Đây là giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực về công tác quản lý đất đai trong đó có công tác cấp GCNQSDĐ. Thực hiện Luật Đất đai 2003 ,các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về thi hành Luật Đất đai và các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, tổ chức quán triệt, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho chính quyền và đội ngũ quản lý đất đai các phường trên địa bàn quận, đã kịp thời hướng dẫn các cán bộ quản lý đất đai thực hiện tốt 12 văn bản pháp quy về công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn quận và đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn giải quyết vướng mắc phát sinh từ thực tế để các phường thực hiện. Nên trong giai đoạn này kết quả cấp GCNQSDĐ đã đạt được những kết quả tiến bộ.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3043 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Phường Yên Phụ- Q.Tây Hồ- TP.Hà Nội giai đoạn 01/07/2004-30/06/2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cống Vị, Ngọc Hà, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá.
- Phía Đông và phía Đông Bắc giáp ranh với phường Ngọc Thuỵ của quận Long Biên.
- Phía Tây quận giáp huyện Từ Liêm với các xã giáp ranh là Đông Ngạc, Xuân Đỉnh và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy.
Về diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên của toàn quận theo kết quả thống kê đất đai của các phường là 2400,81 ha, được phân theo cơ cấu diện tích các loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp: 878.65 ha, chiếm 36,6% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 1392.95 ha, chiếm 58,2% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 129,2 ha, chiếm 5,38% tổng diện tích tự nhiên.
Những năm qua do xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh.
Thực hiện chủ trương của toàn thành phố về việc đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành cũng như lãnh đạo các phường, quận Tây Hồ đã tăng cường thực hiện công tác này trên phạm vi toàn quận.
Đặc biệt công tác cấp GCNQSDĐ ở được Đảng bộ và chính quyền quận hết sức quan tâm theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2007 tổng số hồ sơ kê khai xin cấp và số hồ sơ được cấp GCNQSD đất ở trên địa bàn toàn quận được thể hiện chi tiết qua bảng 2.1 :
Bảng 2.1 Tổng số hồ sơ kê khai xin cấp và số hồ sơ được cấp GCNQSD đất ở trên địa bàn toàn quận Tây Hồ đến hết năm 2007
I. Tổng hồ sơ kê khai
23.464
1/ Hồ sơ tư nhân
20.049
2/ Hồ sơ tập thể
3.415
II.Tổng số hồ sơ đã cấp hết năm 2006
18.646
1/ Hồ sơ do UBND phường trình
17189
2/GCN cấp theo 61/CP; chuyển thẳng và chia tách
1.457
III. Kế hoạch năm 2007
1000
1. Hồ sơ đã chuyển
618
1.1 Hồ sơ dã cấp GCN năm 2007
384
1.2 Hồ sơ đang trình ký
0
1.3 Hồ sơ đang thụ lý
168
- Đã trình phòng Tài nguyên
19
- Đã thảo đang in vẽ
6
- Đang kiểm tra
125
1.4 Hồ sơ vướng mắc
69
-Đi kiểm tra thực địa (chuyển mdsd sau 15/10/1993)
10
- Chờ chính sách (hoặc tranh chấp)
10
- Chờ chuyển phường chỉnh sửa
59
2. Hồ sơ chưa đủ điều kiện đã công khai
12
IV. GCN đó cấp do chia tách
263
V. GCN cấp đổi, cấp lại
68
VI. Hồ sơ chuyển thẳng năm 2007 đó cấp GCN
485
- Khu đụ thị nam Thăng Long
65
- Hồ sơ 61 (công ty KDN)
368
- Hồ sơ Quân Đội
21
- Hồ sơ IDC
4
- Hồ sơ đấu giá khu 18.6 ha
24
- Hồ sơ đấu giá nhỏ lẻ xen kẹt
03
( Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ)
Qua bảng 2.1 ta thấy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn quận đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên bên cạnh đó công tác cấp GCN còn chậm do một số nguyên nhân chính:
- Về phía công dân:
+ Một số công dân chưa có trách nhiệm trong việc kê khai cũng như bổ sung giấy tờ hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
+ Tranh chấp về QSDĐ vẫn còn tồn tại.
