Đề tài Đánh giá việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng Chế bản thuộc Nhà máy in Quân đội I

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 4

1. Giới thiệu Nhà máy 4

2. Lịch sử hình thành và phát triển 4

3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Nhà máy 6

4. Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máy 11

CHƯƠNG II. THỰC TẾ TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2000 TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN CỦA NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 13

2.1. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng 13

2.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm 13

2.1.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ 13

2.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. 16

2.1.4 Đặc điểm về số lượng, chất lượng lao động 17

2.2. Nội dung xây dựng hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000 tại Nhà máy in Quân đội I 19

2.2.1 Chính sách chất lượng: 19

2.2.2 Mục tiêu chất lượng 20

2.2.3. Trách nhiệm lãnh đạo 20

2.2.4. Hệ thống tài liệu 21

2.3. Thực tế áp dụng tiêu chuẩn chất lượng iso 9001:2000 tại phân xưởng Chế bản 1 tại Nhà máy In Quân Đội I 22

2.3.1. Vị trí, vai trò của phân xưởng Chế bản 1 trong Nhà máy. 22

2.3.2. Thực tế áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản 23

2.3.2.1. Quy trình đánh giá nội bộ(QT 05) 23

2.3.2.2. Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp(QT 06) 24

2.3.2.3. Quy trình đào tạo(QT 04) 26

2.3.2.4. Quy trình hướng dẫn công việc Phân xưởng Chế bản (HD06/01) 27

4. Nội dung 29

4A. Hướng dẫn công việc sắp chữ vi tính 29

4A.1. Lưu đồ sắp chữ vi tính 29

4A.2. Giải thích Lưu đồ Sắp chữ vi tính 31

4B. Hướng dẫn công việc Tách màu ghi phim điện tử 33

4B.1. Lưu đồ Tách màu ghi phim điện tử 33

4C. Hướng dẫn công việc Bình bản in offset 37

4C.1. Lưu đồ Bình bản in offset 37

4C.2. Giải thích Lưu đồ Bình bản in offset 38

4D. Hướng dẫn công việc Phơi bản in offset 39

4D.1. Lưu đồ Phơi bản in offset 39

4D.2. Giải thích Lưu đồ Phơi bản in offset 40

5. Phụ lục/Biểu mẫu 41

6. Theo dõi sửa đổi 41

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ISO 9001:2000

TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN TẠI NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 42

