MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1989 - 2003 5
I. Đánh giá chung về tình hình của Việt Nam đối với sản xuất và tiêu dùng gạo trong thời gian qua. 5
1. Về tình hình tiêu dùng 5
2. Về tình hình sản xuất 6
II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến Nay 8
1. Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu 8
1.1. Chất lượng gạo xuất khẩu 8
1.2. Chủng loại gạo xuất khẩu 11
2. Thị trường và giá cả xuất khẩu. 12
2.1. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 12
2.2. Giá gạo xuất khẩu 14
3. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu. 16
4. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo 19
4.1. Chính sách thuế xuất khẩu gạo. 19
4.2. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo 20
5. Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo. 21
5.1. Công tác thu mua. 21
5.2. Tổ chức xuất khẩu 22
6. Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong một số năm qua. 23
7. Địa vị và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo 25
III. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân của những tồn tại này. 29
1. Những tồn tại chính 29
2. Nguyên nhân 29
2.1. Nguyên nhân chủ quan. 29
2.2. Nguyên nhân khách quan: 32
Chương II: MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ SẢN LƯỢNG, SỐ LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG NĂM TỚI 34
I. Cơ sở để xây dựng mô hình 34
II. Mô hình: 35
1. Mô hình hàm cung sản lượng gạo của Việt Nam: 35
2. Mô hình hàm câù về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam: 38
III. Phương hướng và một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nước ta giao đoạn 2005 - 2010 40
1. Định hướng chiến lược cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta trong thời gian tới. 40
1.1. Định hướng về sản xuất . 40
1.2. Định hướng về xuất khẩu gạo. 40
1.3. Định hướng về thị trường xuất khẩu gạo. 41
2. Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010 43
A). Các biện pháp vĩ mô 43
1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 43
2. Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu vào cho sản xuất lúa gạo 45
3. Đầu tư cải tiến công nghệ sau thu hoạch nâng cao phẩm cấp và chất lượng gạo xuất khẩu 45
4. Các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam 46
4.1. Các biện pháp để thích ứng với thị trường 46
4.2. Các biện pháp chống tranh giành bán gạo ở thị trường thế giới. 47
4.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu 47
5. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo 48
5.1. Chính sách thuế xuất khẩu 48
5.2. Tăng cường tín dụng ưu đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo 48
5.2.1. Trong sản xuất 48
5.2.2. Trong xuất khẩu 49
5.3. Khuyến khích vệ tinh của các cơ sở sản xuất và thu mua gạo xuất khẩu. 50
6. Cải tiến tổ chức quản lý và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam 50
6.1. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo 50
6.2. Cải tiến công tác quản lý và điều hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo 51
6.3. Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu 53
B. Biện pháp vi mô 53
1. Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lúa gạo 53
2. Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu 54
3. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên. 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
PHỤ LỤC: 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong giai đoạn 1989-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58,7
Việt Nam kém lợi thế hơn về mức lơng thực bình quân
2. Mức tăng dân số bình quân 1997/1991
%
2,2
1,1
Việt Nam tăng dân số nhanh hơn (100%)
3. Sản lượng lương thực bình quân
Kg/người
388
449
Việt Nam kém ( bằng 86,4 %)
4. Sản lượng thóc bình quân năm 1997
Kg/người
350
363
Việt Nam kém chỉ bằng 96,4%
III. Trong sản xuất gạo
1. Lượng xuất khẩu năm 1991
Triệu tấn
1,425
6,08
Việt Nam kém chỉ bằng 23,4%
2. Lượng xuất khẩu năm 1997
Triệu tấn
3,02
5,3
Việt Nam kém bằng 57%
3. Mức tăng năm 1997/1991
%
+112
- 13,1
Việt Nam hơn (gấp 2,3 lần)
4. Thị phần thế giới năm 1991
%
10,2
43,9
Việt Nam kém chỉ bằng 23.2%
5. Thị phần thế giới năm 1997
%
15,5
27,5
Việt Nam kém chỉ bằng 56,1%
6. So sánh thị phần 1997/1991
%
+52
- 37,5
Việt Nam hơn (vợt 90%)
7. Giá xuất khẩu (gạo 5% tấm)
USD/tấn
245
320
Chênh lệch 75 USD/tấn
8. Giá xuất khẩu năm 1997 (gạo 5% tấm)
USD/ tấn
342
362
Chênh lệch 20 USD/ tấn
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 1997.
