CHƯƠNG I : CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH: 1
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: 1
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng: 2
1.1.2.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng: 2
1.1.2.2. Phân loại theo tài sản đảm bảo: 3
1.1.2.3. Phân loại theo phương thức cấp tín dụng: 4
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 9
1.1.3.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế: 9
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 17
1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH: 20
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng: 20
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng: 21
1.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng: 21
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính: 23
1.3.1. Các yếu tố chủ quan: 23
1.3.1.1. Nhóm yếu tố từ phía ngân hàng: 23
1.3.1.2. Nhóm yếu tố từ phía khách hàng: 26
1.3.2. Các yếu tố khách quan: 27
CHƯƠNG II 30
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN 30
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT LONG BIÊN. 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 30
2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Long Biên: 30
2.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long Biên đối với sự phát triển kinh tế của quận: 31
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Long Biên: 34
2.1.2.1. Những hoạt động cụ thể của NHNo&PTNT Long Biên: 34
2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Long Biên: 34
2.1.3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Long Biên: 38
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN. 40
2.2.1. Doanh số cho vay: 40
2.2.1.1. Doanh số cho vay tại các thời điểm trong năm 2005: 41
2.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời hạn: 42
2.2.2. Doanh số thu nợ: 44
2.2.2.1. Doanh số thu nợ tại các thời điểm trong năm 2005: 45
2.2.2.2. Doanh số thu nợ DNNQD theo thời hạn: 46
2.2.3. Dư nợ: 48
2.2.3.1. Dư nợ tại các thời điểm trong năm 2005: 48
2.2.3.2. Dư nợ DNNQD theo thời hạn: 50
2.2.2.3.Dư nợ DNNQD theo loại tiền: 52
2.2.4. Hệ số sử dụng vốn vay: 53
2.2.5. Tỷ lệ nợ xấu của DNNQD: 54
2.2.6. Kết quả kinh doanh: 56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤ LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNo&PTNT LONG BIÊN. 58
2.3.1. Những kết quả đạt được: 58
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân: 59
2.3.2.1. Hạn chế: 59
2.3.2.2. Nguyên nhân: 60
CHƯƠNG III 61
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN 61
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 61
3.1.1. Mục tiêu đề ra: 61
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 62
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 63
3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ: 63
3.2.2. Đổi mới cơ chế chính sách cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 64
3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay: 66
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định: 67
3.2.5. Đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn: 68
3.2.6. Giải pháp khác: 69
3.3. KIẾN NGHỊ. 70
3.3.1. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 70
3.3.2. Đối với NHNo&PTNT Việt nam : 72
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước: 73
3.3.4. Các ngành có liên quan: 75
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro lựa chọn nghịch do thiều thông tin hay thông tin không đối xứng về khách hàng và đối tượng đầu tư. Mục đích quan trọng nhất của hệ thống thông tin tín dụng là tìm kiếm phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đung mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước các khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu. Hệ thống thông tin tín dụng nếu đầy đủ và chính xác sẽ hạn chế thấp nhất rủi ro, chất lượng tín dụng từ đó sẽ được nâng cao.
1.3.1.2. Nhóm yếu tố từ phía khách hàng:
a, Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn:
Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng phải phân tích đánh giá tính khả thi của dự án rồi mới đi đến k?ý kết hợp đồng tín dụng. Chỉ có những phương án kinh doanh khả thi thì trong quá trình thực hiện mới có thể sinh lãi và từ đó mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, tính khả thi của một dự án vay vốn cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
b, Năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp nó thể hiện ở khối lượng vốn tự có, khả năng thanh toán, hệ số nợ, khả năng sinh lãi. Từ năng lực tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng có thể đánh giá doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không và có thể trả nợ cho ngân hàng hay không. Nếu năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác khả năng tài chính của doanh nghiệp thì các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đầy đủ, trung thực và vì vậy tốt nhất là các báo cáo tài chính đó phải được kiểm toán trước khi trình ngân hàng.q
c, Trình độ quản l?ý doanh nghiệp:
Trình độ quản lý doanh nghiệp sẽ cho thấy được triển vọng của phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những người quản lý có trình độ học vấn, năng động trong kinh doanh, cùng với những nhân viên có trình độ… sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có thể đạt được kết quả, năng suất cao, đồng thời có thể vượt qua được mọi khó khăn. Vì vậy, với những doanh nghiệp này thì chất lượng khoản vay có thể được đảm bảo.
d, Uy tín cuả doanh nghiệp:
Uy tín của doanh nghiệp trên thương trường thể hiện doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp. Đồng thời, uy tín còn thể hiện ở việc doanh nghiệp vay nợ ngân hàng và doanh nghiệp đã trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Với những doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thì chất lượng khoản vay luôn được đảm bảo.
