Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và những kiến nghị

 Do nền kinh tế có nhiều biến động nhất là diễn biến thị trường tiền tệ – tài chính khu vực nên đã xuất hiện phải có sự sửa đổi hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối . Từ năm 1999 đã có nhiều chính sách được sửa đổi với các nội dung cơ bản là :

 Thứ nhất : Giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30%.

 Thứ hai: Mở rộng biên độ tỷ giá từ chênh lệch 0.1% lên 0.25%

 Thứ ba: Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc mua , bán các chứng khoán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán

 Thứ tư: Quy định mới trong trạng thái ngoại hối

 Thứ năm : Mở rộng đối tượng làm dịch vụ chi trả kiều hối .

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và những kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp của mình để can thiệp trên thị trường ngoại hối để đạt được mục tiêu đặt ra của NHTƯ hoặc là những mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đặt ra. c) Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế . Cán cân thanh toán của một nước phản ánh đầy đủ những xu hướng cung , cầu về ngoạ tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động lớn đến tỷ giá hối đoá của đồng tiền . Khi cán cân thanh toán bội thu ,lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung về ngoại tệ cao hơn so với nhu cầu , lúc này tỷ giá có chiều hướng giảm xuống .Khi cán cân thanh toán bội chi lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài lúc này tỷ giá có chiều hướng tăng lên . Nếu ở hai trường hợp này không có sự can thiệp của NHTƯ thì tỷ giá sẽ biến động theo lượng cung cầu ngoại tệ trên thị trường .Nhưng ở nhiều nước NHTƯ đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ . Nếu NHTƯ muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng không giảm thì NHTƯ hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng lên tương ứng hoặc là NHTƯ bán ra số ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ của thị trường từ đó làm giảm quỹ dự trữ ngoại hối Thông qua việc mua, bán ngoại tệ như vậy thì cũng tác động ngay lập tức đến tỷ giá từ đó thì mục tiêu của chính sách tiền tệ được thực hiện. 3, Cơ chế quản lý ngoại hối. a)Cơ chế tự do ngoại hối . Thực hiện cơ chế này nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường lúc này trạng thái cân bằng của ngoại hối là do thị trường quyết định , hoàn toàn không có sự can thiệp của Nhà nước , do vậy tỷ giá - giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường .Theo cơ chế này thì luồng ngoại hối ra vào sẽ được thả nổi hoàn toàn không phụ thuộc vào việc thay đổi tỷ giá vì tỷ giá được hình thành trên cơ sở của lượng cung cầu về ngoại hối . b) Cơ chế quản lý . *Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn . Theo cơ chế quản lý này thì Nhà nước quyết định mọi vấn đề về ngoại thương và ngoại hối . Tỷ giá được hình thành do Nhà nước quyết định trên cơ sở việc Nhà nước áp đặt các luồng tiền ra vào . Lúc này thì các tổ chức tham gia vào quan hệ ngoại thương đều phải chấp hành đúng theo các quy định mà Nhà nước đưa ra , nếu như mà việc kinh doanh xuất nhập khẩu bị lỗ thì Nhà nước sẽ cấp bù , còn nếu mà có lãi thì lại phải nộp cho Nhà nước. *Cơ chế quản lý có điều tiết . Ta thấy việc Nhà nước áp đặt một chế độ tỷ giá sẽ là không phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay , lúc việc áp đặt tỷ giá sẽ gây cản trở cho nền kinh tế , từ đó thấy ngay được hạn chế của việc quản lý hoàn toàn . Từ đó để khắc phục được hạn chế này thì Nhà nước cần phải gắn kết với thị trường và chỉ đIều tiết trong một phạm vi nào đó thôi để phát huy những mặt tích cực của thị trường và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. II/ Một số vấn đề về quản lý ngoạI hối của NHTƯ. 1/ Vai trò của NHTƯ trên thị trường ngoại hối . Việc lựa chọn một chế độ tỷ giá nào cũng