Đề tài Đánh giá tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam – Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 5

1.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu 6

1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu 12

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 22

2.1. Mặt hàng gạo 22

2.1.1. Khái quát về thị trường gạo thế giới 22

2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 22

2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu 22

2.1.2.2. Về thị trường xuất khẩu 24

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh 26

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn 27

2.1.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng gạo 31

2.2. Hàng dệt may 33

2.2.1. Khái quát thị trường dệt may thế giới 33

2.2.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may 33

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 33

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu 35

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 37

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn 37

2.2.4. Giải pháp 40

2.3. Hàng da giày 41

2.3.1. Khái quát về thị trường da, giày thế giới 41

2.3.2. Tình hình xuất khẩu da, giày Việt Nam 42

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 42

2.3.2.2. Thị trường xuất khẩu 43

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh 46

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn 47

2.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng da giày 50

2.4. Thủy sản 51

2.4.1. Khái quát về thị trường thủy sản thế giới 51

2.4.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam 52

2.4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 52

2.4.2.2. Thị trường xuất khẩu 54

2.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh 57

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn 58

2.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản 62

2.5. Cà phê 64

2.5.1. Khái quát về thị trường cà phê 64

2.5.2. Tình hình xuất khẩu cà phê 65

2.5.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 65

2.5.2.2. Thị trường xuất khẩu 66

2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh 70

2.5.3. Thuận lợi và khó khăn 71

2.5.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cà phê 74

2.6. Cao su 75

2.6.1. Khái quát về thị trường cao su thế giới 75

2.6.2. Tình hình xuất khẩu cao su 75

2.6.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 75

2.6.2.2. Thị trường xuất khẩu 77

2.6.2.3. Đối thủ cạnh tranh 78

2.6.3. Thuận lợi và khó khăn 78

2.6.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cao su 80

2.7. Dầu thô 81

2.7.1. Khái quát thị trường dầu mỏ thế giới 81

2.7.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô 82

2.7.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 82

2.7.2.2. Thị trường xuất khẩu chính 83

2.7.2.3. Các nước, khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới 84

2.7.3. Thuận lợi và khó khăn 85

2.7.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho dầu thô 87

2.8. Máy vi tính và linh kiện 88

2.8.1. Khái quát về thị trường máy tính và linh kiện thế giới 88

2.8.2. Tình hình xuất khẩu 89

2.8.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 89

2.8.2.2. Thị trường xuất khẩu 89

2.8.2.3. Đối thủ cạnh tranh 91

2.8.3. Thuận lợi và khó khăn 93

2.8.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho máy vi tính và linh kiện điện tử 95

2.9. Gỗ và sản phẩm gỗ 96

2.9.1. Tình hình xuất khẩu gỗ 96

2.9.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 96

2.9.1.2. Thị trường xuất khẩu 98

2.9.1.3. Đối thủ cạnh tranh 99

2.9.2. Thuận lợi và khó khăn 101

2.9.3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho gỗ và các sản phẩm gỗ 103

2.10. Mặt hàng tiêu 104

2.10.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 104

2.10.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 106

2.10.3. Đối thủ cạnh tranh 107

2.10.4. Thuận lợi và khó khăn 108

2.10.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu 110

2.11. Mặt hàng điều 112

2.11.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010 112

2.11.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 114

2.11.3. Đối thủ cạnh tranh 116

2.11.4. Thuận lợi và khó khăn 117

2.11.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng điều 120

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG KHÁC CÓ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LỚN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 123

