MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTNB VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4
I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTNB 4
1. KTNB và vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB 5
3. Mô hình, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức KTNB 7
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11
1. Sự cần thiết của KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 11
2. Đánh giá sự phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 13
3. Những khó khăn chính trong việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay 15
III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KTNB TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19
1. Hoàn thiện về mặt chính sách 19
2. Hỗ trợ về mặt đào tạo và các điều kiện khác để nâng cao và phát triển đội ngũ KTVNB 21
3. Về chính sách vật chất và phương tiện kỹ thuật 21
4. Về tổ chức bộ máy KTNB 22
IV- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ THỰC TẾ 23
1. Mô hình tổ chức 23
2. Về cơ cấu bộ phận KTNB ở các tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn 24
3. Hướng nghiên cứu mới 24
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịp thời cho lãnh đạo để có các kiện pháp khắc phục, hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu, vai trò của KTNB cần phải đặt KTNB trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình 2: ktnb trực thuộc Tổng Công ty (giám đốc) của dn
Cán bộ quản lý cấp DN
Bộ phận KTNB
Cán bộ quản lý cấp trung gian
Hội đồng Quản trị
( HĐQT )
Tổng Công ty
( Giám đốc)
Quan hệ trực thuộc.
Quan hệ kiểm tra.
Luồng thông tin phản hồi.
Cách tổ chức theo mô hình này phù hợp với điều kiện thực tiễn của các DNNN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để KTNB thực sự có hiệu quả thì người đứng đầu bộ phận KTNB phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của HĐQT (nếu doanh nghiệp có HĐQT).
Như vậy qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của KTNB thì việc hình thành KTNB trong các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, đồng thời tùy theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp mà có cơ cấu tổ chức KTNB cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
b) Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy KTNB.
Bộ máy kiểm toán bao gồm con người và các phương tiện chứa đựng các yếu tố cấu thành của kiểm toán để thực hiện chức năng của kiểm toán.
Tổ chức bộ máy kiểm toán chính là việc tạo ra các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành kiểm toán, giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán và chín giữa bản thân của hệ thống kiểm toán với các yếu tố khác trong môi trường hoạt động của kiểm toán. Chính từ việc tổ chức bộ máy kiểm toán mà các mối liên hệ được duy trì đảm bảo cho hệ thống thực hiện tốt chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến.
Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo:
- Tính khoa học: Tổ chức bộ máy KTNB phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết kiểm toán. Tùy theo đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp là tổ chức theo phương pháp chức năng hay trực tuyến tham mưu mà đưa ra mô hình tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp.
- Tính nghệ thuật: Tổ chức bộ máy KTNB phải chú ý tới nhân tố con người.
Trong sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán cần phải phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của mỗi ktv nhằm đạt hiệu quả và hiệu suất cao.
- Phải đảm đủ về số lượng nhân viên trong bộ phận kiểm toán cũng là một vấn đề quan trọng.
Số lượng nhân viên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau:
Số lượng nhân viên KTNB =
Trong đó:
ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phần của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại nếu có.
t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc các hoạt động tương ứng/năm.
b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ phép, hội họp..
k: Thời gian làm việc trung bình của một KTV/năm.
n: Tổng số bộ phận hoặc hoạt động cần được kiểm toán.
- Điều quan trọng trong tổ chức KTNB là phải xác định quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thực sự cần bộ máy KTNB hay không, quy mô của doanh nghiệp như thế thì bộ máy KTNB nên có quy mô như thế nào thì thích hợp......
- Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp như thế nào mà tổ chức KTNB cho phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, tốn chi phí ít nhất.
- Tổ chức bộ máy KTNB phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán.
- Hệ thống bộ máy KTNB bao gồm các mối liên hệ trong và ngoài khác nhau và phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết tổ chức và quy luật biện chứng về mối liên hệ.
Để tổ chức bộ máy KTNB thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phải xác định kiểu mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình.
- Xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống KTNB với KTV.
Đó là những nguyên tắc và nhiệm vụ cần phải tuân thủ khi tiến hành tổ chức bộ máy KTNB.
II- thực trạng của việc tổ chức KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý luận chung về KTNB, từ vai trò và ý nghĩa của KTNB đối với sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta đi tìm hiểu về thực trạng KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay, những khó khăn trong việc hình thành KTNB, những tồn tại trong việc tổ chức KTNB hiện nay.