không làm mất đi sự can thiệp của NHTƯ . Phần lớn các chính sách của NHTƯ đều tác động tới tỷ giá và ít khi NHTƯ thực hiện các chính sách mà laị không xét tới những tác động của chúng đối với tỷ giá hối đoái . Các NHTƯ có thể nỗ lực tác động vào tỷ giá nhằm gây ảnh hưởng đến nền kinh tế hoặc có thể can thiệp vào thị trường hối đoái để tránh đồng tiền nước họ không đi theo quá xa một hướng nào . *Thứ nhất : Làm dịu bớt các biến động tỷ giá theo cách nhìn có lợi của NHTƯ, nếu có sự lo ngại nền kinh tế bị ảnh hưởng của các biến động đột ngột trong giá trị đồng nội tệ , NHTƯ có thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ qua thời gian , điều đó có thể giúp chu kỳ kinh doanh ít thay đổi có thể làm giảm bớt sự lo lắng trong các thị trường tài chính và những hoạt động đầu cơ, từ đó ngăn chặn giá trị của một đồng tiền rơi tự do. *Thứ hai: Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn nhằm đIều chỉnh hướng biến động của thị trường . Một vài NHTƯ nỗ lực duy trì giá đồng nội tệ trong vòng các biên độ không chính thức , bằng cách sẽ can thiệp để không xảy ra giá trị đồng nội tệ tụt dưới mức chuẩn nào đó . Tuy nhiên ngay cả khi có các giới hạn ẩn này thì các giới hạn này cũng được đIều chỉnh qua thời gian bởi vì đồng nội tệ mạnh hay yếu đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Một đồng nội tệ yếu có thể làm giảm xuống mức thất nghiệp , có thể kích thích nền kinh tế , nhưng lại đẩy tỷ lệ lạm phát cao hơn . Một đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các doanh nghiệp của nước đó mua hàng hoá từ các nước khác do hàng hoá ngoại quốc hấp dẫn hơn . Lúc này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài và buộc các nhà sản xuất nội địa không thể tăng giá hàng . Vì vậy gía trị lý tưởng của một đồng tiền tuỳ thuộc vào quan điểm của nước đó và của các nhà quản lý có liên quan đến những quyết định này . *Thứ ba: ứng phó với các xáo trộn tạm thời . Trong một số trường hợp NHTƯ có thể can thiệp cô lập giá trị của một đồng tiền khỏi một xáo trộn tạm thời. 2/ Nội dung cơ bản về hoạt động quản lý ngoại hối của NHTƯ. Ngoài việc can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường NHTƯ còn thực hiện các hoạt động về ngoại hối như : Quản lý điều hành thị trường ngoại hối , thị trường tiền tệ liên ngân hàng , bằng cách đưa các quy chế gia nhập thành viên quy chế hoạt động , quy định giới hạn tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường. Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản lý ngoại hối , NHTƯ được giao nhiệm vụ ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể để phục vụ cho việc quản lý của mình được thống nhất NHTƯ cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối . Dựa vào luật pháp và điều kiện cụ thể trong từng thời gian , NHTƯ đưa ra các quy định cần thiết để cấp giấy phép cho các đơn vị , tổ chức , cá nhân có hoạt động ngoại hối . Kiểm tra giám sát việc xuất nhập , khẩu ngoại hối , kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng . Từ những nội dung cơ bản ở trên thì ta thấy trong thời gian qua hiệu quả của chính sách tỷ giá đã được bộc lộ , tỷ giá hối đoái dần dần phản ánh được thực tiễn của quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường , góp phần ổn định VNĐ , làm cơ sở cho sự ổn định môi trường kinh tế và phục vụ tốt cho các hoạt động đối ngoại.Sau khi chuyển đổi nền kinh tế , thực hiện pháp lệnh ngân hàng , NHNN đã ban hành các quy chế về quản lý ngoại hối . Nội dung của các quy chế này đều trên tinh thần khuyến khích ngoại hối vào và hạn chế ngoại hối ra nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh tế trong nước và phát triển quan hệ kinh tế nước ngoài vì lợi ích quốc gia. Phần II: Thực trạng hoạt động quản lý ngoạI hối của NHNNVN I/ Vấn đề đIều hành tỷ giá thời gian qua . 1/ Tác động của tỷ giá . Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng rất phức tạp . Ngày nay tỷ giá trở thành một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại hết sức khốc liệt trên thế giới , nhất là giữa Nhật – Mỹ – Tây Âu . ở Việt Nam từ khi chuyển sang cơ chế thị trường , mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới , tỷ giá cũng là một vấn đề hết sức nóng bỏng và được nhiều người quan tâm . Chính sách tỷ giá đã được Nhà nước ta sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Nếu không có quyết sách về tỷ giá kịp thời phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực , kìm hãm quá trình đầu tư trong nước , làm thâm hụt cán cân thương mại và khó có thể thực hiện thành công những mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiêp hoá hiện đại hóa đất nước . Do các dao động tỷ giá ảnh hưởng đến lãi suất nên nó cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán được mua , bán trên các thị trường . Tác động cụ thể tuỳ thuộc vào loại chứng khoán được mua , bán đặc biệt ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và trái phiếu : Tác động đối với giá cổ phiếu : Tỷ giá có thể ảnh hưởng đến tỷ giá vì nhiều lý do. Trước hết các cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa có thể chịu tác động của các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cổ phiếu như một phương tiện để kiếm lời từ đầu cơ tiền tệ . Các nhà đầu tư nước ngoài có thể cố gắng mua cổ phiếu nội địa khi đồng bản tệ yếu rồi bán các cổ phiếu này khi đồng bản tệ mạnh . Như vậy mức cầu của nước ngoài đối với bất kỳ một cổ phiếu nội địa nào đó có thể cao hơn khi đồng nội tệ được dự kiến tăng giá , nếu các đIều kiện khác giống nhau. Tác động đối với giá trái phiếu : Nếu các điều kiện khác bằng nhau , đồng nội tệ yếu rất có thể làm tăng dự đoán về lạm phát, mức cầu các nguồn vốn vay giảm và lãi suất thị trường tăng . Lãi suất thị trường tăng làm cho lợi tức từ các trái phiếu hiện hữu tăng , giá cả trái phiếu giảm Những người nắm giữ trái phiếu dự đoán đồng nội tê giảm giá sẽ không muốn giữ trái phiếu , vì giá trị thị trường của trái giảm làm cho lãi suất tăng vì các nhà đầu tư yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn để bù đắp rủi ro do lạm phát . 2/ Cơ chế điều hành tỷ giá . Trong thời gian qua , NHTƯ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng hình thành mức tỷ giá phản ánh thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường khuyến khích xuất khẩu để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế , theo dõi sát diễn biến tỷ giá hàng ngày để có biện pháp can thiệp , giữ cho tỷ giá vận động theo tín hiệu thị trường , nhưng không có biến động lớn vượt quá tầm kiểm soát trong đIều hành chính sách tiền tệ . Trong 4 tháng đầu năm 2001 tỷ giá biến động ổn định , từ tháng 5 năm 2001 đến nay tỷ giá có xu hướng tăng , mức tăng tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 6 tháng đầu năm là 2.2% so với tỷ giá cuối năm 2000 , tỷ giá trên thị tường tự do tăng khoảng 2.8% . Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9 năm 2001 tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng biến động khoảng 2% và trên thị trường tự do biến động khoảng 2.1% . Nhìn dài hạn chúng ta có thể thấy biến động của tỷ giá trên thị trường tự do so với chỉ số tiêu dùng trên thị trường xã hội ( CPI ) biến động cách xa nhau không đáng kể . Năm USD CPI 1996 1.2% 4.5% 1997 14.2% 3.6% 1998 9.0% 9.2% 1999 1.1% 0.1% 2000 3.4% -0.6% 9 tháng năm 2001 3.3% -0.4% Từ 17/9/2001 NHNN tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá theo hướng mở rộng biên độ , thu hẹp các mức quy định, ta có bảng so sánh các đợt điều chỉnh như sau: Kỳ hạn Từ 26/2/1999- 30/8/2001 ( % ) Từ 1/9/2000- 17/9/2001 ( % ) Từ 18/9/2001- nay ( % ) Không kỳ hạn Kỳ hạn 30 ngày 0,10 0,58 0,10 0,20 0.10 0,40 Từ 31- 44 ngày Từ 45- 55 ngày Từ 60- 74 ngày Từ 75- 89 ngày Từ 90- 104 ngày 0,16 1,45 1,75 2,04. 