kế hoạch năm 2008 là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha.
3.2 Kết quả nghiên cứu
Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Thông qua điều tra 135 hộ tại bốn Thôn, Buôn ta có số liệu sau:
Bảng 3.5 Phân loại hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Khá
Cận Nghèo
Nghèo
Tổng
Tổng số hộ
Hộ
95
8
32
135
Tỷ lệ
%
70.37
5.93
23.7
100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trong cơ cấu 135 hộ được điều tra có 95 hộ khá chiếm 70,37%, hộ cận nghèo 8 hộ chiếm 5.93%, hộ nghèo 32 hộ chiếm 23.7%. Như vậy ta thấy tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt số liệu điều tra trong bốn Thôn, Buôn thì Buôn Ya có tỷ lệ hộ nghèo là cao nhất.
3.2.1 Thực trạng hộ nghèo tại xã
3.2.1.1 Thực trạng hộ nghèo theo thành phần dân tộc
Hòa Sơn là một xã thuần nông, cuộc sống của đại đa số các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, đất đai bạc màu điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá cả nông sản thì không ổn định. Tất cả những khó khăn đó thì đều đổ trên vai người nông dân, làm cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Tình hình nghèo đói của xã trong ba năm 2008 – 2010 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc
Dân tộc
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Kinh
312
81.68
275
79.94
506
80.96
DTTS tại chỗ
31
8.12
33
9.59
65
10.40
DTTS khác
39
10.21
36
10.47
54
8.64
T.hộ nghèo
382
100
344
100
625
100
T.số hộ
1907
1990
2033
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
20.03
17.28
30.74
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã)
Số liệu năm 2008 và 2009 được điều tra căn cứ vào quy định của bộ lao động thương binh và xã hội quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã qua các năm được thể hiện rõ, đối với người kinh thuộc diện hộ nghèo trong năm 2008 là 312 chiếm 81.68% sang năm 2009 giảm xuống còn 275 hộ chiếm 79.94%, năm 2010 số hộ nghèo tăng lên 506 hộ chiếm 80,96%. Như vậy về số tương đối thì mức độ dao động không đáng kể nhưng về số tuyệt đối năm 2010 hộ nghèo tăng lên qúa nhanh làm cho tỷ lệ hộ nghèo trong xã tăng lên đáng kể, Dân tộc thiểu số tại chỗ qua các năm số hộ nghèo có xu hướng tăng lên cụ thể: năm 2008 là 31 hộ, năm 2009 là 33 hộ, năm 2010 là 65 hộ. Mức tăng tương ứng của số tương đối là: 8.12%; 9.59%; 10.4%. Đối với dân tộc thiểu số có sự biến động nhiều hơn năm 2008 là 39 hộ chiếm 10.21% sang năm 2009 giảm còn 36 hộ tỷ lệ 10,47%, năm 2010 là 54 hộ chiếm 8.64%.
Từ đó ta thấy áp dụng chuẩn nghèo mới số hộ nghèo trong xã tăng lên mạnh cụ thể số hộ nghèo diễn biến qua các năm như sau: năm 2008 là 20.03% năm 2009 là 17.28% năm 2010 là 30.74% có sự biến động mạnh giữa các năm, năm 2009 so với năm 2008 đã giảm 2.75% đó là sự cố gắn nổ lực không những của riêng người dân mà cả các cấp chính quyền trong xã. Sang năm 2010 lại tăng lên 13.46% không giảm đi mà lại tăng lên rất mạnh nguyên nhân ở đây không phải các hộ tự nghèo đi mà do chuẩn nghèo mới ban hành cao hơn mức củ làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên. Như vậy chuẩn nghèo mới của chính phủ ban hành làm cho số hộ nghèo tăng lên vô hình chung đã làm cho các hộ trước đây không thuộc diện hộ nghèo rơi vào hộ nghèo hay các hộ đã thoát nghèo lại rơi vào cảnh nghèo.
3.2.1.2 Thực trạng hộ nghèo theo địa bàn
Tỷ lệ hộ nghèo trong xã phân theo địa bàn qua các năm 2009 và 2010.
