MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 7T/2010 5
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ 14
2.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.2. Dân số 14
2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 15
2.4. Hệ thống chính trị 15
2.5. Cơ thế hoạch định và thực thi chính sách thương mại của Mỹ 16
2.6. Một số cơ quan, bộ phận phụ trách thương mại của Mỹ 16
2.7. Tập quán và văn háo kinh doanh tại Mỹ 18
2.8. Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ 19
2.9. Luật lệ thương mại Hoa Kỳ cần biết 20
2.10. Quy định về nhập khẩu 20
2.11. Xúc tiến thương mại 24
2.12. Một số hội chợ lớn và có uy tín ở Hoa Kỳ 24
CHƯƠNG 3 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 2006-7T/2010 28
3.1. Tổng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 28
3.1.1. Quan hệ ngoại giao 28
3.1.2. Quan hệ an ninh – quân sự 29
3.1.3. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục – đào tạo, y tế và lao động 30
3.1.4. Hợp tác về các vấn đề nhân tạo do chiến tranh để lại 31
3.1.5. Quan hệ kinh tế thương mại 31
3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 7t/2010 35
3.2.1. Hàng dệt may 35
3.2.1.1. Khái quát về thị trường Mỹ 35
3.2.1.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 36
3.2.1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt nam tại thị trường Mỹ 38
3.2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 38
3.2.1.3.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may 40
3.2.1.3.3. Khả năng cạnh tranh cảu hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ 40
3.2.1.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 42
3.2.1.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Mỹ 44
3.2.2. Mặt hàng giày dép 45
3.2.2.1. Khái quát về thị trường Mỹ 45
3.2.2.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu giày dép của Mỹ 46
3.2.2.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam tại thị trường Mỹ 46
3.2.2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ 46
3.2.2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu giày dép 48
3.2.2.3.3. Khả năng cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam tại thị trường Mỹ 48
3.2.2.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu của mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ 50
3.2.2.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ 52
3.2.3. Mặt hàng thủy sản 54
3.2.3.1. Khái quát về thị trường Mỹ 54
3.2.3.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ 55
3.2.3.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ 56
3.2.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 56
3.2.3.3.2. Cơ cấu hàng thủy sản 57
3.2.3.3.3. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ 58
3.2.3.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Mỹ 60
3.2.3.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ 62
3.2.4. Gỗ và sản phẩm gỗ 64
3.2.4.1. Khái quát về thị trường Mỹ 64
3.2.4.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu gỗ vàn sản phẩm gỗ của Mỹ 66
3.2.4.3. Thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Mỹ 67
3.2.4.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm gỗ cảu Việt Nam sang Mỹ 67
3.2.4.3.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 69
3.2.4.3.3. Khả năng cạnh tranh cảu mặt gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ 70
3.2.4.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ 71
3.2.4.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ 73
3.2.5. Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng sang thị trường Mỹ 75
3.2.5.1. Cà phê 75
3.2.5.2. Hạt điều 77
3.2.5.3. Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù 81
3.3. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ từ 2006 – 7t/2010 83
3.3.1. Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ 83
3.3.2. Ô tô nguyên chiếc 86
3.3.2.1. Tình hình chung 86
3.3.2.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 89
3.3.3. Thức ăn gia súc và nguyên liệu 90
3.3.3.1. Tình hình chung 90
3.3.3.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 92
3.3.4. Chất dẻo nguyên liệu 94
3.3.4.1. Tình hình chung 94
3.3.4.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 96
3.3.5. Những mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu lớn 97
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 100
4.1. ĐỊnh hướng xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ 100
4.2. Giải pháp chung cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ 101
KẾT LUẬN 103
PHỤ LỤC 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ – Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự tăng trưởng vượt bật, bước đến con số 1tỷ USD tăng gần 20% so với năm 2007. Sự biến động của nền kinh tế, tình hình khủng hoảng tài chính thế giới đặc biệt tại Mỹ đã khiến cho người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiêu dùng mặt hàng giày dép giảm, khiến cho tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ đã giảm 3,44% so với năm 2008. Tuy nhiên, so với con số giảm 9% của Trung Quốc thì sự sụt giảm này cũng chưa thật sự nghiêm trọng. Trong năm 2010, được đánh giá là năm thuận lợi đối với ngành hàng giày dép trong nước, ngay từ đầu năm đơn hàng đã gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2009, đặc biệt là sự gia tăng đơn hàng từ thị trường Mỹ và EU. Tính tới thời điểm tháng 6 năm nay, nhiều doanh nghiệp đã có đủ lượng đơn hàng sản xuất hết công suất đến cuối năm. Kim nghạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 600 triệu USD tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 30% tỷ trọng xuất khẩu giày dép cả nước. Tại thị trường này, Việt Nam đã vượt qua Italia để trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia.