- Về phía cơ quan quản lý nhà nước:
+ Năng lực quản lý của cán bộ địa chính còn hạn chế trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ chuyên môn.
+ Đội ngũ cán bộ hiện chưa đủ để đáp ứng khối lượng công việc chuyên môn.
Để tiếp tục hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ. Trong những năm tới UBND quận cần chỉ đạo phòng TN&MT cùng cán bộ địa chính các phường phối hợp với các ban ngành khác tiếp tục thực hiện tốt công tác này, cũng như việc tuyên truyền để người dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc cấp GCNQSDĐ.
Tăng cường thanh kiểm tra, giải quyết triệt để các các trường hợp tranhchấp, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích bên cạnh đó kiên quyết xử lý các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép xử lýtheo quy định của pháp luật.
Phần 3
đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ.
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ- Q.Tây Hồ-TP.Hà Nội giai đoạn 01/07/2004 – 30/06/2008.
- Địa điểm : Phường Yên Phụ- Q.Tây Hồ- TP. Hà Nội.
- Thời gian: 01/01/2008 – 30/06/2008.
3.2. Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Yên Phụ.
- Tìm hiểu về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của phường Yên Phụ.
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ giai đoạn 01/07/2004 – 31/12/2007.
- Triển khai công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ giai đoạn 01/01/2008 – 30/06/2008.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp kế thừa: Thu thập số liệu tại các phòng chức năng.
- Phương pháp triển khai thực hiện.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê đơn giản.
Từ kết quả điều tra tiến hành tổng hợp đánh giá, viết báo cáo và đưa ra những đề xuất cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phần 4
KẾT QUẢ và THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện cơ bản của phường Yên Phụ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Yên Phụ là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam quận Tây Hồ, được tách ra từ quận Ba Đình từ ngày 01/01/1996, có vị trí như sau:
- Phía Đông Nam giáp Sông Hồng.
- Phía Tây Bắc giáp phường Quảng An và phường Tứ Liên.
- Phía Đông giáp phường Ngọc Thuỵ - quận Long Biên.
- Phía Nam giáp phường Phúc Xá, Trúc Bạch và phường Thuỵ Khuê.
Về diện tích tự nhiên theo bản đồ địa giới hành chính 364/CT tổng diện tích theo địa giới hành chính của phường là 149,7700 ha, Yên Phụ là phường có diện tích tương đối nhỏ so với các phường khác trên địa bàn quận Tây Hồ.
4.1.1.2. Khí hậu
Phường Yên Phụ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Đồng thời mang khí hậu đặc trưng của miền Bắc là chịu khối khí hậu lục địa Bắc á nên có một mùa đông lạnh, khô, ít mưa.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,50C. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ là 340C. Tháng thấp nhất là tháng 1,tháng 2 với nhiệt độ là 130C.
Lượng mưa hằng năm giao động từ 1400 đến 1600mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè chiếm trên 70% lượng mưa trong năm.
Độ ẩm không khí bình quân hằng năm là 83% và thường giao động từ 81-86%. Tổng số giờ nắng trung bình năm giao động từ:1530 -1776 giờ/năm.
Nhìn chung khí hậu của phường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt động du lịch, dịch vụ đây là một thế mạnh của phường.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội
4.1.2.1. Dân số
Phường Yên Phụ được chia thành 80 tổ dân phố thuộc 11 khu dân cư quản lý 5000 hộ đều là hộ phi nông nghiệp với khoảng 23000 nhân khẩu trung bình có 4,6 khẩu/hộ (thể hiện qua bảng 4.1) và đặc biệt là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức và các khu tập thể.