Bộ Thương Mại Việt Nam
Qua bảng cần chú ý một số điểm cụ thể nh sau:
Một: Việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo tất yếu phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức trong nước và ngoài nước, các tiêu thức vĩ mô và vi mô, các tiêu thức định tính và định lượng. Tuy nhiên, nhìn vào toàn bộ tiêu thức định lượng cơ bản trên ta thấy rất rõ những nét chủ yếu của tình hình thực tế.
Hai: Mức tăng tốc sản xuất hoá của Việt Nam so với Thái Lan trong những năm vừa qua là hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được củng cố và vững chắc.
Ba: Giá thành sản xuất thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo.
Theo số liệu của FAO, trong 5 năm (1996-2000) của ba nước Nhật, Mỹ, Thái Lan như sau:
Nhật:1910 USD/tấn gạo
Mỹ: 341USD/tấn gạo
Thái Lan: 225 USD/tấn gạo (năm cao, 1996 là 286 USD/tấn gạo, 1999 giá gạo 25% tấm phổ biến ở mức 275-280 USD/tấn FOB, năm 2000 gía gạo 25% tấm đã giảm xuống còn 230 USD/tấn FOB Bang kok)
Như vậy, Thái Lan có lợi thế hơn hẳn Mỹ và Nhật Bản về giá thành sản xuất gạo. Căn cứ vào sự biến động giá cả năm 1997 của các bộ phận chi phí trong kết cấu giá thành sản xuất gạo của Thái Lan, bộ phận tăng chi phí chủ yếu là phân bón hoá học (giá phân bón quốc tế tăng thêm 25% kim ngạch nhập khẩu phân bón của Thái Lan trung bình từ năm 1991-1997 là 193 triệu USD/năm), chi phí đất đai và lao động cũng tăng. Do vậy, giá thành sản xuất năm 1997 của thái Lan tăng tuy không nhiều nhưng không thấp hơn 250 USD/tấn.
Còn giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo tính toán của Viện Khoa Học nông nghiệp Miền nam giá thành sản xuất một tấn thóc năm 1997 của các tỉnh Đồng bằng sông cửu long nh sau (1000VNĐ);
An Giang: 940 (lúa Đông Xuân)
Cần Thơ : 1056 (lúa Đông Xuân)
Đồng Tháp: 987 (lúa Đông Xuân)
Long An: 1054 (lúa Đông Xuân)
Tiền Giang: 1146 (lúa Đông Xuân)
Sóc Trăng: 900 (lúa Mùa)
Trà Vinh: 1016 (lúa Mùa)
Từ số liệu cơ sở này, cần tính toán theo nguyên tắc sau; Chọn mức giá thành sản xuất lúa ở tỉnh cao nhất (Tiền Giang 1146000VNĐ/tấn). Và một số chi phí khác như:
+ Cộng thêm những chi phí cao khác của nông dân như: phải vay “nóng” với lãi suất cao ở thị trường tín dụng do phải chi phí về giống lúa mới, giá mua phân bón ở mức cao...
+ Tính toán giá thành sản xuất một tấn gạo (chi phí xay sát, chuyên chở, bảo quản, tỷ lệ hao hụt...)
+ Tính đầy đủ mọi chi phí thực tế theo nguyên tắc chi phí cận biên.
+ Tỷ giá tiền năm 1997 (1 USD = 11150 VNĐ). Theo nguyên tắc tính toán trên giá thành sản xuất một tấn gạo năm 1997 của Việt Nam vẫn chỉ tiếp cận mức 215 USD/tấn. Đây là lợi thế quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam với Thái Lan.