3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng 42

3.2. Đánh giá nội bộ 44

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng Chế bản thuộc Nhà máy in Quân đội I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh, ảnh mẫu, bông…. Bán thành phẩm của phân xưởng chế bản 1 là các kẽm in, chưa thành sản phẩm. * Phân xưởng chế bản 2 : sắp chữ vi tính, đánh màu ghi phim điện tử, bán bản in offset. Tham gia hoạt động cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc và thu nhập, cung cấp dữ liệu trong quá trình sản xuất cho các bộ phận phân tích thống kê, tham gia khắc phục sự cố trong quá trình sản xuất. * Phân xưởng máy in 1 có nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ chính trị là in các sản phẩm của Báo Quân đội nhân dân cũng như các nhiệm vụ kinh tế khác. Nhận kế hoạch sản xuất, makét, bản in và lệnh sản xuất mà phân xưởng cơ bản giao cho. * Phân xưởng máy in 2 có nhiệm vụ nhận phiếu sản xuất do phòng kế hoạch sản xuất giao, căn cứ vào tính chất, yêu cầu trên phiếu sản xuất, đến tài liệu, chủng loại giấy…. để hoàn thành sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức ca sản xuất, bố trí theo quy trình công nghệ và kế hoạch do phòng kế hoạch đề ra nhằm đảm bảo hoàn thành in các ấn phẩm được giao. Trang bị máy móc bảo đảm sản xuất lao động 24/24h trong ngày, 7 ngày/tuần. * Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm 1: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Nhà máy trong lồng và đóng xén các loại tài liệu, báo và tạp chí cùng bán thành phẩm do Nhà máy yêu cầu. Đảm bảo thời gian, kỹ thuật và kinh tế mà phòng sản xuất kỹ thuật cũng như Ban giám đốc đề ra. * Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm 2: có nhiệm vụ nhận phiếu ở Phòng kế hoạch sản xuất giao, căn cứ vào tính chất, yêu cầu trên phiếu, trên tài liệu, chủng loại, quy cách, số lượng tài liệu, sau đó tiến hành sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu công việc của Phòng kế hoạch sản xuất giao. Lập báo cáo, xử lý các sản phẩm không phù hợp trong phạm vi thẩm quyền. 4. Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máy Trong năm 5 vừa qua Nhà máy đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn công nghiệp, vốn sản xuất ngày càng mở rộng. Tận dụng tiện ích thuận lợi sẵn có và mở dịch vụ liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, thu hút khách hàng, tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV. Với phương pháp tự sản xuất, hạch toán kinh doanh, mục tiêu của Nhà máy đề ra trong nhưng năm tới là doanh thu liên tục tăng, giảm chi phí tới mức tối thiểu. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Nhà máy có những đổi mới trong sử dụng công nghệ hiện đại bên cạnh đó Nhà máy cũng chịu sự chi phối của giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà lãnh đạo Nhà máy đưa ra nhiệm vụ trong thời gian tới là thu hút khách hàng đồng thời giảm chi phí sản xất, chi phí nguyên vật liệu. Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Chính trị giao cho. Phát huy hơn nữa năng lực in là tiềm năng sẵn có. Tận dụng ngân sách, tăng cường đầu tư chiều sâu, đào tạo thợ lành nghề bậc cao kế cận, thay thế dần các máy cũ hỏng. Một số chỉ tiêu thể hiện qui mô của Nhà máy trong 4 năm gần đây: STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng TSCĐ 35.743.000.000 63.241.500.000 67.797.000.000 75.234.500.000 2 Nguồn vốn KD 22.484.000.000 19.566.000.000 16.969.000.000 5.898.000.000 3 Doanh thu thuần 65.940.530.120 65.234.566.760 69.453.387.120 74.783.721.800 4 Lợi nhuận gộp 5.329.843.320 8.111.948.360 7.219.198.280 8.439.676.760 5 Lợi nhuận thuần 741.431.388 3.986.650.0004 2.601.365.496 1.166.933.868 6 Lợi nhuận trước thuế 1.295.544.504 4061.334.044 2.654.764.016 1.036.652.012 7 Lợi nhuận sau thuế 932.792.044 2.924.160.512 1.911.430.092 746.389.448 CHƯƠNG II THỰC TẾ TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2000 TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN CỦA NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 2.1. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng 2.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm Mặc dù là cơ quan phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng, quân đội nhưng nhà máy in quân đội I vẫn tham gia vào thị trường in một cách độc lập và tự quyết. Điều này thể hiện ở việc công ty tự quyết định nhận in thêm loại ấn phẩm nào, số lượng bao nhiêu, đơn giá... Như vậy cũng đồng nghĩa với việc nhà máy phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, đây là một thị trường đầy biến động về giá cả, vật tư hàng hoá nói chung và vật tư ngành in nói riêng đã ảnh hưởng xấu đến chi phí đầu vào và đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SX-KD. Đối với nhà máy in quân đội I, ngoài việc phải chịu tác động của những biến động chung đối với ngành in, còn phải chịu tác động của những biến động riêng. Đây cũng là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo của nhà máy trong việc lựa chọn một chiến lược mới, lập ra một kế hoạch sản xuất mới cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy. 2.1.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ Quy trình công nghệ : Loại hình sản xuất của Nhà máy là kiểu chế biến liên tục theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng loạt từ tài liệu gốc ban đầu xuất phát từ đặc điểm của ngành in, quy trình sản xuất sản phẩm của Nhà máy được tiến hành qua các bước công nghệ như sau: - Lập Maket: Khi nhận được toàn bộ các tài liệu gốc thì bộ phận lập Makét sẽ tiến hành tranh ảnh, chữ mầu cần phải đem đị chụp tách màu điện tử, mỗi bản bao gồm 4 mầu chủ yếu: xanh, đỏ, đen, vàng. Việc lập Makét và tách mầu điện tử được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bình bản. - Bình bản: Trên cơ sở Makét tài liệu và phim mầu, bộ phận bình bản sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp, bố trí các loại chữ, hình ảnh theo khuân mẫu của tờ báo có cùng một màu trên tấm mica theo từng trang in. - Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển đến, bộ phận chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhuôm hay kẽm. - Gia công in: Nhận vật tư từ kho của Nhà máy, gia công từ các bản khuôn in máy tạo ra từng loại in theo mỗi bản khuôn. - Giai đoạn hoàn thành: Sau khi nhận được các tờ in từ giai đoạn in chuyển sang, bộ phận đóng sách bắt giấy theo thứ tự từ tay sácg, các tay sácg được đóng thành quyển sau đó vào bìa, xén gọn 3 mặt sách cho đẹp và cuối cùng là đóng gói và giao cho khách hàng. Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ in Tài liệu gốc Cấp giấy Lập Maket Tách mầu điện Bắt giấy Đóng gói thành phẩm Xén gọt Vào bìa Đóng sách Bình bản Gia công in Phơi bản Giấy tài liệu của KH Vật liệu của Nhà máy Nguồn : Phòng kỹ thuật (2009 ) Việc qua nhiều bước, nhiều công đoạn đòi hỏi phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ từng khâu, từng công đoạn. Bởi sản xuất theo dây truyền nên các khâu phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, trong một khâu có sự cố thì các khâu khác cũng phải ngừng. Để đạt hiệu quả cao, ban lãnh đạo cần phân chia cấp dưới xuống từng phân xưởng theo dõi sát sao từng công đoạn của quá trình sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhà máy có 3 loại hình chủ yếu, đó là in điện tử, in offset và in ánh sáng. + In laser điện tử phục vụ soạn thảo văn bản, tài liệu gốc ban đầu, với những tài liệu đòi hỏi chất lượng cao. + Offset dùng cho tranh ảnh, mỹ thuật, sách báo tạp chí. + In ánh sáng đùng để in các ban đồ đơn giản, phục vụ công tác dự trữ báo cáo. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy, Nhà máy in tổ chức thành các Phân xưởng như: Phân xưởng chế bản: Có nhiệm vụ chế bản, bình bản và phơi bản Phân xưởng máy in: Có nhiệm vụ in ra thành phẩm Phân xưởng sách: Đóng xén, lồng thành phẩm 2.1.4 Đặc điểm về số lượng, chất lượng lao động Bảng 2.1 : số lượng, chất lượng lao động của nhà máy in quân đội I Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng so với DN (%) Tổng số nhân viên trong DN 382 100 % Trình độ chuyên môn: - Trên đại học: - Đại học: - Cao đẳng : - Trung cấp: - Sơ cấp, nghề: 0 45 141 44 152 - 11,8 36,8 12,5 39 Độ tuổi: - Trên 20 tuổi: - Trên 30 tuổi: - Trên 40 tuổi: - Tên 50 tuổi : 37 160 121 64 9,7 41,8 31,7 16,7 Giới tính : -Nam : -Nữ : 198 184 51,83 48,17 Nhận xét : - Về trình độ học vấn: Theo bảng trên ta nhận thấy số lượng lao động có trình độ sơ cấp nghề chiếm đa số với 152 người, chiếm 39 %. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà máy in chủ yếu là lao động làm việc tại các phân xưởng, do vậy không cần thiết phải có trình độ học vấn cao. Tuy nhiên do đặc thù công việc nên lao động phải có trình độ tương đương. Tiếp sau là cao đẳng với 141 người , chiếm 36,8% - Về độ tuổi: Ta nhận thấy nhà máy có cơ cấu tuổi khá đồng đều, tuy nhiên độ tuổi từ 30-40 chiềm đa số, đây là một điều kiện khá thuận lợi để nhà máy phát triển, vì ở độ tuổi này người lao động hiện đang có sức khỏe tốt, kinh nghiệp tích lũy khá nhiều và đang ở độ tuổi phấn đấu cao cho sự nghiệp do vậy nó tạo nên sức lao động và khả năng tư duy đổi mới cho nhà máy. - Về cơ cấu giới tính: Nhà máy có cơ cấu giới tính khá đồng đều, điều này tạo nên môi trường làm việc khá hòa đồng, các xung đột có thể được cởi bỏ. Đây là điều kiện giúp nhà máy tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh cho toàn thể cán bộ công nhân viên yên tâm công tác. 2.2. Nội dung xây dựng hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000 tại Nhà máy in Quân đội I 2.2.1 Chính sách chất lượng: Giám đốc Nhà máy phải luôn đảm bảo rằng chính sách chất lượng: - Phù hợp với mục đích của Nhà máy - Cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. - Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng. - Được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức và được xem xét để luôn phù hợp. Nội dung chi tiết Chính sách chất lượng: Nhà máy in Quân đội I cam kết cung cấp sản phẩm in các loại cho khách hàng đảm bảo đúng với các yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng. Để thực hiện cam kết trên, Nhà máy quyết tâm thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000 với mục đích: 1. Đảm bảo sự hoạt động thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thuộc Hệ thống Quản lý Chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng. 2. Thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo các sản phẩm in được cải tiến liên tục đáp ứng ngày càng cao hơn sự mong đợi của khách hàng. Tất cả các thành viên đều thấu hiểu Chính sách chất lượng này và cùng cam kết thực hiện với phương châm: “SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ VÀNG ĐỐI VỚI CHÚNG TÔI” 2.2.2 Mục tiêu chất lượng Mục tiêu chất lượng năm 2010, Nhà máy in Quân đội I phấn đấu đạt các mục tiêu như sau: 1. Thực hiện 99% sản phẩm của Nhà máy giao cho khách hàng đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật đã cam kết với khách hàng. 2. Thời gian giao hàng đối với sản phẩm là báo ngày đạt 99,5% và 0,5% không vượt quá thời gian 1 giờ so với thời gian phát hàng báo. 3. Thời gian giao hàng đối với sản phẩm là báo tuần đạt 100% theo đúng yêu cầu của khách hàng. 4. Thời gian giao hàng đối với sản phẩm là sách, tạp chí và các loại ấn phẩm khác đạt 98% theo yêu cầu và 0,2% không vượt quá 02 ngày so với thời gian cam kết. 5. Giải quyết các ý kiến phản ánh của khách hàng không quá 02 ngày. 6. Tiến hành đo lường sự thỏa mãn của khách hàng với mức độ hài lòng của khách hàng đạt 97% trở lên. 2.2.3. Trách nhiệm lãnh đạo Cam kết của lãnh đạo Giám đốc Nhà máy luôn cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống đó bằng cách: - Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và chế định. - Thiết lập chính sách chất lượng. - Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo. - Đảm bảo sẵn có các nguồn lực. Hướng vào khách hàng Giám đốc Nhà máy đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng luôn được đáp ứng và thỏa mãn. Nhà máy luôn luôn cố gắng nỗ lực, cải tiến nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với phương châm “ Sự hài lòng của khách hàng là VÀNG đối với Nhà máy”. Trách nhiệm và quyền hạn Giám đốc Nhà máy đảm bảo tất cả các cán bộ, công nhân viên thuộc các phòng ban, phân xưởng trong Nhà máy đều có bản quy định rõ ràng, phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Đặc biệt với các bộ phận liên quan và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 2.2.4. Hệ thống tài liệu Để đảm bảo QLCL cho mọi sản phẩm do Nhà máy cung cấp, Nhà máy xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các tài liệu được xây dựng theo tiêu chuẩn Iso 9001:2000 và được sắp xếp theo hình tháp với các tầng. - Tầng 01: Sổ tay chất lượng – Mã số: STCL - Tầng 02: Các qui trình – Mô tả các phương thức triển khai và kiểm soát một quá trình, đáp ứng các yêu cầu đã hoạch định. - Tầng 03: Các HD công việc – Mô tả chi tiết, chỉ rõ các bước tiến hành hoặc thao tác bắt buộc khi thực hiện một công việc cụ thể nào đó. - Tầng 04: Các PL - BM – HSCL BM: Được quy định trong qui trình và hướng dẫn để ghi chép trong quá trình hoạt động của Nhà máy. Thông thường có các cột mục thích hợp thuận tiện cho việc ghi chép và kiểm soát các thông tin. PL: Thông thường là những qui định cần thực hiện được gắn liền với qui trình hoặc hướng dẫn và là một phần của tài liệu đó. HSCL: Là bằng chứng khách quan về các hoạt động đã được thực hiện hay kết quả đạt được. 2.3. Thực tế áp dụng tiêu chuẩn chất lượng iso 9001:2000 tại phân xưởng Chế bản 1 tại Nhà máy In Quân Đội I 2.3.1. Vị trí, vai trò của phân xưởng Chế bản 1 trong Nhà máy. Trong dây chuyền sản xuất sản phẩm in của Nhà máy, phân xưởng chế bản có vị trí quan trọng, là khâu trọng yếu bởi một số lí do sau: Về mặt kỹ thuật: Phòng Chế bản là bước tiếp nhận tài liệu khách hàng, số hóa dữ liệu, lập ma két, Tách màu điện tử, Bình bản, Phơi bản và cho ra bán thành phẩm là bản kẽm in để phục vụ cho khâu in ấn cho ra sản phẩm cuối cùng. Đây là bước cần nhiều kỹ thuật chuyên môn, đòi hỏi người kỹ thuật viên có trình độ tay nghề, sử dụng máy móc thành thạo, cần sự khéo léo, chính xác từ khâu đánh máy đến lập ma két, dàn trang, đổ màu, chỉnh sửa... để cho ra bản kẽm in đạt tiêu chuẩn nhằm tạo sản phẩm in đúng khuôn mẫu, đẹp, đúng yêu cầu của khách hàng. Về mặt ngoại giao: đây là nơi tiếp xúc với khách hàng thường xuyên để trao đổi thông tin, để chỉnh sửa bản thảo... do vậy những công nhân làm việc tại phân xưởng không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn cần có khả năng giao tiếp tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Về mặt kinh tế: Chế bản không phải là công đoạn tiêu tốn nhiều giấy mực trong cả dây chuyền sản xuất song đây là bước cần nhiều chất xám nhất. Trong nguyên liệu ra bản kẽm in cần có thành phần quan trọng là Bạc (Ag). Bởi vậy, việc ra bản kẽm chuẩn, đạt tiêu chuẩn chất lượng về mặt kỹ thuật và đạt yêu cầu khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu rất nhiều. 