Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hành nhà nước Việt nam thời gian qua và những kiến nghị

 

LỜI NÓI ĐẦU .

CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI .

I . Mục đích để quản lý ngoại hối .

1 . Khái niệm và các vấn đề liên quan .

2 . Mục đích để quản lý ngoại hối .

II . Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN

CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHNN VN

1. Vấn đề về tỷ giá trong QLNH .

2. Quản lý quỹ DTNH quốc gia .

3. Quản lý quỹ DTNH đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài .

4. Quản lý trạng thái ngoại hối đối với các NHTM

5. Quản lý vay trả nợ nước ngoài

CHƯƠNG III . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

1. ơ chế điều hành tỷ giá .

2. Quản lý trạng thái thái ngoại hối ở các NHTM .

3. Về thị trường tiền tệ liên ngân hàng .

4. Nâng cao giá trị VND .

5. Đối với các hoạt động quản lý ngoại hối khác .

6. Mở rộng nguồn ngoại hối quốc gia .

7. Một số giải pháp khác

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hành nhà nước Việt nam thời gian qua và những kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành công của Việt Nam là kiểm soát lạm phát và quản lý tỷ giá. Cùng với sự biến động của nền kinh tế , chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới triệt để về tư duy lẫn cách điều hành . Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối đã dần thay đổi chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối của nhà nước . Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát . Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối có hiệu quả . Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát triển Trong quá trình vận hành chính sách quản lý ngoại hối đã có sự phối hợp với các chính sách tiền tệ khác . Hệ thống văn bản pháp qui về quản lý ngoại hối đã từng bước được hình thành và bước đầu phát huy được tác dụng … Những chuyển biến trong quản lý ngoại hối đã góp phần đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn nước ngoài , tạo điều kiện phát triển ngoại thương , nâng cao cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu , mở rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới . 1 . Vấn đề về tỷ giá trong quản lý ngoại hối của NHNN Thực trạng Tại nước ta , giai đoạn cuối năm 1998 trở về trước trong chính sách quản lý ngoại hối NHNN quy định trạng thái hối đoái đối với các NHTM , quy định về kết hối đối với các doanh nghiệp đó là giới hạn ssố dư tối đatiền gửi ngoại tệ trên tài khoản tại ngân hàng thương mại của khách hàng , tỷ lệ phải bán cho NHTM , quy định mức chuyển , mang ngoại tệ của cá nhân khi xuất cảnh , nhập cảnh …đồng thời cơ chế điều hành tỷ giá là : hàng ngày NHNN công bố tỷ giá chính thức , các ngân hàng thương mại được chủ động quy định tỷ giá mua và bán , thu đổi cụ thể của mình trong biên độ giao động ;+/-5% , +/-7% hay +/-10% ở từng giai đoạn khác nhau so với tỷ giá chính thức của NHNN đã công bố . Xu hướng cạnh tranh sử dụng công cụ tỷ giá trong giai đoạn này là NHTM tìm cách thực hiện mua bán , thu đổi ngoại tệ “ kịch trần , sát sàn” theo biên độ , thậm chí là vượt ra cả ngoài biên độ mà NHNN cho phép tuỳ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của tổ chức tín dụng đó . Khi tỷ giá thị trường tự do lên cao , ngoại tệ lhan hiếm , nhu cầu của các doanh nghiệp tăng thì các NHTM có xu hướng bán ngoại tệ với tỷ giá sát biên độ tối da hoặc sử dụng danh nghĩa thu phí ngoài tỷ giá . Ngược lại , khi nguồn ngoại tệ trong các ngân hàng dồi dào , họ luôn có xu hướng muốn bán cho NHNN và thực hiện tỷ giá mua bán thấp hơn biên độ quy định . Từ ngày 26/12/1999 đến đầu tháng 9/2000 với quyết định số 65/1999/QD-NHNN7 , NHNNbỏ chế độ điều hành tỷ giá theo bao cấp như trước đây tức là chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay vì công bố tỷ giá mua bán trong phạm vi biên độ của từng kì hạn giao dịch trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố Từ ngày 5/9/2000 , cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ của NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000/QD-NHNN7 ngày 30/08/2000 của thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định tỷ giá của các giao dịch hối đoái kì hạn , hoán đổi Swap của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối . Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay vẫn được thực hiện theo quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7 . Trong quyết số 289 , Thống đốc NHNNquy định đối với giao dịch giữa đồng Việt Nam và USD mức tỷ giá áp dụng cho từng kì hạn cụ thể tối đa không vượt quá trần của tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm kí kết hợp đồng kì hạn , hoán đổi ( tỷ giá giao dịch do NHNN công bố cộng 0,1%) cộng với mức gia tăng cho phép ( tỷ lệ phần trăm của mức tỷ giá giao ngay ) quy định đối với từng kì hạn cụ thể như sau : 0,2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kì hạn 30 ngày ; 0,25% đối với kì hạn 31 đến 44 ngày ; 0,4% đối với kì hạn 45 đến 59 ngày … 1,48% đối với kì hạn 165 đến 179 ngày và 1,5 đối với kì hạn 180 ngày . Các hợp đồng lì hạn , hoán đổi đã kí kết trước ngày 5/9/2000 vẫn được thực hiện theo quy định trước đây . So sánh với biên độ gia tăng tỷ giá mà NHNN cho phép các NHTM được chủ động linh hoạt trong kinh doanh ngoại tệ thực hiện từ ngày 26/2/1999 đến trước ngày 5/9/2000 theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 , tương ứng với các kì hạn trên là :0,58% ; 0,87% ; 1,16% … 3,28% và 3,5% thì mức quy định mới giảm đáng kể so với trước đây đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng thương mại , khuôn khổ cạnh tranh sử dụng công cụ tỷ giá được khống chế hẹp hơn . Trong 5 năm qua , kể từ năm 1997 cho đến năm 2001 tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao hơn tốc độ chỉ số giá nói chung và tăng cao hơn giá vàng thì năm 2002 lại tăng thấp hơn . Tỷ giá đầu năm 2002 tăng thấp nhất bằng năm 2001 tức là 15.550 VND/USD nhưng đến tháng 12/2002 chỉ xoay quanh mức 15.100 – 15.400 VND/USD . Hiên nay NHNNđang áơ dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát để điều chỉnh hành chính chính sách tiền tệ . Theo đó , tỷ giá chính thức được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường tiền tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh dianh dao động trong biên độ +-0,25% so với tỷ giá chính thức ( theo quyết định số 697 cso hiệu lực từ ngày 1/7/2002 ) . Từ đó NHNN có thể kiểm soát được ssự biến động thất thường của tỷ giá , điều hành tỷ giá theo hướng phản ánh thực hơn cung cầungoại tệ trên thị trường . Tỷ giá luôn ở mức tăng ổn định , khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tự do chênh lệch không cao từ đó điều chỉnh cung cầu ngoại tệ giúp chongân hàng và cá nhân đầu tư sử dụng các giao dịch ngoại hối , hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá . Trên thực tế tỷ giá bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã là tỷ giá thị trường để NHNN đưa ra quyết định mức can thiệp và đối tượng can thiệp . Với cơ chế điều hành tỷ giá như vậy , tỷ giá của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở giao dịch thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ khác , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn bảo đảm được vai trò kiểm soát của nhà nước . 