1. Sự cần thiết của KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay:
KTNB là hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp, do người của doanh nghiệp thực hiện để phục vụ cho các yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của bản thân doanh nghiệp. Với mục tiêu như vậy, đặc biệt là trong cơ chế quản lý tài chính kiện nay - doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đến mức cao nhất - thì KTNB càng là một đòi hỏi cấp bách với tất cả các DNNN.
Theo Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, từ năm 1997 cơ quan quản lý tài chính các cấp sẽ không tiến hành kiểm tra phê duyệt quyết toán sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNN. Các DNNN phải công khai báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về các số liệu, chỉ tiêu đã công bố. Đây là một quy định nhằm nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các DNNN nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho họ. Từ trước năm 1997, sau khi quyết toán năm được duyệt, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về các mặt hoạt động và giải pháp tài chính trong năm vì đã được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận. Mọi sai sót, vi phạm của doanh nghiệp cũng đã được giải quyết hoặc xóa bỏ thông qua việc duyệt quyết toán. Chính vì vậy, trong điều kiện không còn kiểm tra phê duyệt quyết toán hàng năm, KTNB với chức năng kiểm tra, xác nhận tính trung thực và hợp lý, hợp pháp của các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp bớt lúng túng, yên tâm hơn khi ký các báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo cơ chế về quản lý tài chính DNNN.
ở Việt Nam hiện nay, mô hình HĐQT ở các Tổng công ty được thành lập theo Nghị định 90/CP và 91/CP có khác so với các nước. Trong mỗi Tổng công ty nhà nước có Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT, ngoài các thành viên chuyên trách, HĐQT còn có một số thành viên kiêm nhiệm. Trong Ban kiểm soát, ngoài Trưởng Ban kiểm soát, phần lớn các ủy viên là các thành viên kiêm nhiệm, có thành viên không thuộc Tổng công ty. Với bộ máy như vậy, Ban kiểm soát khó lòng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước mới được ban hành theo điều lệ mẫu của Tổng công ty nhà nước. Vì vậy, ở các DNNN mà trước hết là các Tổng công ty cần thiết phải tổ chức bộ phận KTNB để giúp chủ doanh nghiệp điều hành và quản lý mọi mặt hoạt động có hiệu quả. Đó là một nhu cầu cần thiết và nên làm vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nước ta hiện nay đang tiến hành quá trình cổ phần hóa các DNNN, việc cổ phần hóa sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng vươn lên để đứng vững trên thị trường, hơn nữa các cổ đông đòi hỏi phải biết thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để chia sẻ các lợi ích và rủi ro cũng như tham gia quản lý doanh nghiệp, do vậy KTNB lại càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với các DNNN đang tiến hành cổ phần hóa, và nó không thể thiếu đối với các doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần.
Nước ta đang phát triển và mở rộng hoạt động của thị trường chứng khoán, thông tin tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với những người tham gia thị trường, theo đó, KTNB cung cấp thông tin và kiến nghị các biện pháp quản lý về doanh nghiệp sẽ tạo niềm tin cho các cổ đông và giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt, có các biện pháp để phát triển sản xuất kinh doanh.
Như vậy, xét tình hình hiện nay, việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay là một nhu cầu cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, và là cơ sở để doanh nghiệp cạnh tranh, tồn tại vững trên thị trường.
2. Đánh giá sự phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay:
Như đã nói ở trên, KTNB có một vai trò và vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta còn hiểu biết quá ít về lĩnh vực này so với KTNN và KTĐL. Trên thực tế, chúng ta chưa có một công trình, một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc về KTNB, trong điều kiện đó, vướng mắc về nhận thức là lẽ đương nhiên, việc triển khai hoạt động KTNB ở các doanh nghiệp lại càng lúng túng.