Bảng 3.7 Tỉ lệ hộ nghèo theo các Thôn, Buôn
STT
Thôn, Buôn
Tỉ lệ hộ nghèo
2009 (%)
Tỉ lệ hộ nghèo
2010(%)
Toàn xã
17.28
30.74
1
Thôn 1
11.6
25.27
2
Thôn 2
13
34.37
3
Thôn 3
18.7
38.73
4
Thôn 4
16.9
28.57
5
Thôn 5
19.4
30.76
6
Thôn 6
23.6
38.21
7
Thôn 7
14.6
15.9
8
Thôn 8
9.9
18.04
9
Thôn 9
16.5
22.83
10
Thôn 10
17.6
24.51
11
Thôn Thanh Phú
17.8
35.41
12
Thôn Quảng Đông
14.2
38.53
13
Thôn Tân Sơn
32.5
60.46
14
Hoà Xuân
29.3
31.62
15
Buôn Ya
25.9
52.3
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã )
Ta thấy tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2009 là khá thấp so với năm 2010. Cụ thể toàn xã năm 2009 là 17.28% sang năm 2010 tăng lên 30.74%. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo giữa các thôn năm 2009 là khá thấp, cao nhất là thôn Hòa Xuân (29.3%) và Buôn Ya (25.9%). Năm 2010 thì tỷ lệ này tăng đột biến có nhiều thôn cao trên 50% cụ thể là thôn Tân Sơn (60.46%), Buôn Ya (52.3%). Từ đó cần phải xem xét tại sao tỷ lệ hộ nghèo không giảm đi mà lại tăng lên nhiều như vậy. Nguyên nhân trong năm trước năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo trong các thôn này là khá cao khi chỉ tiêu hộ nghèo được chính phủ nâng lên vào năm 2011 thì các hộ này lại rơi vào diện nghèo, một số hộ tái nghèo và nghèo mới.
3.2.2 Các điều kiện căn bản của hộ nghèo
3.2.2.1 Nguồn lực sản xuất
Phương tiện sản suất đó là một yếu tố rất quan trọng đối với nông hộ. Trang bị phương tiện tốt thì sản xuất mới tốt được, có phương tiện sản xuất có thể tự phục vụ cho gia đình không cần phải thuê, mướn từ đó làm giảm chi phí sản xuất cho nông hộ. Hệ số cơ giới hóa cao thì năng suất sản xuất càng cao tiết kiệm được thời gian, phục vụ cho những công việc khác làm tăng thu nhập cho gia đình. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người cũng phải phát triển cùng tốc độ nếu không sẽ bị tụt hậu và yếu kém. Qua điều tra 135 hộ cho kết quả phương tiện sản xuất như sau:
Bảng 3.8 Phương tiện sản xuất của các nông hộ
PTSX
Đơn vị
Hộ nghèo
Cận nghèo
Khá
SL
BQ/hộ
SL
BQ/hộ
SL
BQ/hộ
Máy gặt đập
Cái
0
0
0
0
10
0.11
Công nông
Chiếc
4
0.13
3
0.38
34
0.36
Máy bơm nước
Cái
2
0.06
1
0.13
8
0.08
Máy xay xát
Cái
0
0
0
0
4
0.04
Khác
Cái
1
0.03
0
0
5
0.05
Tổng
7
0.22
4
0.51
61
0.64
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phương tiện sản xuất đối với nhóm hộ nghèo được trang bị rất ít như máy gặt đập, máy xay xát là không có. Vì vậy mà khâu thu hoạch sẽ giảm năng suất. Bình quân trên hộ chỉ có 0.22 cái chỉ số này nói lên rằng hầu như phương tiện phục vụ cho sản xuất là rất ít. Đối với nhóm hộ cận nghèo thì tỷ lệ này có tăng cao hơn, hai nhà có một phương tiện phục vụ sản xuất. Đối với nhóm hộ khá bình quân trên một hộ có 0.64 cái cao hơn so với nhóm hộ nghèo và nhóm hộ cận nghèo trong nhóm hộ này thì hầu hết đều có phương tiện phục vụ cho sản xuất đặc biệt số lượng công nông, máy gặt đập và máy bơm nước là khá cao. Từ đó ta thấy nhóm hộ nghèo được trang bị rất ít vì vậy khâu thu hoạch sẽ tốn thêm chi phí hay khâu làm đất phải thuê máy đánh càng làm khó khăn hơn cho hộ nghèo. Hộ khá họ được trang bị nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc thu hoạch, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng nông sản.