Cơ cấu xuất khẩu giày dép:
Mỹ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ. Đây vốn là thị trường năng động, hiện đại các loại giày dép kiểu dáng thể thao, năng động là lựa chọn hàng đầu của họ.
Tuy nhiên, giày dép xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam chủ yếu theo phương thức gia công. Các nhà nhập khẩu Mỹ cung cấp mẫu mã, đưa ra tiêu chuẩn cụ thể, một số trường hợp là cung cấp luôn nguồn nguyên liệu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị thật sự không cao.
Khả năng cạnh tranh của mặt hàng giày dép Việt Nam tại thị trường Mỹ:
Nhu cầu tiêu thụ giày dép khổng lồ tại Mỹ đã thu hút các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Các quốc gia châu Á chiếm trên 80% thị trường nhập khẩu mặt hàng giày dép ở Mỹ. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường thống lĩnh cung ứng giày dép tại Mỹ với thị phần hơn 50%. Thị phần giày dép Việt Nam tại thị trường Mỹ dao động từ 5-6%, chủ yếu do dao động nhẹ thị phần của Indonesia, Brazil và Thái Lan. Năm 2009, thị phần giày Trung Quốc tại Mỹ là 87% , thị phần của Việt Nam là 6% trong đó, số lượng xuất khẩu tăng 11,8%, nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 2,5%. Trong ba tháng đầu năm 2010, thị phần Việt Nam giảm xuống còn 5%, số lượng xuất khẩu giảm 0,1% và giá trị xuất khẩu giảm 4,2%. Trong khi đó, xuất khẩu giày của Trung Quốc sang Mỹ đã hồi phục sau khi giảm gần 9% về số lượng trong năm ngoái. Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam không thể cạnh tranh nổi về giá với giày Trung Quốc, đặc biệt tại thị trường Mỹ, vì Trung Quốc có công suất sản xuất giày quá lớn, trong đó, một công ty ở nước này có thể sản xuất hàng ngàn đôi giày trong một ngày.
Tuy nhiên, mặt hàng da giày Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường này, thêm vào đó, xuất khẩu giày dép của Trung Quốc sang thị trường Mỹ phải đáp ứng những quy định chặt chẽ về độ an toàn sản phẩm. Theo đạo luật mới về an toàn sản phẩm tiêu dùng có 4 sửa đổi về quy định đối với giày dép trẻ em: giới hạn mức chì và phthalate ở giày dép trẻ em, có qua kiểm tra và xác nhận của bên thứ 3; quy định về nhãn mác trong sản phẩm và những hình phạt nếu vi phạm những quy định này. Xuất khẩu giày dép trẻ em của Trung Quốc sang Mỹ phải tuân thủ những quy định chặt chẽ trong đạo luật mới này. Mặt khác, chính sách mở rộng thị trường nhập khẩu của Mỹ đã khiến miếng bánh thị phần của Trung Quốc có xu hướng thu hẹp. Mặt khác, những khó khăn về giá lao động và biến động đồng nhân dân tệ đang khiến Trung Quốc giảm dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường này. Và đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu ít hơn như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh gia tăng thị phần.
Bên cạnh đối thủ khổng lồ Trung Quốc, ngành da giày Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là chủ động về nguồn nguyên liệu. Trong khi Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu khoảng 60% nguyên vật liệu, hóa chất vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, thêm vào dó là bị hạn chế về vốn và công nghệ.