ở Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hệ thống KTNB trong các đơn vị kinh tế lớn như các Tổng công ty 90, 91; các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của việc hình thành một hệ thống KTNB trong hầu hết các doanh nghiệp, chính vì thế KTNB mới hình thành được rất ít, còn chập chững, tập trung chủ yếu ở các Tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn. Hơn nữa, KTNB bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức và hoạt động, bộ phận KTNB còn quá mỏng manh so với cả một khối lượng công việc khổng lồ. Chúng ta có thể lấy ví dụ về hoạt động KTNB trong các Tổng công ty tiêu biểu: Xin lấy mô hình KTNB của Tổng công ty xây dựng Sông Đà và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex):
Tổng công ty xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp có quy mô tầm trung bình trong số những tổng công ty 90 của Nhà nước, hình thành và hoạt động hơn 30 năm qua với nhiều công trình xây dựng lớn. Xác định đúng đắn sự cần thiết của KTNB đối với sự phát triển của Tổng công ty, ngày 1/1/1998 phòng KTNB Tổng công ty chính thức ra đời. Giai đoạn đầu, phòng KTNB gồm 5 cán bộ KTV có trình độ chuyên môn sau đại học chuyên ngành tài chính kế toán và trình độ đại học, có nhiều năm thực tế công tác trong lĩnh vực kiểm tra kiểm soát nội bộ hoặc trong lĩnh vực tài chính của Tổng công ty. Vừa xây dựng vừa hoạt động, trong năm 1998 kiểm toán Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã hoàn thành một khối lượng công việc đáng kể. Tại các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty tuy còn đang hoàn thiện về công tác tổ chức nhưng 100% đơn vị đã bổ nhiệm được KTV hoặc thành lập tổ KTNB. Tuy nhiên, chỉ một số đơn vị sớm tuyển chọn bổ nhiệm được KTV đủ năng lực và ổn định tổ chức thì phát huy được tác dụng bước đầu, có đóng góp vào công tác chấn chỉnh quản lý tại doanh nghiệp. Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 171/TT-BTC, phần lớn KTNB tại các doanh nghiệp thành viên trong hệ thống KTNB Tổng công ty vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động. Có nhiều lý do nhưng nguyên chính là sự khó khăn về tuyển chọn và điều động cán bộ. Để hoạt động KTNB đi vào nền nếp, hiện nay Dự thảo quy chế KTNB của Tổng công ty đang được hoàn thiện khâu cuối cùng.
Petrolimex là một trong những doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước, doanh số và luân chuyển vốn hàng năm rất lớn, mạng lưới kinh doanh rộng khắp. Tháng 2/1999 Phòng KTNB Tổng công ty ra đời và đi vào hoạt động. Qua một quá trình hoạt động, do khối lượng công việc là rất lớn và do tính ưu thế của KTĐL trong lĩnh vực này, phòng KTNB Tổng công ty đã đề xuất phương án tiến tới thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, KTNB chỉ phối hợp hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm. Theo đề xuất, nhiệm vụ chính của KTNB là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tính tuân thủ, điều này phù hợp với lực lượng kiểm toán trong nội bộ, đồng thời giảm chi phí đáng kể so với thuê kiểm toán độc lập hoàn toàn.
Như vậy có thể thấy rằng hiện nay hệ thống KTNB ở Việt Nam chưa phát triển mà đang trong giai đoạn đầu hình thành, lực lượng KTV còn quá ít, hệ thống chính sách, quy chế về KTNB chưa được xây dựng và hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa cao, còn nhiều lúng túng, khó khăn trong quá trình hình thành và hoạt động.
Hiện nay Nhà nước cũng đang khuyến khích các DNNN hình thành bộ phận KTNB trong doanh nghiệp. Theo điều 36, chương V - Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 quy định: "Doanh nghiệp tự tổ chức KTNB báo cáo tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán độc lập nếu thấy cần thiết" chính là nhằm tạo cho DNNN cơ hội lựa chọn việc có nên tổ chức bộ phận KTNB trong doanh nghiệp hay không.
Mặt khác, giữa thực trạng phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đòi hỏi của Nhà nước về khía cạnh pháp lý còn có một số mâu thuẫn: Theo Điểm 3, Mục I - Thông tư 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 của Bộ Tài chính: "...báo cáo tài chính được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ ký của người lập, người kiểm toán, Kế toán trưởng, giám đốc và đóng dấu của doanh nghiệp", trong điều kiện hiện nay khi mà lực lượng cán bộ kiểm toán và hệ thống KTNB chưa phát triển và hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán ở tất cả các DNNN thì việc quy định như trên là chưa thỏa đáng.
Như vậy xét về thực trạng phát triển KTNB trong các DNNN ở Việt Nam thì chúng ta thấy rõ ràng KTNB mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mới đang thí điểm ở một số Tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc hình thành KTNB còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, tuy nhiên phát triển hệ thống KTNB trong các DNNN ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường là tất yếu cần thiết và tất sẽ phát triển, vì sự tồn tại, sự phát triển của DNNN trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt.