1.3.2. Các yếu tố khách quan:
a, Môi trường kinh tế và các chính sách vĩ mô của nhà nước:
Tất cả các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các quy luật của thị trường như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị…Và tất cả các yếu tố đó hợp thành một môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế phù hợp và phát triển lành mạnh có thể giúp cho các chủ thể tham gia có cơ hội phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Và nhờ vậy mà hoạt động tín dụng cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển và chất lượng tín dụng cũng được nâng lên không ngừng khi các doanh nghiệp vay vốn đều làm ăn có hiệu quả.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, các yếu tố môi trường kinh tế như lạm phát, tỷ giá, lãi suất thì luôn biến động, chính phủ thì luôn phải can thiệp, điều tiết môi trường kinh tế vĩ mô. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì điều bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đó là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh trước những biến động hay bất kỳ thay đổi nào.
b, Môi trường pháp l?ý :
Mọi thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động trên thị trường đều phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Và hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, cũng phải thực hiện trên cơ sở các điều khoản của pháp luật quy định. Hệ thống pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Pháp luật đưa ra những quy định về hoạt động tín dụng, bắt buộc mọi chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng phải tuân thủ, phải thực hiện tốt nghĩa vụ và được bảo vệ quyền lợi. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng, và giúp cho ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
c, Môi trường chính trị xã hội:
Bất kỳ một biến động nào về mặt chính trị – xã hội đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu chính trị – xã hội ổn định sẽ giúp cho nền kinh tế nước đó có khả năng phát triển bền vững, và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong toàn xã hội, khuyến khích nhu cầu vay vốn đầu tư. Chính vì vậy, yếu tố chính trị – xã hội có một ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
d, Môi trường công nghệ:
Với sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão hiện nay, những ngân hàng lớn trên thế giới đều áp dụng công nghệ hiện đại vào trong việc quản lý, kinh doanh của mình nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi, và cũng nhằm một mục tiêu quản lý một cách tốt nhất hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Và các ngân hàng Việt nam hiện nay cũng đang tiền hành hiện đại hoá công nghệ để có thể hoà nhập với thế giới và tăng hiệu quả trong quản lý kinh doanh. Với sự phát triển của công nghệ giúp cho khách hàng có thể tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng được tốt hơn, và ngân hàng có thể giám sát được các khoản vay một cách chính xác hơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT LONG BIÊN.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Long Biên:
Cùng với yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( NHNo&PTNT ) có một mang lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế từng vùng, từng địa phương. Và với vị trí trên thương trường trong nước cũng như trên thương trường quốc tế ngày càng cao tạo thuận lợi cho các chi nhánh trong hệ thống phát triển đi lên.
Chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên được thành lập theo quyết định số 351/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 14/09/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt nam về việc “mở chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên phụ thuộc NHNo&PTNT Việt nam”. Và vào ngày 01/11/2004 NHNo&PTNT Long Biên đã chính thức đi vào hoạt động. NHNo&PTNT Long Biên là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho vay và thực hiện các dịch vụ khác đối với các thành phầnh kinh tế và dân cư. NHNo&PTNT Long Biên có trụ sở chính đặt tại 309 Nguyễn văn Cừ, quận Long Biên, thành phố Hà nội. Ban đầu, ngân hàng chỉ có hai đơn vị trực thuộc là: Chi nhánh cấp 2 Chương Dương và Phòng Giao dịch Nguyễn Sơn. Vào năm 2005, với điều kiện cho phép, ngân hàng đã cân đối mở rộng màng lưới và đã thành lập thêm 2 Phòng Giao dịch: Phòng giao dịch Bắc Long Biên và Phòng Giao dịch Bắc Chương Dương. Ngoài ra, ngân hàng còn mở thêm một số điểm thu đổi ngoại tệ tạo điều kiện phục vụ thật tốt mọi khách hàng.