Mặt khác giày dép Việt Nam chủ yếu xuất sang Mỹ dưới dạng gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu trực tiếp rất khó cạnh tranh nổi với các hãng giày của Mỹ, vì họ phần lớn là chuyển dây chuyền sản xuất sang nước khác và tập trung cho tiếp thị, quảng bá và R&D sản phẩm.
Tuy có khó khăn và khả năng cạnh tranh còn kém so với nhiều đối thủ nhưng ngàng hàng giày dép Việt Nam tại Mỹ cũng có những lợi thế nhất định. Lợi thế của Việt Nam về mặt hàng này là giá rẻ, vì những điều kiện thuận lợi về sản xuất và lao động trong nước. Hàng da giày Việt Nam hướng đến số đông, có nhu cầu lớn và không đòi hỏi tiêu dùng sản phẩm có chất lượng hoàn hảo hoặc thương hiệu nổi tiếng.
Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ:
Thành công, thuận lợi
Mặt hàng giày dép Việt Nam ngày càng được chú ý và đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã tại thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ đưa ra khá nhiều những quy định, tiêu chuẩn đối với mặt hàng này, nhưng trong những năm qua Việt Nam đã ứng phó khá tốt, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng. Người tiêu dùng Mỹ đã có sự quan tâm và ưa thích các loại giày dép nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ chất lượng ngày càng tốt hơn, đảm bảo về độ an toàn, mẫu mã cũng có nhiều cải tiến đẹp hơn và phù hợp sở thích người tiêu dùng hơn.
Được hưởng mức thuế tối huệ quốc
Là thành viên của WTO từ cuối năm 2006 và mối quan hệ thương mại khá tốt đẹp với Mỹ thông qua các hiệp định, giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR).
Kim ngạch xuất khẩu tăng khá ổn định
Chiếm thị phần nhỏ so với nhà xuất khẩu giày dép khổng lồ Trung Quốc, Việt Nam ít bị để ý và gây khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này. Con số 5 – 6% về thị phần, nhưng khá ổn định và hàng năm mang về cho Việt Nam trên 1tỷ USD ( từ năm 2008).
Có ưu thế về giá rẻ
Với lợi thế giá rẻ, sản phẩm giày dép của Việt Nam chiếm được ưu thế ở phân khúc thị trường tiêu dùng thấp và trung bình, là khúc thị trường chiếm số đông và họ cũng không quá khắt khe về tiêu chuẩn, mẫu mã…tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu giày dép Việt Nam vào Mỹ.
Môi trường cạnh tranh tại Mỹ khá minh bạch
Do nhập khẩu 90% số lượng giày dép, nên Mỹ không đặt nặng vấn đề bảo hộ ngành sản xuất giày dép trong nước, cạnh tranh khá minh bạch. Trong vài năm tới, mặt hàng này cũng có xu hướng phát triển mạnh. Việt Nam vẫn có thể có được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này khá ổn định từ thị trường Mỹ.
Tồn tại, khó khăn
Qui mô sản xuất ở mức vừa và nhỏ
Phần lớn các doanh nghiệp giày dép Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, vốn sản xuất còn hạn chế. Trong khi đó, nhà nhập khẩu giày dép của Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn và sản xuất theo hình thức FOB. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực trong đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như chọn mua vật tư, nguyên phụ liệu. Do vậy, chỉ có các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà nhập khẩu Mỹ. Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu này chiếm 60% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép ở Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp giày dép vào Mỹ
Cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã rõ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị cũng như đầu tư nhiều cho thị trường này. Hiện tại, chỉ có các thương hiệu giày Thái Bình, Biti’s, Hữu Nghị… có kế hoạch gia tăng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ. Còn phần đông, vẫn còn quá phụ thuộc vào hợp đồng gia công, thiếu sự chủ động, linh hoạt đối với thị trường.