2.3.2. Thực tế áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản 2.3.2.1. Quy trình đánh giá nội bộ(QT 05) Lưu đồ quy trình đánh giá nội bộ TT Trách nhiệm Nội dung Biểu mẫu liên quan Tên tài liệu 1 Ban ISO Nhu cầu đánh giá nội bộ Kế hoạch đánh giá nội bộ 2 Ban ISO Lập phương trình đánh giá nội bộ BM/QT05.01 Chương trình đánh giá nội bộ 3 Đại diện lãnh đạo Phê duyệt BM/QT05.01 Chương trình đánh giá nội bộ 4 Các chuyên gia đánh giá nội bộ Tiến hành đánh giá nội bộ BM/QT05.02 Phiếu đánh giá nội bộ 5 CPX CPB Thực hiện HĐKP BM/QT05.02 Phiếu đánh giá nội bộ 6 Người được chỉ định Kiểm tra hành động khắc phục BM/QT07.01 BM/QT05.03 Phiếu đánh giá sự không phù hợp Điểm lưu ý 7 ĐDLĐ Ban ISO Kết thúc lưu hồ sơ BM/QT 07.02 BM/QT05.04 -Biên bản khắc phục sự KPH -Biên bản đánh giá nội bộ Mục đích: Thủ tục này qui định cách thức tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch và đánh giá đột xuất hệ thống quản lí chất lượng của nhà máy nhằm: Xách định có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn và với các yêu cầu của hệ thống chất lượng được nhà máy thiết lập. Phạm vi áp dụng: Tất cả các phòng ban/ phân xưởng liên quan đến hệ thống quản lí chất lượng. 2.3.2.2. Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp(QT 06) Mục đích Phòng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao vô tình các sản phẩm không phù hợp trong sản xuất loại bỏ hiệu quả tiềm ẩn do sản phẩm không phù hợp gây ra, tìm nguyên nhân gây ra các sản phẩm không phù hợp, loại bỏ và ngăn ngừa tiếp diễn trong các lần sau. Phạm vi áp dụng Tất cả các phòng ban phân xưởng liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Lưu đồ quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp TT Trách nhiệm Nội dung BM/TL Tên BM/TL 1 CBCNV nhà máy Nhu cầu kiểm soát SPKPH BM/QT 06-01 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp 2 CBCNV nhà máy Phát hiện SPKPH BM/QT 06-01 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp 3 PX có SPKPH Ban GĐ - Phòng KH-SX Biện pháp xử lý BM/QT 06-01 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp 4 PX có SPKPH Thực hiện xử lý SPKPH BM/QT 06-01 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp 5 Phòng KHSX Ban Giám đốc Kiểm tra xử lý SPKPH BM/QT 06-01 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp 6 PX có SPKPH Kết thúc và lưu hồ sơ BM/QT 06-01 BM/QT 06-02 Phiếu báo cáo sản phẩm không phù hợp Sổ theo dõi báo cáo xử lý SPKPH 2.3.2.3. Quy trình đào tạo(QT 04) Lưu đồ đào tạo TT Trách nhiệm Nội dung công việc BM/TL Tên BM/TL 1 CBP cá nhân Nhu cầu đào tạo BM/QT04.14 BM/QT04.15 Nhu cầu đào tạo Đơn xin đi học cá nhân 2 P.TCLĐHC Lập kế hoạch BM/QT04.14 BM/QT04.16 Nhu cầu đào tạo Kế hoạch đào tạo 3 GĐ Duyệt BM/QT04.15 BM/QT04.16 Đơn xin đi học cá nhân Kế hoạch đào tạo 4 CBP P.TCLĐHC Thực hiện, đánh giá BM/QT04.16 BM/QT04.17 BM/QT04.16 BM/QT04.19 Kế hoạch đào tạo Danh sách đào tạo Kết quả đào tạo Đánh giá hiệu lực đào tạo 5 TBP P.TCLĐHC Kiểm tra BM/QT04.19 Đánh giá hiệu lực đào tạo 6 P.TCLĐHC Báo cáo công tác ĐT BM/QT04.20 Báo cáo công tác đào tạo 7 P.TCLĐHC Lưu hồ sơ QT02 2.3.2.4. Quy trình hướng dẫn công việc Phân xưởng Chế bản (HD06/01) MỤC ĐÍCH Nhằm giúp cho toàn bộ công nhân thuộc Phân xưởng Chế bản 1 hiểu rõ quy trình sản xuất tại các khâu: Sắp chữ vi tính, Tách màu ghi phim điện tử, Bình bản, Phơi bản in offset. Mỗi công nhân có căn cứ để nắm vững và hoàn thành nhiệm vụ tại khâu công việc vụ thể được phân công đảm nhận. PHẠM VI ÁP DỤNG: Áp dụng tại cả 4 khâu sản xuất của phân xưởng Chế bản 1, đó là: Sắp chữ vi tính, Tách màu ghi phim điện tử, Bình bản in offset, Phơi bản in offset. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT Định nghĩa: Ban Quản đốc phân xưởng: gồm quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, hoặc các tổ trưởng và nhân viên của phân xưởng được ủy quyền khi cần thiết. Khách hàng: Là đại diện có thẩm quyền của các Nhà xuất bản, tòa soạn các báo, tạp chí... đặt in hoặc đặt sắp chữ vi tính, đặt làm phim tách màu điện tử tại Nhà máy. Bông nội bộ: Là bản in thử các trang ấn phẩm (có thể bao gồm cả ảnh, nền...) dựng theo ý đồ của khách hàng ra máy laser (bản đen trắng) để kiểm tra lỗi nội dung và hình thức tại Phân xưởng. Bông khách hàng: Là bản in thử các trang ấn phẩm đã được sửa lỗi từ sau bông nội bộ trở đi. Tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc Phòng Kế hoạch- sản xuất, bông khách hàng có thể được sửa và in một lần hay nhiều lần (lần 1 gọi là bông 1, lần 2 gọi là bông 2...) để khách hàng biên tập, kiểm tra tổng thể nội dung, hình thức. Bông khách hàng có thể in trên máy laser đen trắng hoặc trên máy in phun màu và bản cuối cùng thường được dùng làm mẫu để giao cho khâu in offset. Sản phẩm can: là các trang sắp chữ và các hình vẽ sau khi đã sửa hết lỗi được in ra máy in laser trên giấy can để dùng cho bình bản in offset. Phim tách màu điện tử: là những tấm phim do hệ thống tách màu ghi phim điện tử tạo ra, mỗi một màu in cơ bản (xanh, đỏ, vàng, đen) được thể hiện bởi một tấm phim (được ký hiệu tương ứng là C, M, Y, K); các tấm phinm này được dùng cho bình bản in offset. Bản bình: là các đế phim trong được dán ghép các sản phẩm can, các tấm phim tách màu theo ma két trình bày ấn phẩm và ma két dàn khuôn in; các bản bình này được chụp (phơi) lên các bản diazo để in offset. Các từ viết tắt: - Nhà máy : Nhà máy in Quân đội 1 - PXCB1 : Phân xưởng chế bản 1 - PKHSX : Phòng kế hoạch sản xuất - PXIN1 : Phân xưởng máy in 1 - BQĐ : Ban Quản đốc phân xưởng - QĐ : Quản đốc phân xưởng - SCTV : Sắp chữ vi tính - CNSC : Công nhân sắp chữ - CNSB : Công nhân sửa bài - TMĐT : Tách màu ghi phim điện tử - Phim TMĐT : Phim tách màu điện tử - CNTM : Công nhân tách màu ghi phim điện tử - BB : Bình bản in offset - CNBB : Công nhân bình bản - CNPB : Công nhân phơi bản - PB : Phơi bản - KH : Khách hàng - LSX : Lệnh sản xuất 4. Nội dung 4A. Hướng dẫn công việc sắp chữ vi tính 4A.1. Lưu đồ sắp chữ vi tính TT Trách nhiệm Nội dung công việc BM/TL Tên BM/TL 1 BQĐ Yêu cầu sắp chữ vi tính BM/HD 03-01a LSX sắp chữ vi tính 2 BQĐ Kiểm tra sơ bộ BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 3 BQĐ Lập kế hoạch phân bổ nhân sự BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 4 CNSC Nhập số liệu và trình bày BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 5 CNSC In bông nội bộ Bông nội bộ 6 CNSB Kiểm tra 1 BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 7 CNSB Sửa 1 8 CNSB In bông khách hàng Bông khách hàng 9 BQĐ Gửi bông cho khách hàng BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 10 KH Kiểm tra 2 11 CNSC Sửa 2 Bông khách hàng đã kiểm tra 12 CNSC In can Sản phẩm can 13 CNSB Kiểm tra can BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 14 BQĐ Bàn giao sản phẩm, lưu sổ theo dõi BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình SCVT 4A.2. Giải thích Lưu đồ Sắp chữ vi tính TT Nội dung 1 Yêu cầu sắp chữ vi tính: Theo LSX do PKHSX phát ra. 2 Kiểm tra sơ bộ: BQĐ kiểm tra các chỉ dẫn và yêu cầu trên LSX; kiểm tra sơ bộ các yếu tố phục vụ sản xuất như đĩa số liệu, bản thảo, ma két. Ghi các nội dung đã kiểm tra vào BM/HD 06/01.A; thông báo để PKHSX xử lý các yếu tố còn thiếu. 