2,33 0,40 0,40 0,40 0,65 0,79 1,50 Từ 105- 119 ngày Từ 120- 134 ngày Từ 135- 149 ngày Từ 150- 164 ngày Từ 165- 179 ngày 2,62 2,92 3,21 1,14 1,26 1,38 1,38 1,48 2,35 Nhìn chung thì chính sách quản lý ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá nổi trội một số vấn đề như sau: Việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ trong thời gian qua như tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 8% rồi 12% và 15% , tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ , giảm tỷ lệ kết hối bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp từ 50% xuống còn 30% , giảm tỷ lệ lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân , chủ động can thiệp tăng tỷ giá , thu hẹp biên độ mua bán ngoại tê của các NHTM …. Chỉ hạn chế được tốc độ dịch chuyển từ ngoạI tệ sang nội tệ . Do tỷ giá liên tục tăng lên , nhất là trong 3 tháng gần đây mỗi ngày tăng từ 3- 7 đồng / 1 USD , tổng cộng tới gần 4% trong 7 tháng NHNN tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc tới 15% làm tăng chi phí vốn đầu vào , do đó các NHTM cũng liên tục giảm lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 2.6- 2.8%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng , so với mức 5.8- 6.0%/năm trước đây. Tỷ giá thì liên tục tăng cao , NHNN quy định biên độ giao dịch , mua bán ngoại tệ có kỳ hạn quá hẹp nên các ngân hàng và các doanh nghiệp tìm mọi cách mua bán với nhau ngoài biên độ . Từ 17/7/2001 NHNN quy định ngiệp vụ mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ hoán đổi ( sawp ) với các NHTM , NHTM mang ngoại tệ bán cho NHNN để nhận ngay được tiền vốn VNĐ để cho vay , sau một thời gian xác định 7, 15, 30…90 ngày sẽ số ngoạ tệ đó trên cơ số tỷ giá xác định và một tỷ lệ gia tăng là : 0.8%; 0.85%…1.7% tương ứng với các kỳ hạn nói trên tất cả các NHTM đều kêu ca rằng tỷ lệ gia tăng trên là quá cao , làm nản lòng họ trong nỗ lực cố gắng để nhận vốn nội tệ của NHNN để cho vay nền kinh tế .Mới đây ngày 16/8/2001 NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ nói trên với các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 0.3; 0.4; 0.5…1% đó là điều mừng nhưng các NHTM cho rằng việc đIều chỉnh đó chậm so với yêu cầu thực tiễn . Đến năm 2002 tỷ giá tăng thấp nằm ngoài dự kiến của nhiều người , bởi vì từ đầu năm 2002 mức dự đoán năm nay tỷ giá tăng thấp cũng là bằng năm 2001 tức tăng từ 3.5%- 4% lên trên 15550 VNĐ/1USD nhưng đến giữa tháng 12 năm 2002 chỉ xoay quanh mức 15100- 15400 VNĐ/USD. II/Quản lý trạng thái ngoại tệ 1/ Lãi suất ngoại tệ . Lãi suất hầu hết các loại ngoại tệ mạnh trên thị trường tiền tệ quốc tế liên tục hạ và hiện nay đang ở mức rất thấp , có lúc lãi suất LIBOR và SIBOR của USD ở mức 1.6%/năm , thấp hơn lãi suất gửi qua đêm , lãi suất tiền gửi USD của các NHTM trong nước cũng phải hạ theo . Lãi suất ngoại tệ ở nước ta đã được tự do hoá từ tháng 6/2001 nên nó luôn theo sát lãi suất trên thị trường quốc tế . Lãi suất tiền gửi USD của các NHTM hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất của FED và lãi suất SIBOR , hiện nay đang ở mức rất thấp và lãi suất huy động USD ở nước ta đang có khoảng cách rất xa so với lãi suất tiền gửi USD . Hơn một năm trước năm 2002 lo ngại trước dư luận về tình trạng đô la hoá , NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên tới 15% để buộc các NHTM phải giảm lãi suất huy động USD , sau đó tỷ lệ này giảm xuống , hiện nay còn 8% vẫn khá cao , cần được tiếp tục giảm xuống khoảng 1- 2% để tạo đIều kiện cho các NHTM tăng lãi suất huy động vốn USD , tăng sự hấp dẫn người gửi USD vào các ngân hàng. Riêng lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các tổ chức tín dụng , NHNN vẫn khống chế ở mức thấp nhằm hạn chế việc găm giữ đô la trên tài khoản và hạn chế đô la trong đIều kiện tỷ lệ kết hối 80% giảm xuống 50% và hiện nay còn 30% . Do đó lãi suất USD ở nước ta giảm mạnh theo xu hướng thị trường quốc tế , hiện nay mức phổ biến đối với tiền gửi không kỳ hạn 1- 1.2%/ năm ; kỳ hạn 3 tháng : 1.5- 2%/ năm ; kỳ hạn 6 tháng : 2.2- 2.5%/năm kỳ hạn 12 tháng 2.6 – 3.0%/ năm . Lãi suất cho vay ngắn hạn : 5.5- 6%/năm trung ,dài hạn 6.05- 6.5%/ năm . Diễn biến lãi suất USD ở nước ta cho thấy đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường quốc tế , nhất là tác động của 9 lần giảm lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ , đồng thời chịu ảnh hưởng bởi NHNN Việt Nam điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ . 2/ Thực trạng quản lý ngoại tệ . Năm 2002 trước những diễn biến trên thị trường tiền tệ như lãi suất đồng VN nhập siêu tăng cao , ước tính tới 2.53 tỷ USD , thì thị trường ngoại tệ tương đối ổn định , lãi suất USD và EURO ở mức thấp , đô la Mỹ giảm xuống . Năm 2002 các luồng ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt Nam tăng cao , chuyển về nước ta trong cả năm đạt 2.2 tỷ USD . Ngoài ra còn các nguồn ngoại tệ tiền mặt do người Việt Nam đi công tác nước ngoài theo các dự án mang về , người nước ngoài làm việc tại Việt Nam …Do đó mặc dù năm 2002 nhập siêu lớn nhưng do nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao , cộng với những diến biễn trái chiều về lãi suất làm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ và sự dịch chuyển tiền tệ theo chiều hướng ngược lại trước đây : từ USD sang VNĐ. Trong năm 2002 chỉ riêng trên Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 194 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ , xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp , nâng tổng số bàn hiện đang hoạt động thu ở đây lên 382 bàn với doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD . Tại Hà Nội hiện có 250 bàn thu đổi ngoại tệ được phép hoạt động với doanh số thu đổi trong năm 2002 đạt 210 triệu USD , tăng 17.5% so với năm 2001 , trong đó 110 bàn đại lý thu đổi trên 40 triệu USD và 140 bàn thu đổi của các NHTM đạt doanh số 170 triệu USD , tăng 30.7% so với năm trước . Đồng thời chi nhánh NHNN ở Hà Nội cũng cấp 1200 giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho ngươì cư trú là công dân Việt Nam với doanh số 15 triệu USD . Theo số liệu của tổng cục hải quan trong năm 2002 bình quân mỗi tháng số ngoại tệ tiền mặt cá nhân mang vào nước ta qua các cửa khẩu kiểm soát được bình quân 57.5 triệu USD tăng so với mức bình quân hàng tháng của năm 2001 là 56.4 triệu USD . Số ngoại tệ mang ra khỏi nước ta qua các cửa khẩu bình quân mỗi tháng là 51 triệu USD cũng cao hơn so với mức bình quân của năm trước là 46 triệu USD qua đó cho thấy nguồn ngoại tệ tiền mặt đưa vào nước ta vẫn lớn hơn đưa ra, Nhà nước kiểm soát được . Nhiều vụ xuất lậu ngoại tệ của Việt Kiều và người nước ngoài tại các cửa khẩu đã được phát hiện xử lý kịp thời đúng pháp luật , hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối .Thực tế cho thấy người dân và khách du lịch tìm đến đổi ngoại tệ tại các bàn thu đổi hợp pháp ngày càng nhiều Trong 2 năm qua thì tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh , quỹ dự trữ ngoại hối năm 2001 là 3601 triệu USD tăng 18.54% so với năm 2000. Đây là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của NHNN . Tuy nhiên theo ước tính của IMF để cân bằng cán cân thanh toán đến 2006 VN cần 6341 triệu USD gần gấp đôi so với tồn quỹ dự trữ ngoại hối năm 2001. Ta có bảng tổng kết về tình hình dự trữ ngoại hối của VN như sau: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dự trữ ngoại hối 3030 3601 3971 4557 5101 5692 6341 Tương đương tuần nhập khẩu 8.6 9.4 9.1 9.5 9.6 9.8 10 III/ Một số chính sách về quản lý ngoạI hối . 