Từ phân tích trên có thể thấy việc xuất khẩu gạo qua những năm qua đạt được những kết quả sau:
- Đã tiêu thụ hết lúa hàng năm của nông dân, những năm gần đây do có quy định mức giá sàn nên đã bảo đảm được lợi ích của nông dân khiến nông dân phấn khởi, đẩy mạnh việc sản xuất lương thực, sản lượng lương thực tăng hàng năm. Mặc dù tình hình thời tiết có những năm không thuận lợi lại thêm khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng số lượng xuất khẩu tăng dần hàng năm và 10 năm (1991-1999) đã xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo trị giá trên 5 tỷ 284 triệu USD
- Cùng với việc đầu tư, cải tiến công nghệ và củng cố, phát triển các cơ sở chế biến, chất lượng gạo của ta ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy từ chỗ chưa có thị trường. Nay gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Quan hệ bạn hàng được mở rộng, từng bước xây dựng được một số khách hàng tốt và thị trường tương đối ổn định.
- Khoảng cách về giá xuất khẩu so với các nước xuất khẩu truyền thống ngày càng được thu hẹp.
- Cách doanh nghiệp đã có bước trưởng thành trong thương trường nhất là trong việc tìm kiếm thị trường và thương nhân, trong việc củng cố và phát triển thị trường. Phương thức kinh doanh cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Các hình thức bán gạo thông qua dự thầu đã được áp dụng.
III. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân của những tồn tại này.
1. Những tồn tại chính
Cùng với kết quả khả quan đã đạt được, chúng ta cũng đang đứng trước không ít những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong đó phải kể đến những vấn đề sau:
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam còn kém sức cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo chưa phản ánh đúng thực tế giá cả thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng gạo thấp, cơ sở hạ tầng giao thông bến cảng cần thiết theo yêu cầu của xuất khẩu đã cũ kỹ, lạc hậu.
- Xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa được ổn định, mối liên hệ với bạn hàng chưa chặt chẽ,chưa có những chính sách thích hợp về bạn hàng và thị trường quốc tế.
- Hoạt động xuất khẩu của nước ta rời rạc, chưa được sự hướng dẫn, điều hành, phân công sát xao của các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lơng thực. Chính vì vậy, chưa có sự liên hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Trung ương và địa phương.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng được phân thành hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
2.1. Nguyên nhân chủ quan.
a). Về sản phẩm gạo
Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ hai nhân tố chính đó là giống và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch.
Về giống lúa: Giống lúa tốt là khâu đầu tiên đảm bảo hiệu quả về chất lượng và sản lượng sau này của cây lúa. Việc chọn giống lúa và lai tạo cũng như sự nghiên cứu các giống lúa mới tốt hơn để đưa vào sản xuất đã được cách nhà nghiên cứu khoa học ở nước ta nghiên cứu và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số giống lúa đã được nghiên cứu để tăng năng suất, chất lượng như các loại: OMCS 96 và giống lúa OM1-1.Nhưng chưa được trồng phổ biến trên diện rộng và đòi hỏi phải có kỹ thuật gieo cấy cao. Hơn nữa việc làm giống theo quy mô hộ gia đình chất lượng hạt giống chưa đồng đều. Giống lúa dễ bị lẫn và khả năng thoái hoá nhanh do đó luân phải đổi giống tốn kém. Như vậy, giống lúa hiện thời của Việt Nam chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng gạo cấp thấp, chỉ có một phần nhỏ các loại gạo đặc sản xuất sang thị trường gạo cao cấp, loại gạo này chúng ta không thể sản xuất đại trà. Vì vậy Việt Nam nếu không có tập đoàn giống lúa chất lượng cao để thay đổi cơ cấu giống thì trong tương lai xuất khẩu sẽ không hiệu quả “xuất khẩu tăng nhưng giá trị không tăng” mục tiêu xuất khẩu là để thu nhiều ngoại tệ cho đất nước sẽ không đạt được.
Về kỹ thuật phơi sấy, chế biến, bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm gạo: Sau mỗi vụ thu hoạch thóc có độ ẩm từ 19 -21% nên phải phơi sấy, có hai công đoạn phơi xấy sau thu hoạch, trước khi vào kho hoặc trước khi xay xát. Công đoạn một ở Việt Nam vẫn phải nhờ vào nắng trời ngày phơi, đêm ủ để giảm độ ẩm xuống còn 16-17% công đoạn phơi sấy thủ công đã làm giảm đáng kể chất lượng thóc.