3.2.2.2 Tình hình về nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu và lao động là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân, đến đời sống, đến khả năng phát triển kinh tế của nông hộ. Số lượng nhân khẩu trên số lao động càng nhỏ càng tốt. Nó thuận lợi cho quá trình phát triển của hộ thể hiện ở sự phụ thuộc của những người ăn theo so với số lao động trong hộ. Lực lượng lao động quyết định thu nhập của nông hộ số lượng lao động của nông hộ càng nhiều càng tốt.
Bảng 3.9 Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ năm 2010.
Nhóm hộ
Số hộ
Số khẩu
BQ khẩu/Hộ
Lao động
Lao động/Hộ
Tỷ lệ phụ thuộc
Khá
32
427
4.49
289
3.04
32.32
Cận Nghèo
8
43
5.38
26
3.25
39.53
Nghèo
95
156
4.88
98
3.06
37.18
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu ta thấy nhóm hộ cận nghèo và nghèo có số lượng khẩu/hộ cao hơn so với nhóm hộ khá mặt dù không nhiều, riêng nhóm hộ cận nghèo bình quân cao hơn gần một người so với nhóm hộ khá. Tỷ lệ lao động/hộ của cả ba nhóm hộ là gần như nhau. Bình quân hơn 3 người trên hộ nhóm hộ cận nghèo có cao hơn một ít. Tuy nhiên tỷ lệ phụ thuộc của nhóm hộ khá là 32.52% ít hơn so với hai nhóm hộ nghèo và cận nghèo 37.18% và 39.53% tỷ lệ phụ thuộc càng ít thì càng tốt tức thu nhập không phải nuôi nhiều người khác. Ta thấy đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo do số lượng con cái đông người phụ thuộc nhiều làm cho thu nhập bình quân trên hộ giảm đi. Lực lượng lao động nhiều nhưng chỉ tập trung làm nông nghiệp ít lao động trong công nghiệp và dịch vụ nên mức thu nhập không cao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo chưa phát triển nên hiệu quả mang lại từ lao động chưa cao. Đối với nhóm hộ nghèo cần phải có biện pháp để giảm tỷ lệ người phụ thuộc xuống thấp hơn nữa để cải thiện tình hình kinh tế trong gia đình.
3.2.2.3 Phương tiện sinh hoạt của nông hộ
Phát triển hài hoà đi đôi với việc quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần, văn hóa. Cuộc sống ấm no hạnh phúc thì trước tiên là phải đủ ăn, mặc, đầy đủ phương tiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, điều đó nhằm kích thích mọi người trong quá trình sản xuất và đời sống. Trang bị phương tiện sinh hoạt thể hiện điều kiện phục vụ sinh hoạt tốt hay không. Đây là nhu cầu tinh thần của nông hộ. Chỉ số bình quân trên hộ càng cao thể hiện mức sống của nông hộ cao.
Bảng 3.10 Phương tiện sinh hoạt của nông hộ
Hạng mục
Đơn vị
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ khá
S.lượng
BQ/hộ
S.lượng
BQ/hộ
S.lượng
BQ/hộ
Xe máy
chiếc
23
0.72
7
0.88
111
1.17
Xe đạp
chiếc
10
0.31
5
0.63
44
0.46
Ti vi
cái
24
0.75
9
1.13
92
0.97
Video
cái
1
0.03
2
0.25
32
0.34
khác
cái
4
0.13
1
0.13
96
1.01
Tổng
cái
62
1.94
24
3.00
375
3.95
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Thông qua bảng số liệu đối với nhóm hộ nghèo mức trang bị phương tiện sinh hoạt là rất thấp. Xe máy hộ nghèo trung bình chỉ 0.72 chiếc trên hộ trong khi đó nhóm hộ khá là 1.17 chiếc. Ti vi hộ nghèo là 0.75 hộ khá là 0.97 mỗi hộ khá được trang bị một cái tivi. Đây là phương tiện rất quan trọng giúp cho người dân biết được các thông tin đại chúng cũng như thông tin thị trường từ đó tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết cho người dân. Tính tổng lại thì bình quân trên hộ nghèo có 1.94 cái hộ cận nghèo có 3 cái và hộ khá có 3.95 cái. Điều này nói lên rằng chất lượng cuộc sống của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo hơn hai lần họ được trang bị gần như đầy đủ các phương tiện sinh hoạt. Khi nhu cầu ăn mặc đã đủ thì họ lại chuyển sang nhu cầu tinh thần. Hộ nghèo không có đầy đủ các nhu cầu thiết yếu vì vậy họ chưa quan tâm nhiều tới đời sống tinh thần.
