Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suất nhằm mục đích điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008. Theo đó, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ dao động trong hành lang này. Khi điều kiện thị trường tiền tệ thay đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh theo mức độ phù hợp.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá ưu nhược điểm nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng trung ương trong các năm gần đây và đưa ra giải pháp cho ngân hàng trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấp nhận hoặc từ chối cho vay. Trong trường hợp chấp nhận, NHNN cấp một khoản tín dụng cho NHTM với nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành, trên cơ sở đảm bảo các tài sản có của NHTM.
II,ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
- Năm 1999, với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ giảm phát ngân hàng nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn từ mức 1,1% tháng đầu năm xuống 0,5% tháng đồng thời quy chế về nghiệp vụ chất khấu, tái chiết khấu đã được ban hành để phát triển một bước hiệu quả công cụ này trong các chính sách tiền tệ và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được chiết khấu tại ngân hàng nhà nước là tín phiếu kho Bạc, trái phiếu ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác do ngân hàng nhà nước quy định ở mỗi thời kỳ. Mức lãi suất chiết khấu được công bố là 0,45% tháng.
- Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng vào ngày 31/3/2000 và ngày 31/7/2000 tiếp tục giảm xuống 0,4% tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45% tháng xuống còn 0,4% tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35% tháng vào tháng 7/2000. Tuy vậy cho đến tháng 9/2000 để hạn chế các tổ chức tín dụng bù đắp thiếu hụt thanh toán qua hình thức vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ ngân hàng nhà nước và khuyến khích thực hiện bù đắp qua thị trường mở nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, đồng thời tạo tín hiệu cho các tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động, ngày 2/11/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5% tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45% tháng.
Giai đoạn 2001 – 2005 thế giới trải qua một thời kì phát triển đầy biến động và mất cân bằng do những thay đổi lớn như giá dầu tăng nhanh đến mức kỷ lục, kinh tế Mỹ thâm hụt kép, đồng USD mất giá gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường ngoại hối toàn cầu,… Trước bối cảnh đó, VN cũng chịu ảnh hưởng nhẹ, do đó, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách nới lỏng tài chính công và chính sách tiền tệ để đóng góp vào việc phục hồi kinh tế và kích thích khu vực tư nhân đầu tư phát triển. NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất trong năm 2001 để kích thích tăng trưởng tín dụng. Nhưng sang năm 2002, thị trường trong nước tăng trưởng mạnh hơn và bắt đầu có những dấu hiệu tăng lạm phát, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để đạt cả hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với thị trường, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các công cụ chính sách tiền tệ như thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ đã được điều hành kết hợp tương đối đồng bộ, linh hoạt để đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong năm 2003, NHNN lần đầu tiên cho phép một số NHTM thực hiện nghiệp vụ Option – quyền lựa chọn tiền tệ, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro.
Năm 2004 – 2005 là những năm cuối cùng của giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của VN nhưng chúng ta lại bắt đầu phải đối mặt với lạm phát tăng lên sau thời kì dài khắc phục khủng hoảng. Thêm vào đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh lan tràn càng đẩy chỉ số CPI gia tăng mạnh, kéo theo lạm phát trong nước tăng cao. Điều này buộc Chính phủ nước ta phải kịp thời tìm cách khắc phục với công cụ chính yếu để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ. Theo đó, NHNN quyết định tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM từ 2% lên 5% với tiền gửi nội tệ và từ 4% lên 8% đối với tiền gửi ngoại tệ cho các khoản tiền gửi ngắn hạn; tăng lãi suất, siết chặt tín dụng và duy trì mức tăng tín dụng năm 2004 là 25%; duy trì tương đối ổn định tỷ giá hối đoái. Các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, tái chiết khấu cũng được NHNN sử dụng thường xuyên, linh hoạt để thực hiện mục tiêu điều hành CSTT của NHNN. Điều này đưa đến kết quả trong năm 2005 rất đáng khích lệ khi tăng trưởng GDP đạt 8,43%, cao nhất so với 9 năm trước đó và so với các nước khu vực Đông Á, VN cao đứng thứ hai sau Trung Quốc. Mức tăng trưởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 7,5%/năm được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005
Các chỉ tiêu GDP và CPI giai đoạn 2001 – 2005
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
GDP(%)
6.84
7.04
7.24
7.69
8.43
CPI(%)
0.8
4.0
3.0
9.5
8.4
Nguồn : Thống kê từ NHNN và Tổng cục Thống kê
Năm 2006, VN vẫn tiếp tục phải đối phó với lạm phát ngày càng tăng cao. Do đó, Chính phủ tiếp tục duy trì và thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ thắt chặt đã áp dụng từ cuối 2005 nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, trong năm 2006, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất chính thức nhằm tránh phát tín hiệu làm tăng lãi suất thị trường, giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm áp lực tăng lãi suất huy động trên thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Kết quả là tổng phương tiện thanh toán năm 2006 đã được giữ ở mức tăng 33,59% so với năm 2005, nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng 29,65% của năm 2005; tín dụng tăng chậm lại nhưng chất lượng tín dụng được nâng cao; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tăng 22,2%; tốc độ tăng GDP đạt 8,17%, tốc độ tăng CPI giảm còn 6,6%.