Theo số liệu điều tra của Viện Công Nghệ sau thu hoạch, phối hợp với Tổng Cục Thống Kê thì tổn thất bình quân sau thu hoạch lúa ở Việt Nam như sau:
Tổn thất lúc thu hoạch 1,3 - 1,7%
Tổn thất lúc vận chuyển 1,2 - 1,5%
Tổn thất lúc đập, tuốt 1,4 - 1,8%
Tổn thất lúc phơi, xấy, làm sạch 1,9 - 2,1%
Tổn thất lúc bảo quản 3,2 - 3,9%
Tổn thất lúc xay sát 4,0 - 5,0%
Tổng: 13,0 - 16,0%
Rõ ràng vấn đề về phơi sấy, chế biến, bảo quản đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta thì cần phải chú ý đến vấn đề này và hiện nay công nghệ xay xát này ở nước ta còn nhiều nhược điểm như không có sàng tách đá sạn và hạt cỏ, cối xay trục đứng và thường sử dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long làm gẫy gạo nhiều hơn cối xay nhỏ, thiếu máy sàng phân loại hạt dầy mỏng để tách hạt bệnh, hạt cỏ, hạt non lép. Khâu sát trắng từ 1 đến 2 lần nên hạt gẫy nát nhiều, chưa có nhiều máy phân loại theo chiều dài hạt gạo, máy đánh bóng không làm sạch lớp cám dính trên mặt hạt gạo.
Như vậy khâu này tổn thất tương đối lớn. Nếu như chúng ta hạn chế được vấn đề này thì giảm được sự hao hụt sau thu hoạch và giảm được “mất mùa trong nhà” và thu được lợi ích đáng kể.
b) Về chính sách của Chính Phủ
Về hạn ngạch: chính sách hạn ngạch được sử dụng căn cứ vào lượng gạo xuất khẩu hàng năm và tình hình sản xuất hiện taị, căn cứ vào hạn ngạch nhà nước quyết định số lượng xuất khẩu nếu gạo trong nước dư thừa nhiều thì tuỳ theo tình hình chính phủ sẽ tiếp tục cấp chỉ tiêu xuất khẩu. Việc sử dụng hạn ngạch linh hoạt đã căn cứ vào tình hình sản xuất trong nước, tiêu dùng nội địa và dự trữ quốc gia đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên hạn ngạch trong một chừng mực nào đó cản trở việc phát triển sản xuất lúa gạo xuất khẩu, ảnh hưởng đến mức giá thực tế của gạo xuất khẩu và nó thể hiện:
Thứ nhất: Hạn ngạch làm cách ly nền kinh tế trong nước và các biến đổi của thương mại quốc tế bằng cách giảm sự truyền tin về giá cả quốc tế và giá cả trong nước, hạn ngạch đã mang lại hình thức giá cả ổn định cho người nông dân, nhưng đem lại thu nhập cho người nông dân dưới mức mà sản xuất có thể.
Thứ hai: Nhiều khi lương thực trong nước dư thừa nhiều nhưng hạn ngạch chưa đề ra, bổ sung và cấp chỉ tiêu cho các đầu mối, dẫn đến mất cơ hội trong khi việc thu lợi nhuận cao khi giá thế giới biến động tăng nhanh. Trong khi đó trong nước có qúa nhiều cho tiêu dùng và dự trữ.
Thứ ba: Hạn ngạch gián tiếp tạo động cơ cho buôn lậu. Việc quả lý bằng hạn ngạch đã tạo ra sự xuất lậu gạo của tư thương qua đường biên giới, ước tính mỗi năm khoảng 0,5 triệu tấn.