3.2.3 Nguyên nhân dẫn đến nghèo, đói
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mùa khô thiếu nước đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt, lúa nước có nhiều hộ chỉ sản xuất được một vụ. Diện tích đất của xã đã bị phần lớn dãy núi Chư Yang Sin chiếm nên đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.
Hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu, lao động chính không nhiều. Nhiều người phụ thuộc dẫn đến các khoảng chi tiêu cao thu nhập đủ không đáp ứng đựơc nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Con cái không có tiền cho ăn học nên tỷ lệ học hành của người nghèo là rất thấp.
Hộ nghèo không có vốn sản xuất, việc đầu tư chăm sóc yếu kém, tư liệu sản xuất thì không có. Có nhân công có đất đai nhưng năng suất thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, thu nhập không ổn định tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Người nghèo thường hay mắc nhiều bệnh tật vì chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, chất lượng cuộc sống thấp, không đi khám định kỳ, nếu có gặp bệnh tật thì cũng không chạy chữa nỗi vì không có tích lũy không có khoảng phòng ngừa. Dễ gặp phải rủi ro khi có biến động bất ngờ.
Từ những nguyên nhân đó tôi đưa ra một số nguyên nhân cụ thể của 135 hộ được điều tra như sau:
3.2.3.1 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những nguyên nhân đẫn đến nghèo đói. Nghèo đói không có tiền ăn học đẫn đến trình độ thấp, không biết làm ăn lại rơi vào cảnh nghèo. Chính vì vậy việc điều tra và nghiên cứu trình độ học vấn của nông hộ là rất quan trọng.
Bảng3. 11 Trình độ học vấn của hộ năm 2010
Trình độ
Không biết chữ
cấp I
Cấp II
Cấp III
Trung cấp, CĐ-ĐH
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
Khá
14
28,6
51
49,51
19
57,58
84
75
51
83,61
CN
7
14,3
7
6,80
1
3,03
8
7,14
5
8,20
Nghèo
28
57,1
45
43,69
13
39,39
20
17,85
5
8,20
Tổng
49
100
103
100
33
100
112
100
61
100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Ta thấy nhóm hộ nghèo có tỷ lệ mù chữ là cao nhất chiếm 57.1% , nhóm hộ cận nghèo là 14.3% và nhóm hộ khá là 28,6%. Tỷ lệ mù chữ cao đó là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo. Trình độ thấp thì kéo theo hàng loạt các vấn đề như là khả năng tiếp cận thông tin, các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thấp, sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo chủ yếu dựa vào tập tục truyền thống lạc hậu, năng suất không cao. Trình độ thấp nên khả năng tư duy không cao không hình thành nên các kế hoạch để sản xuất cho hiệu quả chính vì vậy mà hộ nghèo sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp. Đối với nhóm hộ khá tỷ lệ học cấp II là 57.58%, cấp III là 75% và trên cấp III là 83.61% từ tỷ lệ này ta thấy nhóm hộ khá tỷ lệ học hành cao hơn đặc biệt trên cấp III từ đó ta thấy nhóm hộ này đầu tư cho con cái ăn học là rất cao. Điều đó nói lên rằng trình độ càng cao thì khả năng tiếp cận các thông tin và các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Họ có thể dự đoán được giá cả hay biến động của thị trường từ đó lập ra các kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất nên hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.