Do vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ, du lịch của quận Tây Hồ, vì vậy trong những năm gần đây bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ và nhanh chóng thì dân số trên địa bàn cũng tăng lên nhanh chóng bên cạnh sự gia tăng dân số tự nhiên còn do gia tăng dân số cơ học, người dân từ nhiều nơi chuyển đến sinh sống, làm ăn làm cho nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau trên địa bàn phường ngày càng tăng và cơ cấu sử dụng đất thay đổi, muốn quản lý đất đai tốt đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên môn phải nắm chắc được các biến động đó.
4.1.2.2 Lao động, việc làm và thu nhập
Cũng theo số liệu điều tra 1/1/2007, thì toàn phường có 11.977 lao động số lao động này đều là lao động phi nông nghiệp .Trong số đó có 5.898 lao động là nữ, 6.079 là lao động nam giới (thể hiện chi tiết qua bảng 4.1), hoạt động trong các lĩnh vưc khác nhau như kinh doanh, du lịch, dịch vụ ngoài ra còn là công nhân, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về chất lượng lao động: Nhìn chung chất lượng lao động của phường khá cao so với các phường khác trên địa bàn quận Tây Hồ, hầu hết lực lượng lao động đã qua các lớp đào tạo, số lượng lao động có trình độ đai học, cao đẳng chiếm khoảng 32% số lượng lao động, trình độ từ trung cấp trở lên chiếm khoảng 61% còn lại là lao động có trình độ từ phổ thông trở lên.
- Về thu nhập: Trong những năm qua mức thu nhập của người dân có những dấu hiệu đáng mừng. GDP/ đầu người đạt khoảng 10,8 triệu đồng /người/năm,đạt mức trung bình của quận. Số hộ có thu nhập khá ngày càng tăng, hiện trên toàn phường không còn hộ đói, nghèo.
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số, lao động phường Yên Phụ năm 2007
Đơn vị
(Khu dân cư )
Tổng số hộ
Tổng số nhân khẩu
Lao Động
Bình quân
đất ở (m2/người)
Nam
Nữ
KDC 1
441
2182
564
488
11,20
KDC 2
332
1694
465
453
13,50
KDC 3
541
2488
612
558
12,60
KDC 4
472
2129
522
541
17,30
KDC 5
453
2184
587
547
16,40
KDC 6A
365
1642
478
489
18,20
KDC 6B
451
2076
571
563
16,60
KDC 7
399
1735
461
479
17,40
KDC 8
662
2989
578
554
18,60
KDC 9
419
1865
601
586
16,70
KDC 10
465
2016
640
639
19,80
Tổng
5000
23000
6079
5898
4,60
( Nguồn : UBND Phường Yên Phụ )
4.1.2.3. Hệ thống giao thông
Trên địa bàn phường Yên Phụ có 4 tuyến giao thông chính đó là: Đường Thanh Niên, Đường Nghi Tàm, Phố An Dương, Phố Yên Phụ, đặc biệt trong thời gian tới sẽ hoàn thành thêm tuyến đường dạo ven Hồ Tây tạo nhiều cảnh quan diện mạo trên địa bàn phường.
4.1.2.4. Hệ thống thuỷ văn
Yên Phụ là một trong 6/8 phường thuộc quận Tây Hồ có một phần diện tích Hồ Tây khá lớn (446.400m2) đây là địa chỉ khá hấp dẫn hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, ngoài ra trên địa bàn phường còn có Sông Hồng, hồ Đồng Tâm và ao An Thành.
4.1.2.5. Tài nguyên đất
Phường Yên phụ là một phường có diện tích khá nhỏ so với các phường khác trong quận Tây Hồ. Theo số liệu thống kê tổng diện tích tự nhiên toàn phường là 149,7700 ha trong đó đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 62,1324 ha, đất ở đô thị là 31,81 ha, đất chuyên dùng là 39,1182 ha, đất chưa sử dụng là 16,9424 ha. Vì qũy đất có hạn cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất này đã được Đảng Bộ và chính quyền hết sức quan tâm nhất là sử dụng một phần quỹ đất phục vụ cho hoạt động du lịch, dịch vụ, và thương mại…nhằm tăng thu ngân sách cũng như thu nhập của người dân trong phường.