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Long Biên đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong qua trình phát triển kinh tế của quận. Hiện nay, chi nhánh có 56 cán bộ viên chức, với tinh thần đoàn kết đồng thuận, NHNo&PTNT Long Biên đã từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh cho vay khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, và những địa bàn lân cận. Vì vậy, NHNo&PTNT Long Biên đã và đang tạo được niềm tin, sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, với mục tiêu phục vụ tốt mọi khách hàng và lấy sự tín nhiệm của khách hàng làm yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh.
2.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long Biên đối với sự phát triển kinh tế của quận:
* Thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Quận Long Biên là một quận mới thành lập, đây là một địa bàn đầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có thể giúp cho các khách hàng có thể sử dụng những đồng tiền nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả hơn. Bất kỳ khách hàng nào giờ đây cũng có thêm sự lựa chọn cho việc sử dụng đồng tiền của mình, không để những đồng tiền đó bị bỏ phí, không tạo ra thêm được giá trị. NHNo&PTNT Long Biên với vai trò là một ngân hàng thương mại, thực hiện huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rồi mang đi đầu tư nhằm gia tăng giá trị.
* Hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế.
Với xu thế phát triển ngày càng nhanh như hiện nay của nền kinh tế, mọi thành phần kinh tế đều có nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh còn các cá nhân nhu cầu tiều dùng của họ ngày càng lớn. Với mục tiêu phục vụ tốt và chu đáo, lấy chất lượng làm trọng, NHNo&PTNT Long Biên được thành lập và đã phần nào giúp cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có thể giải quyết được những nhu cầu bức bách đó. Với các loại hình nghiệp vụ đa dạng ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa bàn nói riêng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
* NHNo&PTNT Long Biên với vai trò là trung gian trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Hiện nay khi nền kinh tế nước ta tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển. Hoạt động mua bán xuất nhập khẩu là hoạt động tương đối phức tạp vì giữa hai bên có một khoảng cách lớn về địa l?ý. Vì vậy, để thực hiện các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu đó thì các doanh nghiệp cần một ngân hàng đứng ra thực hiện các nghiệp vụ đó, giúp cho quá trình mua bán giữa hai bên được diễn ra suôn sẻ. Với các dịch vụ của mình ngân hàng đã đưa các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận gần hơn với các thị trường lớn trên thế giới và hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi mua bán.
Chi nh¸nh Long Biªn
Chi Nh¸nh
Ch¬ng D¬ng
PGD
NguyÔn S¬n
PGD B¾c Ch¬ng D¬ng
PGD B¾c Long Biªn
Ban Gi¸m ®èc
Phã Gi¸m ®èc
Gi¸m ®èc
Phã Gi¸m ®èc
Phßng tÝn dông
Phßng TTQT
Phßng Tæ chøc
Phßng KH-NV
Phßng ThÈm ®Þnh
Tæ KTKS néi bé
Phßng
KT-NQ
Phßng Hµnh chÝnh
Tæ nghiÖp vô thÎ
SĐ: BỘ MÁY TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNo&PTNT LONG BIÊN
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Long Biên:
2.1.2.1. Những hoạt động cụ thể của NHNo&PTNT Long Biên:
- Nhận huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tất cả các tổ chức và dân cư trên địa bàn bằng VND, ngoại tệ, và bằng vàng bảo đảm giá trị theo giá vàng.
- Huy động từ nguồn tổ chức tín dụng với tỷ lệ nhất định.
- Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn, trung – dài hạn, trái phiếu…
- Cho vay ngắn hạn, trung - dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dich vụ và tiêu dùng.
- Chiết khấu kỳ phiếu, sổ tiết kiệm do NHNo&PTNT phát hành, chiết khấu hối phiếu thương mại.
- Bảo lãnh các khoả vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong và ngoài nước.
- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nứơc.
- Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.
- Cung cấp dịch vụ ATM ( máy rút tiền tự động)
2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Long Biên:
a, Huy động vốn:
Tổng nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2005 đã đạt 888,9 tỷ đồng tăng so với thời điểm đầu năm là 626,4 tỷ đồng và đã đạt 96,6% so với kế hoạch được giao trong đó nguồn nội tệ đạt 845,9 tỷ đồng chiếm 95% so với tổng nguồn, trong khi đó nguồn ngoại tệ quy đổi chỉ chiếm 4,8% trong tổng nguồn, tương ứng với 42,9 tỷ đồng. Ta thấy nguồn nội tệ đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, vì vậy cần có sự điều chỉnh về cơ cấu nguồn một cách hợp lý hơn.
Biểu đồ 2: Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Long Biên.
- Cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2 : Bảng tổng hợp nguồn vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Không kỳ hạn
74.0
28.19
54.0
13.51
51.6
13.35
223.0
25.09
Dưới 12 tháng
35.0
13.33
178.9
44.76
153.0
39.58
122.3
13.76
Từ 12-24 tháng
59.0
22.48
67.0
16.76
66.0
17.07
56.0
6.30
Trên 24 tháng
94.5
36.00
99.8
24.97
116.0
30.00
487.6
54.85
Tổng cộng
262.5
100.0
399.7
100.0
386.6
100.0
888.9
100.0
(Nguồn : Phòng kế hoạch – nguồn vốn)
Vào thời điểm cuối năm, các con số đã cho thấy tỷ lệ nguồn vốn trên 24 tháng và nguồn không kỳ hạn tại Ngân hàng đã tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Vào qu?ý III tỷ nguồn không kỳ hạn chỉ có 51,6 tỷ đồng, tương ứng 13,35% trong tổng nguồn vốn thì đến quý IV thì nguồn không kỳ hạn đã đạt 223 tỷ đồng, chiếm 25,09% trong tổng nguồn vốn. Còn tiền gửi trên 24 tháng tăng từ 116 tỷ đồng, và chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vào thời điểm cuối năm nguồn tiền gửi trên 24 tháng đã đạt 487.6 tỷ đồng, chiếm 54,85% trong tổng nguồn vốn. Phần tăng này tập trung chủ yếu vào tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
- Tính chất nguồn vốn:
Bảng 3: Bảng tổng hợp nguồn vốn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. TG của các TCTD
0.0
0.00
165.0
41.28
30.0
7.76
100.0
11.25
2. TG của dân cư
129.0
49.14
130.4
32.62
133.6
34.56
140.0
15.75
3. TG tổ chức KT
83.5
31.81
54.3
13.59
173.0
44.75
447.0
50.29
4. TG Khác
50.0
19.05
50.0
12.51
50.0
12.93
201.9
22.71
Tổng
262.5
100.0
399.7
100.0
386.6
100.0
888.9
100.0
(Nguồn : Phòng kế hoạch – nguồn vốn)
Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có nhiều biến động trong năm, cụ thể: trong ba tháng đầu năm, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 262,5 tỷ đồng thì sang quý II đã là 399.7 tỷ đồng tăng; tương ứng tỷ lệ là 52,27 %. Sang quý III, tổng nguồn vốn là 386,6 tỷ đồng; đã có sự sụt giảm so với quý II nhưng không đáng kể, giảm tương ứng tỷ lệ là -3.28%. Bước sang quý IV, tổng nguồn vốn đã tăng đột biến. Tổng nguồn vốn quý IV là 888,9 tỷ đồng; tăng tương ứng tỷ lệ là 129,93%.
Trong cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy được tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng lên rất nhanh. Vào quý II chỉ có 54,3 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 13,59% trong tổng nguồn vốn thì đến quý III đã tăng 218,6%, và đạt 173 tỷ đồng, và đã chiếm đến 44,75% trong tổng nguồn. Và đến cuối năm thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng rất nhanh, đạt 447 tỷ đồng, tăng 158,3% so với quý III. Và đến cuối năm thì tỉ lệ nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế đã chiếm 50,29% trong tổng cơ cấu nguồn vốn ngân hàng. Ngoài ra, việc huy động vốn từ một số nguồn khác cũng đã có tác động đáng kể vào kết quả tăng tổng nguồn cả ngân hàng vào thời điểm cuối năm; vào cuối năm tỉ lệ tiền gửi từ các nguồn khác chiếm 22,71% trong tổng nguồn vốn.
Với chính sách lãi suất hấp dẫn, cùng với sử dụng nhiều biện pháp để tiếp cận khách hàng, như: tuyên truyền, quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, … với nội dung ngày một hấp dẫn hơn, Chi nhánh đã tiếp cận và sớm thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn đã tăng ngày càng cao trong suốt một năm hoạt động, và sẽ còn tăng cao hơn nữa vào các năm tiếp theo khi công tác tiếp thị, quảng cáo đã đạt được những kết quả của mình, đồng thời với việc Ngân hàng đã chiếm được niềm tin của khách hàng.
b, Thanh toán quốc tế:
Chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên bắt đầu đi vào hoạt động Thanh toán quốc tế từ tháng 8/2005. Tuy mới, song bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
- Mở L/C : 56 món trị giá 22.667.000 USD.