3.2.3.2 Diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ
Xã Hòa Sơn là xã có diện tích đất canh tác trên đầu người khá thấp, trong khi đó sản xuất nông nghiệp đòi hỏi đất canh tác lớn, nhất là ngành trồng trọt. Qua việc tìm hiểu về diện tích đất canh tác có thể phản ánh được trình độ thâm canh, sử dụng đất đai có đúng mục đích và hiệu quả hay không.
Bảng 3.12 Diện tích đất bình quân
Chỉ tiêu
Hộ khá
Cận nghèo
Nghèo
Chênh lệch
CN – Khá
Nghèo - Khá
Diện tích
170.14
25.80
83.91
Diện tích/hộ
1.79
3.23
2.62
1.43
0.83
Diện tích/khẩu
0.40
0.60
0.54
0.2
0.14
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn chung ta thấy nhóm hộ cận nghèo và nghèo có diện tích đất bình quân trên hộ là khá cao so với nhóm hộ khá, nhóm hộ nghèo là 2.62 ha/hộ cận nghèo là 3.23 ha/hộ mức chênh lệch giũa hộ cận nghèo và khá là 1.43 ha. Đối với nhóm hộ khá diện tích bình quân trên hộ là 1.79 ha thấp hơn nhiều so với hai nhóm hộ trước. Điều này nói lên rằng nhóm hộ khá tuy ít đất sản xuất hơn nhưng sản xuất có hiệu quả. Từ đó ta có thể thấy được rằng nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ nghèo là không phải do đất sản xuất ít. Diện tích đất bình quân/khẩu của nhóm hộ nghèo cao hơn so với nhóm hộ khá là 0.14 ha. Có đất sản xuất nhưng tại sao vẫn cứ nghèo. Điều này còn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
3.2.3.3 Hệ số sử dụng đất canh tác của nông hộ
Hệ số sử dụng đất nói lên một điều rằng nông hộ có sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, có sử dụng đúng mục đích hay không, làm sao để khai thác nguồn tài nguyên một cách bền vững.
Bảng 3.13 Hệ số sử dụng đất canh tác
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hộ khá
Hộ cận nghèo
Hộ nghèo
Diện tích đất gieo trồng
Ha
193.58
27.95
88.22
Diện tích đất canh tác
Ha
170.14
25.8
83.91
Hệ số sử dụng đất
Ha
1.14
1.08
1.05
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Hộ nghèo và hộ cận nghèo mặt dù diện tích đất canh tác trên hộ là khá cao so với hộ khá nhưng hiệu quả sử dụng đất lại không cao cụ thể nhóm hộ nghèo hiệu quả sử dụng chỉ 1.05 hộ cận nghèo 1.08 với nhóm hộ khá tỷ lệ này có cao hơn 1.08. Nhìn chung hiệu quả sử dụng đất của cả ba nhóm hộ là chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các nông hộ diện tích nhiều nhưng đất đai bạc màu, cằn cỗi một số hộ chỉ sản xuất được một mùa, đối với người dân tộc thiểu số đất sản xuất chủ yếu là đất đồi núi bạc màu. Thông qua số liệu này ta thấy hiệu quả sử dụng đất của các hộ được điều tra là không cao. Vì vậy cần phải có các biên pháp thích hợp như đảm bảo hệ thống thuỷ lợi cho việc tưới tiêu lúa trồng một vụ sẽ làm được hai vụ, cải tạo đất không để đất trở nên hoang hoá, trồng các loại cây tốt cho đất như các loại đậu hạn chế trồng mì, và ngô.
3.2.3.4 Năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng nói lên trình độ thâm canh của từng nhóm hộ, có đầu tư nhiều hay không, công chăm sóc như thế nào.