1.2 . Nguyên nhân Về khách quan , năm 2002 các luồng ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt Nam tăng cao . Với trên 2,5 triệu Việt kiều , 310000 người Việt đi xuất khẩu lao động chuyển về nước trong cả năm ước tính khoảng 2,2 tỷ USD ; gần 2,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2002 chi tiêu tại nước ta một luồng ngoại tệ lớn . Ngoài ra còn các luồng ngoại tệ tiền mặt do người Việt Nam đi công tác nước ngoài theo các dự án mang về , người Việt Nam đi làm cho các dự án nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam … Do đó , dù năm 2002 nhập siêu lớn nhưng nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao cộng với những diễn biến trái chiều về lãi suất làm hạn chế tình trạng đầu cơ về ngoại tệ và dịch chuyển ngoại tệ theo chiều hướng ngược lại trước đây từ USD sang VND . Về chủ quan ngân hàng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công cụ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối. 2 . Quản lý quĩ dự trữ ngoại hối quốc gia Việc NHNN phải duy trì và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia một cách tích cực , cũng như tăng cường đa dạng hoá dự trữ ngoại hối luôn là một vấn đề quan trọng . Đối với những quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì việc duy trì ngoại hối là hiển nhiên có tầm quan trọng đặc biệt , ngay cả những nước xuất khẩu dầu mỏ cũng nhận thấy cần thiết phải duy trì và quản lý tốt hơn nữa dự trữ ngoại hối của mình Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản ngoại tệ hay các tài khoản có tính thanh khoản cao của một quốc gia nhằm mục đích ngăn ngừa những biến động ngắn hạn quá lớn về tỷ giá do hậu quả của một số nhân tố như : biến động trong xuất khẩu , thanh toán nhập khẩu cũng như chu chuyển quá lớn của luồng vốn quốc tế đối với một quốc gia . Vì thế , mục đích của việc quản lý dự trữ ngoại hối là để bảo đảm an toàn cho một quốc gia luôn trong trạng thái có thể thanh toán được các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết đuợc những giao động về tỷ giá ngoại hối trong ngắn hạn. Trong những năm vừa qua dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng đến nay đã đạt khoảng 10 tuần nhập khẩu ( theo nguồn của IMF và ngân hàng thế giới ) . Cùng với việc quản lý tỷ giá hối đoái một cách chặt chẽ nhưng không cứng nhắc đi đôi với việc NHNN bắt đầu điều hành quỹ dự trữ ngoại hối một cách linh hoạt đã đem lại cho Việt Nam sự thành công về ổn định tiền tệ ở mức độ nhất định , đã hạn chế được đáng kể đượcảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang hoành hành ở các nước trong khu vực . Bên cạnh đó nguồn ngoại tệ phong phú sẵn sàng thoả mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào bản tệ , là tác nhân quan trọng thúc đẩy tiến độ tự do hoá chuyển đổi đồng tiền . Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những năm qua và dự kiến trong những năm tới Đơn vị : triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dự trữ ngoại hối 3030 3601 3971 4557 5101 5692 6341 Tương đương tuần nhập khẩu 8,6 9,4 9,1 9,5 9,6 9,8 10 ( Nguồn : NHNN Việt Nam và tính toán của IMF ) Trong hai năm qua tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh , quỹ dự trũ ngoại hối năm 2001 là 3601 triệu USD ,tăng 18,84% so với năm 2000 , đây là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của NHNN . Tuy nhiên theo ước tính của IMF , để cân bằng cán cân thanh toán đến năm 2006 , Việt nam cần 6341 triệu USD , gần gấp đôi so với tồn quỹ ngoại hối năm 2001. 3 . Quản lý quĩ dự trữ ngoại hối đối với các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài . Vấn đề ngoại hối đã có từ lâu nhưng quản lý ngoại hối trong doan h nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ thực sự tồn tại trong những năm gần đây . Số liệu của NHNN và uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư vào Việt Namvới hơn 700 công ty và tổng số vốn lên đến 14 tỷ USD Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư khá nhanh , vốn đầu tư năm sau tăng nhiều so với năm trước . Quy mô một dự án đầu tư ngày càng tăng , vốn trong năm 88-90 quy mô một dự án đầu tư khoảng 3,5 triệu USD thì nay đã cao nhiều , 5 tháng đầu năm 1995 quy mô một dự án đầu tư khoảng 18,4 triệu USD . Như vậy , từ khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực cho đến tháng 12 năm 1999 nhà nước cấp phép cho 37055,66 triệu USD . Nhìn lại sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 