3. Những khó khăn chính trong việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
a) Về mặt pháp lý:
Tại Việt Nam, khái niệm KTNB mới chính thức xuất hiện kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 59/CP ( 3/10/1996 ) về: “Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các DNNN”. Theo đó, các báo tài chính của các DNNN buộc phải được kiểm toán bởi các KTVĐL hoặc các KTVNB. Trên cơ sở Nghị định 59/CP này, Bộ Tài chính đã ban hành QĐ số 832TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) về quy chế kiểm toán nội bộ và Thông tư sô 52/1998-TT/BTC (16/04/1998) hướng dẫn thực hiện quy chế này nhằm đưa ra những quy chế về kiểm toán nội bộ và tổ chức thực hiện công việc thành lập bộ máy KTNB tại các DNNN. Với các Quyết định và Thông tư này thì việc tổ chức bộ máy KTNB tại các DNNN là yêu cầu bắt buộc. Xét về khía cạnh pháp lý thì mọi DNNN phải lập bộ phận KTNB và nó có thể thay thế cho KTĐL, tuy nhiên KTNB phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, cho nên tính độc lập của KTNB chưa cao và kém hiệu quả. Mặt khác bộ phận KTNB tuy độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhưng vẫn là một bộ phận của doanh nghiệp nên không thể hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp. Vì vậy báo cáo kiểm toán nội bộ được doanh nghiệp rất tin tưởng nhưng lại ít có giá trị pháp lý. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp không tích cực trong việc thành lập bộ phận KTNB trong doanh nghiệp mình vì phải bỏ chi phí ra thành lập, mà hiệu quả đem lại chưa cao, chưa tạo được niềm tin cho những người sử dụng thông tin về báo cáo tài chính do KTNB thực hiện kiểm toán.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện Nghị định 59/CP và QĐ số 832 TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) và Thông tư số 52/1998-TT- BTC(16/ 04/1998) đã nảy sinh những vướng mắc rằng có những doanh nghiệp với quy mô hoạt động nhỏ, lĩnh vực hoạt động đặc thù và đội ngũ kế toán viên đủ mạnh, không nhất thiết phải thiết lập bộ máy KTNB. Đối với các DNNN có quy mô nhỏ, lãnh đạo doanh nghiệp có thể kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động thì việc thành lập một bộ phận KTNB ở những doanh nghiệp này là hoàn toàn không cần thiết và hạn chế khi thành lập là không có cán bộ làm công tác này. Như đã nói ở trên, nhu cầu thiết lập bộ phận KTNB là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, nhiều trường hợp lợi ích từ việc thành bộ phận KTNB nhỏ hơn so với chi phí bỏ ra nên sự bắt buộc đối với toàn bộ các DNNN phải thiết lập bộ phận KTNB là không hợp lý. Chính vì thế, Bộ Tài chính tiếp tục ra Thông tư số 171/1998 - TT - BTC (22/12/1998) nhằm thay thế Thông tư số 52 /1998 - TT - BTC (16/04/1998). Theo đó, việc tổ chức bộ máy KTNB là không bắt buộc đối với các DNNN mà phải tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán... mà tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp hoặc không cần tổ chức bộ máy KTNB. Các DNNN đã tổ chức bộ máy KTNB theo quy định tại Thông tư số 52/1998-TT-BTC thì tùy theo tình hình của doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì và hoạt động hoặc tổ chức lại theo quy định ở Thông tư này.
Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về kế toán và kiểm toán, Quy chế KTNB hiện hành đã có được các nội dung cơ bản về loại hình KTNB, tạo cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng bộ máy KTNB của mình. Tuy nhiên, ngoài những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 171 cho thấy còn một số điểm gây lúng túng cho các doanh nghiệp, cụ thể : “ Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức KTNB nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính.....” (Điều 3), “....báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải có báo cáo KTNB đính kèm” (Điều 7), “ các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy KTNB như hướng dẫn tại Thông tư 171 thì không thể thực hiện được Điều 3. Nếu hiểu rằng Điều 3 chỉ quy định đối với các doanh nghiệp có tổ chức KTNB thì các doanh nghiệp không tổ chức bộ máy KTNB thực hiện Điều 7 như thế nào? Trong khi đó, tại Thông tư 171, ngoài một vài nội dung sửa đổi bổ sung như đã nêu trên tại điểm 2, phần 1 thông tư quy định: “ Phạm vi, nhiệm vụ của KTNB, nội dung trình tự, phương pháp KTNB và các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Quy chế về KTNB . Với quy định như vậy xin được hiểu là, ngoài các nội dung gồm hủy bỏ Thông tư 52 và những điểm sửa đổi bổ sung đã được quy định cụ thể tại Thông tư 171, mọi quy định khác ( điều 3, 7 và 16 ) tại Quy chế KTNB vẫn còn nguyên hiệu lực. Như vậy phải chăng giữa hai văn bản chưa có được sự thống nhất, gây lúng túng cho các doanh nghiệp một cách không cần thiết?