Bảng 3.14 Năng suất cây trồng
Đơn vị: Tấn/ha
Cây trồng
Khá
Cận nghèo
Nghèo
Lúa
9.50
6.48
3.81
Ngô
4.93
8.84
4.28
Sắn
13.88
3.87
6.00
Cà phê
1.69
1.50
1.45
Đậu, đỗ
1.19
0.00
0.00
Khác
0.97
0.00
0.00
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu ta thấy nhóm hộ khá trồng lúa năng suất rất cao 9.5 tấn/ha trong khi đó nhóm hộ nghèo năng suất chỉ có 3,81 tấn/ha. Hiệu quả từ trồng lúa đối với hộ nghèo là rất thấp so với hộ khá. Sở dĩ như vậy là vì nhóm hộ nghèo không có vốn đầu tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, qua điều tra cho thấy đa số người đồng bào trồng lúa không bón phân hoặc bón rất ít. Đối với các loại cây còn lại năng suất cũng không bằng nhóm hộ khá. Từ đó ta thấy đầu tư và chăm sóc rất quan trọng, chỉ dùng công lao động không thì chưa đủ. Trong cơ cấu cây trồng thì nhóm hộ nghèo thường trồng cây hàng năm đặc biệt là cây lúa chiếm diện tích nhiều nhất, năng suất lúa lại thấp dẫn tới thu thấp. Cây sắn và cây ngô là hai loại cây dễ trồng hơn không cần nhiều công chăm sóc nhưng năng suất vẫn chưa cao.
3.2.3.5 Tình hình vay vốn
Vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, nói cách khác vốn là yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, và trong tất cả các hoạt động khác của các hộ nông dân. Vốn là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất có vốn thì sản xuất nông nghiệp mới tiến hành được. Do vậy, trong khảo sát điều tra tôi đã tìm hiểu tình hình vay vốn của các nông hộ như sau:
Bảng 3.15 Tình hình vay vốn của các hộ năm 2010
Đơn vị: 1000 đ
Nhóm hộ
Ngân hàng nông nghiệp
Ngân hàng chính sách
Đại lý và tổ chức khác
Số hộ vay
Tỷ lệ tiếp cận vốn
Bình quân/hộ
số hộ
số tiền
số hộ
số tiền
số hộ
số tiền
Khá
20
710000
29
338000
16
297000
65
68.42
14157.8
CN
0
0
4
58000
1
5000
5
62.50
7875
Nghèo
5
90000
15
128000
6
26000
26
81.25
7625
( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu điều tra ta thấy đối với nhóm hộ khá đối tượng vay chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp với 20 hộ vay số tiền lên tới 710.000.000đ nhóm hộ này đầu tư cho sản xuất là rất lớn. Trong khi đó nhóm hộ nghèo và cận nghèo tỷ lệ vay vốn với ngân hàng nông nghiệp là rất ít sở dĩ như vậy là vì với ngân hàng nông nghiệp vốn vay với lãi suất cao nếu sản xuất không hiệu quả thì không thể trả nổi vì vậy họ không giám tiệp cận nhiều. Đối với ngân hàng chính sách xã hội thì nhóm hộ nghèo lại được tiếp cận rất nhiều trong 32 hộ nghèo thì có đến 15 hộ được vay vốn nhóm hộ cận nghèo 8 hộ được vay 4 hộ. Điều này nói lên rằng chính sách hỗ trợ cho người nghèo là rất lớn khi vay với ngân hàng chính sách xã hội thì lãi xuất rất ưu đãi chỉ với 0.65%/tháng đối với hộ nghèo tạo điều kiện cho người nghèo yên tâm sản xuất. Nhóm hộ khá ngoài ngân hàng nông nghiệp thì vay đại lý và tổ chức khác là khá lớn họ vay chủ yếu là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho việc sản xuất cây công nghiệp dài ngày. Với hộ nghèo thường tiếp cận với đại lý chủ yếu vay lương thực, thực phẩm và giống để sản xuất hoặc họ bán sản phẩm non cho các đại lý nhỏ trường hợp này chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Qua điều tra ta thấy nhóm hộ nghèo có tỷ lệ tiếp cận vốn vay là nhiều nhất 81.25% với số tiền bình quân trên hộ là 7.625.000đ tạo điều kiện để đầu tư cho sản xuất và tiêu dùng một hộ với số tiền như trên thì không đủ để đáp ứng nhu cầu của hộ, hộ nghèo thường vay lương thực, thực phẩm, giống, vật tư…của các đại lý nhỏ lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con vì thế khó mà hoàn trả vào mùa thu hoạch họ phải trả hết cho các đại lý và chủ nợ không có dư thừa dẫn đến nghèo càng nghèo thêm. Ngoài ra thường thi hộ nghèo sử dụng vốn vay không đúng mục đích, có hộ dùng tiền vay mua sắm vật dụng không cần thiết, đầu tư không đúng chỗ, không có kế hoạch tính toán cụ thể dẫn đến không hiệu quả. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích của hộ nghèo diễn ra rộng rãi và phổ biến đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nghèo đói tăng lên. Nhóm hộ cận nghèo tỷ lệ tiếp cận vốn cũng khá cao 62.5%. Với nhóm hộ khá họ lại chủ động hơn nguồn vay phong phú và đa dạng hơn vay nhiều để đầu tư cho sản xuất bình quân trên hộ vay hơn 14 triệu đồng vì vậy họ có điều kiện sản xuất tốt hơn. Họ mạnh dạn hơn trong vay vốn vì vậy chủ yếu tập trung cho sản xuất chứ không phải để tiêu dùng số tiền lớn thì có thể đầu tư lớn thu vào cũng lớn hơn. Với nhóm hộ nghèo cần quan tâm hơn trong việc thẩm định dự án vay vốn nhằm hướng người dân sử dụng vốn đúng mục đích mang lại hiệu quả trong vốn vay cần đặc biệt quan tâm hơn nữa với người nghèo và người dân tộc thiểu số.