Về hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu: Ngân hàng Nhà nước cấp vốn vay cho Doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhng lại không quá 10% vốn điều lệ và dự trữ. Chính vì vậy, hiện tượng thiếu vốn ở các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng tới việc thu mua và xuất khẩu. Do sự không đủ nguồn lực mà Doanh nghiệp không mở rộng được hệ thống thu mua lúa gạo, tạo điều kiện cho tư thương gây mất ổn định về giá. Mặt khác trong quá trình vận chuyển, bảo quản, giao hàng dẫn đến tiến độ giao hàng không đảm bảo tốt và phương thức thanh toán gặp nhiều khó khăn.
Về chính sách tổ chức, điều hành quản lý xuất khẩu gạo: Việc quản lý xuất khẩu còn nhiều lúng túng, chưa kết hợp tốt việc đảm bảo an toàn lương thực trong nước với xuất khẩu, chính sách của Nhà nước hay thay đổi làm cho uy tín kinh doanh xuất khẩu gạo bị giảm sút, giá thị trường quốc tế tác động tự phát dối với sản xuất và giá gạo trong nước.
Điều hành xuất khẩu cha đạt hiệu quả thiếu những điều kiện cần thiết cho sự điều hành tổ chức xuất khẩu như vốn dự trữ, kho tàng, bảo quản và chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng mua bán quota tranh khách vì lợi ích có nhân mà ký hợp đồng bất lợi cho đất nước.
Như vậy qua sự đánh giá những mặt còn hạn chế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu gạo trên đây đã giúp chúng ta nhận biết rõ ràng hơn những yếu kém tồn tại từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, từ đó Đảng và Nhà nước cần đa ra những chính sách cụ thể can thiệp một cách có hiệu quả nhằm đạt được lợi ích cao nhất.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
Giá gạo xuất khẩu:
Thị trường thế giới đã trở nên cạnh tranh hơn và nhanh nhậy hơn về giá cả. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng lên sát với giá gạo của Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng liên quan đến lợi nhuận từ xuất khẩu gạo và giá cả nó phụ thuộc vào các yếu tố: chất lượng, số lượng và thời hạn giao hàng, tình hình thị trường nhập khẩu. Các yếu tố đó chi phối tổng hợp và hình thành giá cả của từng loại chỉ riêng xét về phẩm chất gaọ, qua gạo xuất khẩu của Thái Lan - một nước đã xuất khẩu gạo mấy thập kỷ nay có thị trường rộng và số lượng lớn là thị trường tiêu thụ khá ổn định, giữa giá gạo các cấp chỉ bán chênh lệch nhau 3 - 4 USD/tấn. Xét trên hai loại gạo của hai nước như gạo hạt dài của Mỹ loại số hai với 4% tấm, so với gạo trắng Thái Lan cùng loại, 100% hạt nguyên, gạo Mỹ thường bán cao hơn gạo Thái Lan trên dưới 100 USD/tấn. Tất nhiên, gạo Mỹ ngoài chất lượng còn có yếu tố thị trường gắn bó và phương thức thanh toán khác, nhưng dù sao đi nữa giá vẫn đạt mức cao hơn gạo Thái Lan nhiều. Điều đó nói lên chất lượng và phẩm cấp gạo quyết định.
Đối thủ cạnh tranh:
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ về mặt hàng gạo xuất khẩu, thì chất lượng vẫn là hàng đầu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của gạo Việt Nam. Với Việt Nam hiện nay đối thủ cạnh tranh đáng chú ý nhất là Thái Lan. So sánh giữa Việt Nam và Thái Lan về gạo xuất khẩu thì có thể thấy được hai điểm nổi bật là:
Một là: Về chất lượng thì Việt Nam chưa được như Thái Lan và như vậy đó là hạn chế lớn nhất của Việt Nam để có thể cạnh tranh được với Thái Lan trên thị trường gạo thế giới.
Hai là: Về giá gạo xuất khẩu thì Việt Nam có ưu thế hơn Thái Lan và vì giá gạo rẻ hơn cho nên trong một số năm qua Việt Nam mới có thể xuất khẩu được lượng hàng hoá nhiều như vậy.
Ba là: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo truyền thống do đó thị trường gạo của Thái Lan ổn định và Thái Lan có hệ thống chính sách về xuất khẩu gạo tạo được điều kiện tâm lý tốt cho khách hàng nhập khẩu gạo của Thái Lan.