Như vậy một hệ thống chính chưa toàn diện, triệt để lại hay thay đổi khiến cho các DNNN lúng túng trong việc thành lập bộ phận KTNB, các doanh nghiệp đang thực hiện theo chính sách này thì lại chuyển đổi sang chính sách khác, gây lãng phí tiền của, công sức và thời gian. Đồng thời do tính chất chưa ổn định của hệ thống pháp lý làm cho các DNNN chần chừ trong việc thành lập bộ phận KTNB mà vẫn còn chờ đợi tính hoàn thiện của hệ thống pháp lý, thấy rõ tính thiệt hơn khi thành lập bộ phận KTNB so với thuê KTNN hoặc KTĐL thì mới thành lập. Đây cũng là những lý do làm cho tiến trình thành lập KTNB trong các DNNN ở nước ta còn chậm và chưa hiệu quả.
Mặt khác, tại Điều 6, Mục 2, Quyết định 832 TC/QĐCĐKT đã nêu rõ: “ bộ phận KTNB được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (cả Phòng Kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp. Đây là quy định hoàn toàn đúng với nguyên tắc và thông lệ chung về tổ chức bộ máy KTNB. Tuy vậy, đến Thông tư 171/1998/TT-BTC ở điểm 3 lại “nới lỏng”: “Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể của trình độ năng lực đội ngũ kế toán, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức bộ máy KTNB không bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Vậy đối với các doanh nghiệp tổ chức bộ máy KTNB thì (Tổng ) giám đốc doanh nghiệp lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp”. Theo dự nới lỏng này, nhiều đơn vị đã sát nhập trở lại bộ phận KTNB vào bộ máy kế toán, từ đó làm mất đi nguyên tắc tối quan trọng của tổ chức bộ máy KTNB là: “độc lập với các bộ phận còn lại và chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất của đơn vị”. Chính điều này đã làm mất đi tính hiệu quả trong công việc của KTNB do phụ thuộc vào bộ phận kế toán, tạo cái nhìn thiếu tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của KTNB đối với các doanh nghiệp chưa thành lập bộ máy KTNB, làm cho các doanh nghiệp này chưa thực dự muốn hình thành bộ phận KTNB trong doanh nghiệp mình.
Đó là những nguyên nhân chủ yếu của hệ thống chính sách pháp lý ảnh hưởng tới sự hình thành bộ phận KTNB trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
b) Về mặt cán bộ và quy mô của các DNNN ở nước ta hiện nay:
Trước hết về mặt tiêu chuẩn KTVNB: Do KTVNB là người kiểm toán các hoạt động của doanh nghiệp cả về tài chính, hoạt động cho nên đòi hỏi về mặt đạo đức KTVNB phải là người thẳng thắn, trung thực, trong sáng, công minh, nhiệt tình với công việc; có tác phong làm việc thận trọng, có uy tín trong doanh nghiệp, được lãnh đạo và CNV tin tưởng. Về trình độ chuyên môn, KTVNB phải là những chuyên gia có trình độ nghề nghiệp vững vàng. Trước hết, phải là có trình độ nghiệp vụ kinh tế thành thạo , có thể là nhũng cán bộ đã tốt nghiệp Đại học kế toán hoặc các ngành kinh tế, Ngân hàng, Tài chính nhưng làm nghiệp vụ kế toán ít nhất là 5 năm hoặc đã qua chức kế toán trưởng đơn vị. Nói chung về mặt nghiệp vụ, KTVNB ít nhất phải tương đương với kế toán trưởng đơn vị. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra là do lĩnh vực kinh tế mới hình thành ở nước ta cho nên cán bộ về kế toán chưa có nhiều do đó nhu cầu về kế toán viên là rất lớn và vẫn đang khan hiếm. Việc lập bộ phận KTNB lại đòi hỏi KTVB phải hội đủ các tiêu chuẩn như đã nói ở trên. Do vậy thực tế một số doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ rất khó khăn khi thành lập bộ phận KTNB, vì không có nhân sự hội đủ điều kiện của quy chế kiểm toán viên nội bộ nhất là chọn Trưởng phòng (Trưởng ban) KTNB. Nếu có thì điều động phòng kế toán sang làm công tác KTNB, dẫn đến thiếu nhân sự chỉ huy bộ phân kế toán và họ phải kiêm nhiệm kế toán một thời gian, điều này trái với nguyên tắc "bất kiêm nhiệm"trong quy chế KTNB. Hơn thế nữa khi thành lập bộ phận KTNB thường làm phát sinh tăng biên chế, chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đối với các doanh nghiệp nhỏ việc hình thành KTNB là rất khó và không mấy hiệu quả.