1/ NHNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách. Do nền kinh tế có nhiều biến động nhất là diễn biến thị trường tiền tệ – tài chính khu vực nên đã xuất hiện phải có sự sửa đổi hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối . Từ năm 1999 đã có nhiều chính sách được sửa đổi với các nội dung cơ bản là : Thứ nhất : Giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30%. Thứ hai: Mở rộng biên độ tỷ giá từ chênh lệch 0.1% lên 0.25% Thứ ba: Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc mua , bán các chứng khoán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thứ tư: Quy định mới trong trạng thái ngoại hối Thứ năm : Mở rộng đối tượng làm dịch vụ chi trả kiều hối . 2/ Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành Từ năm 2002 NHNN đã thực hiện việc phân cấp , ủy quyền quản lý ngoại hối cho chi nhánh NHNN các tỉnh thành phố . Việc phân cấp này một mặt tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoại hối đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chi nhánh NHNN để thực hiện tốt vai trò của người quản lý . Năm 2002 NHNN tiếp tục giải quyết các vướng mắc xuất hiện để nghiên cứu tiếp tục mở rộng việc phân cấp quản lý khi điều kiện cho phép . 3/ Chính sách kiều hối . Để khuyến khích thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ kiều hối thì NHNN đã xây dựng các chính sách thu hút lượng kiều hối chuyển về nước bằng việc sửa đổi những quy định của Nhà nước , từ chỗ người nhận kiều hối ở trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định , chỉ được nhận nội tệ đã thay đổi bằng việc họ được tự nhận ngoại tệ hay bán cho ngân hàng lấy tiền Việt Nam Đây cũng là nghiệp vụ được các NHTM tích cực mở rộng để tăng nguồn thu dịch vụ đẩy mạnh cạnh tranh với tư nhân trong việc chuyển kiều hối Năm 2000 lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng là : 950 triệu chiếm 54.6% ;qua các doanh nghiệp :105 triệu chiếm 9.39% ;qua Hải quan : 610 triệu chiếm 34.7% qua bưu điện : 32 triệu chiếm 1.82%. Năm 2001 mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/ 9 tại nước Mỹ nhưng tổng lượng kiều hối chuyển về nước đạt 1820 triệu USD trong đó chuyển qua ngân hàng chiếm khoảng 60% .Năm 2002 đạt 2.1 tỷ USD vì lượng kiều hối tăng lên vào những tháng cuối năm. Phần III : Những kiến nghị trong thời gian tới . I/ Phương hướng công tác quản lý ngoại hối trong thời gian tới. 1/ Xoá bỏ hết các hạn chế trong giao dịch vãng lai vào đầu năm và đưa tỷ lệ kết hối bằng không vào cuối năm . Trong tự do hoá giao dịch vãng lai , đến nay chỉ còn việc đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và nội dung này Bộ tài chính đang trình Quốc hội xem xét . Việc giảm tỷ lệ kết hối từ 80% (1998) xuống 50% ( 2000) và 40% (2001) , 30% (2002) không gây những đột biến lớn trên thị trường ngoại tệ , do đó việc giảm tỷ lệ kết hối có thể thực hiện được . 2/ Triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hoàn thành nội dung phương án đàm phán gia nhập WTO . Đây là vấn đề tương đối phức tạp do yêu cầu tự do hoá ngoại hối của lộ trình hội nhập quốc tế rất cao mà trình độ phát triển của Việt Nam chưa đáp ứng được , do đó cần phải có sự nghiên cứu , đàm phán , thoả thuận một cách phù hợp cho lĩnh vực này để vừa đảm bảo lộ trình hội nhập của Việt Nam mà lại không gây ra những rủi khi tham gia thị trưòng tài chính quốc tế . 3/ Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý bằng việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu về ngoại hối nhằm đưa ra những cảnh báo sớm về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường qua đó tham mưu cho Chính phủ điều hành tỷ giá và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước cho phù hợp . 