Hàng giày dép bị kiểm tra khá nghiêm ngặt
Với việc đưa vào áp dụng Đạo luật An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải gia tăng năng lực để có thể kiểm soát được vấn đề an toàn của sản phẩm, khi hầu hết nguyên liệu sản xuất giày dép đều liên quan đến hóa chất. Khó hơn nữa khi khoảng 60% nguyên liệu và hóa chất sản xuất phải nhập khẩu từ các nước, rất khó kiểm soát và thu được đầy đủ các giấy tờ chứng minh.
Khó gia tăng thị phần
Thị trường giày dép của Mỹ đã khá ổn định, nên khó có thể tăng thêm thị phần ở đây. Muốn tăng thị phần, cách thứ nhất phải đánh bật đối thủ, chiếm thị phần của đối thủ, điều này Việt Nam rất khó thực hiện, nếu có chỉ biến động nhẹ. Cách thứ hai, phải làm cho miếng bánh thị phần to hơn nữa. Việc làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng giày dép tại Mỹ, đối với Việt Nam xem ra còn khó hơn. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam muốn gia tăng phải có sự gia tăng về giá, hoặc hướng tới khúc thị trường có mối quan tâm và mức tiêu thụ, chi trả cao hơn.
Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ:
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với thị trường lớn và người tiêu dùng đòi hỏi cao ở chất lượng sản phẩm, Việt Nam trước hết phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm giày dép, đáp ứng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường này. Chất lượng sản phẩm ở đây, thể hiện cả ở tính năng sử dụng và mức độ an toàn đối với người sử dùng.
Cập nhật, thay đổi mẫu mã, thiết kế
Trước mắt, Việt Nam cần tìm hiểu kỹ, và xu hướng thời trang mặt hàng giày dép tại thị trường này. Đây vốn là sản phẩm của ngành thời trang, sản xuất sản phẩm phù hợp với xu hướng, sở thích người tiêu dùng là rất quan trọng. Thông qua các hợp đồng gia công, Việt Nam có thể nắm bắt, học hỏi từ đó sáng tạo, thiết kế sản phẩm mới theo kịp xu hướng tiêu dùng tại thị trường Mỹ.
Mở rộng qui mô doanh nghiệp
Đơn hàng tại Mỹ thường rất lớn và thời gian giao hàng thường không kéo dài, do vậy, qui mô doanh nghiệp đóng vai trò quyết đinh có nhận được hợp đồng hay không. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó có được hợp đồng lớn từ phía Mỹ thì cần liên kết lại với nhau, chia sẽ và cùng nhau thực hiện hợp đồng, đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng qui mô và thu được lợi nhuận cao. Theo Dự án “Phát triển Cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ” do Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), dù việc thực hiện còn nhiều khó khăn, nhưng đây là giải pháp hiệu quả giúp phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp da giày
Chú ý xây dựng thương hiệu
Thị trường giày Mỹ rất cạnh tranh, thương hiệu cũng là yếu tố cạnh tranh quan trọng, xây dựng thương hiệu vững mạnh là mục tiêu của các nước xuất khẩu vào thị trường này. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo phương thức gia công, khó xây dựng thương hiệu riêng cho mình, tuy nhiên, với chất lượng sản phẩm có được và dòng chữ “ made in Vietnam” sẽ là tiền đề để Việt Nam có được tên tuổi xứng đáng với mình. Đối với những sản phẩm tự sản xuất xuất khẩu, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng các doanh nghiệp cũng cần lưu ý vấn đề thương hiệu, “mưa lâu thấm đất” cũng là một chiến lược xây dựng thương hiệu khá hiệu quả.
Xây dựng chuỗi cung cấp
Các doanh nghiệp phải xây dựng chuỗi cung cấp để tăng cường sự hiện diện. Đơn cử, Nike, Adidas và Puma là những thương hiệu giày dép thành công ở Mỹ nhờ chiến lược gia tăng sự hiện diện trên thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch mở các đại diện, đại lý tại Mỹ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến giao thương trực tiếp với nhà nhập khẩu Mỹ. Tham gia hội chợ thương mại là biện pháp hữu hiệu để tìm kiếm khách hàng, giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam với thị trường Mỹ. Ngoài ra, doanh nghiệp giày dép Việt Nam cần chủ động liên hệ, xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ, hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên và trên tinh thần thiện chí. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm hợp đồng, đối tác kinh doanh trong tương lai.