- Thanh toán L/C : 54 món trị giá 10.869.000 USD.
- Thanh toán D/P, D/A : 34 món trị giá 1.311.000 USD.
- Thanh toán TTR : 128 món trị giá 15.897.000 USD.
c, Kinh doanh ngoại tê:
Kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên cũng đã thực hiện khá tốt. Doanh số mua trong năm 2005 là 24.350.000 USD và doanh số bán trong năm là 24.249.000 USD. Ngoài ra phí thanh toán quốc tế Ngân hàng đã thu được 61.000 USD.
2.1.3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Long Biên:
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang phát triển rất mạnh trên cả nước và trở thành một thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như của hoạt động tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang trở thành một động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng liên tục cho nền kinh tế và là một bộ phận khách hàng quan trọng, chủ yếu của ngân hàng.
Bảng 4: Số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Số lượng doanh nghiệp
Dư nợ
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
DNNN
2
6.5
85.8
86.3
DNNQD
72
300.3
1148.4
953.7
Hộ sản xuất
32
16.8
159.8
150.0
Tổng số
106
323.6
1394.0
1190.0
( Nguồn: Phòng tín dụng)
Biểu đồ 3: Số lượng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Long Biên
Ta có thể thấy rằng trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia là đông nhất lên tới 72 doanh nghiệp, trong khi đó số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ có 2 doanh nghiệp, và số lượng hộ sản xuất là 32. Do ngân hàng mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nên số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn chưa lớn, nhưng với những con số trên đã cho thấy được kết quả rất đáng khả quan của ngân hàng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với số lượng chiếm đông nhất, dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lên tới 300,3 tỷ đồng chiếm tới 92,8% trong tổng dư nợ trong khi đó với doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 2,01% và phần còn lại thuộc về hộ sản xuất. Với phương châm “chất lượng – an toàn – sinh lời”, ngân hàng đã tập trung đầu tư cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả bởi đây là thành phần đang phát triển mạnh và sẽ trung tâm trong nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay. Kết quả trên đã bước đầu cho thấy chủ chương, chính sách tín dụng đúng đắn của ngân hàng và cũng khẳng định được vị trí của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong mối quan hệ với NHNo&PTNT Long Biên hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN.
Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long Biên được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
2.2.1. Doanh số cho vay:
Vào thời điểm cuối năm 2004, doanh số cho vay chỉ đạt 166 tỷ đồng thì đến thời điểm cuối năm 2005, doanh số cho vay đã có kết quả 1.394 tỷ đồng tăng đồng so với năm 2004, tăng 1.228 tỷ đồng so với năm 2004.
2.2.1.1. Doanh số cho vay tại các thời điểm trong năm 2005:
Bảng 5: Doanh số cho vay tại các thời điểm trong năm 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
DNNN
34.2
17.36
30.6
10.23
10.6
3.41
10.4
1.77
DNNQD
140.0
71.07
238.4
79.74
260.0
83.60
510.0
86.89
HSX
22.8
11.57
30.0
10.03
40.4
12.99
66.6
11.34
Tổng
197.0
100.0
299.0
100.0
311.0
100.0
587.0
100.0
(Nguồn :Phòng kế toán-ngân quỹ)
Biểu đồ 4: Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy ngay được rằng doanh số cho vay của ngân hàng đối với DNNQD tăng lên nhanh chóng tại các thời điểm trong năm. Vào thời điểm Quý I, doanh số cho vay đạt mới 140 tỷ đồng, thì tới Quý II đã đạt 238,4 tỷ đồng: tăng 98,4 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 70,29%; sang Qu?ý III doanh số đạt 260 tỷ đồng, tăng 21,6 tỷ đồng so với Quý II, và tăng tương ứng với tỷ lệ 9,06%. Và đến thời điểm cuối năm, doanh số cho vay đối với DNNQD đã đạt 510 tỷ đồng, tăng 264,29 lần so với thời điểm qu?ý với số tuyệt đối là 370 tỷ đồng. Và một điểm nữa có thể dễ nhận thấy qua bảng số liệu sau đó là doanh số cho vay với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh số của ngân hàng tại mọi thời điểm trong năm. Và con số này tăng lên theo thời gian, tỷ trọng từ 71,07%- 86,89% trong tổng doanh số cho vay, trong khi đó doanh số cho vay với DNNN lại có xu hướng giảm xuống từ 17,36% - 1,77%, ngoài ra tỷ trọng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân thì có xu hướng ổn định, ít biến động tại mọi thời điểm trong năm. Điều này cho thấy rằng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng đối với khối DNNQD và chiến lược này là rất rõ ràng. Mặc dù mới thành lập được hơn một năm còn chưa nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng điều đó đã cho thấy chủ trương của NHNo&PTNT Long Biên đó là tập trung vào các DNNQD làm ăn có hiệu quả. Với những kết quả đạt được bước đầu đã chứng tỏ chủ trương đúng đắn của ngân hàng.