Năm 2007, tình hình kinh tế thế giới lại trải qua những xáo trộn mạnh, đặc biệt trên thị trường tài chính do xuất phát từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ và giá dầu tăng lên mức kỷ lục 100 USD/thùng. Trong khi đó, lạm phát ở nền kinh tế VN đang ngày càng gia tăng. Trước tình hình này, NHNN đã thực hiện điều tiết cung tiền thông qua một số công cụ của chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô như: tăng cường hoạt động thị trường mở, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 1,5 – 2 lần, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ. Nhưng để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất như lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm, lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm, lãi suất qua đêm, lãi suất tiền gửi tại NHNN nhằm ổn định thị trường; bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi bằng USD đối với pháp nhân kể từ ngày 1/1/2007. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện, ban hành Chỉ thị 03/2007/CT – NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện kiểm soát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, tăng cường thanh tra giám sát hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống TCTD. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng năm 2007 vẫn đạt rất cao, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006. Cũng trong năm, bên cạnh việc đưa 144.000 tỷ VND ra thị trường để mua 9 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối; NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/- 0,25% lên +/-0,5% và +/-0,75% nhằm giảm áp lực lạm phát, tăng tính chủ động cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Kết quả là tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48%, nhưng lạm phát cũng tăng từ 7,45% lên 8,3%.
Các chỉ tiêu GDP và CPI giai đoạn 2006 – 2008
Năm
2006
2007
2008
GDP(%)
8.17
8.48
6.18
CPI(%)
6.60
12.63
22.97
Nguồn : Thống kê từ NHNN và Tổng cục Thống kê
- Như vậy công cụ cho vay tái chiết khấu đã dần được áp dụng theo đúng bản chất của nó là tín hiệu cho các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất cùng với sự phát triển của thị trường ở Việt Nam, trở thành công cụ đắc lực của chính sách tiền tệ quốc gia…
Ưu điểm
- Thứ nhất thực tế, thời gian qua, công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như:Thứ nhất, công cụ tái cấp vốn mà nòng cốt là việc xây dựng và điều hành khung lãi suất thời gian qua đã dần hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường theo hướng lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu điều chỉnh thành lãi suất sàn. Cặp lãi suất tái cấp vốn được giữ khá ổn định và được điều chỉnh tương ứng với sự biến động của lãi suất thị trường trong từng thời kỳ. - Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm vừa qua. Thông thường, vào các thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại do nhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy, bất cứ một khâu nào gặp ách tắc sẽ kéo theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Do vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, qua đó, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003 và NHTMCP nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ điển hình. Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. - Thứ ba, so với trước đây, thời gian xử lý đề nghị xin vay cầm cố đã được rút ngắn chỉ còn 2 ngày (trước đây thường 3 đến 4 ngày).Thứ tư, chủng loại giấy tờ có giá chấp thuận sử dụng trong quan hệ vay vốn với NHNN ngày càng được mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quan hệ vay vốn với NHNN.Nhược điểm:
- Giai đoạn này, chúng ta còn thiếu tiền đề quan trọng để thực hiện nghiệp vụ này, đó là việc sử dụng thương phiếu chưa phát triển phổ biến trong các giao dịch thương mại; công cụ mà ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ này là các tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước. Theo lý thuyết, lượng tiền phát hành vào lưu thông qua con đường tái chiết khấu sẽ phù hợp hơn nếu có được dựa trên các thương phiếu (vì lượng tiền đó được bảo đảm bằng sự gia tăng khối lượng hàng hóa của nền kinh tế).
- Việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các ngân hàng thương mại thời gian này là quá dễ dãi theo nguyên lý phát hành tiền. Nó có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt của các ngân hàng thương mại nhưng nó cũng dễ phát sinh các tiêu cực trong quá trình thực hiện, chưa kích thích sự năng động của các ngân hàng thương mại. Như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, gây bất ổn đối với giá trị đồng tiền quốc gia.