6 tỷ USD vốn thực hiện, đây là nguồn vốn chuyển vào , nguồn vốn này có vai trò quan trọng vì nó phần nào làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam . Nhưng nếu vấn đề này không được kiểm soát một cách chặt chẽ thì nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau đòi hỏi ngân hàng phải quản lý được . Năm 1998 là năm đầu tiên có dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, đến thời điểm 1998 tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng 2,2 lần và tỷ giá do nhà nước công bố tăng lên 4 lần . Chỉ trong vòng 10 năm mà tỷ giá biến động như vậy thì việc dự kiến quả là khó khăn . Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghọêp có vốn đầu tư nước ngoài đổ vỡ do sự sự biến động này không nhiều và chủ yếu tập trung vào những năm đầu vì đây là giai đoạn hết sức khó khăn và đầy biến động trên thị trường Việt Nam . Thời gain từ năm 1991 đến nay có thể nói NHNN đã kiểm soát được tình hình . Nếu như với các nước khác vấn đề ngoại tệ là thứ yếu thì ở Việt Nam việc đảm bảo ngoại tệ cho các doanh nghiệp lại trở nên hết sức cần thiết , vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư . Hàng ngày NHNN luôn phải tiếp và giải thích cho các nhà đầu tư về vấn đề này . Vấn đề này thực sự phát sinh từ khi nghị định 396/TG và đặc biệt sau công văn 67/CV-NH của NHNN gửi tới toàn bộ các NHTM yêu cầu các NHTM chỉ được bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi có phép của NHNN . Sau công văn này các NHTM không bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có giấy phép của NHNN và kết quả là các doanh nghiệp bị khủng hoảng về nguồn ngoại tệ , nhu cầu ngoại tệ của họ quá lớn trong khi nguồn thu ít không đủ đáp ứng , đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại . Trong khi lượng ngoại tệ bán ra cho các doanh nghiệp chỉ khoảng 130 triệu USD/năm . Trước khó khăn đó buộc NHNN phải có biện pháp khắc phục . Trong năm 2000 , chính sách nới lỏng ngoại hối tiếp tục được đổi mới theo hướng nới lỏng các giao dịch ngoại lai , khuyến khích thu hồi nguồn vốn ngoại tệ vào Việt Nam thông qua việc cho phép chuyển từ nước ngoài về bằng ngoại tệ hoặc VND , không phải đóng thuế , cho phép người cư trú là cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc từ các tổ chức tín dụng , được phép hưởng lãi suất bằng ngoại tệ , được rút cả gốc và lãi bằng ngoại tệ , bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gai hợp đồng hợp tác kinh doanh …Trong năm 2000 , NHNN đã phối hợp với Bộ tài chính thực hiện mua bán ngoại tệ từ ngân sách nhà nước nhằm bổ sung nguồn ngoại tệ để điều tiết thị trường đáp ứng nhu cầu nhập khẩu . Bên cạnh việc thực hiện biện pháp kết hối , NHNN đã thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp thông qua công tác điều hành tỷ giá , mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng nhanh vòng quay ngoại tệ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu . Việc NHNN tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ngoại hối đã góp phần làm giảm sự mất cân đối cung cầu về ngoại tệ , đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu , tăng nguồn thu ngoại tệ . Ngày 13/9/2002 , Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 958/2002/QĐ-NHNN về quản lý trạng thái ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức cá nhân nước ngoài tại các trung tâm giao dịch chứng khoán . Phạm vi điều chỉnh bao gồm việc chuyển vốn vào Việt Nam để mua chứng khoán bằng việc chuyển đổi ngoại tệ sang VND , mở và sử dụng tài khoản bằng VND để mua bán chứng khoán , đổi VND sang ngoại tệ . 4 . Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM Từ ngày 1/7/2002 , NHNN quyết định nới rộng biên độ giao dịch trong kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Từ tháng 9/2002 , mở rộng đối tượng đựoc làm dịch vụ chi trả kiều hối Từ tháng 4/2002 , điều chỉnh giảm tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 12% xuống còn 8% và từ tháng 12/2002 tiếp tục giảm xuống còn 5% . Từ tháng 10/2002 , trạng thái ngoại hối của các NHTM được quyết định mở rộng tăng gấp đôi từ 15% lên 30% . Ngày 4/12/2002 ,Thống đốc NHNN quyết định tăng lãi xuất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên 1,3%/năm cao hơn mức lãi xuất của cục dự trữ liên bang Mỹ , có tác động tích cực về việc tăng lãi xuất huy động vốn bằng USD , thu ngoại tệ từ xã hội vào hệ thống ngân hàng . Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ ( swap ) cho các NHTM được sử dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu VND cho nền kinh tế . Chỉ riêng đầu năm 2002 NHNN đã hoán đổi 160 triệu USD cho NHTM đáp ứng nhu cầu chi trả cho dân cư và doanh nghiệp . Do các nguyên nhân trên đã làm cho các luồng ngoại tệ chu cuyển qua hệ thaống ngân hàng tăng cao và ổn định . Trong năm 2002 , chỉ riêng trên địa bàn thành phố HCM , chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 191 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ , xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp nâng tổng số bàn đang hoạt động thu đổi ở đây lên 382 bàn với doanh số thu đổi 902 triệu USD Số lượng kiều hối chuyển về thành phố theo con đường chính thức thống kê được bình quân mỗi tháng 80 triệu USD , ước tính cả năm đạt 1 tỷ USD . Chi nhánh NHNN cũng cấp 1956 giấy phép chuyển ngoại tệ cá nhân đi nước ngoài với số tiền là 17,6 triệu USD cho nhu cầu đi học chữa bệnh , định cư … Tại Hà Nội hiện có 250 bàn thu đổi ngoại tệ được phép hoạt động với doanh số thu đổi trong năm 2002 đạt 210 triệu USD tăng 17,5% so với năm 2001 , trong đó 110 bàn đại lý thu đổi trên 40 triệu USD tăng 30,7% so với năm trước . Đồng thời chi nhánh Hà Nội cũng cấp giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho người cư trú là công dân Việt Nam với doanh số là 15 triệu USD . Thực tế , ở Hà Nội và thành phố HCM cho thấy người dân và khách du lịch tìm đến đổi ngoại tệ ở các bàn đổi ngoại tệ hợp pháp ngày càng tăng , nhà nước ngày càng kiểm soát được tối đa lượng ngoại tệ đưa ra, đưa vào và thu đổi , chủ động trong điều tiết cung cầu và điều hành chính sách tiền tệ ổn định tiền tệ quốc gia . Nguồn cung cấp ngoại tệ dồi dào , lãi suất USD ở mức thấp nên ngày càng có số đông người lựa chọn VND để gửi vào NHTM . Nếu như trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED ) và ngân hàng TƯ Châu Âu ( ECB )cắt giảm lãi suất ở mức rất lớn thì NHNN Việt Nam lại có hành động ngược lại , thực hiệ các biện pháp nhằm tăng lãi suất ngoại tệ , trực tiếp là tăng lãi suất đồng USD . Từ tháng 12/2002 , tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD từ các tổ cức tín dụng giảm từ 8% xuống 5% , tương tự như việc tăng lãi suất huy động vốn bằng USD của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên đến 1,35%/năm cao hơn lãi suất của FED và cao hơn lãi suất trên hai tị trường tiền tệ chủ đạo của thế giới : LIBOR và SIBOR . Vậy tại sao NHNN Việt Nam lại có hành động ngược lại với FED và ECB ? Như chúng ta đã biết lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở nước ta đã được tự do hoá tháng 6/2001 nên mọi diễn biến về lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế đều có tác động đến thị trường nước ta , hơn nữa cung ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ta luôn lớn hơn cầu ,vốn huy động bằng ngoại tệ nhiều nhưng cho vay bằng ngoại tệ luôn thẫp , thừa phải đem đi gửi ở nước ngoài , đầu tư trên thị trường tiền gửi nước ngoài và hưởng lãi suất từ thị trường này. Song thời gian gần đâ nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp và các dự án trong nước tăng lên , nguyên nhân là do tỷ giá ổn định trong cả năm 2002 chỉ tăng khoảng 2,0% bằng 0,5 mức gia tăng chung và thấp nhất trong nhiều năm qua . Trong khi đó lãi suất bằng USD chỉ lhoảng từ 2,75%/năm đến 5%/năm thấp chỉ bằng 1/2 đến 1/4 so với lãi suất vay vốn