4.1.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường Yên Phụ
4.1.3.1 Sơ lược về công tác quản lý đất đai của phường Yên Phụ
Công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành của thành phố, của quận Tây Hồ, của Đảng uỷ hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ và đặc biệt là sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn kịp thời của phòng Tài nguyên và Môi trường quận.
Tuy nhiên trước năm 1993 do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo nên đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai sau này. Từ khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời thì công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường đã có những kết quả đáng mừng. Đặc biệt là từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời thì công tác quản lý đất đai đã có những bước tiến rõ rệt. Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của phường đã được lập đến năm 2010. Tại UBND phường Yên phụ có một ban chuyên trách về địa chính có nhiệm vụ cung cấp, giải quyết mọi thông tin về đất đai ở phường, hướng dẫn nhân dân làm các thủ tục liên quan đến đất đai tại phường và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của cán bộ địa chính cấp phường.
Song tốc độ hiện đại hoá công tác quản lý nhà nước còn rất chậm chưa đáp ứng được với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của kinh tế - xã hội. Việc giải quyết tranh chấp đất đai vẫn được tiến hành thường xuyên song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vướng mắc cần được tháo gỡ.
4.1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2007
Trong những năm qua tình hình sử dụng đất trên địa bàn phường Yên Phụ đã có những biến động đáng kể, một mặt biến động đất đai được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì bên cạnh đó còn tồn tại một số trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích của người dân mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kết quả của sự biến động đó được thể hiện qua việc so sánh tình hình sử dụng đất năm 2003 và năm 2007
Bảng 4.2. Biến động tình hình sử dụng đất trên địa bàn phường Yên Phụ qua các năm 2003-2007
Stt
Loại Đất
Mã
Diện tích năm 2003 (ha)
Diện tích năm 2007
(ha)
So sánh
(+)(-)
Tổng diện tích đất tự nhiên
149,77
149,77
0
1
Đất nông nghiệp
NNP
62,13
62,04
- 0,09
1.1
Đất trồng cây hằng năm
CHN
17,45
17,40
- 0,05
1.2
Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản
NTS
44,68
44,64
- 0,04
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
86,30
86,88
+ 0,58
2.1
Đất ở
OTC
31,57
31,81
+ 0,24
2.1.1
Đất ở nông thôn
ONT
0
0
2.1.2
Đất ở đô thị
ODT
31,57
31,81
+ 0,24
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
39,08
39,09
+ 0,22
2.2.1
Đất cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
2,29
2,30
+ 0,01
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
1,23
1,23
0
2.2.3
Đất SXKD
CSK
18,36
18,64
+ 0,27
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
16,98
16,95
- 0,03
2.3
Đất tín ngưỡng, tôn giáo
TTN
0,19
0,10
+ 0,09
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa Địa
NTD
0
0
0
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
15,67
15,88
+ 0,21
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
0
0
0
3
Đất chưa sử dụng
CSD
1,21
0,85
+ 0,36
( Nguồn: UBND phường Yên Phụ )
Qua bảng 4.2 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường năm 2007 là 149,77 ha được sử dụng cho các mục đích chính sau:
+ Đất nông nghiệp : 62,04 chiếm 41,43% diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp : 86,88 chiếm 58,01% diện tích tự nhiên.
So sánh kỳ thống kê 2007 và thống kê 2003 tình hình sử dụng đất có những biến động như sau:
Diện tích đất nông nghiệp 62,04 ha như vậy so với năm 2003 đã giảm 0,09 ha do chuyển sang đất ở đô thị phần diện tích này do người dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đất trụ sở cơ quan, tổ chức so với năm 2003 tăng 0,01 ha do đất bằng chưa sử dụng chuyển sang (chỉ tiêu năm 2000: Đất trụ sở cơ quan; chỉ tiêu năm 2005; đất trụ sở cơ quan, tổ chức ) UBND quận đã phê duyệt công văn số 99/UB- QLĐT ngày 9/12/2002 về việc: Xin phép UBND quận Tây Hồ cho phép UBND phường làm chủ đầu tư lập dự án xây dựng câu lạc bộ “Ông và Cháu”.