3.1. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 123

3.2. Than đá 124

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU 127

4.1. Nhận xét 127

4.2. Giải pháp 127

KẾT LUẬN 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

 

doc131 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam – Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu sử dụng tiếng Pháp trong giấy chứng nhận khi xuất vào thị trường này. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý. Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và người nuôi trồng, khai thác thủy sản chưa chặt chẻ Cho đến này, sự liên kết, hỗ trợ của doanh nghiệp xuất khẩu đối với nhà cung nguyên liệu hầu như rất ít. Khâu thu mua còn hạn chế, vẫn còn hiến tượng ép giá. Hơn nữa, đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản xuống còn 0% sẽ tạo điều kiện cho DN chuyển hướng sang nhập khẩu nguồn nguyên liệu có lợi nhất cho họ, không chú ý tới nguồn nguyên liệu trong nước và cũng không đầu tư cho vùng nuôi trồng. Điều này khiến ngành thủy sản khó có thể phát triển bền vững và làm phá sản các kế hoạch vùng quy hoạch nguyên liệu nuôi trồng thủy sản. Công tác quản lý, tiếp thị tại các doanh nghiệp còn hạn chế Yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản. Tại thị trường Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng với nhãn mác nào. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam được lưu thông trên thị trường Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam. Điều này, dẫn đến những rắc rối trong việc khẳng định thương hiệu cá da trơn Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản Về doanh nghiệp Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tiến hành xúc tiến thương mại ở các thị trường mới, đặc biệt, việc tham gia hội chợ thủy sản sẽ là cơ hội rất tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra, basa Việt Nam và tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các thị trường. Chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao… Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn phải luôn sẵn sàng việc minh bạch giấy tờ và các chứng từ đầu vào để giải trình khi có đoàn kiểm tra của các nước yêu cầu. Về sự liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp sản xuất với người cung cấp nguyên liệu Doanh nghiệp đứng ra liên kết với hộ nuôi từ 1 – 2 ha trở lên để hình thành vùng nuôi tập trung. Doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu, đáp ứng theo đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề bức bách hiện nay để ngành thủy sản phát triển nhanh và bền vững. Các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn trải rộng. Nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho ngành, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Về thị trường Quan trọng nhất, doanh nghiệp xuất khẩu cần giữ vững thịt trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản..vì đây là những thị trường quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên. Đó có thể là các thị trường ngay trong châu Âu như Bulgaria, Romania, Czech... vốn tăng trưởng khá ấn tượng trong năm ngoái và tiềm năng còn nhiều, cũng như xuất khẩu sang các khu vực khác như Trung Đông, Trung Quốc... Về công nghệ sản xuất, chế biến Doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đẩy mạnh đào tạo tay nghề cho người lao động đủ năng lực vận hành những dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tích cực liên kết quảng bá, xúc tiến thương mại tại EU, Mỹ. Về sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước Việt Nam đang đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều và dưới những hình thức khác nhau. Ngành thủy sản Việt Nam muốn ổn định và phát triển, cần sự hướng dẫn vạch phương hướng chung cho toàn ngành, qui định tiêu chuẩn, chất lượng chung cho ngành, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu. Đồng thời, có biện pháp xử lý những những doanh nghiệp kinh doanh kém