ngoại tệ so với VND là từ 8,4%/năm đến 10%/năm nên một số doanh nghiệp muốn vay USD hơn bởi vì lãi suất vay USD thấp , giờ lại ít bị rủi ro về tỷ giá . Nếu vay USD với lãi suất 3%/năm cộng với tỷ lệ gia tăng về tỷ giá là 2% , tính ra tổng cộng cũng chỉ là 5%/năm thấp bằng 1/2 so với lãi suất vay bằng VND . Hơn nữa , hiện nay hàng loạt dự án lớn có nhu cầu vay vốn ngoại tệ trong nước cần được giải ngân tăng lên như : khí điện đạm Phú Mỹ , đường ống dẫn khí đốt Nam Côn Sơn , xi măng Tam điệp , cán thép Phú Mỹ , lọc dầu Dung Quất … Nên các NHTM đẩy mạnh huy động vốn bằng USD để cho vay trong nước không phải gửi ra nước ngoài . Việc thu hút được nguồn vốn trong dân , đồng thời làm cho khoảng cách chênh lệch với lãi suất tiền gửi bằng VND càng cao hơn , trong điều kiện tỷ giá ổn định sẽ tạo ra dòng dịch chuyển từ USD sang VND . 5 . Quản lý vay trả nợ nước ngoài Việc quản lý ngoại hối và vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái không thể tách rời việc quản lý các nguồn ngoại tệ dưới hình thức khác nhau . Vì vậy cần công tác quản lý nợ nước ngoài trong đó bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài thông qua việc mở thư tín dụng ( L/C ) nhập hàng trả chậm ngày càng được chính phủ coi trọng . Để quản lý chặt chẽ việc mở L/C trả chậm của các ngân hàng trong năm 1997 NHNN đã ban hành quy chế kèm theo quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997 trong đó quy định cụ thể các điều kiện đối với ngân hàng và doanh nghiệp để mở L/C trả chậm , thời hạn trả chậm tối đa đối với L/C nhập nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng không quá 1 năm nhằm hạn chế bớt tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích , yêu cầu mức kí quỹ tối thiểu đối với L/C trả chậm hàng tiêu dùng . Tiếp theo NHNN đã ban hành công văn số 931-1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 quy định cụ thể hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài không vượt quá 3 lần vốn tự có , mức ký quỹ tối thiểu mở L/Ctrả chậm băng 80% giá trị nhập khẩu . NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/1997/TT-NHNN và 04/1997/TT-NHNN ngày 4/2/1997 hướng dẫn quyết định số 802-TT ngày 24/9/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc sử lý những tồn tại về mở thư tín dụng . Để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng cường việc áp dụng quản lý sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế , ngày 7/11/1998 , chính phủ đã ban hành nghị định số 90/1998/NĐ-CP về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài . Nghị định mới ra đời đã tạo một khuôn khổ pháp lý về quản lý vay trả nợ nước ngoài của chính phủ , của doanh nghiệp trách nhiệm trả nợ của người đi vay , đản bảo sư dụng vốn vay có hiệu quả , đảm bảo khả năng trả nợ Chương iii: Một số kién nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối ở việt nam Định hướng chiến lược quản lý ngoại hối ở Việt Nam đến năm 2005 theo quy định của AFTA , Việt Nam phải tháo dỡ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong thương mại và chu chuyển vốn quốc tế . Điểm thuận lợi của quy định này là tạo cơ hội mở rộng giao lưu thương mại trong khu vực Đông Nam á , nhưng mặt trái của vấn đề này là nguồn thu ngân sách của nhà nước bị giảm sút , cung ngoại tẹ của quố gia bị thu hẹp . Năm 2005 được coi là thời điểm quan trọng trong định hướng chiến lược quản lý ngoại hối quốc gia . Giai đoạn 2005 trở đi tiếp tục nới lỏng quản lý ngoại hối , NHNN tiếp tục thu hút luồng ngoại tê tiết kiệm tự có trong dân cư , tạo thông thoáng trong việc tiếp nhận và chi trả kiều hối đối với các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ , không khắt khe với thị trường ngoại tệ tự do , nới rộng trong xác định tỷ giá của NHTM , tự do hoá lãi suất … Từ năm 2005 tự do hoá quản lý ngoại hối Chính phủ cần thay đổi chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa quản lý ngoại hối , hoạt