Nâng cao năng lực quản lý và hoạt động doanh nghiệp
Nhà nhập khẩu Mỹ rất coi trọng tính chuyên nghiệp và uy tín, do vậy, để làm ăn lâu dài, có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo được thiện cảm, và giữ uy tín. Việc giao hàng phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và quan trọng là phải đúng thời hạn. Bên cạnh đó, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Hiệp hội da giày, chính phủ Việt Nam cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng khó khăn bởi những qui định, tiêu chuẩn nhập khẩu của Mỹ. Do vậy, Hiệp hội da giày cũng như các tổ chức có liên quan cần đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ giấy tờ cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam.
Gia công cho các nhãn hiệu ở khúc thị trường cao cấp để gia tăng giá trị
Ngành giày dép Việt Nam chủ yếu gia tăng kim ngạch nhờ gia công cho nước ngoài, bán hàng trực tiếp còn hạn chế. Tuy nhiên, cũng cần “gia công một cách có hiệu quả”, gia công cho các nhãn hiệu lớn và ở khúc thị trường cao cấp như Nike, Adidas hay Columbia, JC Penney… sẽ có giá trị cao hơn. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nổ lực đáp ứng được những tiêu chuẩn mà họ cũng đặt ra.
Mặt hàng thủy sản:
Khái quát về thị trường Mỹ:
Thủy sản là thực phẩm quan trọng tại Mỹ, hầu như có mặt trong mọi bữa ăn hàng ngày. Cuộc sống bận rộn, nhịp sống ngày càng nhanh, thời gian nấu ăn cũng rút ngắn lại, do vậy thực phẩm chế biến phải tiện lợi, và nhanh chóng. Thủy sản đã qua sơ chế, chế biến là lựa chọn hàng đầu của họ.
Theo thống kê của Cục Quản lý Nghề cá Biển quốc gia Mỹ (NMFS), người Mỹ tiêu thụ trên 7,3 kg thủy sản/năm. Trong đó, tôm chiếm 1/4 tổng tiêu thụ thủy sản với 1,85 kg/người/năm (Số liệu năm 2007), ngoài ra một số loại thủy sản yêu thích của họ như các loại cá, mực, cua…
Khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Mỹ cũng khá phát triển. Mỹ khai thác thủy sản đặc biệt là tôm, chủ yếu ở Vịnh Mexico. Mỹ nhập khẩu thủy sản đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật.
Thị trường Mỹ là một thị trường mà người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Với một xã hội thừa về thực phẩm, bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm vô cùng quan trọng. Chưa kể với mỗi vùng miền, cộng đồng riêng ở Mỹ lại có thói quen tiêu dùng khác nhau nên doanh nghiệp xuất khẩu phải uyển chuyển, không nên bán hàng theo thói quen cố hữu. Do thủy sản đã qua sơ chế, đóng gói họ cũng muốn biết độ an toàn, tươi ngon của sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ rất quan tâm đến sức khỏe do vậy chất lượng thực phẩm hằng ngày cũng là mối quan tâm hàng đầu của họ. Họ muốn biết trong quá trình nuôi cá tra, thuốc có để lại dư lượng trên sản phẩm hay không. Những sản phẩm đạt chuẩn sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng. Xuất khẩu thủy sản vào thị trường ngay từ đầu phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sạch
Các quy định liên quan đến nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ:
Yêu cầu pháp lý
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008)
Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Hoa Kỳ được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào ngày 18/6/2008, có tên đầy đủ là “Đạo luật quy định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và các chương trình khác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tới năm tài chính 2012, và quy định một số vấn đề khác”, tên ngắn gọn là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008).
Theo đó, cần chú trọng một số điều như:
Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu xuất khẩu, cũng như trị giá xuất khẩu, giấy tờ khác có liên quan đến sản phẩm của các doanh nghiệp cung cấp cho các nhà nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần lưu ý các yêu cầu khai báo hàng hóa xuất khẩu của Hải quan Hoa Kỳ, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu cấu thành sản phẩm.