3 Lập kế hoạch phân bổ nhân sự: BQĐ phân công công việc cụ thể cho các CNSC; ghi nội dung phân công và việc chia tệp dữ liệu vào BM/HD 06/01.A. 4 Nhập số liệu và trình bày: CNSC nhập số liệu và trình bày ấn phẩm theo phân công của BQĐ; thực hiện yêu cầu tiến độ và kỹ thuật theo LSX và các chỉ dẫn trên bản thảo, ma két; ghi số trang đã hoàn chỉnh vào BM/HD 06/01.A. 5 In bông nội bộ: CNSC in các trang ấn phẩm đã làm xong ra máy in laser trên giấy trắng và chuyển cho CNSB kiểm tra 6 Kiểm tra I: CNSB đọc và kiểm tra lỗi, phát hiện các lỗi nội dung và hình thức; ghi ký hiệu lỗi trên bông nội bộ và ghi tên người đọc bông nội bộ vào BM/HD 06/01.A. 7 Sửa 1: CNSC căn cứ vào bông nội bộ đã kiểm tra để thực hiện sửa trên máy các lỗi về nội dung và hình thức. 8 In bông khách hàng: CNSC in các trang ấn phẩm đã sửa xong ra máy in laser trên giấy trắng để chuyển cho khách hàng kiểm tra lại. Trả lại bông nội bộ để CNSB lưu. 9 Gửi bông cho khách hàng: BQĐ giao ma két, bản thảo, đĩa số liệu và bông khách hàng cho PKHSX để chuyển tới khách hàng; ghi nội dung bàn giao vào BM/HD 06/01.A. 10 Kiểm tra 2: KH kiểm tra lại tổng thể về nội dung và hình thức các trang ấn phẩm được in thử trên bông khách hàng. KH duyệt và ký trực tiếp vào bông 2. Trả lại bông nội bộ để CNSB lưu. Trường hợp được KH ủy quyền thì CNSB thực hiện công đoạn này thay KH. 11 Sửa 1: CNSC thực hiện sửa trên máy các lỗi về nội dung và hình thức được KH chỉ ra trên bông khách hàng hoặc thực hiện các chỉnh sửa khác yêu cầu của KH. 12 In can: CNSC in các trang ấn phẩm đã sửa xong ra máy in laser trên giấy can; xong chuyển sản phẩm can cho CNSB. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của KH hoặc PKHSX, có thể in ra giấy trắng để kiểm tra thêm một lần nữa. 13 Kiểm tra can: CNSB đối chiếu sản phẩm can với bông khách hàng để kiểm tra việc sửa lỗi; kiểm tra số lượng và chất lượng các trang can; ghi lỗi trên bông khách hàng do KH yêu cầu sửa vào BM/HD 06/01.A; xong bàn giao toàn bộ sản phẩm cho BQĐ. 14 Bàn giao sản phẩm, lưu sổ theo dõi: BQĐ bàn giao sản phẩm can và các yếu tố có liên quan cho PKH-SX; ghi nội dung bàn giao vào BM/HD 06/01.A. 4B. Hướng dẫn công việc Tách màu ghi phim điện tử 4B.1. Lưu đồ Tách màu ghi phim điện tử TT Trách nhiệm Nội dung công việc BM/TL Tên BM/TL 1 BQĐ Yêu cầu TMĐT BM/HD 03-01a LSX tách màu ghi phim điện tử 2 BQĐ Kiểm tra sơ bộ BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trìnhTMĐT 3 BQĐ Lập kế hoạch phân bổ nhân sự BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trình TMĐT 4 CNTM Thực hiện công việc TMĐT BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trình TMĐT 5 CNTM In bông nội bộ Bông nội bộ 6 CNSB. CNTM Kiểm tra bông BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trình TMĐT 7 CNTM Sửa 1 BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trình TMĐT 8 KH Duyệt tại chỗ File dựng trên màn hình 9 CNTM Sửa 2 10 CNTM In bông khách hàng Bông khách hàng 11 BQĐ Gửi bông cho khách hàng BM/HD 06/01.B Sổ theo dõi quá trình TMĐT 12 KH Duyệt tổng thể 13 CNTM Sửa 3 BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình TMĐT 14 CNTM Ra phim + kẽm CTP BM/HD 06/01.A Sổ theo dõi quá trình TMĐT 15 CNTM K.t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 tại Phân xưởng Chế bản thuộc Nhà máy in Quân đội I.doc
Tài liệu liên quan