Như vậy qua ba nhân tố trên ta thấy vấn đề đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hiện nay trên thị trường gạo cũng là một nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy Việt Nam có lơi thế hơn đối thủ về giá gạo xuất khẩu nhưng giá gạo Việt Nam đang có xu hướng ngang bằng với giá gạo của đối thủ cạnh tranh và thế giới. Do đó để có thể cạnh tranh đựơc trên thị trường gạo thế giới thì Việt Nam phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng gạo và đưa ra được chính sách về xuất khẩu gạo tạo uy tín cho khách hàng.
Thị trường:
ở khâu xuất khẩu, chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường thực sự ổn định với mạng lưới khách hàng tin cậy. Cho đến nay, phương thức xuất khẩu qua khâu trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn và đặc biệt là việc xuất khẩu gạo sang các nước Châu Phi vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Tình hình ấy đang đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp Hiệp định buôn bán gạo dài hạn cấp Nhà nước để mở ra các hợp đồng xuất khẩu gạo dài hạn.
Việc nghiên cứu thị trường gạo thế giới cũng phải được tăng cường hơn nữa để nắm bắt kịp thời những thông tin cập nhập, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả hơn nữa cho sự hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong những năm trước tài liệu về thị trường gạo thế giới và những thông tin mang tính cập nhập còn quá ít ỏi, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế để có được những thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời các diễn biến về cung - cầu và giá cả. Do nhu cầu thị trường hạn chế chưa có được những thông tin cần và đủ, cho nên chưa chớp được nhanh và ứng sử kịp thời những diễn biến của thị trường. Thực tế đã chứng minh rằng, trong kinh doanh thông tin thị trường thực sự là tiền bạc thật quý giá có thể đến và không đến với bạn.
Chương II:
Một số mô hình về sản lượng, số lượng gạo
xuất khẩu của nước ta và một số giải pháp
cho những năm tới
I. Cơ sở để xây dựng mô hình
Qua phân tích và nghiên cứu thực trạng của sản xuất cũng như xuất khẩu gạo của nước ta thì vấn đề sản xuất cũng như xuất khẩu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đối với việc sản xuất lúa gạo thì điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn và đó là những yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát nổi hay nói đúng hơn các yếu tố này là do điều kiện tự nhiên tạo nên, còn đối với một số vấn đề khác nh diện tích, phân bón, thuốc sâu, khả năng thâm canh, năng suất, giá cả, tỷ giá... các yếu tố này cũng tác động lớn đối với sản lượng lúa gạo cũng như số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo nhưng những yếu tố này thì nhân tố con người có thể tác động để tạo điều kiện tốt trong việc sản xuất cũng như góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng gạo xuất khẩu ngoài ra thực trạng của nền kinh tế hiện tại cũng tác động rất lớn đến vấn đề này nhưng không phải là trực tiếp mà nó có tác động gián tiếp.
Tuy nhiên việc sản xuất nông nghiệp thường là bấp bênh, bão lụt thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng gạo, điều đó gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu lúa gạo. Từ đó để ổn định và tăng hơn nữa khối lượng cũng như chất lượng gạo xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì ngành nông nghiệp cần phải được chú trọng hơn nữa.
Để làm sáng tỏ điều này thì chúng ta xem xét hai mô hình đó là:
Mô hình hàm cung về sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Mô hình hàm cầu về sản lượng xuất khẩu gạo.
Hai mô hình này được xây dựng dựa trên cơ sở của bộ số liệu gồm các yếu tố tác động đến sản lượng lúa gạo sản xuất cũng như tác động đến sản lượng gạo xuất khẩu. Số liệu này được thu thập qua quá trình thực tập của em ở Ban kinh tế Vĩ mô Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh Tế TW và một số số liệu được thu thập từ thư viên của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và th viện Quốc Gia Hà Nội. Dưới đây là giới thiệu về bộ số liệu này:
D_TICH: Là diện tích gieo trồng lúa trong năm và đơn vị tính là ha.