- Trong điều hành chính sách chiết khấu dường như ta chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “cửa sổ chiết khấu” của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại (vì quy mô cung ứng cho vay chiết khấu của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng phải căn cứ vào thực lực của chính các ngân hàng đó).
- Mặt khác việc áp dụng lãi suất chiết khấu nhiều khi con mang nặng tính bao cấp (điều này thể hiện rõ ở việc ưu tiên cho ngân hàng thương mại quốc doanh) do vậy vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với mọi tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại chưa thực sự thể hiện rõ nét.
2. NĂM KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
Trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện. Một trong số những giải pháp đó là: Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.
Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu.
Ngày 30/01/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo quyết định số 306/QĐ-NHNN điều chỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005). Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Từ 19/5/2008, NHNN ban hành Quyết định số 1099/QĐ-NHNN, nâng lãi suất cấp vốn từ 7.5%/năm lên 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 11,0%/năm
Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suất nhằm mục đích điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008. Theo đó, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ dao động trong hành lang này. Khi điều kiện thị trường tiền tệ thay đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh theo mức độ phù hợp.
Ngày 10/6/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1316/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được áp dụng từ ngày 11/6/2008. Theo đó, Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm.
Ngày 3/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm.
Ngày 20/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm
Ngày 3/12/2008, 1 lần nữa Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2949 /QĐ-NHNN, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Chiều 19/12/2008, Thống đốc có Quyết định số 3159/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo quyết định trên, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm xuống 7,5%/năm, quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/12/2008
Năm 2008 kết thúc lại với 1 năm đầy biến động. NHNN đã XXXien tục thay đổi các loại lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 1 cách linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.
Nguồn : tổng cục thống kê
Ưu điểm
Từ việc thắt chặt đến nới lỏng thận trọng , điều hành linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ
Năm 2008 là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. năm 2008 nhtw đã thực hiện tốt 8 nhóm giải pháp của Chính phủ về ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và biến động nhưng ngành vẫn bảo đảm an toàn hệ thống, vốn tăng, công nghệ hiện đại hơn trước.
Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các NHTM ra thị trường. Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%. Sau khi đã thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. LSCB đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ 05/11/08) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008 (11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08, 8,5% từ 22/12/08) trước khi giữ ổn định ở mức 7% (từ 01/02/09) như hiện nay. Cùng với LSCB, LSTCK, LSTCV cũng được điều chỉnh giảm; các NHTM được bán tín phiếu bắt buộc trước hạn; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nới lỏng dần đi kèm với việc điều chỉnh lãi suất DTBB. Các công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2008 đạt ~ 23% (bằng gần ½ mức tăng của năm 2007), riêng 6 tháng đầu năm 2009 đạt ~ 17,1%, tăng ~ 17,8% so với cùng kỳ 2008. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhược điểm :
Theo tôi thì chính sách thắt chặt tiền tệ năm 2008 là một sự thất bại. Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2008 có người nhìn nhận đó là một sự thành công trong kìm chế lạm phát. Theo tôi đó là chính sách chưa hợp lý do tính dự báo kém của chính phủ. Từ cuối năm 2007 những dấu hiệu của suy giảm kinh tế đã có bộc lộ rõ: giá dầu thô tăng chóng mặt, giá các nguyên liệu đầu vào nhảy vọt. Sang năm 2008, do sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là các nguyên liệu nhập khẩu) chúng ta đã quá vội và đánh đồng tỷ lệ lạm phát với mức tăng chỉ số giá. Hàng tháng, quý các bản tin trên báo đưa ra số liệu về lạm phát và phân tích nguyên nhân, tuy nhiên điều cơ bản đã bỏ qua đó là “ tăng giá chứ không phải lạm phát”. Theo tư duy cũ chúng ta quy cho lạm phát là do sự mất giá của nội tệ vì thế chúng ta sẽ chi nhiều nội tệ hơn để mua hàng, vấn đề này hoàn toàn không liên quan gì đến thực trạng kinh tế Việt Nam trong năm 2008. Thực tế do áp lực giá cả thế giới tăng thì dĩ nhiên là giá trong nước sẽ tăng, đồng nội tệ vẫn giữ một tỷ lệ mất giá so với USD như những năm trước, do vậy giá