4/ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối theo một số yêu cầu cụ thể . Tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt hơn nhằm khuyến khích kiểm soát nhập khẩu trên cơ sở an toàn , tạo điều kiện tiếp tục hướng công tác điều hành tỷ giá theo đúng quy luật cung cầu của thị trường . Tiếp tục đổi mới công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc theo đúng tinh thần luật doanh nghiệp theo đó NHNN chỉ quản lý những hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ , cụ thể là các hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu .Tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới trên bộ với Trung Quốc Lào , Campuchia. Một số nghị định ban hành năm 1998, 1999 là giai đoạn sau khi khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nay không còn phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế khu vực và thế giới nên cần phải minh bạch hoá chính sách và cải cách hành chính đang đặt ra phải có một văn bản pháp lý ở cấp cao hơn ( Luật hoặc pháp lệnh về ngoại hối ) Năm 2003 NHNN sẽ nghiên cứu và cho áp dụng thêm một số công cụ của thị trường như Quyền chọn và hoàn thiện các công cụ đã có gồm giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế III/ Giải pháp cho hoạt động quản lý ngoại hối những năm tới . 1/ Nguyên nhân . Mặc dù năm 2002 đã đạt được rất nhiều thành công trong công tác quản lý ngoại hối nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế đó là : NHNN đưa ra nhiều phương hướng , giải pháp để giải quyết một số vấn đề vẫn còn nhiều bất cập , không đáp ứng được nhu cầu của thị trường . Bên cạnh đó thì chưa có những biện pháp , cơ chế chính sách để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cả về mặt trực tiếp lẫn mặt gián tiếp , chưa có giải pháp để nâng cao được luồng ngoại tệ chảy về nước . Ngoài ra thì hệ thống văn bản chính sách chưa có hiệu lực cao , chưa có tính can thiệp kịp thời , từ đó ta thấy cần phải có một số giải pháp như sau: 2/ Giải pháp . Thiết lập cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp . Hiện nay NHNN đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết để điều hành chính sách tiền tệ . Ưu điểm của chính sách này là NHNN có thể kiểm soát được sự biến động thất thường của tỷ giá nhưng nhược điểm của nó là tỷ giá không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng giả tạo . Trong tương lai NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng gắn liền với các quy luật của nền kinh tế thị trường . Nói cách khác NHNN cần nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh , xoá bỏ dần sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính lên tỷ giá như : kết hối , khống chế tỷ giá kỳ hạn , hoán đổi tiền tệ ...tiến đến thực hiện cơ chế thả nổi , trong đó NHNN chỉ có thể tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng . NHNN phải thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng . Một đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là sự mất cân đối trong giao dịch nếu thừa ngoại tệ tất cả các ngân hàng thành viên đặt lệnh bán , nếu thiếu ngoại tệ mọi ngân hàng thành viên đều đặt lệnh mua. Lẽ ra thì NHNN phải can thiệp thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ nhưng điều này đã không được thực hiện . Từ đó niềm tin của các thành viên vào thị trường giảm dần , các NHTM trực tiếp kinh doanh với nhau không thông qua thị trường . Điều này không chỉ làm giảm tồn quỹ ngoại hối mà còn làm giảm vai trò điều tiết của NHNN . Vì vậy để thực hiện tốt chức năng điều tiết thị trường , trước hết NHNN phải sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu hợp lý của thị trường , ngược lại theo tác động 2 chiều của giao dịch NHNN có thể mua được ngoại tệ từ các NHTM . Hiển nhiên vấn đề này chỉ được thực hiện khi NHNN xây dựng cơ chế tỷ giá thích hợp , quản lý tốt tài khoản tiền gửi ngoại tệ , quỹ dự trữ ngoại hối dồi dào. Với nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Về giao dịch của nghiệp vụ trao ngay. Thường thì giao dịch trao ngay được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc sau ngày đàm phán , nên để khuyến khích các NHTM mua bán ngoại tệ thì NHNN cần đẩy nhanh tốc độ thị trường bằng cách nối mạng thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35433.doc
Tài liệu liên quan