2.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời hạn:
Trong hoàn cảnh mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, NHNo&PTNT Long Biên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng do đó mà ngân hàng chưa dám cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn chỉ có tín dụng trung và dài hạn.
Bảng 6: Doanh số cho vay của DNNQD theo thời hạn năm 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
1.DNNN
70.8
13.54
15.0
1.72
2.DNNQD
383.2
73.27
765.2
87.85
3. HSX
69.0
13.19
90.8
10.42
Tổng
523.0
100.0
871.0
100.0
(Nguồn :Phòng kế toán-ngân quỹ)
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay theo thời hạn vay
- Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, 73,27% với số tuyệt đối là 383,2 tỷ đồng. Trong khi đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 13,54% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, còn hộ sản xuất chiếm 13,19%, tương ứng 69 tỷ đồng.
- Doanh số cho vay trung- dài hạn
Doanh số cho vay trung- dài hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay dài hạn. Doanh số cho vay trung- dài hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 765,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 87,85% trong tổng doanh số. Còn doanh nghiệp nhà nước lại chỉ chiếm 1,72%, tương ứng với số tuyệt đối 15 tỷ đồng và hộ sản xuất chiếm 10,42%, tương ứng với 90,8 tỷ đồng.
Doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh dù là trong ngắn hạn hay trung- dài hạn đều chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có được kết quả này bởi nhìn vào số lượng doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng lên đến 72 doanh nghiệp trong tổng số 106 khách hàng. Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước chỉ có 2 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, còn lại là 32 hộ sản xuất. Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần vay. Những công ty này có nhiều công ty phục vụ kinh doanh trong ngành vận tải nên tỷ trọng tín dụng trung – dài hạn lớn. Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, vì vậy mà cần vốn phục vụ cho quá trình bán hàng, vốn lưu động cho quá trình sản xuất. Vậy ta có thể thấy trong năm, ngân hàng tập trung thực hiện cho vay trung – dài hạn là chủ yếu. Và những doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tài sản bảo đảm.
2.2.2. Doanh số thu nợ:
Với những kết quả đạt được về doanh số cho vay, muốn thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng thì một chỉ tiêu cần phải xem xét đến, đó là kết quả về doanh số thu nợ của ngân hàng.
2.2.2.1. Doanh số thu nợ tại các thời điểm trong năm 2005:
Bảng 7: Doanh số thu nợ tại các thời điểm trong năm 2005
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
DNNN
23.6
13.18
24.9
11.42
31.2
9.62
6.6
1.41
DNNQD
136.5
76.26
166.7
76.47
252.4
77.88
398
84.90
HSX
18.9
10.56
26.4
12.11
40.5
12.50
64.2
13.69
Tổng
179.0
100.0
218.0
100.0
324.2
100.0
468.8
100.0
(Nguồn :Phòng kế toán-ngân quỹ)
Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ.
Bảng số liệu trên đã cho thấy doanh số thu nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các thời kỳ đều tăng lên. Qu?ý I doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 136,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 76,26% trong tổng doanh số thu nợ. Đến qu?ý II doanh số thu nợ tăng lên 30,2 tỷ đồng, đạt 166,7 tỷ đồng, tăng tương ứng tỷ lệ 22,12% so với Quý I, và Quý III doanh số là 252,4 tỷ đồng, tăng 85,3 tỷ đồng so với quý II, tăng tương ứng tỷ lệ là 51,17%. Và đến cuối năm (Quý IV), doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lên đến 398 tỷ đồng, tăng 145,6 tỷ đồng so với quý III, tương ứng là 57,69%. Có thể nhận thấy rằng doanh số thu nợ đã tăng lên theo từng thời kỳ. Doanh số thu nợ đã tăng lên gần gấp 3 lần vào cuối năm so với thời điểm quý I từ 136,5 tỷ lên 398 tỷ đồng. Ta có thể hiểu được khi sự tăng lên của doanh số thu nợ bởi doanh số cho vay đối với d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36468.doc