chất lượng, tránh ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành. Mặt khác, tăng cường ngoại giao, xây dựng quan hệ với các nước nhằm đàm phán, giúp Việt Nam có được những ưu đãi, tránh những yêu cầu khó khăn của thị trường các nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần thống nhất các thủ tục, giấy tờ chứng nhận tránh những thủ tục phiền phức, gây cản trở xuất khẩu. Cà phê: Khái quát về thị trường cà phê Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối cà phê mít - Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở London và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính. Lượng tiêu thụ café trên thế giới Nguồn: Tổng cục thống kê Những nước sản xuất và tiêu thụ cafe chủ yếu trên thế giới là Brazil, Indonesia, Mexico, Ethiopia và Ấn Độ. Những nước chuyên nhập khẩu và tiêu thụ mạnh loại hàng hóa này có Đức (8,89 triệu bao), Italy (5,83 triệu bao), Pháp 5,56 (triệu bao), Tây Ban Nha và Anh. Trong số các nước nhập khẩu cafe, những nước có mức tiêu thụ cao tính theo đầu người năm là Phần Lan (11,98kg), Na Uy (9kg), Hà Lan (7,9kg), Thụy Sĩ (7,68kg) và Thụy Điển (7,38kg). Tình hình xuất khẩu cà phê: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1860, sau 150 Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. Việt Nam có những vùng, điều kiện, khí hậu thuận lợi trồng và sản xuất cà phê. Vùng trồng cà phê trọng điểm của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.. Diện tích và sản lượng cà phê giai đoạn 2006 - 2009 Năm Diện tích gieo trồng (nghìn ha) Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn) 2006 497,0 985,3 2007 506,4 961,2 2008 525,1 996,3 2009 537 1019 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2010 dự kiến diện tích gieo trồng cà phê cả nước đạt khoảng 530.000 ha, tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515.000 héc ta, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/héc ta và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới 1,082 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1990, nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14% sản lượng cà phê thế giới) và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê robusta. Cà phê đã trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với sản lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỉ đô la Mỹ/năm, đứng thứ 2 sau gạo trong nhóm hàng nông sản. Kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2006 - 2009 Năm Kim ngạch (tỷ USD) Mức tăng ( giảm) xuất khẩu Tuyệt đối (tỷ USD) Tương đối (%) 2006 1.21 - - 2007 1.91 +0.7 +57.8 2008 2.11 +0.2 +10.4 2009 1.73 -0.38 -18 Nguồn: Tổng cục thống kê Từ năm 2006 đến nay, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cả nước, xuất khẩu trên 1tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu cà phê suy giảm kim ngạch khi chỉ đạt 1,73 tỷ USD, giảm 0,38 tỷ so với năm trước. Thời tiết xấu làm giảm sản lượng cà phê là một trong những nguyên nhân chính làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Những ngày vừa qua, thị trường cà phê đang khởi sắc trở lại, cầu thị trường tăng kết hợp với cà phê trong nước được mùa và giá cà phê đang hồi phục, thể hiện bằng kim ngạch 2 quý đầu 2010 đạt 0.92 tỷ, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2010/11 của nước ta có thể tăng 6,9% lên 18,7 triệu bao. Thị trường xuất khẩu  Đức : Đức là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất EU, chiếm 21% trong tổng mức tiêu thụ cà phê của toàn EU (Theo ICO, 2008). Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Đức cao hơn mức trung bình của EU. Một vài nguồn thông tin cho rằng sản phẩm này có thể vượt qua các sản phẩm hữu cơ. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức giai đoạn 2007 – 6T/2010 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm Sản lượng (Tấn) Kim ngạch xuất khẩu sang Đức (Triệu USD)) Kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước ( triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) 2007 177015 278,180 1.911,463 14,55 2008 136023 273,835 2 .111,187 12,97 2009 136248 201,768 1.730,602 11,65 6T/2010 88447 124,482 921,315 13,51 Trên thị trường cà phê Đức, tiêu thụ mặt hàng cà phê espresso tăng nhanh chóng. Các loại cà phê hòa tan cũng tăng về doanh số (Theo Hiệp hội cà phê Đức, 2007). Sản phẩm cà phê (hữu cơ) có thêm gia vị (như vị bạch đậu khấu) và các hương vị phụ thêm (như vỏ cam) cũng có xu hướng tăng trên thị trường này. Trong tất cả các loại chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng, chứng nhận không có khí CO2 được người tiêu dùng Đức quan tâm. Hiện trên thị trường tiêu dùng Đức, đã có loại chứng nhận này cho mặt hàng cà phê. Đó là chứng nhận Impatto Zero của Italia. Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 10% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. Năm 2009, có sự suy giảm về kim ngạch do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm. Bỉ : Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới không thích hợp cho việc trồng cây cà phê, do đó Bỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu cà phê và sản phẩm cà phê từ các nước bên ngoài. Trung bình mỗi năm một người dân Bỉ tiêu thụ 8,8 kg cà phê, với mức tăng trưởng tiêu thụ hàng năm chỉ khoảng 0,5%, Bỉ chủ yếu sử dụng hai loại cà phê chính là cà phê chè (Arabica) chiếm 75% và cà phê vối (Robusta) chiếm 25%. Đối với cà phê tươi, hàng năm (trong giai đoạn 2002-2007), nhập khẩu của Bỉ tăng 13% về giá trị và 4% về sản lượng, đạt trung bình 365 triệu euro mỗi năm, tương đương 222.000 tấn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Bỉ giai đoạn 2007 – 6T/2010 Năm Sản lượng (Tấn) KNXK sang Bỉ (Triệu USD) KNXK cà phê cả nước (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) 2007 45523 72,317 1.911,463 3,78 2008 88456 168,057 2 .111,187 7,96 2009 13223 190,495 1.730,602 11,00 6T/2010 28077 39,198 921,315 4,25 Nguồn: Tổng cục thống kê Các nước đang phát triển là nguồn cung cấp chính cà phê cho Bỉ, chiếm 70% sản lượng nhập khẩu cà phê của nước này. Ba nước cung cấp cà phê chính cho thị trường Bỉ là Brazil với tốc độ tăng trưởng lớn (tăng 12% hàng năm), tiếp đó là Đức và Pháp với mức tăng 9% và 8% hàng năm. Việt Nam, Hà Lan, Peru và Ethiopia là những nước xuất khẩu cà phê ngày càng có vị trí quan trọng trên thị trường cà phê Bỉ. Đến năm 2009, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn thứ 5 của Bỉ, chiếm 7,4% tổng thị phần nhập khẩu cà phê của nước này Mỹ Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê vối (robusta) vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu đã đạt 32 triệu USD. Năm sau đó (1995) xuất khẩu tăng vọt lên 145,2 triệu USD và hiện nay Mỹ đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, nền kinh tế số 1 thế giới hiện tiêu thụ 23 triệu bao cà phê mỗi năm và tốc độ tăng trưởng là 0,5% mỗi năm. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007 – 6T/2010 Năm Sản lượng (Tấn) KNXK sang Mỹ (Triệu USD) KNXK cà phê cả nước (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) 2007 134966 212,666 1.911,463 11,12 2008 106393 210,770 2 .111,187 9,98 2009 128050 196,674 1.730,602 11,36 6T/2010 75775 113,012 921,315 12,26 Nguồn: Tổng cục thống kê Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ có đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. 6 tháng đầu năm 2010, đã có mức tăng trưởng tốt trở lại sau sự sụt giảm vào năm 2009. Tuy nhiên Thị trường Mỹ cũng như một số thị trường phát triển khác có các rào cản phi thuế quan rất lớn. Thứ nhất: ở đó thường đã có các nhà sản xuất, các nhãn hiệu lớn lâu đời đã có chỗ đứng vững chắc. Thứ hai: hệ thống bán lẻ chiếm thị phần lớn và lại chủ yếu nằm trong tay một số đại gia; cà phê VN thật sự vào được thị trường Mỹ chỉ khi có mặt ở các hệ thống bán lẻ này. Muốn vậy, các Cty VN phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu trong đó có 2 yêu cầu chính: Về số lượng phải rất lớn; Về chất lượng phải đạt tiêu chuẩn khắt khe của FDA. Italia Thống kê trung bình mỗi năm, Italia nhập khẩu của Việt Nam 66.000 tấn cà phê, có năm lên đến 90.000 tấn, đưa nước này trở thành bạn hàng cà phê lớn thứ 4 của Việt Nam (chiếm 8,13% thị trường xuất khẩu năm 2008), chỉ đứng sau Đức, Mỹ và Tây Ban Nha. hị phần của Việt Nam trong các nước xuất khẩu cà phê vào Italia đang tăng nhanh trong những năm qua do chất lượng cà phê của Việt Nam đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng Italia. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Italia giai đoạn 2007 – 6T/2010 Năm Sản lượng (Tấn) KNXK sang Italia (Triệu USD) KNXK cà phê cả nước (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%) 2007 90922 143,788 1.911,463 7,52 2008 86438 171,164 2 .111,187 8,1 2009 96190 142,366 1.730,602 8,22 6T/2010 42091 58,959 921,315 6,39 Nguồn: Tổng cục thống kê Có tỷ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước, hiện Italia cũng là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 trên thế giới, với mức tăng trưởng trung bình của thị trường lên tới 6% mỗi năm, là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tích cực khai thác thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các thị trường chính giai đoạn 2007 – 2009 Nguồn: Theo tổng cục thống kê Thị trường tiềm năng Trong năm 2008, nước ta đã xuất khẩu vào Ma-rốc 5996 tấn cà phê Robusta (loại chưa rang xay, chưa khử caphêin), với tổng giá trị là 12,2 triệu USD. Một điều đáng chú ý về văn hóa truyền thống của người Ma-rốc, chè xanh là thức uống phổ biến, lâu đời của người dân. Tuy nhiên, những người dân thành thị đang có sự thay đổi thói quen bằng việc sử dụng cà phê thay vì nước chè như trước. trung bình mỗi năm Ma-rốc nhập khẩu của các nước trên thế giới khoảng 28.000 tấn cà phê chủ yếu là hạt cà phê chưa chế biến, trong đó  80% là cà phê robusta và 20% là cà phê arabic. Và cà phê Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường nước này. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tại các thị trường Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Indonexia,… tình hình xuất khẩu cà phê khá tốt, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối thủ cạnh tranh Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm Nguồn: Theo tổng cục Hải quan Đối thủ cạnh tranh vị trí đầu bảng xuất khẩu cà phê của Việt Nam là Brazil Sản lượng cà phê Braxin vụ 2009 đạt 39,4 triệu bao, Sản lượng của Brazil dự đoán tăng 10,5 triệu bao, đạt mức kỉ lục 55,3 triệu bao trong niên vụ 2010/11. Niên vụ 2010/11 ở Brazil tính từ tháng 7/2010 đến hết tháng 6/2011. Trong đó Arabica tăng 8,8 triệu bao đạt 41,8 triệu bao nhờ chu kỳ hai năm đạt sản lượng một lần của loại cây này, và nhờ những cơn mưa thuận lợi vào tháng 7 và tháng 9 năm ngoái làm cho cây trổ hoa và tỉ lệ đậu trái rất tốt. Sản lượng robusta dự đoán tăng 1,7 triệu bao, ước đạt 13,5 triệu bao. Sản lượng của Việt nam dự đoán tăng 1,2 triệu bao, đạt 18,7 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Niên vụ 2010/11 ở Việt nam tính từ tháng 10/2010 đến hết tháng 9/2011. Sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11 Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới. Xét về tổng thể, sản lượng cà phê của ta chỉ ngang bằng 1/3 Brazil, để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu sẽ là một quãng thời gian dài đối với cà phê Việt Nam. Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Chính sách phát triển vùng nguyên liệu của nhà nước Dự thảo "Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đang được hoàn thiện, trong đó có các mục tiêu giữ ổn định diện tích trồng 500.000 héc ta như hiện nay nhưng nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ đô la Mỹ hàng năm. Dự thảo có đưa ra các mục tiêu phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, đưa năng suất đến năm 2020 là 2,4 tấn/héc ta. Điều kiện Việt Nam thuận lợi cho việc trồng cà phê Mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng sử dụng nhiều nguồn lực về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và lao động ở Việt Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, diện tích trồn cà phê tương đối lớn, cộng với nguồn nhân rẻ và dồi dào tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Nhu cầu thế giới vẫn tăng cao dù đang trong khủng hoảng Cà phê là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và dự kiến sẽ đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Tuy nhiên sự tăng trưởng về tiêu dùng không được phân bố một cách đồng đều. Tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh tại các nền kinh tế đang nổi như Nga và Ukraina và cả ở các nước sản xuất cà phê như Braxin. Với loại robusta, nhu cầu lại tăng đối với cà phê xuất xứ từ Việt Nam, từ 2% năm 1990 lên 16% vào năm 2008. Nguồn cung ứng thị trường tại các nước đối thủ cạnh tranh có xu hướng giảm Sản lượng của Colombia- nước sản xuất cà phê arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, do mưa đã làm giảm 31% sản lượng trong vụ vừa qua, xuống mức thấp nhất trong vòng 35 năm, khiến nước này đánh mất vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới về tay Indonexia. Trong năm 2008 cà phê xuất xứ từ châu Phi lại giảm từ 21% xuống còn 12% trong thời gian này. Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), ông Nestor Osorio, dự báo cung cà phê thế giới có thể giảm khoảng 3,2% trong niên vụ này (bắt đầu từ ngày 1/10/2009), xuống khoảng 124 triệu bao, sau khi mưa làm giảm sản lượng ở Brazil và Colombia. Khó khăn Sản lượng có nguy cơ giảm trong năm 2010 Năm 2010, xuất khẩu cà phê gặp khó khăn hơn về thị trường và giá xuất khẩu. Tính đến hết tháng 4, lượng cà phê xuất khẩu mới đạt 428.000 tấn, kim ngạch 520 triệu USD. Như vậy, mức giá này đã bị giảm 120 USD/tấn so với năm 2009. Bởi vậy, ông Tự dự báo, xuất khẩu cà phê năm nay dự kiến sẽ bị sụt giảm khoảng 300.000 tấn so với năm ngoái. Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu Mặc dù là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam vẫn quá phụ thuộc thị trường nước ngoài, chiếm đến 95% là xuất khẩu, đặc biệt là phụ thuộc vào giá và tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh) và New York (Mỹ). từ đầu năm 2010 tới nay, giá cà phê liên tiếp sụt giảm gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng. Giá cà phê xuất khẩu không hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà bị chi phối rất lớn bởi 2 sàn giao dịch cà phê ở London và New York và một số nhà đầu cơ. Trăm người mua, vạn người bán, thiếu tính chuyên nghiệp Cà phê Việt Nam hiện đang bị rơi vào tình trạng “trăm người bán, vạn người mua”, cao điểm lên đến 142 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, hạ giá sản phẩm bằng mọi cách, không quan tâm đến hình ảnh cà phê Việt Nam mà chỉ chạy theo lợi nhuận. Chưa xây dựng thương hiệu tốt, chất lượng chậm cải thiện do không áp dụng theo các quy trình chuẩn Điểm yếu này khiến giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ở nước ta, sản xuất cà phê theo hướng bền vững đã được khuyến khích từ nhiều năm trước. Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) đã được giới thiệu và đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006, tuy nhiên kết quả mới chỉ dừng lại ở “mô hình trình diễn”, hoạt động chủ yếu dưới dạng tập huấn và phổ biến thông tin. Đối với người trồng cà phê, chênh lệch giá thu mua cà phê nhân sản xuất theo quy trình và theo chăm sóc truyền thống trên thị trường tự do không lớn, nên chưa tạo được động lực để họ thay đổi nhận thức và hành động. Sự thay đổi nhu cầu của thị trường và rào cản gắt gao của các nước nhập khẩu Thời gian tới, chắc chắn hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ bất lợi hơn về giá và thị trường, nếu các hộ tiêu thụ cà phê chính như Mỹ, EU chuyển sang tiêu thụ cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận xuất xứ. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam còn có thể gặp phải các rào cản kỹ thuật trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi thâm nhập các thị trường Mỹ và EU (phải đạt được các chứng chỉ UTZ hay RFA của Tổ chức Rainforest Alliance). Thiếu thông tin, không có sự liên kết giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu, bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là chờ thông tin giá thị trường lên cao rồi mới đặt hợp đồng thu gom từ các khu trồng cà phê, dẫn đến các trường hợp đặt hàng xuất khẩu giá cao mà không mua được cà phê hoặc ngược lại khi giá thấp không mua dự trữ, cà phê trồng ra không có nơi tiêu thụ. Ngoài ra nắm được tâm lý của các doanh nghiệp Việt Nam là bán trừ lùi, không chốt giá chính thức mà chờ giá nên lên nhiều nàh đầu cơ nước ngoài đã cố tình ép giá xuống, đơn cử trước Tết giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350-1.360 USD/tấn. Thế nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá cà phê từ hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210 USD/tấn vào ngày 25/2/2010. Thiếu các cơ chế chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê khi mất giá Do nhà nước và doanh nghiệp chưa có chương trình thu mau dự trữ cà phê nên khi giá thấp người trồng không biết pahi3 bán cho ai, thua lỗ hàng trăm triệu, phải gỡ bỏ các vườn cà phê để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, dẫn đến sản lượng các phê lên xuống liên tục theo giá. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cà phê Về sự liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng, và giữa các doanh nghiệp trong ngành Tạo sự liên kết giũa các doanh nghiệp với người trồng cà phê, mở kho dự trữ cà phê để điều tiết thị trường, hỗ trợ người trồng khi mất giá để họ tiếp tục trồng cà phê, hướng dẫn các phương pháp trồng đúng kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu khi các đổi thủ cạnh tranh đang trong tình trạng giảm sản lượng. Tránh tình trạng, doanh nghiệp ký hợp đồng nhưng không thể thực hiện, vì không đủ nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, là sự liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong ngành, xây dựng hiệp hội vững mạnh. Vừa tạo nên sức mạnh cạnh tranh, vừa giúp hoàn thiện, hỗ trợ lần nhau cùng phát triển, tiến tới xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Về chính sách quản lý của Nhà nước Không để tự do xuất khẩu như hiện nay sẽ gặp nhiều thiệt thòi, nên thành lập câu lạc bộ khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam để tham gia xuất khẩu cà phê. Hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế cho mặt hàng cà phê, doanh nghiệp nào không đạt chuẩn không cho xuất khẩu để tạo dựng uy tín và thương hiệu cho Việt Nam. Đồng thời ứng dụng kĩ thuật mới, tìm hiểu, nghiên cứu và sản suất thêm các mặt hàng cà phê mới đáp ứng như cầu ngày càng của thế giới có như thế cà phê Việt Nam sẽ đi đến được khắp nơi trên thế giới Về chiến lược của doanh nghiệp Không ngừng xúc tiến, khai thác các thị trường tiềm năng như Ma-rốc, Nga và nhiều nước EU. Tuy nhiên nếu quá tập trung vào xuất khẩu sẽ bị lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, do đó cần tìm hướng đi mới khi xuất khẩu gặp khó khăn đó chính là thị trường trong nước. Người Việt Nam cũng có sở thích uống cà phê, nhu cầu trong nước cũng khá lớn. Doanh nghiệp nên chú ý khai thác, nhằm không mất thị trường vào tay nước ngoài, vừa có được thị trường ổn định trong nước, nếu gặp rủi ro trong xuất khẩu vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch, tuyển các nhân viên giỏi làm việc, theo sát diễn biến thị trường thế giới, thường xuyên cập nhật thông tin cho doanh nghiệp cũng như người trồng cà phê, chủ động phối hợp với doanh nghiệp đề ra giải pháp phát triển thị trường. Cao su: Khái quát về thị trường cao su thế giới Cao su có hai dạng là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, là một trong những nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTinh yeu hoan hao.doc
Tài liệu liên quan