3.2.3.6 Mức tích lũy của nông hộ
Nguồn thu nhập của nông hộ có nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu thu từ hoạt động nông nghiệp.
Bảng 3.16 Cân đối thu chi của nông hộ
Đơn vị:1000đ/hộ/năm
Chỉ tiêu
Khá
Thu - Chi
Cận nghèo
Thu - Chi
Nghèo
Thu - Chi
Thu
Chi
Thu
Chi
Thu
Chi
Trồng trọt
127748
12177
115571
17418.1
6624.8
10793
8881.9
4025
4857.4
Chăn nuôi
37556.5
17060
20496
3175
4267.5
-1093
1037.5
4305
-3268
Khác
21726.1
49072
-27346
19550
27126
-7576
4275
22321
-18046
Tổng
187031
78309
108721
40143.1
38018
2125.1
14194
30651
-16456
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Thông qua bảng số liệu ta thấy nguồn thu của các nông hộ chủ yếu là từ trồng trọt. Hộ khá thu 127.748.000đ, hộ cận nghèo thu 17.418.100đ, nhưng hộ nghèo thu 8.881.900đ rất nhỏ so với nhóm hộ khá. Trong khi đó nguồn lực về đất đai và nhân công của nhóm hộ nghèo là lớn hơn nhóm hộ khá. Nguồn thu từ chăn nuôi đối với nhóm hộ cận nghèo và nghèo là rất ít so với nhóm hộ khá bình quân mỗi hộ chỉ thu được 1.037.500đ. Trong khi đó chi cho chăn nuôi lại rất lớn 4.305.000 so với nguồn thu dẫn đến bị thua lỗ. Đối với nhóm hộ khá thu từ chăn nuôi là 37.556.500đ trừ chi phi đi rồi vẫn lãi 20.496.000đ. Từ đó ta thấy nhóm hộ khá trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là rất hiệu quả. Nguồn thu khác vối nhóm hộ khá chủ yếu thu từ lương còn đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu thu từ việc làm thuê làm mướn, nhưng việc chi tiêu dùng lại rất đa dạng như chi cho ăn uống, y tế, học tập, cưới hỏi, ma chay… vì vậy nguồn chi khác của các nhóm hộ là âm. Mỗi năm nhóm hộ khá sau khi trừ đi chi phí họ còn dư ra 180.721.000đ với nhóm hộ cận nghèo là 2.125.100đ. Nhóm hộ nghèo là âm 16.456.000đ, đây chính là nguyên nhân làm cho hộ nghèo lại nghèo hơn khó thoát khỏi nghèo, nguồn thu thì ít trong khi chi lại rất nhiều khoảng làm cho cuộc sống của họ càng khó khăn hơn.
3.3 Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hòa Sơn
3.3.1 Tình hình thực hiện
Xã Hòa Sơn là một xã có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Trong những năm qua chính quyền các cấp không ngừng tăng cường và phát huy hiệu quả các chính sách, dự án xóa đói giàm nghèo trên địa bàn xã. Với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, xã đã thực hiện rất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.doc