cả hàng hoá tại Việt Nam tăng đột biến trong năm 2008 không phải là do lạm phát. Chúng ta đã hành xử và can thiệp thô bạo vào thị trường, giữa lúc các doanh nghiệp đang cạnh tranh xuất khẩu thì nhà nước lại đẩy lãi suất cơ bản tăng từ 8,5% dần đến đỉnh điểm 14%. Các doanh nghiệp vừa chịu áp lực tăng giá, vừa chịu vay với mức lãi suất cao ngất làm cho đầu ra của họ vô cùng khó khăn. Hiện nay, các doanh nghiệp này còn tồn một khối lượng hàng sản xuất với giá thành cao, chưa tiêu thụ được thì sao bảo họ phải hạ giá- như ý kiến của một quan chức. Việc tăng lãi suất cơ bản, cộng với tâm lý bầy đàn đã đẩy thị trường hàng hoá trong nước tăng chóng mặt, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Ngay lúc giá cả tăng cao, người dân tiêu dùng ít lại, các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất lên điều này góp phần làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng. Tâm lý giữ VND trong tay sẽ không an toàn, họ đua nhau mua ngoại tệ và vàng đề phòng bị, điều này đã đầy tỷ giá lên, giá vàng trong nước thì cao hơn thế giới trên 1triệu đồng/lượng. Chúng ta đã làm ngược, chính sách thắt chặt tiền tệ là quá vội. Và hậu quả là hiện nay chúng ta bị giảm phát, chính sự can thiệp không thích hợp này làm cho nền kinh tế chúng ta bị mất đi gấp đôi: một là mất thị trường xuất khẩu cạnh tranh, hai là: mất do suy giảm sức mua trong nước vì thu nhập của người dân ít hơn. Tóm lại công tác dự báo của chúng ta quá kém, giai đoạn tiền suy giảm kinh tế mà chúng ta dự báo là “lạm phát”, chúng ta đã dùng liều thuốc mạnh để kìm chế cơn lạm phát duy ý chí đó để rồi giờ đây kết quả thể hiện rất rõ. Chúng ta đã thiếu bình tĩnh để nhận dạng nó, thiếu kinh nghiệm để xử lý. Do vậy chúng ta tăng lãi suất cơ bản, giảm đầu tư công và đặc biệt là chính sách “hạn chế xuất khẩu gạo” gây thiệt hại cho hàng triệu nông dân.
3.GIAI ĐOẠN 2009 -2010
Tháng 2/2009 vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát năm 2008 đã được kiểm soát , Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 173/QĐ-NHNN ra ngày 23/01/2009 , bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2009 giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm. Mục đích: Duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngày 10/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 837/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thay thế cho Quyết định số 173/QĐ-NHNN. Theo đó, từ ngày 10/04, các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được áp dụng: lãi suất tái cấp vốn là 7,0 %/năm. Lãi suất tái chiết khấu là 5,0 %/năm. Mục đích việc giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là tiếp tục tạo điều kiện cho các ngân hàng vay vốn từ Ngân Hàng Nhà nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp
Ngày 1/10/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2232/QĐ-NHNN Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5,0%/năm
năm 2010 là năm mà lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn là ổn định nhất.trong 10 tháng đầu năm nguyên lãi suất tái chiết khấu là 6%/ năm và lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm.
Tuy nhiên trước tình hình lạm phát có xu hướng gia tăng trong những tháng cuối năm ngày 05/11/2010, NHNN ra quyết định 2620/QĐNHNN quy định lãi suất tái cấp vốn tăng 1% từ 8%/năm lên 9%/năm, và lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 7%/năm
Ưu điểm :
Chính sách tiền tệ tương đối ổn định
Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng.Xét về tần suất điều chỉnh đó, năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn.Cụ thể, trong năm Ngân hàng Nhà nước chỉ một lần giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8% từ 1/12 đến nay. Riêng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần điều chỉnh, 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần điều chỉnh giảm từ tháng 3. Biên độ tỷ giá có 2 lần điều chỉnh, lần nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một lần điều chỉnh trực tiếp, tăng mạnh 5% trong ngày 26/11.
Năm 2010, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, NHNN đã thực thi nhiều biện pháp điều hành CSTT nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, kiềm chế lạm phát, chỉ đạo và giám sát các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. NHNN đã điều hành lượng tiền cung ứng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, cho nền kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Hướng dẫn các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận bằng VND, điều hành linh hoạt các mức lãi suất, kết hợp với các biện pháp để điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp; thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn và gói kích thích kinh tế. NHNN cũng điều hành tỷ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống suy giảm dự trữ ngoại hối, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỷ giá. Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN.
Nhược điểm :
- Lãi suất huy động dồn épSau năm 2008 biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIEN TE IN.docx