Đất danh lam thắng cảnh so với năm 2003 đó giảm 0,03 ha do đất có di tích, danh thắng chuyển sang tôn giáo, tín ngưỡng (chỉ tiêu năm 2000: đất di tích lịch sử văn hoá; năm 2005: Đất có di tích, danh thắng ). Theo số liệu thống kê năm 2003 đã tổng hợp 0,03 ha thuộc đền Nghĩa Dũng (14 Đường Thanh Niên) vào đất di tích lịch sử, văn hoá (biến động theo quy định của pháp luật).
Đất tín ngưỡng : So với năm 2003 tăng 0,09 ha do chuyển từ đất ở tại đô thị sang : 0,06 ha (Đền Bà Chắt diện tích là 0,02 ha, đền Bà Tâm 0,04 ha ) do chuyển từ đất có di tích, danh thắng sang: 0,03 ha đền Nghĩa Dũng (chỉ tiêu năm 2003 : Đất ở tại đô thị và đất di tích, lịch sử văn hoá; năm 2007: Đất có di tích, danh thắng và đất tôn giáo, tín ngưỡng.
Đất ở tại đô thị: 31,81 ha so với năm 2003 tăng 0,30 ha do chuyển 0,09 ha đất nông nghiệp sang đất ở tại đô thị và chuyển 0,21 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Tuy nhiên giảm 0,06 ha do chuyển sang đất tín ngưỡng 0,06 ha (đó là đền Bà Chắt – 161 phố Yên Phụ diện tích 0,02 ha, đền Bà Tâm 145 phố Yên Phụ diện tích 0,04 ha, do thống kê năm 2003 không có đất tín ngưỡng, tôn giáo nên đã tổng hợp vào đất đô thị).
4.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ giai đoạn 1/7/2004 - 31/12/2007
4.2.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ trước 01/07/2004
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như trong đời sống xã hội. Từ năm 1998 phường Yên Phụ đã phối hợp cùng với phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ tổ chức kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn phường và kết quả cấp giấy tính đến 01/07/2004 cho các đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng phần nào đó thể hiện được tầm quan trọng của công tác này, bên cạnh đó đây cũng là giai đoạn công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường triển khai và thực hiện theo Luật Đất đai 1993, Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán, kinh doanh nhà ở và thực hiện các văn bản pháp quy, quy định về điều kiện trình tự, thủ tục cấp GCN cho các loại đất để tạo hành lang pháp lý, tổ chức thực hiện trong điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội, cụ thể:
- Quyết định 564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 69/1999/QĐ- UB ngày 18/8/1999 sửa đổi bổ sung quy định về kê khai, đăng ký nhà ở, đất ở và cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 65/2001/QĐ-UB ngày 29/7/2001 quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ ở và vườn ao liền kề khu vực nông thôn.
- Quyết định số 909 QĐ-UB ngày 29/1/2003 về việc uỷ quyền cho các quận cấp GCNQSDĐ ở và quyền sở hữu nhà ở.
* Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ trước 01/07/2004 theo mục đích sử dụng.
Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3 Kêt quả cấp GCNQSDĐ theo mục đích sử dụng trên địa bàn phường Yên Phụ trước 01/07/2004
Stt
Theo mục đích sử dụng
Tổng
diện tích
(ha)
Tổng
diện tích
đã được cấp ( ha)
Tổng diện tích còn lại (ha)
Tỷ lệ (%)
1
SXNN
62,04
0
62,04
0
2
Đất ở
31,81
17,67
14,14
55,54
3
SXKD
18,64
4,00
14,64
21,46
Tổng
112,49
21,67
90,82
19,30
( Nguồn : UBND phường Yên Phụ )
Qua bảng 4.3 ta thấy trong tổng số diện tích đất :112,49 ha được sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, đất ở, sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường đến trước ngày 1/7/2004 thì tổng diện tích đất sử dụng cho các mục đích đã được cấp GCNQSDĐ là 21,67 ha chiếm 19,3% tổng diện tích cần cấp. Trong đó đất ở được cấp với diện tích là 17,67 ha chiếm 55,54% diện tích đất ở cần cấp trên địa bàn toàn phường, diện tích đất phục vụ cho mụch đích sản xuất kinh doanh cấp được 4,00 ha chiếm 21,46 % diện tích cần cấp, đặc biệt diện tích đất phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp tương đối lớn là 62,04 ha tuy nhiện diện tích được cấp là 0 ha chiếm tỷ lệ 0% diện tích cần cấp.Nguyên nhân là do: Phần lớn diện tích đều nằm ngoài bãi Sông Hồng, nằm trong hành lang thoát lũ. Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại nằm xen kẽ trong khu dân cư và thuộc vào quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị theo quyết định của UBND Thành phố thì không cấp giấy chứng nhận cho phần diện tích này.
Kết quả diện tích được cấp GCNQSDĐ cho các mục đích sử dụng trên đây nhìn chung còn thấp so với tổng diện tích sử dụng trên địa bàn toàn phường.
Những nguyên nhân chính là do:
- Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tiến độ cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn này đó là bước đầu triển khai công tác cấp giấy được thực hiện theo Luật Đất đai năm 1993 và các Nghi định của Chính phủ về công tác cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất ở. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Bên cạnh đó có thể nói công tác cấp giấy trên địa bàn phường có thời kỳ chững lại do hai lần sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm năm 1993 đó là những năm: năm1998 và năm 2001 dẫn đến việc chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện mới từ Chính phủ cũng như những quyết định về công tác cấp giấy do UBND thành phố Hà Nội ban hành.
- Bản đồ địa chính phường được thành lập năm 1994 tuy nhiên đến năm 1995 mới đưa vào sử dụng nên công tác cấp giấy trước những năm đó còn gặp khó khăn chủ yếu dựa vào bản đồ cũ như bản đồ 299, 364 độ chính xác không cao nên dẫn đến tiến độ cấp giấy những năm đó còn chậm.
- Ở giai đoạn này cũng là giai đoạn phường Yên Phụ được tách ra từ quận Ba Đình (1/1/1996) nên mọi công tác của quận đều tập trung vào việc hoàn thiện về địa giới hành chính cũng như bàn giao các thủ tục hành chính có liên quan, nên công tác cấp giấy trong những năm này cũng có chững lại nhằm chờ ý kiến chỉ đạo từ UBND thành phố Hà Nội cũng như từ UBND quận Tây Hồ.
- Bên cạnh những nguyên nhân chính trên đây còn có những nguyên nhân khác như:
+ Lệ phí cấp GCNQSDĐ không phù hợp với thu nhập của người dân.
+ Kinh phí để thực hiện công tác này còn thấp.
+ Cán bộ địa chính tuy nhiệt tình, năng nổ nhưng kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế.
+ Hộ gia đình, cá nhân xin cấp GCN song thiếu giấy tờ về nguồn gốc đất .
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của nhà nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác, nhận thức của người dân chưa cao.
* Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ theo đối tượng sử dụng.
Bảng 4.4 Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ theo đối tượng sử dụng
Stt
Đối tượng sử dụng
Đơn vi tính
Tổng số
Tổng số đã được cấp
Tổng còn lại
Tỷ lệ (%)
1
Hộ gia đình, cá nhân
Hộ
4.500
2.091
2.409
46,47
2
Tổ chức
Tổ chức
41
3
38
7,31
3
Tôn giáo,
tín ngưỡng
Cơ sở
5
0
5
0
Tổng
4546
2094
2452
46,06
(Nguồn : UBND phường Yên Phụ)
Kết quả thể hiện qua bảng 4.4
Qua bảng 4.4 ta thấy kết quả cấp CNQSDĐ cho các đối tượng sử dụng trên địa bàn phường đến trước 1/7/2004 nhìn chung còn khiêm tốn.
Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình:
Trong ba đối tượng sử dụng đất chính trên địa bàn phường đó là hộ gia đình, cơ quan tổ chức, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thì kết quả cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số 4.500 hộ gia đình trên địa bàn toàn phường thì có 2091 hộ đã được cấp giấy chiếm 46,47%. có được kết quả này là do năm 1998 UBND phường Yên phụ đã tổ chức đợt đăng ký và kê khai cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn phường và triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội về trình tự và thủ tục cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn thành phố song bên cạnh đó còn 2409 hộ chưa được cấp giấy CNQSDĐ là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Chưa đăng ký kê khai.
+ Còn tồn tại một thửa nhiều hộ kê khai.
+ Tranh chấp về quyền sử dụng thửa đất.
Bên cạnh đó người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của GCNQSDĐ.
Kết quả cấp GCN cho tổ chức:
Theo thống kê trên địa bàn phường đến 1/7/2004 có 41 cơ quan tổ chức đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn phường. Tuy nhiên trong số đó chỉ có 3 cơ quan được cấp giấy chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 7,31% số cơ quan cần cấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả cấp giấy cho đối tượng này còn thấp là:
+ Chưa đăng ký kê khai xin cấp giấy.
+ Sử dụng đất chưa phù hợp với đăng ký, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội.
+ Thiếu giấy tờ khi làm thủ tục xin cấp giấy.
+ Chưa nhận thức được tầm quan trọng của GCNQSDĐ.
Kết quả cấp GCN cho cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo:
Địa bàn phường Yên Phụ không phải là nơi tập trung nhiều cơ sở tín ngưỡng ,tôn giáo song công tác cấp GCNQSDĐ cho đối tượng này từ lâu đã được các cấp, các ngành trên địa bàn phường hết sức quan tâm tuy nhiên kết quả cấp GCN cho đối tượng sử dụng là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tính đến 1/7/2004 trên địa bàn phường chưa cấp được cho cơ sở nào, đây không chỉ là tình trạng chậm trễ chỉ riêng trên địa bàn phường Yên Phụ mà đó là tình trạng chung về tiến độ cấp GCN cho các cơ sở này trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. Nguyên nhân chủ yếu là do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chưa tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kịp thời các văn bản liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký kê khai xin cấp giấy GCNQSDĐ bên cạnh đó chưa giúp họ nhận thức đúng tầm quan trọng của GCNQSDĐ nên dẫn đến việc các cơ sở này chưa nhận thức được trách nhiệm và quyền hạn của họ đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai trong đó có công tác cấp GCNQSDĐ dẫn đến hầu hết những người đứng đầu các cơ sở này cũng chưa đứng ra kê khai và làm các thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ.
Đánh giá chung : Nhìn chung công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn phường trước 1/7/2004 đạt kết quả chưa cao đòi hỏi các cấp , các ngành cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa nhất là trong việc tuyên truyền phổ biến về trách nhiệm và quyền hạn của người sử dụng đất để giúp họ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai để trong thời gian tới công tác quản lý đất đai đạt được kết quả cao trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
4.2.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Yên Phụ giai đoạn 01/07/2004 – 31/12/2007
Đây là giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực về công tác quản lý đất đai trong đó có công tác cấp GCNQSDĐ. Thực hiện Luật Đất đai 2003 ,các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về thi hành Luật Đất đai và các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, tổ chức quán triệt, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho chính quyền và đội ngũ quản lý đất đai các phường trên địa bàn quận, đã kịp thời hướng dẫn các cán bộ quản lý đất đai thực hiện tốt 12 văn bản pháp quy về công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn quận và đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn giải quyết vướng mắc phát sinh từ thực tế để các phường thực hiện. Nên trong giai đoạn này kết quả cấp GCNQSDĐ đã đạt được những kết quả tiến bộ.
* Kết quả cấp GCNQSDĐ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DeTai_Thao2.doc