Trong Điểm 4, Thông tư 171/1998/TT-BTC lại "bổ sung thêm tiêu chuẩn…của kiểm toán viên như sau: "Trường hợp KTVNB chưa có bằng đại học chuyên ngành kế toán, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ từ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán trưởng doanh nghiệp đó". Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay quy định tiêu chuẩn KTVNB như vậy là chưa thật hợp lý. Trước hết ở Việt Nam bộ máy đào tạo của các doanh nghiệp chưa phát triển và do đó đào tạo ở các trường đại học còn phải mang tính chuyên sâu thì việc đồng nhất trình độ nghiệp vụ của các cử nhân quản trị kinh doanh với cử nhân kế toán, kiểm toán chưa thể có tức thời. Mặt khác, quy định này đối với KTVNB có phần quá cao, có thể chỉ phù hợp đối với kiểm toán trưởng của đơn vị. Hơn nữa "trình độ chuyên môn nghiệp vụ" của kế toán và kiểm toán có phần gần gũi nhưng không hoàn toàn "đồng chất" và thuộc các chức danh công chức khác nhau nên rất khó so sánh. Mặt khác, khi hình thức tổ chức bộ máy KTNB đã do đơn vị tự quyết định (nêu ở điểm 3 thông tư này và tiêu chuẩn KTVNB là " đã qua huấn luyện nghề nghiệp vụ kế toán, kiểm toán bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ" (Điều 12 mục 4 quyết định 823/TC/QĐ/CĐKT) thì quy định này cũng không hoàn toàn cần thiết và nhất quán…
Như vậy, ngay trong bản thân các chế độ pháp lý đã có những điểm không phù hợp như vậy cho nên việc thành lập KTNB có các KTV đang đáp ứng đủ các tiêu chuẩn KTVNB là rất khó khăn.
Một nguyên nhân chính nữa dẫn đến sự khó khăn và chậm chạp trong việc thi hành KTNB ở các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay là đại đa số các doanh nghiệp Nhà nước là có quy mô nhỏ và trung bình . Như đã nói ở trên, việc hình thành bộ phận KTNB trong các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ là rất khó khăn, chỉ có Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn hay các Tổng Công ty mới có điều kiện để thành lập bộ phận KTNB mà số này lại rất ít.
Với những khó khăn như vậy, hiện nay, KTNB trong các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam còn rất ít tập trung, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các Tổng Công ty trong quá trình hình thành bộ phận KTNB trong các Doanh nghiệp Nhà nước còn chậm và gặp nhiều trở ngại .
4. Khó khăn về phương tiện vật chất , kỹ thuật
Hiện nay, do giới hạn về phương tiện vật chất, ở nước ta chưa có đủ điều kiện vật chất cơ sở để áp dụng các thành tựu KHKT vào công việc cho nên một khối lượng công việc kiểm toán rất lớn như vậy trong một doanh nghiệp đòi hỏi phải có nhiều KTVNB, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của mà hiệu qủa kinh tế lại không cao. Hoặc có các Doanh nghiệp Nhà nước nào có đủ điều kiện để áp dụng các phương tiện thiết bị vào KHKT vào kinh tế thì lại bị giới hạn về trình độ sử dụng, không phát huy hết tính năng của công cụ hiện đại gây lãng phí giá trị sử dụng của máy móc . Đây là hai mặt của một vấn đề cần phải giải quyết để phát huy tính hiệu quả hữu ích của KTNB, vấn đề này không thể giải quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35129.doc