ZX: Là giá gạo xuất trung bình của Việt Nam được tính cho một năm và đơn vị là USD/ tấn.
G_GAO_TL: Là giá gạo 100% xuất khẩu của Thái Lan đơn vị tính là USD/ tấn.
K_NGACH: Là kim ngạch xuất khẩu của gạo và đơn vị tính là triệu USD.
N_SUAT: Là năng suất lúa bình quân của Việt Nam trên một ha và đơn vị tính là tạ/ha.
Y: Là sản lượng gạo xuất khẩu trong một năm và đơn vị tính là nghìn tấn.
SL: Là sản lượng lúa gạo sản xuất ra trong một năm và đơn vị tính là nghìn tấn.
EXCH: Là tỷ lệ trao đổi giữa đồng đô la Mỹ và đồng tiền Việt Nam.
Số liệu được cho bởi các bảng 1, bảng 2, bảng 3,ở phần phụ lục.
II. Mô hình:
1. Mô hình hàm cung sản lượng gạo của Việt Nam:
Việc xây dựng mô hình hàm cung là yếu tố rất quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất cũng nh định hướng cho việc xuất khẩu trong tương lai. Như vậy việc xây dựng mô hình như thế nào sản lượng sản xuất ra là do các yếu tố nào quyết định, trên cơ sở lý thuyết mà nói thì sản lượng phụ thuộc vào diện tích gieo trồng là điều đương nhiên, năng suất lúa cũng là yếu tố tác động rất lớn đối với sản lượng, phân bón và thuốc trừ sâu không có tác động trực tiếp đối với sản lượng nhưng nó lại là yếu tố tác động một các gián tiếp đến sản lượng, cũng như vậy giá gạo cũng là yếu tố tác động một cách gián tiếp, nó là cơ sở để người sản xuất có định hướng cho việc sản xuất của mình.
Dựa trên cơ sở số liệu ta thấy rằng giứa D_TICH và N_SUOT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì N_SUOT là biến được đo bởi sản lượng trên một đơn vị diện tích (D_TICH) mặt khác cũng theo kết quả ước lượng mô hình giữa một biến là D_TICH và một biến là S_LUONG ở phụ lục 1 và một số kiểm định từ mô hình này thì rõ ràng hai biến này có mối qua hệ rất chặt chẽ với nhau. Còn với các biến khác thì sao. Cũng trên cơ sở lý thuyết thì giữa thuốc sâu và phân bón dùng cho một đơn vị diện tích gieo trồng thì mang tính chất cố định ở một mức nào đó và như vậy giữa hai biến này và D_TICH cũng có mối quan hệ với nhau và thông qua ước lượng mô hình giữa D_TICH với T_TSAU và D_TICH với T_PHAN ở phụ lục 2 và 3 kết quả cho thấy việc khẳng định trên là hợp lý.
Như vậy việc xây dựng mô hình hàm cung cho sản lượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam có thể xây dựng bằng một trong hai mô hình sau:
Mô hình 1:
S_LUONG = B1 + B2* D_TICH + B3* ZX(-1) + Ui
ở mô hình này thì ZX là giá ở thời kỳ trước vì sản lượng lúa gạo sản xuất mang tích chất thời vụ do đó giá ở thời kỳ này chỉ có tác động đối với việc sản xuất ở thời kỳ sau hay việc sản xuất ở thời kỳ này phụ thuộc vào giá ở thời kỳ trước và mô hình được ước lượng như sau:
LS // Dependent Variable is S_LUONG
Date: 05/14/01 Time: 16:57
Sample(adjusted): 1991 2001
Included observations: 11 after adjusting endpoints
-----------------------------------------------------------------------
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D_TICH 7.221009 0.411648 17.54173 0.0000
ZX(-1) 12.83205 7.265299 1.766211 0.1154
C -27386.29 2041.051 -13.41774 0.0000
----------------------------------------------------------------------------------
R-squared 0.988745 Mean dependent var 25352.73
Adjusted R-squared 0.985931 S.D. dependent var 4526.553
S.E. of regression 536.9102 Akaike info criterion 12.79866
Sum squared resid 2306181. Schwarz criterion 12.90718
Log likelihood -83.00097 F-statistic 351.3873
Durbin-Watson stat 1.313177 Prob(F-statistic) 0.000000
==================================================
Qua mô hình này cho thấy không những giá ở thời kỳ này không ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa gạo mà ngay cả giá của thời kỳ trước đó cũng không có tác động đến S_LUONG thông qua việc kiểm đinh giả thiết là
H0: Giá ở thời kỳ trước không ảnh hưởng đến sản lượng
H1: Giá ở thời kỳ trước có ảnh hưởng đến sản lượng
Prob = 0,1154>0,025 do đó theo kiểm định Students thì chấp nhận giả thiết H0. Điều này có nghĩa việc sản suất lúa gạo là rất bấp bênh, người sản xuất chỉ có sản xuất mà không có định hướng gì đối với việc sản xuất, có thể nó với họ ngoài việc sản xuất lúa gạo ra họ không còn có cách nào khác để kiếm sống trên mảnh đất của mình và đây cũng là vấn đề cần quan tâm và đáng chú ý đối với Đảng và Nhà nước để định hướng cho việc phát triển kinh tế đất nước trên con đường đổi mới của mình.