Cần nghiên cứu kỹ các luật lệ và quy định của các nước mà các doanh nghiệp khai thác hoặc mua nguyên liệu có liên quan.
Đạo luật Nông nghiệp Farm Bill 2008 của Mỹ gây nhiều tranh cãi: Theo Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2008 (Farm Bill 2008) có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cụ thể là cá tra và cá basaThứ hai, trong luật có một điều khoản gọi là “chính sách tương đương”, có nghĩa là các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ phải đáp ứng các điều kiện tương đương với Mỹ về luật pháp, năng lực thực hiện luật, kiểm soát năng lực sản xuất...
Do vậy trong trường hợp, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nói công nghiệp nuôi và chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam không tương đương với điều kiện của Mỹ thì tất nhiên cá tra của Việt Nam sẽ bị cấm xuất vào Mỹ, đó là chưa kể bị thanh tra, giám sát liên tục của USDA. Farm Bill 2008 cũng chú ý đến việc sử dụng lao động trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ:
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ:
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam liên tục trong nhiều năm. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các nước EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm trên 50% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản cả nước.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính giai đoạn 2006 – 6T/2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể nhận thấy, Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, với giá trị kim ngạch tương đối ổn định qua các năm.
Bảng: Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 6T/2010
Năm
KNXK
(triệu USD)
Mức tăng/giảm
xuất khẩu
KNXK sản phẩm thủy sản cả nước
(triệu USD)
Tỷ trọng trong tổng KNXK thủy sản cả nước (%)
Tuyệt đối
(tỷ USD)
Tương đối
(%)
2006
666
-
-
3364
19,79
2007
740
74
+11,11
3763
19,67
2008
739
-1
-0,135
4510
16,38
2009
711
-28
-3,8
4251
16,73
6T/2010
323
-
-
2022
15,97
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ có xu hướng giảm qua các năm, trong giai đoạn 2006 – 2009, giảm mạnh nhất là năm 2009 ( giảm 3,8% so với năm 2008). Nguyên nhân lớn nhất là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008. Người tiêu dùng dè dặt hơn trong tiêu dùng, họ cắt giảm chi tiêu đối với mặt hàng này, chuyển sang mặt hàng khác hoặc của nhãn hiệu khác có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã tăng lên đạt 339 triệu USD tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với tốc độ này, kỳ vọng đến hết năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi con số tăng trưởng âm ở thị trường này.
Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản:
Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính là cá ngừ, tôm và các tra, cá basa. Trong đó tôm là món ăn hải sản được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa thích.
Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Mỹ. Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 15,4% so với năm 2008, đạt trên 395 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2010 tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.
Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào Mỹ. Năm 2009 xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ là 41.000 tấn, trong số 600.000 tấn xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, chiếm khoảng 7%. 6 tháng đầu năm 2010 giá trị xuất khẩu cá tra đạt 65,5 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009.
Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam, năm 2009, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam và là một trong số ít những thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng dương cả về khối lượng và giá trị. Cụ thể, năm 2009, Mỹ đã nhập gần 19.000 tấn cá ngừ Việt Nam, trị giá trên 67,3 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2008, chiếm 37,2% thị phần xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn và ổn định nhất của Việt Nam với khoảng 15.000 tấn, trị giá trên 75 triệu USD, tăng 103,8% về lượng và 179,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Cơ cấu thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ 7T/2009
Nguồn: Tổng cục hải quan
Ngoài tôm, cá tra và basa, cá ngừ các sản phẩm khác như trứng cá, mực, bạch tuột, cua… đều đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ:
Thị trường thủy sản Mỹ đầy tiềm năng với nhu cầu tiêu thụ vào hàng lớn nhất thế giới. Ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản tại Mỹ cũng khá phát triển, thêm vào đó các nước tranh nhau từng khách hàng trong cuộc chiến xuất khẩu thủy sản. Thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ có thể đứng vững được là một sự cố gắng rất lớn. Bởi đây là một thị trường phức tạp và cạnh tranh gay gắt.