đọng này bao gồm việc giảm dần và tiến tới loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá , xoá bỏ các quy định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối , thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam , sử dụng linh hoạt và hiệu quẩ các công cụ quản lý tỷ giá , nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM … 1 . Cơ chế điều hành tỷ giá . Đối với hoạt động điều tiết tỷ giá của NHNN , quan sát tỷ giá từ tháng 2/1999 chúng ta thấy tỷ giá chính thức luôn có mức thay đổi nhỏ và biến động theo hướng tăng trung bình mỗi ngày từ 3-5 VND/USD . Ưu điểm của cách làm này là giá VND được điều chỉnh theo sự biến động của sức mua hàng hoá , tạo tâm lý ổn định cho người sở hữu ngoại tệ , nhưng mặt trái của vấn đề này là nảy sinh hiện tượng găm giữ ngoại tệ của chủ tài khoản. Để hạn chế nhược điểm này NHNN nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hướng tăng , giảm với nhiều mức độ khác nhau sao cho tổng mức giá VND tương xứng tốc độ lạm phát trong kỳ . Được như vậy , hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các doan nghiệp sẽ giảm dần , các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hộiphát huy hiệu quả , hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới được năng động hoá .Công bố tỷ giá thị trường với biên độ linh hoạt hơn và phải bám sát thị trưòng để điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng bằng lòng với cung cầu ngoại tệ giả tạo . Trong điều kiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ như hiện nay thì tỷ giá công bố trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng vẫn chưa đảm bảo đúng khách quan . Điều chỉnh lại tỷ lệ phần trăm dựa vào mức trần tỷ giá giao ngay trong giao dịch kỳ hạn , hoán đôi rcủa các NHTM, tiến tới bãi bỏ tỷ lệ này thay vào việc áp dụng lãi suất thị trường để xác định tỷ giá kỳ hạn , đảm bảo tính khách quan của tỷ giá, nhằm thu hút đông đảo khách hàng tham gia vào thị trường kỳ hạn . Trong thời gian qua , giao dịch kỳ hạn và hoán đổi với giữa khách hàng với NHTMlà rất hạn chế trên hầu hết các địa bàn tỉnh , thành phố nguyên nhân chính là do tỷ giá kỳ hạn cao , bất hợp lý nên loại hình giao dịch này không có sức hấp dẫn đối với khách hàng . Nhìn chung cách tính tỷ giá kỳ hạn như của Việt Nam hiện nay là thiếu cơ sở khoa học , cho dù điều chỉnh theo cách nào ? Tăng lên hay hạ xuống tỷ lệ phần trăm để cộng vào mức trần tỷ giá giao ngay ( Spot ) thì cũng không phản ánh được mức độ chính xác của chênh lệch lãi suất của VND và USD ) Đầu mỗi năm NHNN phải công bố tỷ giá hối đoái của năm đó trên cơ sở điều chỉnh mức tỷ giá giao dịch bình quân của của thị trường liên ngân hàng , coi đây là tỷ giá dự kiến của năm . Tuy nhiên , trong thực tế , hàng ngày tỷ giá tăng lên hay giảm xuống là theo tín hiệu của thị trường , trường hợp tỷ giá biến động quá mạnh thì NHNN cần phải có sự can thiệp kịp thời nhằm ổn định đồng tiền Việt Nam . Tiến đến cơ chế thả nổi tỷ giá hoàn toàn ; Hạn chế của cơ chế thả nổi tỷ giá có điều tiết là tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu tiền tệ vì vậy NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng gắn lion với quy luật của nền kinh tế thị trường . Cụ thể , từ nay đến năm 2005 , NHNN cần mở rộng biên độ giao dịch trong xác định tỷ giá , nới lỏng các quy định mang tính hành chính trong quản lý ngoại hối tạo điều kiện cho NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá . Sau năm 2005 , NHNN giảm dần tiến tới loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính . Nếu được thiết lập hoàn toàn dựa trên quy luật cung cầu, tỷ giá có thể phản ánh trung thực giá trị bản tệ , tạo điều kiện cơ bản làm năng động hoá thị trường ngoại hối , đa dạng hoá công cụ quản lý tỷ giá… áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ : Bên cạnh việc theo d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0697.doc
Tài liệu liên quan