Như vậy mô hình hàm cung về sản lượng có thể loại biến ZX(-1) ra khỏi mô hình và mô hình lúc này như sau:
S_LUONG = B1 + B2* D_TICH + ui
=============================
LS // Dependent Variable is S_LUONG
Date: 05/13/01 Time: 01:10
Sample: 1991 2001
Included observations: 12
-------------------------------------------------------------------------
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D_TICH 7.453819 0.322747 23.09493 0.0000
C -25895.74 2204.543 -11.74653 0.0000
-------------------------------------------------------------------------------------R-squared 0.981597 Mean dependent var 24823.33
Adjusted R-squared 0.979756 S.D. dependent var 4689.358
S.E. of regression 667.2056 Akaike info criterion 13.15721
Sum squared resid 4451633. Schwarz criterion 13.23803
Log likelihood -93.97051 F-statistic 533.3756
Durbin-Watson stat 1.164572 Prob(F-statistic) 0.000000
-------------------------------------------------------------------------------------
Theo mô hình này thì ta thấy xét về ý nghĩa của các hệ số trong mô hình thì cả về lý thuyết kinh tế lẫn lý thuyết thông kê đều có ý nghĩa nó biểu hiện như sau:
Mô hình cho thấy giữa tỷ số t và giá trị Prob đều cho rằng diện tích có tác động đến (ảnh hưởng) đến sản lượng sản xuất lúa gạo
Mô hình còn cho biết rõ hơn là khi mà diện tích tăng lên một ha thì sản lượng tăng là 7,453819 tạ như vậy con số này phù hợp với hiện thực đối với việc sản xuất lúa hiện nay ở nước ta.
Vậy phương trình ước lượng là
S_LUONG = - 25895,74 + 7,453819*D_TICH (*)
Như vậy việc đánh giá về sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay có thể dùng mô hình (*) để đánh giá.
2. Mô hình hàm câù về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam:
Mô hình hàm cầu về sản lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào giá gạo xuất khẩu và tỷ giá hồi đoái và để chứng tỏ điều này chúng ta xét mô hình sau: Mô hình bao gồm các biến sản lượng gạo xuất khẩu (SL_XKHAU) là biến phụ thuộc và các biến tỷ giá hối đoái (EXCH) và giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam (ZX) là hai biến giải thích trong mô hình và kết quả ước lượng bằng EVIEWS như sau:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/01/05 Time: 14:26
Sample: 1989 2003
Included observations: 15
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
ZX
7.592557
4.952351
1.533122
0.1512
EXCH
0.266799
0.055359
4.819430
0.0004
C
-1989.627
1314.444
-1.513665
0.1560
R-squared
0.672091
Mean dependent var
2706.613
Adjusted R-squared
0.617440
S.D. dependent var
1112.692
S.E. of regression
688.2163
Akaike info criterion
16.08294
Sum squared resid
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11397.DOC