Tôm là mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch lớn, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm cả nước. Tại đây, con tôm Việt Nam chịu sức ép khá lớn từ nhiều nước. Năm 2009, có tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu tôm sang Mỹ nhưng 10 nước cung cấp hàng đầu gồm Thái Lan, Inđônêxia, Êcuađo, Việt Nam, Trung Quốc, Mêhicô, Malaixia, Ấn Độ, Bănglađét và Guyana chiếm trên 92% thị phần tổng nguồn cung này. Sự cạnh tranh giành thị phần từ các nhà cung cấp này rất gắt gao.
Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nhà cung cấp tôm bao bột đông lạnh số 1 cho thị trường Mỹ với 10.500 tấn, trị giá 46,9 triệu USD. Thái Lan cũng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, từ 4.800 tấn lên 6.000 tấn.
Với mặt hàng tôm chế biến đông lạnh khác và tôm thịt, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ. Nhập khẩu tôm chế biến đông lạnh từ Thái Lan tăng từ 27.800 tấn lên 28.100 tấn. Năm 2008, tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 564.240 tấn, trong đó 182.371 tấn đến từ Thái Lan (chiếm 32% tổng nhập khẩu), đạt 43,17 tỷ bạt, tăng 1,52%.
Ấn Độ là một trong đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong ngành thủy sản đặc biệt là mặt hàng tôm. Và tại thị trường này, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cũng như về chất lượng với Ấn Độ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, về xuất khẩu mặt hàng tôm nguyên con đông lạnh vào Mỹ, Banglades và Việt Nam đứng đầu với các cỡ lớn từ 15 trở xuống. Trong khi đó, Ấn Độ là nhà xuất khẩu hàng đầu với cỡ 15 - 20; Mexico với cỡ 21 - 25, Indonesia và Thái Lan với cỡ 26 - 30 và cỡ 31 - 40, Êcuađo dẫn đầu với cỡ 41 - 50; 51 - 60; 61 - 70 và trên 70.
Trước sự gia tăng mạnh mẽ của tôm nhập khẩu, trong khi nguồn cung tôm nội địa (chủ yếu là tôm khai thác) lại rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn cung tôm cho thị trường này, năm 2005, chính phủ Mỹ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm đối với 5 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam. Sau 5 năm, ngày 17/5/2010, Bộ Thương mại Mỹ chính thức tuyên bố giữ nguyên thuế CBPG đối với 4 nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Braxin. Đối với Việt Nam, vẫn chưa có kết luận chính thức.
Với việc được thoát khỏi thuế CBPG, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Braxin đã lấy lại lợi thế cạnh tranh, trong khi Việt Nam vẫn còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, vụ kiện lên WTO về việc áp thuế CBPG tôm của Việt Nam được đánh giá là thuận lợi nghiên về phía Việt Nam, tín hiệu đáng mừng để Việt Nam sớm thoát khỏi việc áp thuế CBPG tôm như hiện nay.
Mỹ đang nhập cá da trơn từ 11 quốc gia trên thế giới, Việt Nam có khối lượng và trị giá lớn nhất. Với mặt hàng này, Việt Nam nhanh chóng chiếm được thị phần, người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa chuộng cá tra, cá basa của Việt Nam, chất lượng cũng tương đương mà giá cả lại rẻ hơn. Cũng chính vì vậy mà, từ tháng 1 năm 2003, mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam đã bị áp thuế CBPG, gây thiệt hại và làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Mỹ:
Thành công, thuận lợi
Nhu cầu tiêu dùng trên thị trường lớn
Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, người tiêu dùng Mỹ sử dùng thủy sản như một thực phẩm chính, luôn có mặt trong các bữa ăn hằng ngày. Do vậy, có thể nói, đây là một thị trường “vô tận”, có được chổ đứng tại thị trường này sẽ giúp Việt Nam ngày càng gia tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản.
Chất lượng mặt hàng thủy sản ngày càng được nâng cao
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thủy sản vào Mỹ từ nhiều năm nay, chất lượng đã được người tiêu dùng Mỹ chấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th7883 tr4327901ng M7928.doc